Sự vận động quan niệm về con người của Nguyễn Minh Châu từ cửa sông đến cỏ lau

129 843 2
Sự vận động quan niệm về con người của Nguyễn Minh Châu từ cửa sông đến cỏ lau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRỊNH THỊ THANH MAI SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU TỪ CỬA SÔNG ĐẾN CỎ LAU Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Quang Long HÀ NỘI, 2012 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS. TS. Phạm Quang Long, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn thầy cô, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Học viên Trịnh Thị Thanh Mai 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Học viên Trịnh Thị Thanh Mai 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn dề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 7 4. Phạm vi nghiên cứu 8 5. Đóng góp mới của luận văn 8 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Cấu trúc của luận văn 9 Chương 1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam 10 1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Văn học Cách mạng Việt Nam sau năm 1945 10 1.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 11 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Văn học Cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 14 1.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1975 đến nay 17 1.2. Quá trình hình thành quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu 25 1.2.1. Quá trình hình thành quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu 25 1.2.2. Những kiến giải nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu 29 5 Chương 2. Sự vận động của quan niệm về con người của Nguyễn Minh Châu từ trước 1975 đến sau 1975 34 2.1. Vẻ đẹp sử thi của con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước 1975 36 2.1.1. Con người mang sức mạnh tập thể 37 2.1.2. Con người mang lí tưởng cách mạng cao cả 39 2.1.3. Con người của sự hi sinh và hành động anh hùng 43 2.2. Những sắc thái mới của con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu sau 1975 49 2.2.1. Con người trải nghiệm 51 2.2.2. Con người sám hối 56 2.2.3. Con người đau thương mất mát 59 2.2.4. Con người của những bi kịch 65 2.3. Về một số nhân vật nữ trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu 72 2.3.1. Người phụ nữ là nạn nhân đau đớn nhất của cuộc chiến 73 2.3.2. Người phụ nữ giàu lòng yêu thương vị tha 77 Chương 3 . Nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu từ trước đến sau 1975 82 3.1. Miêu tả ngoại hình 82 3.1.1. Trước 1975 - chấm phá sử thi 84 3.1.2. Sau 1975 - đặc tả chân dung 85 3.2. Xây dựng tính cách 92 3.3. Miêu tả hành động 100 3.4. Miêu tả nội tâm 106 KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) - cây bút xuất sắc, thuộc vào những tác giả hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỉ XX. Bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng truyện ngắn Sau một buổi tập (1960) cho đến tác phẩm cuối cùng Phiên chợ Giát, ông đã có 29 năm cầm bút và đạt nhiều thành công trên các thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu luận, phê bình… Nhà văn - chiến sĩ Nguyễn Minh Châu đã thành tâm hoà vào dòng người “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, sống và sáng tác trong khao khát bằng ngòi bút của mình góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh cho tự do của dân tộc. Khởi nguồn từ hiện thực chiến đấu vĩ đại của đất nước, hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết trong khói lửa chiến tranh như Cửa sông, Dấu chân người lính, Lửa từ những ngôi nhà, Mảnh trăng, Bên đường chiến tranh,… lần lượt ra đời khẳng định sự nghiệp chiến đấu và nền văn học chống Mỹ - “Một trong những nền văn học tiên phong chống chủ nghĩa đế quốc”. Từ sau năm 1975 đất nước thống nhất, người nghệ sĩ có sự mẫn cảm kỳ lạ về những vấn đề của đời sống lại bắt nhịp vào cuộc sống mới của dân tộc, dũng cảm tham gia vào cuộc “Chiến đấu cho quyền sống của từng con người. Các tác phẩm: Miền cháy, Mảnh đất tình yêu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau, Phiên chợ Giát,… cùng hàng loạt bài phê bình tâm huyết và sắc sảo, Nguyễn Minh Châu thực sự là cây bút tiên phong trong tiến trình đổi mới của văn học dân tộc và là "người đã đi được xa nhất" trong sự nghiệp đổi mới của văn học nước nhà. 1.2. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu khi thì miêu tả không khí hào hùng và phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu, khi bộc 7 lộ niềm lo âu khắc khoải và khát vọng thức tỉnh lương tâm trong cảm hứng nhân văn mãnh liệt. Điều đó góp phần thể hiện con người lịch sử của dân tộc ở hai thời kì trước và sau chiến thắng mùa xuân năm 1975. Những tác phẩm được người đọc nhiệt tình đón nhận và nó thực sự có ích cho cuộc sống con người đồng thời còn được giới nghiên cứu đánh giá cao và coi đó là một trong những hiện tượng văn học. “Ở sáng tác của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn bộc lộ ra những đặc tính của một thể loại ưu việt, mở ra cho văn học những đề tài và vấn đề mới của đời sống nhân dân, những hình tượng nhân vật mới. Các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đào sâu thêm ý niệm của chúng ta về nước Việt Nam hiện nay” [26; tr.361]. Với cống hiến xuất sắc của mình trong hoạt động văn học nghệ thuật nhà văn Nguyễn Minh Châu đã được bộ Quốc phòng, Hội nhà văn Việt Nam trao tặng nhiều giải thưởng có giá trị. Việc tìm hiểu các tác phẩm của ông là cần thiết và sẽ rút ra nhiều bài học bổ ích cho nghiên cứu văn học xét từ nhiều phương diện. Chính vì vậy tác phẩm của ông luôn là đối tượng lớn cho những công trình nghiên cứu. 1.3. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông như: Bến quê (lớp 9), Chiếc thuyền ngoài xa (Lớp 12). Đó là những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tạo của nhà văn ở từng thời kỳ khác nhau và là những tác phẩm ghi nhận sự biến chuyển trong tư duy nghệ thuật của tác giả. Vì thế việc nghiên cứu Nguyễn Minh Châu sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm của tác giả này ở trường phổ thông. 1.4. Xuất phát từ sự trân trọng, ngưỡng vọng về một thời đại văn học, một tác giả văn học, cùng với hứng thú cá nhân, trong quá trình tiếp xúc, nghiên cứu tác phẩm chúng tôi nhận thấy Nguyễn Minh Châu là nhà văn viết nhiều thể loại và thành công nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. Nguyễn Minh Châu luôn thể hiện sự băn khoăn suy nghĩ tìm tòi đổi mới. Do thời gian và 8 năng lực còn hạn chế, tôi tập trung nghiên cứu về con người và quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết và truyện ngắn tiêu biểu của ông trước và sau 1975 qua đề tài: Sự vận động quan niệm về con người của Nguyễn Minh Châu từ Cửa sông đến Cỏ lau. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi đương đại. Mỗi tác phẩm của ông là sự trăn trở, tìm tòi trong lao động nghệ thuật với một tinh thần trách nhiệm cao. Nhà văn luôn song hành cùng những đổi thay của đất nước và trong mỗi thời kì ông đều nhìn nhận rất kỹ, sâu và ít khi viết vội vàng. Các sáng tác viết trong chiến tranh của ông từng là những bức tranh hiện thực sinh động về con người và cuộc sống của nhân dân ta những năm chống Mỹ và được đánh giá cao. Những năm sau chiến tranh ông là một trong số rất ít nhà văn sớm nhất có sự trăn trở, khát khao đổi mới văn học. Ông được đánh giá là một trong những người “mở đường tinh anh và tài năng” trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học sau năm 1975. Khái quát về lịch sử nghiên cứu Nguyễn Minh Châu đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu - Tài năng và sáng tạo nghệ thuật của Nhà xuất bản Văn hoá thông tin; Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (Sự hình thành những đặc trưng) của Tôn Phương Lan. Nguyễn Minh Châu - tác giả tác phẩm, tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả có tên tuổi.Trong các công trình nghiên cứu, vấn đề con người cũng được giới nghiên cứu quan tâm đề cập và được nhìn nhận, đánh giá bằng hai giai đoạn: trước năm 1975 và sau năm 1975. 2.1. Trước năm 1975, những sáng tác viết trong thời kỳ chiến tranh, Nguyễn Minh Châu quan tâm phản ánh và cổ vũ những phẩm chất yêu nước, anh hùng của nhân dân ta. Cửa sông, Dấu chân người lình, Mảnh trăng, Bên đường chiến tranh… là những tác phẩm tiêu biểu. 9 Con người trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 đã được các tác giả nghiên cứu trong một số công trình sau này tập hợp trong Nguyễn Minh Châu, cuộc đời và tác phẩm. Trong Tư tưởng nghệ thuật - quan niệm về hiện thực và con người của Nguyễn Minh Châu, tác giả Tôn Phương Lan cho rằng: “Những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của con người Việt Nam trong cuốc sống chiến đấu và lao động hàng ngày đã được ông thể hiện ở những dáng vẻ khác nhau…” [30; tr.37]. Đến Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, tác giả Tôn Phương Lan phát hiện ra “Sự ra đời của các loại hình nhân vật tuỳ thuộc vào quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn. Đối với Nguyễn Minh Châu, hệ thống nhân vật đã phản ảnh trung thành thế giới nghệ thuật cũng như quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực trong các chặng đường sáng tác…” [30; tr.70]. Qua nghiên cứu, tác giả bài viết cũng khẳng định “Vào những năm tám mươi, nhìn chung nhân vật của Nguyễn Minh Châu chưa có nét riêng động đáo vì tác giả chỉ chủ yếu soi chiếu ở góc độ con người xã hội” [30; tr.70]. Như vậy có thể nhận ra trước năm 1975, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng hoà chung vào văn mạch của dân tộc, văn học lúc này nhằm phục vụ cho lợi ích của dân tộc, cho cuộc khác chiến. Đây cũng chính là điều mà tác giả Hồ Hồng Quang trong Tác phẩm viết về chiến tranh những năm 80, một sự chiêm nghiệm lại về cuộc chiến và người lính cách mạng của Nguyễn Minh Châu đã nhận định: “Trước những năm 80, cảm hứng lịch sử và tư duy sử thi đã hướng các nhà văn đến cái nhìn con người làm chủ đất nước, làm chủ dân tộc. Đó là con người có lí tưởng, xả thân vì nghĩa lớn có đầy đủ tài năng, ý chí và nghị lực… con người trong văn học được nhìn nhận hết sức rạch ròi: xấu - tốt, địch - ta, cao cả - thấp hèn,… Nguyễn Minh Châu nằm chung trong cảm hứng sáng tạo đó” [25; tr.233]. Nhà nghiên cứu phê bình người Nga N.Nikulin nhận xét: “Cảm hứng các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, như tự anh nói, trước hết là cố gắng “tìm cái 10 hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Và đó là chủ tâm trong sáng của Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật chính diện. “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kì diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó”. Nhận định về văn học Việt Nam trước 1975 và sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong thời kỳ này tựu chung lại tác giả đều có chung nhận xét về sự ảnh hưởng của khuynh hướng văn học lúc bấy giờ là phục vụ chính trị, “là con đẻ của Cách mạng và những cuộc chiến tranh lớn, văn học Việt Nam trước 1975 không thể không mang những đặc điểm của một nền văn học thời chiến… gắn bó với vận mệnh của Tổ quốc, trước 1975 văn học của chúng ta về cơ bản là một nền văn học sử thi” [26; tr.340]. Vì lẽ đó “Số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở những thời điểm lịch sử… Nguyễn Minh Châu thả con thuyền văn chương của ông xuôi theo cái dòng chảy đang có sức cuốn hút mạnh mẽ ấy” [26; tr.340]. 2.2. Sau 1975, Nguyễn Minh Châu được coi là người có công đầu trong đổi mới tư duy nghệ thuật, trong miêu tả con người, đề tài “Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn được coi là người đi tiên phong trong việc đổi mới văn học những năm 80. Có sự thay đổi lớn lao trong tư duy nghệ thuật, thể tài, bút pháp, giọng điệu, lời văn ở ngòi bút của anh so với giai đoạn sáng tác trước. Sự thay đổi và phát triển của tư duy nghệ thuật, xét đến tận gốc cái quan trọng nhất là sự thay đổi quan điểm nghệ thuật về con người. Nguyễn Minh Châu có được sự thay đổi này sớm so với đồng nghiệp” [26; tr.223]. Thời kỳ này ông nổi lên là nhà văn viết về đời thường với đầy đủ những sự kiện nhân thế. Sau 1975, con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hiện lên chân thực hơn, đa chiều bởi vì cách thể hiện bản chất hơn. Sự đổi mới ấy được ông chuyển tải hết trong tác phẩm của mình. [...]... cứu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975 13 3.2 Mục đích nghiên cứu 3.2.1.Phát hiện những vẻ đẹp của con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu 3.2.2 Chỉ ra đặc điểm miêu tả con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu 3.2.3 Thông qua hình ảnh con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật và sự vận động quan niệm. .. sâu về con người Con người trong văn học do đó là nơi thể hiện toàn bộ quan niệm nghệ thuật, dấu ấn thời đại, những vấn đề của phong cách, thế giới quan của nhà văn trong sự vận động của bản thân văn học và của đời sống Với một quan niệm giàu chất nhân văn sâu sắc nhưng cũng đầy niềm tin vào khả năng to lớn của con người, M Gorky đã nói về con người: Con người viết hoa, con người lao động, con người. .. thuật của ông 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam Chương 2 Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu Chương 3 Nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975 15 NỘI DUNG Chương 1 QUAN NIỆM... về sự vất vả của những người lao động Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, cuộc sống lao động của con người vừa là một bản anh hùng ca vừa là một bi kịch.” Sở dĩ có sự thay đổi này bởi Nguyễn Minh Châu không chấp nhận những quan niệm sơ lược đơn giản về con người và cuộc đời" [26; tr.344] Chính vì vậy, trong bài viết Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người: niềm tin pha lẫn lo âu, tác giả Phạm Quang... ấy nhưng lại quan tâm đến khía cạnh đời thường nhiều hơn 30 Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của sự đổi mới vì thế nhân vật trong tác phẩm của ông cũng nằm trong quy luật đó 1.2 Quá trình hình thành quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu 1.2.1 Quá trình hình thành quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu Con đường văn nghiệp mà Nguyễn Minh Châu vạch ra cho mình là con đường khẳng... của văn học 1945 - 1975 là con người quần chúng cách mạng Quan niệm con người trong ý thức nghệ thuật 1945 - 1975 được xây dựng trên cơ sở quan niệm về con người cách mạng, về quần chúng cách mạng, các nhà văn chú ý ưu tiên khám phá thể hiện và ngợi ca những con người của sự nghiệp chung - con người sử thi- con người thuộc về sức mạnh tập thể, sức mạnh cộng đồng Không gian hoạt động của những con người. .. thì nhà văn phải thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học và cũng là tiêu chuẩn để đánh dấu chiều sâu quan niệm của nhà văn 19 Trong văn học, con người là trung tâm Do đó quan niệm nghệ thuật về con người là phạm trù cơ bản,... thường về gia đình ở chính những người lính Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn về chiến tranh từ con người với số phận cá nhân chứ không phải là sự kiện, ở đó con người vừa chịu sự chi phối của hoàn cảnh vừa tác động lên nó Tính biện chứng của cuộc sống trước hết được Nguyễn Minh Châu lí giải bằng sự cắt nghĩa các tính cách Với Nguyễn Minh Châu tiêu chí để ông nhận diện con người là nhân cách, tính cách... đúng tài nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là những nghiên cứu về con người trong tác phẩm của ông sau 1975 Một số cá nhân yêu thích và quan tâm đến Nguyễn Minh Châu đã đi tìm hiểu con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu những cũng chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh và ở một số tác phẩm nhất định Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề nghiên cứu con người trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu một cách toàn diện... đề con người đã trở thành tâm điểm chú ý của văn học ở tất cả các khâu, từ những chuyện bếp núc của sáng tác đến khi tiếp nhận tác phẩm ở phía người đọc Tìm hiểu vấn đề này cũng là khám phá một phương diện quan trọng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn Nội hàm khái niệm con người rất rộng, có một số quan niệm của triết học về con người hữu ích đối với việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người . thuật của Nguyễn Minh Châu 29 5 Chương 2. Sự vận động của quan niệm về con người của Nguyễn Minh Châu từ trước 1975 đến sau 1975 34 2.1. Vẻ đẹp sử thi của con người trong tác phẩm Nguyễn. về con người và quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết và truyện ngắn tiêu biểu của ông trước và sau 1975 qua đề tài: Sự vận động quan niệm về con người của. SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU TỪ CỬA SÔNG ĐẾN CỎ LAU Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan