Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 - Từ góc nhìn nhân vật

154 421 0
Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 - Từ góc nhìn nhân vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy giáo, cô giáo, người thân trong gia đình cùng bạn bè và đồng nghiệp Vì vậy, khi hoàn tất luận văn này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới những người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu sắc nhất đối với PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú – Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Thầy đã mở ra cho tôi những vấn đề khoa học rất lý thú, hướng tôi vào nghiên cứu lĩnh vực khoa học hết sức thiết thực và vô cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi đã học hỏi được rất nhiều ở Thầy phong cách làm việc cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong tổ Lí luận văn học, khoa Ngữ văn, phòng Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu./. Hà Nội, tháng 12 năm 2011 Tác giả luận văn Ngô Thị Hải Vân 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Ngô Thị Hải Vân 3 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn 1 Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Mở đầu 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Đóng góp của luận văn 11 Cấu trúc luận văn 12 4 Nội dung Chương 1: Nhân vật trong tiểu thuyết sau 1975 về đề tài Chiến tranh cách mạng- Một cái nhìn toàn cảnh 13 1.1 Khái niệm nhân vật 13 1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết 13 1.2.1 Nhìn chung về nhân vật trong tiểu thuyết 13 1.2.2 Nhân vật của tiểu thuyết sử thi 15 1.2.3 Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh cách mạng sau năm 2000 19 1.3 Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 – 1975 về đề tài chiến tranh 22 1.3.1 Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 – 1975 về đề tài chiến tranh 22 1.3.2 Nét đặc thù của việc khám phát thể hiện số phận con người ở tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học cách mạng Việt Nam trước 1975 26 1.3.2.1 Tô đậm “những lựa chọn cao cả” 26 1.3.2.2 Né tránh thể hiện những bi kịch số phận 31 1.3.2.3 Ưu tiên sự kiện hơn là tâm lý 33 1.4 Nhân vật trong tiểu thuyết 1975- 1986 về đề tài chiến tranh 35 1.4.1 Nhân vật trong tiểu thuyết 1975- 1986 về đề tài chiến tranh 35 1.4.2 Những điều kiện đưa đến bước chuyể trong việc khám phá, phể hiện số phận nhân vật ở tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về đề tài chiến tranh 41 1.4.2.1 Hiện thực bề bộn của đất nước thời hậu chiến 41 5 1.4.2.2 Sự trăn trở về thiên chức của nhà văn 44 1.4.2.3 Ảnh hưởng của mảng tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học thế giới 46 Chương 2: Hình tượng người lính – Những nét đổi mới cơ bản từ phương diện loại hình nội dung 48 2.1 Đưa người lính trở về đời thường 2.1.1 Người lính – những số phận cá nhân 51 2.1.2 Người lính – nhân vật bi kịch, nhân vật bị chấn thương 56 2.1.3 Người lính – nhân vật bị tha hóa 61 2.1.4 Người lính – con người tự nhiên, bản năng 66 2.2 Hình tượng nhân vật kẻ thù trong tiểu thuyết 2004 – 2009 về đề tài chiến tranh 74 2.2.1 Con người với bản chất xấu xa: Độc ác gian trá 74 2.2.2 Con người với bản tính tự nhiên: với vẻ đẹp ngoại hình và ý thức về nhân cách 79 2.2.3 Con người với sự tự ý thức về bi kịch về cuộc đời 83 Chương 3: Hình tượng người lính- Những nét đổi mới chủ yếu từ phương diện hình thức 92 3.1 Độc thoại nội tâm cùng dòng ý thức 91 3.2 Nghệ thuật miêu tả không gian và thời gian 94 3.2.1 Các hình thức tổ chức không gian 96 3.2.1.1 Không gian sinh hoạt đời tư 96 3.2.1.2 Không gian tâm linh huyền thoại 100 3.2.2 Các kiểu tổ chức thời gian 105 3.2.2.1 Thời gian đồng hiện 106 3.2.2.2 Rút ngắn thời gian sự kiện, kéo dài thời gian tâm trạng 109 3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu 111 3.3.1 Ngôn ngữ 111 3.3.1.1 Ngôn ngữ đặc tả chiến trường. 111 3.3.1.2 Ngôn ngữ trữ tình giàu chất thơ. 113 3.3.1.3 Ngôn ngữ dân dã đời thường. 113 3.3.2 Giọng điệu. 115 Kết luận 118 Tài liệu tham khảo. 120 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Chiến tranh nhìn từ góc độ nhân tính tự nhiên là một hiện tượng bất thường. Bởi nó đem lại cho cả hai bên tham chiến những mất mát, đau thương, và sự thù hận. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta đã đi qua nhiều năm nhưng nỗi đau trong lòng người vẫn âm ỉ không nguôi. Vì vậy chiến tranh vẫn luôn là một trong những đề tài thu hút nhiều cây bút trong và ngoài quân đội suy ngẫm, khám phá, tái hiện và sáng tạo. Hoà vào dòng chảy của đề tài hấp dẫn đó, cuộc vận động sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng vẫn diễn ra 5 năm một lần và cuộc thi gần đây nhất được tổng kết vào cuối năm 2009 đã thu được nhiều thành tựu đáng mừng. Chúng ta có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu, “Ngày rất dài” (Nam Hà),”Những bức tường lửa”(Khuất Quang Thuỵ),” Thượng Đức” (Nguyễn Bảo),” Rừng thiêng nước trong” (Trần Văn Tuấn),” Bến đò xưa lặng lẽ” (Xuân Đức),” Tiếng khóc của nàng Út”(Nguyễn Trí Trung), “Sóng chìm” (Đình Kính) những tác phẩm này góp thêm cái nhìn mới, tiếng nói mới về hai cuộc chiến tranh của dân tộc. Cũng qua những tác phẩm này chúng ta phần nào thấy được sự vận động của văn học Việt Nam hôm nay nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng. 1.2 “Tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhậy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực”. Nói đến tiểu thuyết là nói đến vấn đề xây dựng nhân vật. Nhân vật chính là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới có chiều sâu và mang tính hình tượng. Nó còn là phương tiện khái quát hiện thực, thể hiện tư tưởng quan niệm của nhà văn về con người và thế giới.Tìm hiểu nhân vật trong 7 các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng là một hướng tiếp cận để thấy được sự vận động của văn học Việt Nam ở đề tài này, qua đó cũng hiểu thêm những vấn đề lý thuyết về nhân vật tiểu thuyết và thể loại tiểu thuyết. Thực hiện đề tài “Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975- Từ góc nhìn nhân vật”. Người viết muốn có cái nhìn khái quát, hệ thống của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh Việt Nam sau 1975, đặc biệt là đi sâu tìm hiểu những tiểu thuyết gần đây. Tuy nhiên do khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu cấp Thạc sĩ, luận văn này không thể giải quyết được mọi vấn đề của một khu vực tiểu thuyết đã phát triển rất sôi nổi ấy. Người viết lựa chọn phương diện nhân vật của tiểu thuyết giai đoạn này làm đề tài luận văn với mong muốn từ một góc độ hẹp, một phương diện cơ bản của nghệ thuật tiểu thuyết nhằm khảo sát một cách hệ thống, kĩ lưỡng để nhận diện và miêu tả thế giới nhân vật tiểu thuyết giai đoạn sau 1975, nhưng cố gắng tìm ra những nét đổi mới cơ bản của tiểu thuyết sử thi 2004-2009 ở phương diện nhân vật. Chiến tranh và người lính vẫn là nguồn đề tài có sức hút mạnh mẽ trong các sáng tác của các nhà văn. Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học đã có nhiều công trình, bài viết trực tiếp hay gián tiếp đề cấp đến nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh. Nhưng trên thực tế thì chưa có một bài viết, công trình nghiên cứu nào thể hiện một cái nhìn tổng quát, toàn diện và có hệ thống về việc thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết 2004 -2009 về đề tài chiến tranh. Vì vậy tác giả xin đi sâu tìm hiểu để có một nghiên cứu cụ thể về một phương diện quan trọng của tiểu thuyết: Nhân vật. Một vài ý kiến đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài chiến tranh cách mạng sau 1975. 8 Ngày 30 - 4 - 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền nam giành được thắng lợi trọn vẹn, mở ra một thời kỳ mới của đất nước. Đã tròn ba mươi năm kể từ ngày ấy, đất nước ta trải qua vô vàn khó khăn, thách thức, vượt qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của thời hậu chiến, và từ năm 1986 đã bước vào công cuộc đổi mới toàn diện. Văn học Việt Nam vốn gắn bó chặt chẽ với đời sống và vận mệnh của dân tộc, nên từ sau 1975 cũng dần chuyển sang một thời kỳ mới, với những đặc điểm và quy luật vận động khác trước. Sau 10 năm chuyển tiếp (1975 - 1985), nền văn học bước vào thời kỳ đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ, hoà nhập vào công cuộc đổi mới mọi mặt trên đất nước ta. Ba mươi năm văn học từ 1975 - 2005, đặc biệt là từ 1986, là một chặng đường chưa dài nhưng vô cùng phong phú, đa dạng tạo nên diện mạo vô cùng mới mẻ của nền văn học Việt Nam đương đại. Chiến tranh tuy đã rời xa hơn 30 năm nay nhưng những vấn đề hậu chiến còn đang rất nóng bỏng. Ấy là vấn đề hàn gắn vết thương chiến tranh, việc tìm hài cốt liệt sĩ, vấn đề chất độc màu da cam, công tác tháo gỡ bom mìn, chính sách đối với người có công Bởi vì các nhà văn hôm nay phần đông là những người đã trải qua chiến tranh vốn rất tha thiết với đề tài này. Trong bài viết: Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của các nhà văn cầm súng (VNQĐ, 4/1995), Tôn Phương Lan đã có sự khái quát lại về hình tượng người lính trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược cũng như đưa ra lý do cần có sự đổi mới ở thời kỳ sau 1975: “Viết về chiến tranh, về chủ nghĩa anh hùng, hình tượng anh bộ đội trong các sáng tác văn xuôi của thời kỳ chống mĩ đã hiện ra với vẻ đẹp lộng lẫy mang tính chất sử thi. Dĩ nhiên không thể nói rằng hình tượng kia là không chân thực. Chúng ta đã tiến hành chống xâm lược của một siêu cường. 9 Nếu không có những phẩm chất tốt đẹp kia thì chúng ta không thể làm nên chiến thắng. Song dầu là một cuộc sống trong chiến tranh thì cuộc sống đó vẫn phải tuân thủ theo những quy luật của cuộc đời. Những mặt trái của con người, của đời sống chiến tranh chưa được đề cập đã trở thành những hạn chế. Đó là lý do khiến cho sau 1975, văn xuôi viết về chiến tranh, cũng vẫn do những nhà văn mặc áo lính đảm nhận, đã nhanh chóng tìm sự hoà nhập chung vào sự đổi mới của văn học và người chiến sĩ viết văn lại bước vào một sự thử thách mới của bản lĩnh, nghề nghiệp”. Qua đó ta thấy được đổi mới cách viết về người lính trong chiến tranh là phải có cái nhìn toàn diện hơn về con người, bên cạnh “vẻ đẹp lộng lẫy mang tính sử thi” thì cần có “vẻ đẹp của sự giản dị, đời thường”. Quan tâm hơn đến con người, các tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng có sự mở rộng bình diện khám phá và tìm hiểu nhân vật, mang đến cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn về con người trong chiến tranh cũng như về chiến tranh. Điều này đã được Đinh Xuân Dũng đề cập đến trong bài viết “Đổi mới văn xuôi chiến tranh” đăng trên tạp chí Văn nghệ số 51/1990: “Nhiều nhà văn trong những năm gần đây đã không bằng lòng với việc miêu tả con người trong chiến tranh như các tác phẩm trước đây đã xuất hiện những loại tính cách hầu như rất mới, mà văn học chiến tranh trong các thời kỳ trước ít có. Thế giới tinh thần của con người trong chiến tranh không còn được miêu tả thống nhất trọn vẹn như trước, mà chứa nhiều mâu thuẫn kịch tính. Tính cách của mỗi người không phải được định hình ngay từ đầu mà thường xuyên biến đổi, luôn có những bước ngoặt, nhiều khi không thể lường trước được”. Vấn đề trên một lần nữa được khẳng định qua các bài viết của Nguyễn Hũu Quý, Nguyễn Thị Xuân Dung. 10 Những ý kiến, luận điểm được các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đưa ra phần nào giúp chúng tôi có được cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Việt Nam ở mảng đề tài chiến tranh cách mạng giai đoạn 1945 - 1975 và đặc biệt là giai đoạn sau năm 1975. Một vài ý kiến đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài chiến tranh cách mạng 2004 -2009. Nhận ra có sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người ở những tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng, một số tác giả đi vào tìm hiểu biểu hiện của sự đổi mới ở từng kiểu nhân vật. Về kiểu nhân vật tập thể trong Những bức tường lửa, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tú trên VNQĐ. 668. 7/2008 cho rằng : “nhân vật tập thể có tính đa chiều, góc cạnh hơn nên sinh động hơn, thật hơn”. Nhà phê bình cũng tỏ rõ sự quan tâm của mình đến một số nhân vật anh hùng. “Trong tiểu thuyết này (Thượng Đức) ranh giới giữa nhân vật và đời sống bị rút ngắn đến mức thấp nhất. Nhân vật không chỉ là một ánh hào quang toả chiếu mà đã có cái lấm láp bụi bặm của đời thường”, còn ở “Những bức tường lửa và Khúc bi tráng cuối cùng cấu trúc hình tượng của kiểu nhân vật này (tức kiểu nhân vật anh hùng)đã được nhận thức lại, quan niệm mới hơn, phức tạp, đa dạng, đa diện hơn”. Bên cạnh đó Nguyễn Thanh Tú còn đề cập đến kiểu nhân vật kẻ thù “Nhân vật thiếu tá Hồng Nhị trong Ngày rất dài và thiếu tướng Phạm Ngọc Tuấn trong Khúc bi tráng cuối cùng là nhữnh nhân vật kẻ thù được xây dựng khá công phu với một quan niệm nghệ thuật toàn diện hơn nên hiện ra sống động với một đời sống riêng khó lẫn”(I. 60). Bùi Việt Thắng khi đề cập đến kiểu nhân vật này đã chỉ ra : “Nhân vật thiếu tá quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng và nhân vật tiểu đoàn trưởng Hà Văn Lầu trong Thượng Đức đã được nhà văn”đối xử công bằng hơn”. Cả hai nhân vật này được nhà văn thể hiện cả phần “con người trong [...]... Với đề tài: Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 197 5- Từ góc nhìn nhân vật , luận văn nhằm: - Làm rõ sự vận động về mặt thể loại của tiểu thuyết sử thi Việt Nam viết về đề tài chiến tranh cách mạng từ sau 1975 và nhấn mạnh ở giai đoạn 20042009 - Cụ thể hoá một bước những vấn đề lý thuyết về nhân vật tiểu thuyết sử thi 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng: Nhân vật. .. phận nhân vật, gắn kết nhân vật - sự kiện” - là nhận xét của Bùi Thanh Minh Trên đây là các ý kiến bàn về nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết chiến tranh Nhưng các ý kiến này mới chỉ nghiên cứu ở những tác phẩm cụ thể, chưa có những khái quát chung về nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết này 1.3 Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh 1.3.1 Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 - 1975 về. .. về mảng đề tài này, các nhà văn chú ý miêu tả nhiều, sâu hơn đến tâm lý của nhân vật, vào cái thế giới bên trong mỗi con người 1.4 Nhân vật trong tiểu thuyết 197 5- 1986 về đề tài chiến tranh 1.4.1 Nhân vật trong tiểu thuyết 1975 - 1986 về đề tài chiến tranh Nhìn chung văn học từ sau 1975 đã phát triển theo 2 chặng : chặng đầu trong khoảng 10 năm từ 197 5- 1985 được coi là chặng chuyển tiếp, văn học từ. .. xã hội.” Nhân vật là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn mô tả thế giới một cách hình tượng” Tuỳ theo tiêu chí xác định, nhân vật trong văn học thường được chia thành các loại như: nhân vật chính- nhân vật phụ, nhân vật chính diện- nhân vật phản diện, nhân vật chức năng, tính cách, hành động 1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết 1.2.1 Nhìn chung về nhân vật trong tiểu thuyết Trong tiểu thuyết, nhân vật luôn... thuật xây dựng nhân vật thì dường như chưa có bài viết nào trực tiếp đề cập và chỉ ra Do vậy, với đề tài này, chúng tôi xin được tiếp tục phát triển theo cách của riêng mình Làm rõ sự vận động về mặt thể loại của tiểu thuyết sử thi Việt Nam viết về đề tài chiến tranh cách mạng từ sau 1975 và nhấn mạnh ở giai đoạn 200 4-2 009 - Cụ thể hoá một bước những vấn đề lý thuyết về nhân vật tiểu thuyết sử thi 13... tượng: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh sau 1975 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Các tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 12 - Đặc biệt đi sâu tìm hiểu các tiểu thuyết tham gia giải thưởng Bộ Quốc Phòng 2004 - 2009 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi thực hiện đề tài này, người viết có sử dụng một số phương pháp sau : Phương pháp hệ thống: hệ thống những chi tiết, nhân vật theo các luận... được cái nhìn bao quát về những vấn đề của tác phẩm, đồng thời đưa ra những ý kiến chủ quan của người viết Phương pháp so sánh : chúng tôi cũng tiến hành so sánh nhân vật tiểu thuyết với các nhân vật của các thể loại khác trong cùng một thời kỳ, so sánh nhân vật tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng giai đoạn trước đổi mới với giai đoạn sau đổi mới, đối chiếu các nhân vật không chỉ về mặt... và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai qua 3 chương : Chương 1 : Nhân vật của tiểu thuyết sau 1975 về đề tài chiến tranh Cách Mạng- Một cái nhìn toàn cảnh Chương 2 : Hình tượng Người lính - Những nét đổi mới cơ bản từ phương diện loại hình nội dung Chương 3 : Hình tượng người lính - Những nét đổi mới chủ yếu từ phương diện hình thức PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT... Trong tiểu thuyết nhân vật là đứa con tinh thần, là sản phẩm của vốn sống nhà văn, là nơi thể hiện rõ nhất quan điểm nghệ thuật, quan niệm của nhà văn về cuộc sống 1.2.2 Nhân vật của tiểu thuyết sử thi Xuyên suốt các sử thi của mọi thời đại là hai kiểu nhân vật chủ yếu : nhân vật anh hùng và nhân vật nhân dân Đây là hai kiểu nhân vật có ý nghĩa loại hình tiêu biểu cho thế giới nghệ thuật sử thi Nhân vật. .. 1975 về đề tài chiến tranh Trong giai đoạn văn học 1945 - 1954 tiểu thuyết chưa thực sự phát triển và do vậy tiểu thuyết viết về chiến tranh và hình tượng người lính mới chỉ là sự manh nha và góp mặt rất khiêm tốn như “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi, “Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm, “Con Trâu” của Nguyễn Văn Bổng Nhìn chung những tiểu thuyết này đã bám sát được những sự kiện trọng đại của cuộc kháng chiến “toàn . đề tài: Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 197 5- Từ góc nhìn nhân vật , luận văn nhằm: - Làm rõ sự vận động về mặt thể loại của tiểu thuyết sử thi Việt Nam viết về đề tài. đề tài này, qua đó cũng hiểu thêm những vấn đề lý thuyết về nhân vật tiểu thuyết và thể loại tiểu thuyết. Thực hiện đề tài Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 197 5- Từ góc. 1: Nhân vật trong tiểu thuyết sau 1975 về đề tài Chiến tranh cách mạng- Một cái nhìn toàn cảnh 13 1.1 Khái niệm nhân vật 13 1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết 13 1.2.1 Nhìn chung về nhân vật

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan