Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus suis gây ra ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

69 283 0
Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus suis gây ra ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG TRƯỜNG GIANG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH DO GIUN TRÒN TRICHOCEPHALUS SUIS GÂY RA Ở LỢN TẠI HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Khóa học : 2010 - 2014 THÁI NGUYÊN - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG TRƯỜNG GIANG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH DO GIUN TRÒN TRICHOCEPHALUS SUIS GÂY RA Ở LỢN TẠI HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Lớp : 42 - CNTY - N02 Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Ngân Giảng viên khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên THÁI NGUYÊN – 2014 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập ở nhà trường và 5 tháng thực tập, em đã luôn nhận được sự động viên và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè. Nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Thành công này không chỉ do sự nỗ lực của bản thân mà còn nhờ sự giúp đỡ và công sức của rất nhiều người. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Ngân - Giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và NCS. Nguyễn Thị Bích Ngà đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các cán bộ tại trạm Thú y huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và bà con nông dân địa phương đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập. Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc cán bộ, nhân viên trạm Thú y huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên công tác tốt. Chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe, học tập tốt và thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Hoàng Trường Giang LỜI NÓI ĐẦU Với phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, trong mục tiêu đào tạo của nhà trường, ngoài việc cung cấp kiến thức còn phải tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình đào tạo của tất cả các trường Đại học nói chung và Đại học nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Thực tập là thời gian giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức, rèn luyện tay nghề, học hỏi phương pháp quản lý và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học để khi ra trường trở thành người cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, quản lý giỏi, nắm được các phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ mục tiêu đó, theo sự phân công của nhà trường, của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ngân và sự tiếp nhận của cơ sở, em đã về thực tập tại Trạm Thú y huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ ngày 9/12/2013 đến ngày 31/5/2014 và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus suis gây ra ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”. Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất, thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bản khóa luận này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình nhiễm giun T. suis ở lợn tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 28 Bảng 4.2: Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun T. suis cho lợn thí nghiệm 30 Bảng 4.3: Hiệu lực của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn trên thực địa 31 Bảng 4.4: Độ an toàn của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn trên thực địa 32 Bảng 4.5: Tác dụng diệt trứng giun T. suis bằng thuốc sát trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm 33 Bảng 4.6: Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ I 34 Bảng 4.7: Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ II 35 Bảng 4.8: Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ III 36 Bảng 4.9: Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ IV 37 Bảng 4.10: Đánh giá khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của 4 công thức ủ 38 Bảng 4.11: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở lợn trước khi thử nghiệm biện pháp phòng bệnh 40 Bảng 4.12. Khối lượng lợn ở ô thử nghiệm và lô đối chứng ở các thời điểm thí nghiệm 42 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Giun Trichocephalus suis 5 Hình 2.2: Sơ đồ vòng đời của giun T. suis ở lợn 6 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun T. suis ở lợn tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 29 Hình 4.2: Biểu đồ cường độ nhiễm giun T. suis tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 29 Hình 4.3: Sự thay đổi nhiệt độ của các công thức ủ phân 37 Hình 4.4: Sự thay đổi khối lượng lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các thời điểm thí nghiệm 43 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản T. suis : Trichocephalus suis A. suum : Ascaris suum TT : Thể trọng MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun T. suis lợn 3 2.1.2. Bệnh giun T. suis ở lợn 8 2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun T. suis ở lợn 19 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 20 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 21 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.3.1. Tình hình nhiễm giun T. suis ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 21 3.3.2. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn 22 3.4.2. Đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn 27 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 27 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Tình hình nhiễm giun T. suis ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 28 4.2. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn 30 4.2.1. Hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy trong điều trị bệnh giun T. suis cho lợn 30 4.2.2. Xác định tác dụng diệt trứng giun T. suis bằng thuốc sát trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm 33 4.2.3. Nghiên cứu công thức ủ phân để tăng khả năng sinh nhiệt diệt trứng giun T. suis 33 4.3. Bước đầu đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun T. suis ở lợn 43 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Tồn tại 46 5.3. Đề nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chăn nuôi lợn cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm có giá trị cho con người. Chăn nuôi lợn phát triển không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm cho xã hội mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và phân bón cho ngành trồng trọt, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Phân lợn là loại phân có dinh dưỡng cao đối với cây trồng (5 - 25 % chất khô; 1,6 - 1,8 % nitơ; 0,6 - 2,1 % photpho và 1,7 - 3,6 % kali). Hiện nay, phân lợn còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất khí đốt (biogas) vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa có tác dụng chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khu vực đông dân cư. Xác định vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi lợn trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, gây nên những thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi. Vì vậy, để phát triển ngành chăn nuôi thì bên cạnh việc thực hiện tốt công tác giống, thức ăn,…còn phải quan tâm đến công tác thú y, đặc biệt với xu hướng chăn nuôi tập chung, quy mô trang trại như hiện nay. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa có một mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài ký sinh trùng phát triển, ký sinh và gây bệnh cho vật nuôi. Đây chính là vấn đề khó khăn lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng trong công tác phòng trừ và điều trị bệnh ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm nói chung và bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá lợn nói riêng không gây ra các ổ dịch lớn như những bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn. Song, bệnh ký sinh trùng thường diễn ra ở thể mãn tính, làm lợn sinh trưởng và phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn tăng và [...]... về biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn T suis gây ra ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, nâng cao năng suất chăn nuôi lợn, tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus suis gây ra ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” 1.2 Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh T suis. .. 3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Lợn các lứa tuổi nuôi tại nông hộ, trang trại gia đình và tập thể ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Bệnh giun T suis ở lợn 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu - Mẫu phân tươi của lợn ở các lứa tuổi nuôi tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Các hoá chất: Dung dịch muối... Lâm Thái Nguyên 3.2.2 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 9 tháng 12 năm 2013 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Tình hình nhiễm giun T suis ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 3.3.2 Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun T suis cho lợn 3.3.2.1 Xác định hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy giun T suis cho lợn - Hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun T suis cho lợn. .. ghi nhãn đầy đủ 16 2.1.2.5 Biện pháp phòng và trị bệnh giun T suis cho lợn * Biện pháp phòng bệnh Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [21], biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh giun sán ở gia súc là biện pháp phòng trừ bệnh tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun sán, ở môi trường cũng như trong... thuốc tẩy giun T suis cho lợn trên thực địa - Độ an toàn của thuốc tẩy giun T suis cho lợn trên thực địa 3.3.2.2 Tác dụng diệt trứng giun T suis bằng thuốc sát trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm 3.3.2.3 Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun T suis lợn ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên * Xác định công thức ủ phân nhiệt sinh học có khả năng sinh nhiệt tốt nhất để diệt trứng giun T suis lợn - Khả năng... Sau thử nghiệm 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng, xác định tổng khối lượng lợn ở lô thử nghiệm và lô đối chứng tương tự như trên 3.4.2 Đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun T suis cho lợn Quy trình phòng trị bệnh giun T suis cho lợn được đề ra dựa vào kết quả nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun T suis cho lợn 3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo thống kê sinh vật... độ nhiễm giun T suis sau 2, 3 tháng thử nghiệm - Khối lượng lợn ở các thời điểm thí nghiệm 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun T suis cho lợn 3.4.1.1 Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy T suis cho lợn * Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn)... quả điều tra mổ khám ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung như sau: Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 13 - 43 % với cường độ nhiễm trung bình từ 3,0 - 21,5 con /lợn Tỷ lệ nhiễm giun T suis từ 12,5 - 40,3 % Tác giả còn cho biết: Do giun T suis lợn và loài giun T suis gây bệnh cho người có rất nhiều điểm giống nhau về mặt hình thái Do vậy, bệnh này ở lợn có thể lây sang người, người nhiễm bệnh một cách tự nhiên do nuốt... trứng giun T suis ở lợn có tỷ lệ phát triển là 86 %) Phan Địch Lân và cs (2005) [20] đã điều tra trên các giống lợn Yorkshire, Landrace nhập nội, lợn lai F 1 (ngoại x nội) và giống lợn nội ở vùng đồng bằng (Hà Nội, Hà Tây) cho biết: thành phần các loại giun sán chính ở lợn ngoại, lợn lai và lợn nội khác nhau không nhiều; các loài giun sán phổ biến ở lợn ngoại và lợn lai cũng là: T suis, A suum, O ransomi…... dịch tễ bệnh giun T suis * Những thiệt hại kinh tế do giun T suis gây ra ở lợn Bệnh ký sinh trùng thường là những bệnh mãn tính, làm giảm mức sinh trưởng và sinh sản của gia súc, ảnh hưởng đến sản phẩm chăn nuôi Lợn nuôi lấy thịt chậm lớn, sụt cân, phẩm chất thịt giảm (theo Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982) [30] Bonner Stewart T và cs (2000) [36] cho biết: Tại Mỹ, nội ký sinh trùng ở lợn hàng năm gây thiệt . huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 21 3.3.2. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun. hiện đề tài: Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus suis gây ra ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên . Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và. phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus suis gây ra ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh T. suis cho lợn. - Bước đầu

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan