Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn.

57 869 1
Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    NGUYỄN VĂN LUYỆN Tên đề tài: "NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN THÔ XANH BỔ SUNG CHO CHĂN NUÔI BÒ TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN 2013-2014 TẠI BẮC KẠN" KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    NGUYỄN VĂN LUYỆN Tên đề tài: "NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN THÔ XANH BỔ SUNG CHO CHĂN NUÔI BÒ TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN 2013-2014 TẠI BẮC KẠN" KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hưng Quang Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, bạn bè và người thân. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Với lòng biết ơn vô hạn, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, giúp em hoàn thiện năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ khoa học khi ra trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hưng Quang - Bộ môn cơ sở đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành bản khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ và nhân dân xã Xuân La đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài tại địa phương. Xin gửi lới cảm ơn tới các anh chị em, bạn bè trong lớp 42 Chăn nuôi và phòng 20A3 đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người thân của tôi đã hết lòng động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập để tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Thái Nguyên, ngày …. tháng…. năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Luyện MỞ ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của tất cả các trường Đại Học và trường Đại Học Nông Lâm nói riêng. Mỗi sinh viên sau khi kết thúc khóa học của mình đều phải tiến hành một khóa thực tập tốt nghiệp do nhà trường tổ chức. Đây là thời gian giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn, học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm đúc rút ra từ thực tiễn sản xuất để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất. Do vậy, thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường là một giai đoạn quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên. Quá trình thực tập tốt nghiệp là một quá trình rèn luyện, giúp sinh viên ra trường trở thành kỹ sư thực sự có trình độ kỹ thuật và năng lực làm việc, góp phần vào phát triển sản xuất và xây dựng đất nước. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu của nhà trường, được sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và được tiếp nhận của cơ sở thực tập, tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Xuân La - huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn với đề tài: "Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn". Tuy nhiên, do bước đầu làm quen với thực tế, thời gian thực tập có hạn, trình độ kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và bạn bè để bản khóa luận tốt nghiệp được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014. Sinh viên Nguyễn Văn Luyện DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Kết quả phục vụ sản xuất 11 Bảng 2.1. Chất lượng cỏ sau ủ tại các thời điểm nghiên cứu 36 Bảng 2.2. Thành phần hóa học của thức ăn thô sau ủ urê 38 Bảng 2.3. Sinh trưởng tích lũy của bò qua các tháng thí nghiệm (Kg) 39 Bảng 2.4. Sinh trưởng tuyệt đối của bò qua các giai đoạn thí nghiệm (g/con/ngày) 40 Bảng 2.5. Sinh trưởng tương đối của bò qua các giai đoạn (%) 41 Bảng 2.6. Kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn bổ sung cho bò 42 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa ABBH : Axit béo bay hơi ATP : Adenosine triphosphate CF : Xơ thô CIP : Trung tâm khoai tây quốc tế CP : Protein thô cs : Cộng sự CT : Công thức Cv : Hệ số biến dị ĐC : Đối chứng FAO : Tổ chức nông lương thế giới g : Gram Kg : Kilogram Nxb : Nhà xuất bản p. : Page (Trang) PTNT : triển nông thôn Se : Sai số của số trung bình STTĐ : Sinh trưởng tuyệt đối STTL : Sinh trưởng tích lũy TA : Thức ăn TB : Trung bình TN : Thí nghiệm TT : Tăng trọng tr. : Trang UBND : Ủy ban nhân dân VCK : Vật chất khô VSV : Vi sinh vật MỤC LỤC Trang Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Địa hình đất đai 1 1.1.1.3.Điều kiện khí hậu thủy văn 1 1.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 2 1.1.2.1. Về kinh tế 2 1.1.2.2. Về dân cư, lao động 2 1.1.2.3. Về giao thông 3 1.1.2.4. Về văn hóa, giáo dục, y tế 3 1.1.2.5. Tình hình an ninh - Quốc phòng 4 1.1.3. Tình hình phát triển ngành nông nghiệp 4 1.1.3.1. Ngành trồng trọt 4 1.1.3.2. Ngành chăn nuôi 5 1.4. Tình hình hoạt động của mạng lưới thú y xã 6 1.1.4. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn 6 1.1.4.1. Thuận lợi 6 1.1.4.2. Khó khăn 6 1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT . 7 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 7 1.2.2. Phương pháp tiến hành 7 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 8 1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 8 1.2.3.2. Công tác thú y 8 1.2.3.3. Công tác khác 10 1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 11 1.3.1. Kết luận 11 1.3.2. Đề nghị 12 Phần 2 : CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13 2.1. Đặt vấn đề 13 2.2. Tổng quan tài liệu 14 2.2.1 Cơ sở khoa học 14 2.2.1.1. Bò vàng Việt Nam 14 2.2.1.2. Sinh lý tiêu hóa của trâu, bò 15 2.2.1.3. Vai trò của thức ăn thô xanh đối với bò 18 2.2.1.4. Chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh bằng phương pháp ủ chua 19 2.2.1.5. Một số giống cỏ và phụ phẩm nông nghiệp và nguyên liệu cho ủ chua 24 2.2.1.6. Phương pháp ủ rơm với urê 28 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong trong nước và ngoài nước 29 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 29 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 31 2.3. Đối tượng, nội dung địa điểm và phương pháp nghiên cứu 32 2.3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian tiến hành 32 2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32 2.3.2. Nội dung đề tài 33 2.3.4. Phương pháp tiến hành 33 2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 34 2.3.4.2. Quy trình thực hiện 34 2.3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 34 2.3.5. Phương pháp sử lý số liệu 35 2.3.5.1. Những chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng 35 2.3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu 36 2.4. Kết quả và phân tích kết quả 36 2.4.1. Đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua 36 2.4.2. Đánh giá chất lượng rơm ủ urê 38 2.4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng của bò thí nghiệm 39 2.4.3.1. Sinh trưởng tích lũy 39 2.4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối 40 2.4.3.3. Sinh trưởng tương đối 41 2.4.3.4. Tiêu tốn thức ăn bổ sung của bò thí nghiệm 42 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 43 2.5.1. Kết luận 43 2.5.2. Tồn tại 44 2.5.3. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 I. Tài liệu tiếng Việt 45 II. Tài liệu tiếng Anh 47 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Xuân La nằm trên trục đường quốc lộ 258B, cách trung tâm huyện Pác Nặm 8km về phía Nam. Xã được chia thành 10 thôn bản gồm: Cọn Luông, Khuổi Khỉ, Khuổi Bốc, Nà Án, Thôm Mèo, Nặm Nhả, Sáp, Lủng Muổng, Nà Vài, Phiêng Coọng. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 3935 ha. Vị trí địa lý xã Xuân La như sau: - Phía Bắc giáp xã Bộc Bố và xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, xã Mai Long huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. - Phía Nam giáp xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm - Phía Đông giáp xã An Thắng, huyện Pác Nặm - Phía Tây giáp xã Bộc Bố và xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm. 1.1.1.2. Địa hình đất đai Xuân La là một xã miền núi. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao xen kẽ với đồng ruộng không bằng phẳng và thấp dần về phía Đông Nam Với tổng diện tích đất tự nhiên là 3935 ha: - Diện tích đất nông nghiệp là là: 3688,6 ha - Diện tích đất phi nông nghiệp là: 246,4 ha Đất đai của xã chủ yếu là đất đồi núi cao. Địa hình địa mạo khá phức tạp, xét về tiểu địa hình không đồng đều xen kẽ giữa đồi núi là các vùng trũng xen giữa. Do địa hình chủ yếu là đồi núi, thành phần cơ giới tầng đất canh chủ yếu ở mức trung bình. Phù hợp cho trồng cây lâm nghiệp, cây ngô và cây ăn quả như cây mận. 1.1.1.3.Điều kiện khí hậu thủy văn Xã Xuân La là một xã của huyện Pác Nặm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa trong năm: Mùa khô thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Do ảnh hưởng khí hậu vùng núi cao nên về [...]... của nghiên cứu - Xác định được công thức chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh phù hợp để bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ đông xuân - Giải quyết vấn đề chất lượng thức ăn cho bò trong vụ đông * Yêu cầu - Xác định được công thức chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh phù hợp - Số liệu thu thập phải chính xác * Ý nghĩa của nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu giúp đáp ứng đầy đủ nguồn thức ăn và. .. kết quả chăn nuôi Vì vậy, việc chế biến, dự trữ và sử dụng thức ăn thô xanh nhằm đáp ứng đầy đủ thức ăn và đảm bảo về dinh dưỡng cho trâu, bò trong trong mùa đông là hết sức quan trọng Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn"... dinh dưỡng trong thức ăn để bò có sức khỏe tốt Nâng cao khả năng chịu rét và giảm tỉ lệ bò chết trong vụ đông * Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài là cơ sở để hướng dẫn người dân chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh hợp lý cho chăn nuôi bò trong vụ đông nhằm nâng cao sức khỏe, khả năng chịu rét và giảm tỉ lệ bò chết trong vụ đông Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi bò phát triển... tài: "Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn" 2.1 Đặt vấn đề Thức ăn thô xanh bao gồm các loại: cỏ tươi, thân cây tươi, thân lá ngô non tươi, ngọn lá mía tươi, các loại rau tươi… Thức ăn thô xanh đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thay thế đối với gia súc ăn cỏ nói chung và cho bò nói riêng Mặc dù có khả năng tự... 1.2.3.1 Công tác chăn nuôi Trong thời gian thực tập tại địa phương tôi có tiến hành một số công việc như sau: - Tham gia tập huấn hướng dẫn người dân chế biến và sử một số loại thức ăn bổ sung cho trâu, bò: rơm ủ urê, ủ chua thức ăn thô xanh và sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp khác - Hướng dẫn nhân dân trong vùng về công tác chăn nuôi và vệ sinh thú y để gia súc phát triển tốt và phòng chống dịch... tìm hiểu và có biện pháp thu gom, chế biến, bảo quản phù hợp sẽ góp phần tận dụng được nguồn thức ăn thô xanh có giá trị dinh dưỡng cho bò, nhất là trong vụ Đông - Xuân thường thiếu thức ăn xanh Có thể tiến hành ủ chua để dự trữ cho bò sử dụng lâu dài 27 + Phụ phẩm từ cây sắn: Sắn là loại cây thức ăn gia súc có giá trị, sản phẩm phụ thân, lá sắn là nguồn thức ăn thô xanh giàu dinh dưỡng cho gia súc... sau: - Theo dõi tình hình chăn nuôi tại địa phương - Tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc tại địa phương - Tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh gặp phải tại địa phương - Hướng dẫn người dân chế biến và sử dụng thức ăn ủ xanh, rơm ủ urê - Tiến hành nghiên cứu đề tài trên đàn bò tại địa phương - Tham gia vào các công tác khác 1.2.2 Phương pháp tiến hành Để hoàn thành tốt nội dung trên, trong. .. kiếm ăn cao, tuy nhiên, do tầm vóc, khối lượng lớn nên trâu, bò đòi hỏi lượng thức ăn lớn Mỗi ngày, một con trâu bò có thể sử dụng tới 30 - 50 kg thức ăn (Orskov, 1994) [34] Vì vậy, để phát triển chăn nuôi trâu bò hiệu quả cần diện tích bãi chăn thả và trồng cây thức ăn cho chúng Nhưng với thực trạng giao đất sản xuất, khai thác nguồn quỹ đất của các địa phương hiện nay đã làm cho diện tích chăn thả... hợp để sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn này trong chăn nuôi Ngoài các phụ phẩm nêu trên nước ta còn một khối lượng lớn các loại phụ phẩm nông nghiệp khác như dây khoai lang, thân lá lạc, ngọn lá mía… Cũng là nguồn thức ăn thô xanh tốt cho gia súc nhai lại và nguyên liệu cho ủ chua thức ăn rất tốt * Men vi sinh vật (Lactobacillus planetarium) Men vi sinh vật đã được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, nó... với chế độ thu cắt trong vườn gia đình chăn nuôi nhỏ Mọc thành bụi như cây sả, được gọi là cỏ sả Cỏ Ghi - Nê vì có nguồn gốc từ Ghi - Nê, được nhập vào nước ta từ 50 - 60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nuớc Cỏ sả được trồng làm thức ăn xanh cho trâu, bò, ngựa ở dạng tươi ngoài 26 bãi chăn nuôi hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ Trồng một lần có thể thu hoạch 3 - 4 năm, .    NGUYỄN VĂN LUYỆN Tên đề tài: "NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN THÔ XANH BỔ SUNG CHO CHĂN NUÔI BÒ TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN 201 3-2 014 TẠI BẮC KẠN" KHÓA LUẬN. NGUYỄN VĂN LUYỆN Tên đề tài: "NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN THÔ XANH BỔ SUNG CHO CHĂN NUÔI BÒ TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN 201 3-2 014 TẠI BẮC KẠN" KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI. thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn& quot;. Tuy nhiên, do bước đầu làm quen với thực tế, thời gian thực tập có hạn, trình độ kiến thức và kinh

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan