Lý luận về cạnh tranh và sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam

17 3.2K 4
Lý luận về cạnh tranh và sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội nhập kinh tế quốc tế đang là đòi hỏi khách quan, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế đang là đòi hỏi khách quan, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên toàn thế giới ngày nay. Trong xu thế đó, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng dối với sự thành công của tiến trình hội nhập kinh tế. Riêng trong lĩnh vực thương mại quốc tề, năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia về cơ bản phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại phát triển, cũng cần có một nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng trên những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học công nghệ. Trong xu thế khu vực hóa toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh chóng; những thuận lợi về khách quan chủ quan, có nhiều thời cơ cũng có nhiều nguy cơ, vừa tạo ra vận hội mới, vừa cản trở thách thức nền kinh tế của chúng ta, đan xen lẫn nhau tác động lẫn nhau. Vì vậy, đất nước chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm lấy thời cơ, phát huy những thuận lợi đặc biệt là tăng sức cạnh tranh của chúng ta trên thị trường trong nước quốc tế . Sống trong thời kỳ đổi mới của một đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xu thế hội nhập, mở cửa nền kinh tế, em thấy mình cần phải quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế của đất nước mình . Vì vậy em chọn đề tài: “Lý luận về cạnh tranh sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam” để nghiên cứu trang bị thêm kiến thức cho mình. Với vốn Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 kiến thức còn hạn chế bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Thầy giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn ! Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 PHẦN NỘI DUNG I. CẠNH TRANH QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA. 1. Cạnh tranh hàng hóa: Cạnh tranhsự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những người sản xuất với nhau, giữa người sản xuất với người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa không phụ thộc vào ý muốn của con người. Những người sản xuất phải tiêu thụ hàng hóa có điều kiện sản xuất khác nhau như trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ chuyên môn, không gian môi trường sản xuất, điều kiện nguyên vật liệu…Do đó chi phí lao động cá biệt khác nhau, kết quả là có người lãi nhiều, người lãi ít, người thua lỗ, người bị phá sản. Để giành lấy các điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm, họ buộc phải cạnh tranh. Hơn nữa, những điều kiện sản xuất tiêu thụ sản phẩm lại thường xuyên biến động, do đó cạnh tranh không ngừng tiếp diễn. Cạnh tranh có vai trò tích cực trong nền sản xuất hàng hóa, buộc người sản xuất không những phải thường xuyên động não tích cực, nhạy bén, năng động thường xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới… mà còn cải tiến chất lượng, hình thức mẫu mã, làm cho sản xuất gắn với người tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội tốt hơn. Thực tế: ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ bảo thủ, kém phát triển. Quy luật cạnh tranh có tác động đào thải cái lạc hậu, tiến bộ để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng đồng thời để lại những hậu quả tiêu cực. Đó là sự phân hóa người sản xuất hàng hóa, làm phá sản những người sản xuất gặp khó khăn do trình độ công nghệ thấp, ít vốn, gặp rủi do, tai nạn hoặc rơi vào những hoàn cảnh điều kiện không thuận lợi. 2. Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 2.1. Khái niệm vai trò của cạnh tranh: Cạnh tranh là một khái niệm rộng không những tồn tại trong lĩnh vực kinh tế mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội. Trong kinh tế thị trường, các chủ thể hành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mình. Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường. Nó là hiện tượng tự nhiên, tất yếu của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất trao đổi hàng hóa thì ở đó có cạnh tranh. Cạnh tranh được phân thành cạnh tranh trong nội bộ ngành cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh hoàn hảo cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh cạnh Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tranh không lành mạnh. Cạnh tranh có thể diễn ra giữa những người sản xuất với nhau, giữa người sản xuất với người tiêu dùng giữa người tiêu dùng với nhau. Trong cạnh tranh người ta có thể dùng nhiều biện pháp, thủ đoạn khác nhau: - Nếu là cạnh tranh lành mạnh: tìm cách thắng đối thủ bằng cách nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, quảng cáo thông tin để kích thích người tiêu dùng. - Nếu là cạnh tranh không lành mạnh: dùng các thủ đoạn phi kinh tế như đầu cơ tích trữ, bán phá giá, tác động qua bộ máy chính quyền để tiêu diệt đối thủ. - Cạnh tranh là một quy luật của kinh tế hàng hóa mang tính phổ biến khách quan không phụ thuộc vào ý muốn con người. Quy luật cạnh tranh quy định việc sản suất kinh doanh phải đạt hiệu quả cao, giành được lợi ích lớn nhất bằng các biện pháp kinh tế hợp pháp. 2.2. Yêu cầu của cạnh tranh - Trong sản xuất, cạnh tranh đòi hỏi các nhà sản xuất phải dùng mọi biện pháp, phát huy mọi khả năng để làm cho hàng hóa dịch vụ chiếm được thiện cảm sự chấp nhận của người tiêu dùng, qua đó chiếm ưu thế trên thị trường thu được nhiêu lợi ích nhất. - Trong trao đổi, quy luật cạnh tranh đòi hỏi người bán cũng như người mua hàng hóa phải nghiên cứu thị trường để có quyết định đúng đắn thu được lợi ích lớn nhất. 2.3. Tác dụng của cạnh tranh: + Tích cực: - Góp phần loại bỏ những nhà sản xuất kém hiệu quả, công nghiệp lạc hậu, giá thành cao, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của xã hội. - Góp phần tạo nên sự sống động trong nền kinh tế buộc các nhà sản xuất phải luôn nhạy bén sáng tạo, thường xuyên cải tiến kỹ thuật công nghệ mới, đổi mới tổ chức quản lý… làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa. Thúc đẩy việc đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng tốt hơn về chất lượng, giá cả, chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng hàng hóa, dịch vụ. + Tiêu cực: - Có thể gây ra những lãng phí cho xã hội, làm thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng. - Có thể gây ra sự bất ổn về kinh tế cũng như xã hội, các đối thủ cạnh tranh có thể áp dụng các thủ đoạn phá giá, cạnh tranh phi pháp… làm xói mòn đạo đức xã hội. II. CẠNH TRANH TRONG NỘI BỘ NGÀNH CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÀNH: 1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sự hình thành giá thị trường Cạnh tranh xuất hiện gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranhsự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những ngưòi sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuát tiêu thụ hàng hoá, để thu lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội bộ ngành cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi tronh sản xuất tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch. Biện pháp cạnh tranh: các nhà tư bản thường xuyên cải biến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của hàng hoá đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là sự hình thành nên giá xã hội (giá thị trường) của từng loại hàng hoá. điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổ do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, giá trị xã hội ( giá trị thị trường) của hàng hoá giảm xuống. Chúng ta biết rằng, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân…) khác nhau, cho nên hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá phải bán theo giá trị xã hội - giá thị trường. Theo C.Mác, “một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, lại phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”. 2. Cạnh tranh giữa các ngành sự hình thành lợi nhuận bình quân: Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuát khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Biện pháp cạnh tranh: Tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác nghĩa là tự phát phân phối tư bản vào các ngành sản xuất khác nhau. Kết quả các cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật tổ chức quản khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Ví dụ: Ngành sản xuất Chi phí sản xuất m’ (%) Khối lượng (m) p’ (%) Cơ khí 80c + 20v 100 20 20 Dệt 70c + 30v 100 30 30 Da 60c +40v 100 40 40 Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể bằng lòng, đứng yên ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong ví dụ trên, các nhà tư bản ở ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản của mình sang ngành đã làm cho sản phẩm ở ngành da nhiều lên (cung lớn hơn cầu), do đó giá cả hàng hoá ở ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó. Ngược lại sản phẩm ở ngành cơ khí sẽ giảm đi nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, do đó lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên. Như vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản tự do từ ngành này sang ngành khác, làm cho ngành có cung (hàng hoá) nhỏ hơn ngành có cầu (hàng hoá) thì giá cả giảm xuuống, còn ngành có cầu ( hàng hoá) lớn hơn ngành có cung (hàng hoá) thì giá cả tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản tư ngàh này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của các ngành. sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. C.Mác viết: …Những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành sản xuất khác nhau, lúc đầu rất khác nhau. Do ảnh hưởng của cạnh tranh, những tỷ suất lợi nhuận khác nhau do đó san bằng thành tỷ suất lợi nhuận chung, đó là con số trung bình của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì số lợi nhuận của các ngành sản xuất đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân do đó nếu có số tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận băng nhau. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản. Tỷ suất lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư. Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó việc thu lợi nhuận thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản. Sự thèm khát lợi nhuận của các nhà tư bản không có giới hạn. Mức tỷ suất lợi nhuận cao bao nhiêu cũng không thỏa mãn được lòng tham vô đáy của chúng. Vì vậy trên thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến, như sử dụng máy móc, thiết bị nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất; kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng những nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiẻm lao động, bảo vệ môi trường, giảm tiêu hao vật tư năng lượng tận dụng phế thải để sản hàng hóa. Trong cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau, tỷ suất lợi nhuận thu được khác nhau. Vì vậy, các nhà tư bản ra sức cạnh trạnh kịch liệt với nhau dẫn tới việc hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. III. CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN: Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế điều tiết nền sản xuất xã hội có những thay đổi lớn. Sự kết hợp hữu cơ giữa các quan hệ thị trường với sự tác động tập trung của nhà nước tạo ra một hệ thống thống nhất điều tiết độc quyền nhà nước. Cơ chế độc quyền tự do cạnh tranh cơ chế độc quyền tư nhân đều có nhũng mặt tích cực tiêu cực. Khi trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất đã vượt khỏi giới hạn điều tiết của cơ chế thị trường độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải được sự bổ sung bằng sự điều tiết của nhà nước. Mặt khác, sự điều tiết của nhà nước cũng có mặt tích cực hạn chế, đôi khi những sai lầm trong sự điều tiết kinh tế của nhà nước mang lại hậu quả tai hại hơn cả tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do độc quyền tư nhân. Vì thế, cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế; thị trường,độc quyền tư nhân điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Hay nói cách khác, đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nước nhằm phục vụ chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong quá trình vận hành cơ chế kinh tế, nhà nước giữ vai trò điều tiết vĩ mô đối với các quá trình sản xuất xã hội, định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kì thông qua các chính sách công cụ có hiệu quả như hệ thống tài chính nhà nước, hệ thống tiền tệ - tín dụng, các chính sách cơ cấu chương trình hóa … Các tổ chức độ quyền điều tiết sản xuất trong phạm vi của nó bằng các kế hoạch, hợp đồng kinh tế dựa trên sự nghiên cứu thận trọng thường xuyên các nhu cầu xã hội luôn biến đổi về xu hướng, khối lượng cơ cấu…Các tư bản tư nhân vẫn chịu sự điều tiết trực tiếp của cạnh tranh thị trường. Các yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó thị trường vẫn ra sức mạnh cơ bản của cơ chế điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính tự phát của thị trường bị giới hạn bởi sự đồng thời tác động của độc quyền tư nhân nhà nước làm cho các quan hệ thị trường được thể chế hóa có tính tổ chức hơn. Như vậy, cơ chế điều tiết nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã tạo ra cách thức phối hợp phương tiện điều hợp hơn so với cơ chế tự do cạnh tranh ở giai đoạn trước. Việc phân chia thế giới về kinh tế cũng có sự tham gia của một loạt các nước đang phát triển nhằm chống lại sức ép của các cường quốc tư bản chủ nghĩa. Tư bản độc quyền quốc tế là thế lực đang chi phối quá trình toàn cầu hóa thông qua các tổ chức kinh tế quốc tế đang ra sức hạn chế sự phát triển của các tổ chức khu vực. Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới hình thức cạnh tranh thống trị mới. Tuy chủ nghĩa thực dân đã hoàn toàn sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện “chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế” rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường quốc. Tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ làm cho lực lượng sản xuất phát triển có tính chất nhảy vọt nên nhà nước phải tham gia vào quá trình kinh tế - xã hội. Đó là một xu thế tất yếu, thường xuyên. Cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là: cơ chế kết hợp thị trường tự do cạnh tranh với tính năng động của tư bản độc quyền tư nhân. Trên phương diện kinh tế, thực hiện tư nhân hóa khu vực kinh tế nhà nước Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khắc phục sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Nới lỏng sự điều tiết của nhà nước, xóa bỏ những quy dịnh của nhà nước có thể dẫn đến hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường. 1. Cạnh tranh độc quyền Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh tự do, trái lại nó còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt có sức phá hoại to lớn. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, mà còn có thêm các loại cạnh trạnh sau: - Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều phương pháp như: Độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống… để đánh bại đối thủ. - Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật… - Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc dành tỉ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tờrớt công xoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo phân chia lợi nhuận có lợi hơn. Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng phát triển của những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản của nền sản xuất hàng hóa nói chung, làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới. Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền, giá cả độc quyền thấp khi mua, cao khi bán. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị không còn hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền thu được lợi nhuận độc quyền cao. Do đó quy luật lợi nhuận độc quyền cao chỉ là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân ở Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 các xí nghiệp độc quyền; một phần giá tri thặng dư của các nhà tư bản vừa nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư đôi khi cả một phần của lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản các nuớc thuộc địa, phụ thuộc. Như vậy, sự biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao chỉ là sự phản ánh quan hệ thống trị bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hộ tư bản trên toàn thế giới. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế điều tiết nền sản xuất xã hội có những thay đổi lớn. sự kết hợp hữu cơ các quan hệ thị trường với sự tác động tập trung của nhà nước tạo ra một hệ thống thống nhất của điều tiết độc quyền nhà nước. Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh cơ chế độc quyền tư nhân đều có những mặt tích cực tiêu cục. Khi trình độ xã hội hóa của lực lượng sảm xuất đã vượt khỏi giới hạn điều tiết của cơ chế thị trường độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải được bổ sung bằng sự điều tiết của nhà nước. Mặt khác, sự điều tiết của nhà nước cũng có mặt tích cực hạn chế, đôi khi những sai lầm trong sự điều tiết của nhà nước mang lại hậu quả tai hại hơn cả tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do độc quyền tư nhân. Vì thế, cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế: Thị trường, độc quyền tư nhân điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Hay nói cách khác, đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm phục vụ chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong quá trình vận hành cơ chế kinh tế, nhà nước giữ vai trò điiều tiết vĩ mô đối với các quá trình sản xuất xã hội, định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ở từng thời kỳ thong qua các chính sách công cụ có hiệu quả như hệ thống tài chính nhà nước, hệ thống tiền tệ- tín dụng, các chính sách cơ cấu chương trình hóa… Các tổ chức độc quyền điều tiết sản xuất trong phạm vi của nó bằng các kế hoạch, hợp đồng kinh tế dựa trên sự nghiên cứu thận trọng thường xuyên các nhu cầu xã hội luôn biến đổi về xu hướng, khối lượng, cơ cấu… Các tư bản tư nhân vẫn chịu sự điều tiết trực tiếp của cạnh tranh thị trường. Các yếu tố này gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó thị trường vẫnsứ mạng cơ bản của cơ chế điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính tự phát cửa thị trường bị giới hạn bởi sự đồng thời tác động của độc quyền tư nhân nhà nước làm cho các quan hệ thị trường được thể chế hóa có tính tổ chức hơn. Như vậy, cơ chế điểu tiết nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã tạo ra cách thức phối hợp phương tiện điều tiết hợp hơn so với cơ chế tư do cạnh tranh ở giai đoạn trước. Sự khác nhau cơ bản giữa một doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền là khả năng của doanh nghiệp độc quyền trong việc tác động tới sản phẩm của họ. Doanh nghiệp cạnh tranh tương đối nhỏ so với thị trường mà họ hoạt động vì vậy nó phải coi sản phẩm của mình bị quy định bởi các điều kiện thị trường. Ngược lại, do nhà độc quyền là người sản xuất duy nhất trên thị trường, nên anh ta có thể thay đổi giá cả hàng hóa của mình bằng cách điều chỉnh lượng cung trên thị trường. 2. Cạnh tranh hoàn hảo cạnh tranh không hoàn hảo Cạnh tranh độc quyền đúng với tên gọi của nó: Đó là một sự kết hợp giữa độc quyền cạnh tranh. Do doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền bán sản phẩm phân biệt, nên họ quảng cáo để thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình. Trong chừng mực nào đó, quảng cáo tác động vào sở thích của người tiêu dùng, kích thích sự trung thành với thương hiệu một cách phi lí ngăn cản cạnh tranh. Nhưng trong phạm vi rộng lớn hơn, quảng cáo cung cấp thông tin, xác lập về thương hiệu về chất lượng đáng tin cậy kích thích cạnh tranh. Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thuyết về cạnh tranh độc quyền mô tả đúng nhiều thị trường trong nền kinh tế do đó, sẽ có một chút thất vọng nếu như thuyết này không đưa ra được khuyến nghị đơn giản thuyết phục cho chính sách công cộng. Thị trường cạnh tranh độc quyền có 3 đặc trưng: Nhiều doanh nghiệp, sản phẩm phân biệt ra nhập tự do. Kết cục của thị trường cạnh tranh độc quyền khác với kết cục của thị trường cạnh tranh hoàn hảo theo hai chiều hướng có liên quan với nhau. Thứ nhất, doanh nghiệp có dư thừa năng lực sản xuất, thứ hai doanh nghiệp sẽ định giá cao hơn chi phí cận biên. Cạnh tranh độc quyền không có các đặc điểm đáng mong muốn của cạnh tranh hoàn hảo. Trên thị trường này, mức tổn thất tải trọng của độc quyền có nguyên nhân ở việc định giá cao hơn chi phí cận biên. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp (và sự phong phú trong chủng loại hàng hoá) có thể quá lớn hay quá nhỏ. Trong thực tế, khả năng các nhà hoạch định chính sách trong việc điều chỉnh những mặt phi hiệu quả này rất hạn chế.Sự phân biệt sản phẩm gắn với cạnh tranh độc quyền dẫn đến việc sử dụng quảng cáo thương hiệu. Những người phê phán quảng cáo thương hiệu lập luận rằng các doanh nghiệp sử dụng chúng để lợi dụng suy nghĩ không hợp của khách hàng làm giảm cạnh tranh. Những người ủng hộ quảng cáo thương hiệu lập luận rằng các doanh nghiệp sử dụng chúng để cung cấp thông tin cho khách hàng thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ hơn về giá cả chất lượng hàng hóa. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. Cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, sự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung- cầu, cạnh tranh… trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường. Sự biến động của giá cả dẫn đến sự biến động của cung -cầu, sản xuất tiêu dùng dẫn đến sự biến đổi trong phân hoá các nguồn lực kinh tế. Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi giá cả thấp, do đó lợi nhuận thấp đến nơi giá cả hàng hoá cao, do đó lợi nhuận cao, tức là các nguồn lực sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đối giữa tổng cung tổng cầu. Để có thể cạnh tranh được về giá cả, buộc những người sản xuất phải giảm chi phí tới mức tối thiểu bằng cánh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Do đó thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giá thị trường là kết quả của sự cân bằng các giá trị cá biệt của hàng hoá trong cùng một ngành thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn tới sự hình thành một giá trị xã hội trung bình. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sức sản xuất của mỗi ngành mà giá trị thị trường có thể thích ứng với một trong ba trường hợp sau đây: - Trường hợp 1: Giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận được sản suất ra trong điều kiện trung bình quyết định. - Trường hợp 2: Giá trị thị trường của hàng hoá do đại bộ phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện xấu quyết định . - Trường hợp 3: Giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện tốt quyết định. Trong điều kiện kinh tế thị trường, cung cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường. Cung – cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Trong thực tế, khi cung = cầu, thì giá cả thị trường ngang bằng với giá trị của hàng hoá. Khi cung > cầu, thì giá cả thị trường xuống thấp hơn giá trị hàng hoá. Còn khi cung < cầu, thì giá cả thị trường sẽ cao hơn giá trị. Như vậy cung cầu thay đổi, dẫn đến làm thay đổi giá cả thị trường của hàng hoá. Đồng thời, giá cả thị trường cũng có sự tác động ngược trở lại với cung cầu. Nhìn chung, trong cơ chế thị trường khi không có sự nhất trí giữa cung cầu, thì giá cả có tác động điều tiết đưa cung cầu trở về xu hướng Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 [...]... nhóm, cạnh tranh độc quyền là cấu trúc thị trường nằm ở giữa cạnh tranh độc quyền Nhưng độc quyền nhóm cạnh tranh độc quyền lại khác hẳn nhau Độc quyền nhóm là phải cạnh tranh hoàn hảo, vì thị trường chỉ có một ít người bán Số lượng nhỏ các nhà cung cấp làm cho sự cạnh tranh khốc liệt, nó diễn ra những tương tác chiến lược giữa họ trở nên có tầm quan trọng sống còn Trái lại trong cạnh tranh. .. doctrine Theo đó hành vi cạnh tranh của các tập đoàn nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường Việt Nam vẫn có thể bị xử theo pháp luật Việt Nam - Thứ bảy: Việc hoạch định thực hiện chính sách kinh tế phải đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn ổn định Chính sách cạnh tranh cũng như chính sách kinh tế nói chung phải đảm bảo tính nhất quán, công khai dễ hiểu đối với mọi... kinh tế cần phải giảm thiểu ở mức tối đa Chính sách cạnh tranh đúng đắn đảm bảo cho doanh nghiệp cũng như khách hàng tin vào quy luật thị trường khả năng điều tiết cạnh tranh của thị trường Tự do cạnh tranh ngày càng mở rộng thì tiềm năng kinh tế cũng như nội lực của đất nước trong khu vực càng được phát huy Tuy nhiên chính sách cạnh tranhViệt Nam vẫn còn nâng đỡ, ưu đãi cho một số bộ phận lớn... của họ Những hình thức phương pháp cạnh tranh của một số hãng nước giải khát nước ngoài trước kia chẳng hạn Cocacola gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp nước giải khát non trẻ trong nước là một ví dụ về sự lạm dụng sức mạnh thị trường Trong mối quan hệ này luật cạnh tranh 2004 cũng cần phải được mở rộng thông qua các văn bản hướng dẫn trên cơ sở áp dụng thuyết cạnh tranh nổi tiếng Effects... trường (ở ba khía cạnh: thỏa thuận, lạm dụng sức mạnh thị trường tập trung kinh tế) cần nhanh chóng ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn cũng như tăng cường những thiết chế đảm bảo thực thi Luật cạnh tranh 2004 có hiệu quả trong thực tiễn - Thứ hai: Cần đổi mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dành thực hiện các thủ tục sát nhập hợp nhất, phân chia cũng như về giải thể phá sản doanh nghiệp... sách cạnh tranh có thể được xây dựng theo những tiêu chí: - Thứ nhất: Chính sách đó phải đảm bảo cho các doanh nghiệp dân doanh thật sự được tự do tham gia vào thị trường hoàn toàn bình đẳng trong kinh doanh, giảm dần tiến tới xóa bỏ phân biệt đối sử trong kinh doanh, hạn chế tối đa sự can thiệp của các chính quyền hành chính, chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng như hạn chế cạnh tranh. .. được xây dựng đang khẳng định tính đúng đắn của định hướng phát triển mới khác với nền kinh tế hàng hoá trước kia, nền kinh tế thị trường phải dựa trên ba nền tảng chính là cạnh tranh sự tự do định đoạt của chủ thể kinh doanh chế độ sở hữu đa thành phần Tuy nhiên ở Việt Nam, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, trên thị trường tồn tại chủ yếu các doanh nghiệp vừa nhỏ, sức cạnh tranh thấp... kiện cơ hội cạnh tranh trên thị trường Các doanh nghiệp dân doanh chỉ có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường khu vực quốc tế nếu họ có cơ hội tham gia vào thị trường một cách tự do Để làm được điều này, phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp độc quyền nhà nước, sự ưu đãi của nhà nước đối với những doanh nghiệp này cũng như sự can thiệp của công quyền một cách không cần thiết vào đời sống kinh... bằng nhau Cạnh tranhsự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền kinh tế thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu thụ hàng hoá Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng hoặc giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng Các cuộc cạnh tranh trên cũng là nhân tố dẫn đến làm thay đổi giá cả thị trường của hàng Thị trường cạnh tranh là một... bán trên thị trường mỗi người trong số họ có quy mô nhỏ so với thị trường Thị trường cạnh tranh độc quyền lệch ra khỏi cạnh tranh hoàn hảo bởi vì mỗi người bán đưa ra một sản phẩm khác nhau đôi chút Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3 Cạnh tranh độc quyền phúc lợi xã hội Kết cục của thị trường cạnh tranh độc quyền là việc . đất nước mình . Vì vậy em chọn đề tài: Lý luận về cạnh tranh và sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam để nghiên cứu và trang bị thêm kiến thức cho mình. Với. NỘI DUNG I. CẠNH TRANH VÀ QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA. 1. Cạnh tranh hàng hóa: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa

Ngày đăng: 12/04/2013, 09:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan