Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

67 400 0
Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO 2 CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ TRỒNG XEN TRONG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP (CHÈ – RỪNG) TẠI XÃ YÊN NINH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: 1. ThS. TRƯƠNG QUỐC HƯNG 2. TS. NGUYỄN THANH TIẾN Khoa Lâm nghhệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2014 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Hoàng Anh Tuấn XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN (Ký, họ và tên) LỜI CẢM ƠN “Học đi đôi với hành”, lời dạy đó của Bác Hồ có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với mỗi người trong đời sống hàng ngày. Đúng vậy, thực hành không chỉ giúp chúng ta có thể ôn tập lại kiến thức học trên sách vở mà còn nâng cao khả năng làm việc, ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào những công việc của đời sống hàng ngày của mỗi người. Đối với mỗi sinh viên cuối khóa, thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là một giai đoạn cần thiết để mỗi sinh viên nâng cao năng lực tri thức và khả năng sáng tạo của mình, đồng thời nó còn giúp sinh viên tổng hợp được những kiến thức đã học, làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học. Với tầm quan trọng của thực tập tốt nghiệp như vậy, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thưc tập tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Để hoàn thành khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Trương Quốc Hưng và thầy giáo TS. Ngyễn Thanh Tiến là những người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình để tôi hoàn thành bản khóa luận này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn UBND xã Yên Ninh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và một số hộ dân có rừng trên khu vực nghiên cứu đã quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Với kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm có hạn, chắc chắn bản khóa luận này không tránh được những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình, đóng góp của các thầy cô và các bạn bè để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày … tháng …năm 2014 Sinh viên Hoàng Anh Tuấn MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3.1. Mục tiêu về lý luận 4 1.3.2. Mục tiêu về thực tiễn 4 1.4. Ý nghĩa đề tài 4 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 4 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất 4 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 5 2.1.1. Công ước liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 5 2.1.2. Cơ chế phát triển sạch (DCM) và thị trường Carbon 5 2.1.2.1. Cơ chế phát triển sạch (DCM) 5 2.1.2.2. Thị trường Carbon 6 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 8 2.2.1. Những cứu trên thế giới 8 2.2.2. Những nghiên cứu trong nước 11 2.2.3. Nhận xét chung 15 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 16 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 16 2.3.2. Tài nguyên 17 2.3.2.1. Tài nguyên đất 17 2.3.2.2. Tài nguyên thủy văn và khí hậu 17 2.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 18 2.3.3.1. Tiềm năng kinh tế 18 2.3.3.2. Văn hóa, xã hội 19 2.3.4. Nhận xét dánh giá chung 19 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.4. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 21 3.4.2. Công tác ngoại nghiệp 22 3.4.3. Công tác nội nghiệp 24 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 4.1. Khái quát mô hình Nông lâm kết hợp và tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 27 4.1.1. Khái quát diện tích mô hình NLKH 27 4.1.2. Khái quát tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ trồng trong mô hình Nông lâm kết hợp 28 4.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây gỗ trồng trong mô hình NLKH 28 4.1.2.2. Phân bố ND của một số loài cây gỗ trong mô hình Nông lâm kết hợp 29 4.1.2.3. Quy luật tương quan 31 4.2. Đặc điểm sinh khối của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 32 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc sinh khối tươi 32 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc sinh khối khô 33 4.3. Xác định lượng Carbon tích lũy và lượng CO 2 hấp thụ của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình Nông lâm kết hợp 35 4.3.1. Lượng Carbon tích lũy của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH 36 4.3.2. Lượng CO 2 hấp thụ của một số loài cây gỗ trong mô hình Nông lâm kết hợp 37 4.4. Phân tích giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO 2 của cây gỗ trong mô hình Nông lâm kết hợp 40 Phần 5. KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.2. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC 5 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT NLKH Nông lâm kết hợp ICRAF International Centre for Research in Agroforestry Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Nông lâm kết hợp C Carbon CO 2 Carbondioxit CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch KNK Khí nhà kính REDD Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation Giảm phát thải từ suy thoái rừng và mất rừng OTC Ô tiêu chuẩn D 1.3 Đường kính ngang ngực (cách mặt đất 1,3m) H vn Chiều cao vút ngọn SKT Sinh khối tươi SKK Sinh khối khô VND Đơn vị tiền tệ Việt Nam USD Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Sinh trưởng của một số loài cây gỗ trồng trong mô hình NLKH 28 Bảng 4.2. Tổng hợp phân bố ND của một số loài cây gỗ trồng trong mô hình NLKH 29 Bảng 4.3. Quy luật tương quan N/D 31 Bảng 4.4. Cấu trúc sinh khối tươi của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH 32 Bảng 4.5. Cấu trúc sinh khối khô của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH 33 Bảng 4.6 Hàm lượng c và hệ số quy đổi……………………………… 33 Bảng 4.7. Lượng Carbon tích lũy của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH 36 Bảng 4.8. Lượng CO 2 hấp thụ của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH 38 Bảng 4.9. Giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO 2 của cây gỗ trong mô hình Nông lâm kết hợp 40 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Kích thước ÔTC 22 Hình 4.1. Phân bố số cây theo D 1.3 của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH 30 Hình 4.2. Cấu trúc sinh khối tươi của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH 33 Hình 4.3. Cấu trúc sinh khối khô của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH 34 Hình 4.4. Cấu trúc tích lũy Carbon của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH 37 Hình 4.5. Cấu trúc lượng CO 2 hấp thụ của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH 39 Hình 4.6. Lượng CO 2 hấp thụ trên mặt đất và dưới mặt của một số cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH 39 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nhân dân ta từ lâu đã thấy được giá trị to lớn của rừng. Cái tiềm thức “Rừng vàng biển bạc” bao đời nay đã ăn sâu vào tâm trí con người Việt Nam vốn yêu thiên nhiên đất nước của mình Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…Đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu,giá trị rừng càng được đề cao. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm nỗ lực và bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Các nghiên cứu về sinh khối và Carbon trong các hệ sinh thái rừng được thực hiện và tiến hành khá sớm với mục tiêu quản lý chu trình Carbon là nhân tố quan trọng trọng việc quản lý dinh dưỡng và năng suất rừng. Trong những năm trở lại đây nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 và giá trị thương mại Carbon của rừng đã và đang được quan tâm nhằm tìm ra giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu, là vấn đề đang đe dọa nghiêm trọng trực tiếp đến lợi ích sống còn của con người trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Dự thảo báo cáo đánh giá lần thứ năm của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho rằng 95% khả năng con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng Trái đất ấm lên. Phát hiện mới cho thấy nhiệt độ tăng lên 5% so với thông tin trong báo cáo đánh giá thứ tư công bố hồi năm 2007.Tài liệu sẽ cố gắng lý giải tại sao sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã giảm kể từ năm 1998 mặc dù mật độ khí nhà kính tăng cao ở mức kỷ lục. Hồi tháng 5/2013, một [...]... Nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” 4 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH tại xã Yên Ninh, nhằm phát triển và thiêt lập được các mô hình NLKH xen cây gỗ và đồng thời bổ xung những... Địa điểm nghiên cứu: Xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014 3.3 Nội dung nghiên cứu (1) Khái quát mô hình NLKH và tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (2) Nghiên cứu sinh khối của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (3)... cho phương thức nông NLKH, đồng thời phổ biến và nhân rộng mô hình chúng tôi tiến hành nghiên cứu bổ xung về khả năng hấp thụ CO2 của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1 Điều kiện tự nhiên Yên Ninh là một xã cực bắc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Xã có vị trí cách trung tâm huyện lỵ 20 km với... DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Một số loại cây gỗ (Keo tai tượng, Muồng, Lát hoa, Xoan ta ) trồng xen trong mô hình NLKH “Chè - Rừng” tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đề cập đến lượng CO2 hấp thu thông qua việc xác định lượng Carbon tích lũy ở một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH Chè -Rừng 3.2... mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất được các phương pháp xác định lượng CO2 hấp thụ ở một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH tại khu vực nghiên cứu và ước tính giá trị kinh tế môi trường thông qua lượng CO2 hấp thụ 1.4 Ý nghĩa đề tài 1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên. .. Nguyễn Thái Dũng (2012) [11], trong đề tài: Nghiên cứu khả năng cố định CO2 của một số trạng thái rừng của vuờn quốc gia tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” Đã xác định lượng hấp thụ CO2 của cây gỗ ở trạng thái rừng IIB là 87,42 tấn/ha chỉ đạt 33% so với trạng thái IIIA3 là 264 tấn/ha Lượng hấp thụ CO2 của các loài cây dưới tán rừng trạng thái IIB là 15,75 tấn/ha bằng 57,86% so với lượng hấp thụ CO2 ... được khả năng hấp thụ CO2 cho nhiều loại rừng khác nhau, xây dựng được cơ sở khoa học cũng như thực tiễn trong việc nghiên cứu hấp thụ CO2 của rừng, xây dựng được nhiều phương pháp tiên tiến trong nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 + Đối với Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng được nghiên cứu khá muộn so với thế giới, tuy nhiên đây là lĩnh vực đã được sự quan tâm rất lớn của toàn xã. .. tích rừng trồng xen canh trong mô hình Nông lâm hết hợp ở xã đang tăng lên về cả diện tích và chất lượng Cụ thể là mô hình Nông lâm kết hợp “chè - rừng”, mô hình NLKH “chè - rừng’’ được trồng khá phổ biến trên địa bàn xã, để đánh giá được giá trị thực tế của một số loài cây gỗ trồng xen canh trong mô hình Nông lâm kết hợp “chè - rừng” tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đồng thời qua đó... Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Khái quát mô hình Nông lâm kết hợp và tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1 Khái quát diện tích mô hình NLKH Diện tích mô hình NLKH Chè - rừng tại xã Yên Ninh tương đối lớn, khoảng 330 ha trong đó diện tích chè kinh doanh là: 183,47 ha, năm 2013 diện tích chè trồng mới và trồng lại là 5,5 ha, phần lớn mỗi hộ... lượng CO2 hấp thu thông qua lượng carbon tích lũy ở cây gỗ trong mô hình NLKH Chè - rừng (4) Phân tích giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO2 của cây gỗ trong mô hình NLKH Chè - rừng 3.4 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của . tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên . . lũy của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH 36 Bảng 4.8. Lượng CO 2 hấp thụ của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH 38 Bảng 4.9. Giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO 2 của cây. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH tại xã Yên Ninh, nhằm phát triển và thiêt lập được các mô hình NLKH xen cây gỗ và đồng

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan