Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

85 348 0
Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THỊ THƯỢNG Tên đề tài: T VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN HỘ Ở XÃ TUẤN MẬU HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển Nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THỊ THƯỢNG Tên đề tài: T VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN HỘ Ở XÃ TUẤN MẬU HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển Nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : 42 - PTNT Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Dương Văn Sơn Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi đã hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tại xã Tuấn Mậu - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang với đề tài: “Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”. Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp Đại học em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo của các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Tuấn Mậu - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên PGS.TS. Dương Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập để em hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, song trong quá trình viết và hoàn thiện chuyên đề không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong các thầy giáo, cô giáo, chỉnh sửa bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè đã tạo điều kiện và khích lệ em hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 09 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Lý Thị Thượng LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của các trường Đại học nói chung và của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen dần với thực tế, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt được phương pháp tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm túc, sáng tạo để khi ra trường trở thành một kĩ sư Phát triển nông thôn có chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước. Từ những mục tiêu đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn và sự tiếp nhận của cơ sở tôi đã tiến hành đề tài: “Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè để đề tài được thực hiện tốt hơn. Thái Nguyên, ngày 09 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Lý Thị Thượng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động giai đoạn 2011 - 2013 32 Bảng 4.3: Lao động xã Tuấn Mậu chia theo giới tính giai đoạn 2011 – 2013 34 Bảng 4.4: Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa bàn xã 35 Bảng 4.5: Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kỳ 2011 - 2016 41 Bảng 4.6: Tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tại xã nghiên cứu 42 Bảng 4.7: Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng 43 Bảng 4.8: Sự phân công lao động của nông hộ trong khâu sản xuất nông nghiệp 46 Bảng 4.9: Phân công lao động trong các hoạt động khác 49 Bảng 4.10: Tình hình tiếp cận thông tin của phụ nữ xã Tuấn Mậu 51 Bảng 4.11: Tình hình quản lý tài chính của hộ 55 Bảng 4.12: Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới 61 và công cuộc phát triển 61 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 54 Hình 4.2: Trình độ văn hóa của phụ nữ trong các nhóm hộ 57 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành ĐBQH : Đại biểu quốc hội ĐVT : Đơn vị tính KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KH - KT : Khoa học kỹ thuật KT - XH : Kinh tế xã hội NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TC - CĐ - ĐH : Trung cấp - Cao đẳng - Đại học TDTT : Thể dục thể thao TH & THCS : Trung học và trung học cơ sở TM - DV : Thương mại - dịch vụ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Uỷ ban nhân dân MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan 4 2.1.1. Khái niệm về giới và các thuật ngữ liên quan 4 2.1.2. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế, nông thôn 7 2.1.3. Khái niệm, đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân, kinh tế nông thôn 7 2.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 8 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 10 2.4. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam 12 2.5. Thực trạng phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 13 2.6. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn 17 2.6.1. Về vấn đề sức khoẻ 17 2.6.2. Về chuyên môn kỹ thuật 19 2.6.3. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định 19 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Nội dung nghiên cứu 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu 25 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 25 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 25 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 26 3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 26 PHẦN 4 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa phương 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Tuấn Mậu 31 4.2. Vai trò và đóng góp của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu 40 4.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra ở xã 40 4.2.2. Vai trò trong tham gia công tác xã hội và hoạt động xã hội 41 4.2.3. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập 45 4.2.4. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận thông tin - truyền thông 51 4.2.5. Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ 53 4.2.6. Vai trò trong việc giáo dục đào tạo và nâng cao trình độ 56 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn 58 4.3.1. Yếu tố thuận lợi 58 4.3.2. Yếu tố cản trở 59 4.3.3. Nhận xét chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tuấn Mậu - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang 62 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn 63 4.4.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ 63 4.4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn 64 PHẦN 5 . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67 5.1. Kết luận 67 5.2 Khuyến nghị 68 5.2.1. Đối với Nhà nước 68 5.2.2. Đối với chính quyền, đoàn thể địa phương 68 5.2.3. Đối với người dân 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những lao động trong xã hội bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hoá dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ [26]. Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy thuốc của gia đình. Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng,… Ở khu vực nông thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phương làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam. [...]... thực hiện trong năm 2014 3.2 Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa phương - Vai trò và đóng góp của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình tại xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang + Vai trò trong tham gia công tác xã hội và hoạt động xã hội + Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập + Vai trò của phụ nữ trong tiếp... trị và xã hội Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn Phụ nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển kinh... trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to lớn của phụ nữ, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển của hộ ở xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh... trạng vai trò và đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội của hộ gia đình nông thôn tại địa bàn nghiên cứu - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề... tiếp cận thông tin truyền thông + Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ + Vai trò trong việc giáo dục đào tạo và nâng cao trình độ - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn 25 3.3 Phương... cứu trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ và chúng ta: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như thế nào? Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay ra sao? Giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ? Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông...2 Tuấn Mậu là một xã miền núi của huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống, và có đến 50,5% dân số là phụ nữ Lực lượng này đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các... 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Tuấn Mậu là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây Nam của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - Phía Bắc giáp với xã Tuấn Đạo - Bồng Am, - Phía Đông giáp với thị trấn Thanh Sơn - xã Thanh Luận, - Phía Nam giáp với xã Tràng Lương - huyện Đông Triều và xã Thượng Yên Công - thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh, - Phía Tây giáp với xã Lục Sơn - huyện Lục Nam, Cách trung tâm huyện lỵ là thị... được mục tiêu bình đẳng thật sự 2.5 Thực trạng phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn Thực trạng phụ nữ Việt Nam: Là một nước có nền công nghiệp chưa phát triển, Việt Nam hiện có khoảng gần 80% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó phụ nữ chiếm trên 50%, nhưng họ là nhóm người yếu thế và thiệt thòi nhất trong xã hội, không được như đội ngũ... trọng đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội - Trong sinh hoạt cộng đồng: Phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động cộng đồng tại xóm, thôn bản Như vậy, dù được thừa nhận hay không thừa nhận, thực tế cuộc sống và 10 những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong bước tiến của nhân loại Phụ nữ cùng lúc phải . tiến hành thực tập tại xã Tuấn Mậu - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang với đề tài: Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển hộ ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang . Trong quá trình nghiên. vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tuấn Mậu - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang 62 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh. Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển của hộ ở xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan