hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai

134 1.2K 4
hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II TRẦN THỊ THANH THUỶ THI PHÁP NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT ĂN MÀY DĨ VÃNG VÀ KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG CỦA CHU LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC HÀ NỘI, 5 – 2012 1 Lời cảm ơn Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất đến PGS.TS Hà Công Tài- người đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các Thầy, Cô giáo trong tổ Lí luận văn học trường đại học sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2012 Học viên Trần Thị Thanh Thủy 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chiến tranh kết thúc, lịch sử đất nước sang trang mới. Hiện thực đời sống có nhiều biến đổi, đặc biệt từ sau đại hội Đảng lần thứ VI. Văn học Việt Nam cũng có những bước vận động và biến chuyển về nhiều mặt để đáp ứng những yêu cầu đa dạng và phức tạp của thời đại mới. Trong sự vận động chung đó, tiểu thuyết thể hiện sự nhận thức lại hiện thực và mở rộng quan niệm nghệ thuật về con người. Tiểu thuyết đã xây dựng được hệ thống nhân vật mang nhiều đặc trưng của thời đại mới. Nếu ở giai đoạn trước 75, nhân vật tiểu thuyết thường mang tính sử thi, cao cả, thì từ sau 75, do hiện thực và quan niệm về con người đã có nhiều thay đổi, con người được nhận thức với tất cả sự phức tạp, đa chiều, vừa vĩ đại vừa đời thường, con người luôn tự đấu tranh để vươn tới sự hoàn thiện bản thân… thì nhân vật tiểu thuyết cũng mang những nét mới. Khi văn học nước nhà đang có những đổi mới quan trọng thì nghiên cứu thi pháp nhân vật có một ý nghĩa đặc biệt. Bởi lẽ nói như nhà văn Tô Hoài “nhân vật là nội dung duy nhất, tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”, “ Nhân vật là trụ cột sáng tác, phải chuẩn bị cho nhân vật trước tiên”[31]. Hơn nữa tiểu thuyết của Chu Lai có những nét tiêu biểu cho dòng tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, vì thế chúng tôi chọn tiểu thuyết của ông để hình thành đề tài luận văn. 1.2. Chu Lai là nhà văn từng trực tiếp chiến đấu ở chiến trường. Vốn sống, tài năng, niềm khát khao luôn tự làm mới mình khiến văn Chu Lai không lẫn vào bất cứ phong cách văn nào khác. Nhiều tác phẩm của ông đã khắc thành công những tính cách được tôi luyện trong lò lửa chiến tranh, những số phận. 3 Như nhiều nhà văn cùng thời, Chu Lai thay đổi điểm nhìn hiện thực từ điểm nhìn dân tộc sang điểm nhìn thế sự, đời tư. Nhân vật vì thế được xem xét ở nhiều góc độ, cụ thể và toàn diện hơn. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai phong phú đa dạng, nhiều tầng lớp, nhiều hạng người, nhiều kiểu loại: Kẻ phản bội, người anh hùng, con người ngoan cường, dũng cảm, cao thượng trong chiến tranh, con người bị tha hoá, con người phải đấu tranh để tránh những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của những cám dỗ vật chất hiện tại…Con người luôn ở ranh giới của tốt - xấu, thiện – ác… 1.3. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết bàn về tác phẩm của Chu Lai và những vấn đề đặt ra. Phần lớn khẳng định những thành công của nhà văn. Ý kiến của một số nhà văn, nhà nghiên cứu như: Hồng Diệu, Phạm Thị Hằng, Nguyễn Hoà, Bùi Việt Thắng, Xuân Trường… chủ yếu đề cập vấn đề số phận con người sau chiến tranh, hiện thực đời sống của người lính trong chiến tranh và trong thời bình, thời gian nghệ thuật, cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai. Người lính là nhân vật trung tâm trong các tiểu thuyết của Chu Lai. Có thể thấy nhiều vấn đề của hiện thực, và quan niệm đều liên quan đến loại nhân vật này. Các công trình nghiên cứu và các ý kiến tranh luận đã xoay quanh nhiều vấn đề trong tiểu thuyết Chu Lai, trong đó có vấn đề nhân vật. Song vẫn còn những nét riêng biệt cần nghiên cứu cho phép chúng tôi chọn và tiếp cận đề tài Thi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai. Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng là hai tác phẩm tiêu biểu viết về chiến tranh và người lính của Chu Lai, với hai hướng tiếp cận khác nhau. Ăn mày dĩ vãng là một dấu ấn trong sáng tác của Chu Lai.Tác phẩm đạt giải thưởng Hội đồng văn học chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang (Hội nhà văn- 1993), giải thưởng Bộ Quốc Phòng năm 1994. Tác phẩm đã 4 chinh phục đông đảo bạn đọc bởi cách khai thác đề tài chiến tranh theo chiều hướng quan tâm tới khía cạnh bi kịch của số phận con người trong chiến tranh và khi họ trở về với cuộc sống thời bình. Đó là cảm nhận của người lính về chiến tranh khi họ đã ra khỏi cuộc chiến. Người lính hiện lên với tất cả tinh thần chiến đấu, hi sinh, tình yêu, lòng căm thù, sự yếu đuối, sự giằng xé…Sự thật được phơi bày với cái nhìn khách quan mà đầy đau xót, tiếc nuối. Khúc bi tráng cuối cùng ra đời gần đây hơn. Tác phẩm bao trùm nỗi ám ảnh về chiến tranh chưa bao giờ dứt, nhưng được viết theo khuynh hướng sử thi. Nhà văn chỉ miêu tả một phương diện ở người lính, người lính hiện lên hoàn toàn trong tư thế chiến đấu, quyết chiến quyết thắng Tác phẩm là khúc ca bi tráng cuối cùng cho cuộc chiến tranh ròng rã hàng thập kỷ để lại bao tang tóc đau thương, cho chiến thắng. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng đem lại một đóng góp nhỏ cho sự đánh giá, khẳng định chung về những thành công của Chu Lai. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai làm nổi bật nét đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai. Đồng thời góp phần tìm hiểu lĩnh vực khoa học thi pháp nhân vật tiểu thuyết. Khẳng định thành công và chỉ ra những hạn chế của Chu Lai trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, góp phần đánh giá vị trí của Chu Lai trong nền văn học đương đại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tập trung tìm hiểu Thi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai. Luận văn chỉ khảo sát chủ yếu ở hai tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng, các tác phẩm khác của nhà văn chỉ sử dụng làm tài liệu hỗ trợ và so sánh để làm rõ vấn đề khi cần thiết. 5 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Luận văn Thi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai, sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu thi pháp học, tập trung làm sáng tỏ lý luận thi pháp nhân vật tiểu thuyết. 4.2. Nghiên cứu vấn đề từ hai chiều đồng đại và lịch đại, có những đối chiếu, so sánh và đánh giá. Nhìn nhận vấn đề trên cơ sở lý luận thi pháp học hiện đại, đối chiếu với lý luận thi pháp học truyền thống. Bám sát lý luận về tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết và đặc trưng thể loại tiểu thuyết. 4.3. Phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác, chủ yếu là phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Nhân vật tiểu thuyết và hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng. Chương 2: Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng. 6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VÀ HỆ THỐNG NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT ĂN MÀY DĨ VÃNG VÀ KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG. 1.1. Nhân vật tiểu thuyết 1.1.1. Trước khi đề cập đến nhân vật tiểu thuyết và thi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng cần tìm hiểu về vấn đề nhân vật văn học. Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người. Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái văn học hoặc một dòng phong cách. Tô Hoài trong ý thức sáng tác đã nhấn mạnh “ Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”[31; tr.62] Theo Từ điển văn học: Nhân vật văn học- “ thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người”. [22; tr.1254] Theo giáo trình Lý luận văn học- Phương Lựu (chủ biên) “ Nhân vật văn học là con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học.” [63; tr.277] Căn cứ theo những quan niệm trên về nhân vật văn học, có thể hiểu rộng nhân vật trong tác phẩm văn học bao gồm: nhân vật có tên hoặc không 7 có tên, được miêu tả đầy đặn về ngoại hình, nội tâm, tính cách và tiểu sử( thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch); hoặc có những nhân vật không được miêu tả những nét trên nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn(nhân vật trần thuật) hoặc nhân vật chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận( nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình). Khái niệm nhân vật có khi còn được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm.( Ví dụ: nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtoi là nhân dân.) Chức năng quan trọng nhất của nhân vật văn học là phản ánh hiện thực. Bởi nhân vật được miêu tả hướng tới xây dựng hình tượng để phản ánh hiện thực, cắt nghĩa đời sống. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Vì vậy nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người thật ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học khác nhân vật trong hội họa, điêu khắc ở chỗ nó bộc lộ mình trong “hành động” và “ quá trình”. Nhân vật văn học luôn hứa hẹn những điều sẽ xảy ra và những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp. Nhân vật văn học mang tính chất “hồi cố” vì mỗi bước phát triển đều làm nhớ lại công thức nhận biết ban đầu, làm cho nó sâu thêm hoặc điều chỉnh cho nó xác đáng nhưng không bao giờ bỏ quên hoặc xa rời chuẩn ban đầu. Khi nói đến nhân vật văn học người ta còn đề cập đến khái niệm vai văn học. Mỗi nhân vật trong tác phẩm văn học bao giờ cũng được miêu tả như một loại hình nhân cách, một mô hình cá nhân, nhờ vậy mà người đọc luôn có thể cảm nhận nhân vật văn học như một chỉnh thể còn được gọi là vai văn học. Nhân vật văn học luôn đảm nhận vai văn học cụ thể xác định có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng tác phẩm. 8 Văn học phản ánh hiện thực qua việc xây dựng nên các nhân vật- các tính cách xã hội bởi tính cách xã hội là kết tinh các quan hệ đời sống. Tính cách là cơ sở của hình tượng nhân vật, tính cách giúp người đọc cảm nhận nhân vật như một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, sinh động. Như vậy nhân vật có một đặc trưng rất quan trọng, đó là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Tính cách trong nghĩa rộng nhất là sự thể hiện các phẩm chất xã hội, lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với các phẩm chất thuộc bản thể con người. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Tính cách còn được hiểu như là đặc điểm nhân vật, khuynh hướng xã hội và quy luật hành động của nhân vật. Tính cách vừa là sự thống nhất hữu cơ giữa phương diện tâm sinh lý với phương diện tư tưởng, tình cảm xã hội, vừa là sự thống nhất biện chứng giữa cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Tính cách trở thành hiện tượng thẩm mỹ khi nó miêu tả được những con người cụ thể, sống động. Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình. Mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường nên nhân vật còn có một đặc điểm quan trọng nữa là nhân vật như cầu nối dẫn dắt ta vào thế giới nghệ thuật và cuộc sống thực tại. 1.1.2. Nhân vật như vậy là phương diện rất quan trọng của tác phẩm, mang trong mình chức năng riêng và bản thân nó cũng có những biểu hiện loại hình rất đa dạng. Lí luận văn học đưa ra nhiều căn cứ để phân chia loại nhân vật. Căn cứ vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể có thể phân thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hay tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan 9 đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong nhân vật chính của tác phẩm nổi lên những nhân vật xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa, đó là nhân vật trung tâm. Nhân vật trung tâm là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện các vấn đề trung tâm của tác phẩm. Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ. Chúng là bộ phận không thể thiếu, hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm. Ngoài ra, có thể căn cứ vào phương diện hệ tư tưởng, quan hệ với lý tưởng, nhân vật được chia làm nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Sự phân biệt này gắn với những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội. Nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm, tư tưởng đạo đức tốt đẹp của tác giả, cũng có khi của dân tộc, thời đại. Thường là, nhân vật chính diện thời nào cũng tập trung lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mỹ thời đại mình. Nhân vật phản diện mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng, đáng lên án, đáng phủ định. Ngày nay, các nhà văn hiện thực đã đổi mới khái niệm nhân vật chính diện. Họ khẳng định nội dung, lí tưởng của nó, nhưng giải phóng nó khỏi sự lí tưởng hóa. Các phẩm chất chính diện ở đây phản ánh các phẩm chất chính diện của con người hiện thực, bộc lộ trong thực tế, được nhà văn khái quát nâng cao chứ không tưởng tượng ra. Trong nhân vật hiện thực, không dễ tách bạch nhân vật chính diện và phản diện, việc phân biệt này có khi chỉ mang tính chất tương đối, ước lệ. Khi liệt nhân vật vào phạm trù nào, chủ yếu là xét khuynh hướng xã hội và phẩm chất cơ bản của nó. Ngoài ra, còn một số kiểu cấu trúc nhân vật khác như: nhân vật chức năng, nhân vật “loại hình”, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Nhân vật chức năng (hay nhân vật mặt nạ) là loại nhân vật không có đời sống nội tâm. Các đặc điểm phẩm chất nhân vật cố định từ đầu đến cuối. Sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất định. [...]... cách nhân vật 23 Chương 2 KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĂN MÀY DĨ VÃNG VÀ KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG Cùng viết về chiến tranh và người lính nhưng hai tác phẩm Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng lại có xu hướng khai thác hi n thực rất riêng Vì thế mỗi tác phẩm lại xây dựng cho mình kiểu loại nhân vật khác nhau Ăn mày dĩ vãng là tiểu thuyết sử thi nhưng nghiêng về số phận của người lính trong chiến... chất văn xuôi và yếu tố bề bộn của cuộc đời Nhân vật của hai tiểu thuyết này được khai thác ở khía cạnh đời tư và đầy nếm trải, từng trải trong cuộc đời Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai mang nét chung của hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết hi n thực Các nhân vật có chức năng miêu tả hoàn cảnh, dẫn ta vào đời sống của con người trong chiến tranh,... thể hi n rõ hơn khi tìm hi u nhân vật trong tiểu thuyết của các nhà văn cụ thể 16 1.2 Hệ thống nhân vật- Chức năng miêu tả hoàn cảnh của nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng 1.2.1 Hệ thống nhân vật là sự tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể góp phần tạo ra không gian nghệ thuật của tác phẩm, thể hi n chức năng miêu tả hoàn cảnh của nhân vật Mối quan hệ thường thấy của. .. 15 thuật của tác giả Ngoài phương thức, phương tiện và bi n pháp thể hi n nhân vật nói chung, ở từng loại tiểu thuyết cụ thể, nhà văn có những cách thể hi n nhân vật riêng, sao cho nhân vật mà nhà văn xây dựng thể hi n được quan niệm về con người của tác giả và vấn đề tư tưởng tác phẩm Điều cần chú ý khi tìm hi u về nhân vật trong tiểu thuyết hi n đại là nhân vật chủ yếu bộc lộ mình trong chiều sâu... “ tiểu thuyết đi đầu trong tiến trình phát triển của toàn bộ văn học thời đại mới”[2.tr.28] Do vai trò to lớn của tiểu thuyết như vậy nên việc nghiên cứu về thi pháp nhân vật tiểu thuyết- vấn đề trung tâm của nghệ thuật tiểu thuyết, là việc làm rất được quan tâm trong giới nghiên cứu văn học Nhân vật tiểu thuyết trước hết là nhân vật văn học, vì thế nó mang những đặc điểm chung của nhân vật văn học... dạng nhằm thể hi n các khía cạnh vô cùng phong phú của cuộc sống Việc hình dung sự đa dạng đặc bi t của nhân vật tiểu thuyết là quan trọng và cần thiết để tiếp cận tìm hi u thi pháp nhân vật tiểu thuyết Chu Lai 12 Tiểu thuyết là thành tựu to lớn của văn học thế giới nói chung Theo nhà bác học Nga, nhà nhân văn lỗi lạc bậc nhất thế kỷ XX Mikhaiin Mikhailovich Bakhtin( 1895- 1975) “ Tiểu thuyết là sản... dung nhân vật và kiểu loại nhân vật Không nên hi u sự phù hợp giữa nội dung và kiểu loại nhân vật theo lối một chiều Bởi vậy, từ góc độ thi pháp học, ta có thể thấy nhân vật văn học vừa là con người cụ thể được miêu tả bằng các phương tiện văn học, lại vừa là một cấu trúc chức năng 1.1.4 Nhân vật như vậy là hình thức văn học để phản ánh hi n thực Nhân vật văn học nói chung, nhân vật tiểu thuyết nói... xã hội Nhân vật trong tác phẩm ngoài việc thực hi n vai trò văn học còn thực hi n vai trò xã hội Qua hệ thống nhân vật, ta phần nào thấy được mối quan hệ nội tại trong phẩm và những vấn đề hi n thực cùng nội dung tư tưởng mà nhà văn gửi gắm Chu Lai tổ chức, cấu trúc nhân vật của mình trong từng tiểu thuyết để tạo hi u quả nghệ thuật 1.2.3 Ăn mày dĩ vãng, các nhân vật thể hi n cả quan hệ đối lập và bổ... qua lại giữa văn học và đời sống hi n thực nhưng nhân vật văn học không đồng nhất với hi n tượng đời sống hi n thực Vì vậy, nhân vật chỉ xuất hi n qua sự tường thuật, miêu tả bằng các phương tiện văn học Nhân vật đa dạng, phong phú đến đâu thì phương thức và bi n pháp thể hi n nó cũng đa dạng, phong phú đến đó Miêu tả nhân vật, nhà văn phải sử dụng rất nhiều loại chi tiết Văn học dùng chi tiết để miêu... làng Y’Blim và những người cán bộ cách mạng khác trong tác phẩm, người đọc thấy yên lòng, vững tin vào một chiến thắng có cơ sở của dân tộc Có thể nói, Khúc bi tráng cuối cùng là khúc ca bi tráng về cuộc chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta Dù tính cách nhân vật chưa có sự phức tạp và khắc sâu trong tâm lí, tính cách, vai trò của nhân vật còn dàn trải nhưng người đọc yêu các nhân vật anh hùng . vật tiểu thuyết 1.1.1. Trước khi đề cập đến nhân vật tiểu thuyết và thi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng cần tìm hi u về vấn đề nhân vật văn học. Nhân vật. thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng. 6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VÀ HỆ THỐNG NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT ĂN MÀY DĨ VÃNG VÀ KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG. 1.1. Nhân. tượng và phạm vi nghiên cứu Tập trung tìm hi u Thi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai. Luận văn chỉ khảo sát chủ yếu ở hai tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng

Ngày đăng: 23/07/2015, 17:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • 5. Kết cấu luận văn

  • Chương 1:

  • NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT

  • VÀ HỆ THỐNG NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT ĂN MÀY DĨ VÃNG VÀ KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG.

  • 1.1. Nhân vật tiểu thuyết

  • 1.2. Hệ thống nhân vật- Chức năng miêu tả hoàn cảnh của nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng.

  • Chương 2

  • KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĂN MÀY DĨ VÃNG VÀ KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG.

  • 2.1. Người lính trong chiến đấu, với lí tưởng cao cả, tình yêu mãnh liệt, tình đồng đội thuỷ chung

  • 2.2. Người lính những phút yếu mềm chân thật

  • 2.3. Người lính thời bình và những lo toan hụt hẫng giữa đời thường

  • 2.4.Những kẻ lầm đường lạc lối làm tay sai cho giặc.

  • Chương 3

  • NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĂN MÀY DĨ VÃNG VÀ KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG

  • 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan