Nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều trần của Hoàng Quốc Hải

84 557 8
Nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều trần của Hoàng Quốc Hải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nước ta đang trong quá trình hội nhập và tiến hành, công nghiêp hóa – hiện đại hóa đất nước . Q uá trình này luôn phải bắt nguồn từ quá khứ lịch sử để từ đó có những quyết sách phù hợp với tâm lí, tính cách dân tộc. Lịch sử đóng vai trò sứ mệnh cao cả là nền tảng, là bệ đỡ cho dân tộc ấy phát triển. Và một bài học đặt ra là phải có định hướng như thế nào để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Vì thế tiểu thuyết lịch sử đã góp thêm một tiếng nói mới mẻ góp phần giáo dục làm cho mọi người hiểu biết, am hiểu sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam. Đúng như Hồ Chủ tịch đã nói: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Lặng lẽ và cần cù lao động sáng tạo, năm 1993, bộ tiểu thuyết lịch sử gồm 4 tập: "Bão táp cung đình", "Huyền Trân công chúa", "Thăng Long nổi giận" và "Vương triều sụp đổ" được xuất bản lần đầu tiên. Mỗi cuốn sách nói về những nhân vật có vị thế của đời nhà Trần, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử dân tộc. Bộ tiểu thuyết đã được trao giải "Bùi Xuân Phái - vì tình yêu Hà Nội" (2008). Đây là giải không phải thật sự tầm cỡ, nhưng những khao khát tìm hiểu, lý giải lịch sử và ý tưởng - muốn "văn học hoá lịch sử", bộ tiểu thuyết đã làm nên tên tuổi của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Sau này ông viết thêm hai tập: "Đuổi quân Mông - Thát" (chống giặc Nguyên - Mông lần I) và "Huyết chiến Bạch Đằng" (chống giặc Nguyên - Mông lần thứ III). Do đó, "Bão táp triều Trần" gồm 6 tập. Hoàng Quốc Hải là một nhà văn "chín muộn". Dịp kỉ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, ông đã góp mặt với cái tuổi 73 (tuổi ta). Cách đây 20 năm, ở tuổi ngoài "ngũ thập nhi tri thiên mệnh", ông cặm cụi mở những dòng đầu tiên về triều đại nhà Lý, sau khi đã hoàn thành cơ bản bộ tiểu 2 thuyết về nhà Trần. Không có nhà Lý, sẽ không có một triều đại hiển hách võ công, rực rỡ văn hiến như nhà Trần. Thêm một lần nữa, ông lại lội dòng lịch sử. Bộ tiểu thuyết gồm 4 tập: "Thiền sư dựng nước", "Con ngựa nhà Phật", "Bình bắc dẹp nam", "Con đường định mệnh", đã "lấy đi" của ông gần 20 năm cuộc đời, nói như Hoàng Quốc Hải là đã "dốc cả tâm lực và trí tuệ ra viết ". Con đường "văn học hoá lịch sử" ấy là không thể khác khi nhà văn viết về lịch sử, nhất là trong hoàn cảnh nước ta. Các bộ chính sử không nhiều, lại có phần giản lược, các nguồn dã sử, truyện dân gian và cái gọi là truyền thuyết, thần phả nhiều khi cũng ngộ nhận và hoang đường. Đứng trước một nguồn tư liệu không lấy gì làm phong phú ấy, viết về lịch sử đòi hỏi nhà văn phải có bản lĩnh, sự hiểu biết sâu rộng tri thức, văn hoá và có cách nhìn khoa học của một nhà sử học. Cả hai bộ tiểu thuyết "Tám triều vua Lý" và "Bão táp triều Trần" được xuất bản với hình thức đẹp, chất lượng bản in tốt như vậy là có sự góp công lớn, cùng sự "liều lĩnh" của nhà sách Vạn Niên - một nhà sách mới ra mắt đã dám chọn bộ sách không dễ kinh doanh như thế. Rõ ràng đây là hai bộ sách đáng trân trọng - không phải là hai "lẵng hoa" chào mừng đại lễ Thăng Long - Hà Nội nghìn năm - vì tác phẩm văn học đích thực không cần phải với lễ lạt, hội hè. Chỉ mong sao có nhiều bạn đọc bỏ công sức, bỏ thời gian để "liều mình" cùng tác giả Có thể nói, từ những thập niên cuối của thế kỉ XX, trong xu thế đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải đã trở thành một hiện tượng thu hút nhiều sự chú ý của độc giả Vì lẽ đó, chúng tôi quyết định đi vào tìm hiểu đề tài “Nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần”. Chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn thoả đáng về một hiện tượng tiểu thuyết độc đáo trên cơ sở nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói. 3 Chọn đề tài: “Nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải, chúng tôi muốn có cái nhìn rõ hơn về nhân vật lịch sử và nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông. Nhằm mục đích góp tiếng nói cá nhân của mình trong việc đánh giá tác giả, tác phẩm trong văn học, đặc biệt là dịp để bản thân người viết luận văn cũng củng cố được nhiều kiến thức quý báu về lịch sử dân tộc và kiến thức chung về lí luận nhân vật trong nghiên cứu và giảng dạy. Trong nền văn học nước nhà đương đại, tiểu thuyết lịch sử ngày càng đóng vai trò vị trí quan trọng, và có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội. Đặc biệt tiểu thuyết lịch sử không chỉ có sứ mệnh văn học mà còn nhằm mục đích giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử của dân tộc. Nhưng để làm nên thành công của tác phẩm phần lớn là nhà văn đã xây dựng thành công được những hình tượng nhân vật lịch sử. Tuy nhiên cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu đề cập một cách toàn diện nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Những hình tượng của tiểu thuyết lịch sử là những biểu tượng của một thời kì vừa vàng son anh hùng, cũng có khi là đau thương của dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa lớn lao trong thời kì đổi mới và hội nhập của nước nhà. Hiện nay ở chương trình phổ thông có những đoạn tác phẩm trích học của Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu… có những nhân vật lịch sử, để hiểu sâu và rõ hơn những đoạn trích này không gì khác là phải tìm hiểu hình tượng nhân vật. Do đó đề tài góp phần vào công việc giảng dạy văn học trung đại ở phổ thông. Đề tài nếu được thực hiện thành công sẽ góp phần đưa văn học sử tới công chúng, đặc biệt là các hình tượng nhân vật lịch sử còn bí ẩn với nhiều người các cuộc tranh luận và tốn khá nhiều bút mực của các nhà nghiên cứu. Từ đó chúng tôi hy vọng góp phần nhỏ giúp nhà văn, người cầm bút giải đáp câu hỏi “làm thế nào để sáng tạo những tác phẩm và nhân vật lịch sử sống 4 động, chân thực vượt không gian và thời gian như tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc”. Nhân vật là trung tâm của tác phẩm tự sự. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi góp phần sẽ hiểu hơn nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử, và ở góc độ nào đó sẽ phát hiện nét đặc thù của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam với tiểu thuyết lịch sử thế giới. 2. Lịch sử vấn đề. Trong lời giới thiệu Mỗi ngày một cuốn sách của Đài truyền hình Việt Nam: Bão táp triều Trần, cuốn tiểu thuyết vừa được tái bản với hai tập mới của nhà văn Hoàng Quốc Hải sẽ đem đến cho độc giả cái nhìn bao quát và sâu sắc về triều đại nhà Trần, một triều đại nhiều võ công, đầy văn hiến với nhiều nhân tài, một triều đại huy hoàng vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Đây là bộ tiểu thuyết được tác giả mất gần 20 năm để hoàn thành, để tái hiện vượt bậc của một vương triều trong cuộc trị quốc an dân, chống giặc ngoại xâm. Xã tắc hai phen chồn ngựa đá Non sông ngàn thủa vững âu vàng. Hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông trong lễ mừng chiến thắng, ẩn chứa trong đó hào khí Đông A để giữ cho Đại Việt sự trường tồn đất nước suốt thế kỉ XIII. Một thế kỉ đầy biến động với sự xuất hiện của đế chế Mông Cổ khuấy đảo các quốc gia từ Á sang Tây Âu khiến bao quốc gia nghiêng đổ. Nhưng khi đoàn quân khổng lồ ấy xâm lăng Đại Việt, cả ba lần đều đại bại, sức mạnh nào giúp vua tôi nhà Trần làm nên kì tích đó. Câu trả lời được tìm thấy trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần gồm 6 tập của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Bộ tiểu thuyết liên hoàn từ khi nhà Trần nắm ngôi nước đến khi kết thúc sứ mệnh lịch sử kéo dài 175 năm khởi nghiệp vương triều Trần với việc chuyển giao quyền lực có một không hai trong lịch sử. Vị kiến trúc sư triều Trần, Thái sư Trần Thủ Độ thiết kế cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh mà 5 đến bây giờ công và tội của Thái sư Trần Thủ Độ vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng nhân vật này lại là khởi nguồn để nhà văn Hoàng Quốc Hải viết nên Bão táp triều Trần với hi vọng làm thay đổi quan niệm có khi thiên kiến của các sử gia khi đánh giá nhìn nhận các nhân vật lịch sử…Gần 3000 trang sách đã đưa đến cho độc giả một cái nhìn bao quát và sâu sắc về một triều đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc với các bậc văn võ, bá quan phong kiến. Những người đã cùng vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên cường bảo vệ Đại Việt trong cơn nguy biến. Và cũng chính có cái nhìn khách quan và công tâm với lịch sử đã giải mã để phát lộ và làm sáng rõ hơn những nhân vật trong chính sử. Đó là nàng công chúa An Tư đã dùng mĩ nhân kế khiến cho Thoát Hoan vì say mê nàng mà chậm trễ trong việc tấn công vào Thăng Long cứu vua tôi nhà Trần lúc lâm nguy. Hay nàng Huyền Trân công chúa đổi một tấm thân làm hoàng hậu Chămpa để đem về cho Đại Việt một mảnh đất rộng lớn như Ô Châu, Ô Lý và giữ được tình hòa hiếu của Đại Việt và Chămpa. Dựng lại lịch sử một triều đại bằng văn chương. Bão táp triều Trần không chỉ đem đến cho người đọc một nguồn tư liệu vô cùng phong phú về lịch sử, quân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị mà hướng người đọc có một thái độ sống đúng với giá trị mà tiền nhân để lại trong đó lợi ích dân tộc là tối thượng”. Vấn đề tiểu thuyết lịch sử được Hoàng Quốc Hải tâm sự trên nhiều báo, thông tin đại chúng, những nghiên cứu về Bão táp triều Trần thì hầu như chưa có ai. Do vậy chúng tôi xin giới thiệu bài viết: Khi trả lời phóng viên chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách về nhân vật Trần Thủ Độ, nhà văn tâm sự: “Tôi đánh giá cái cao nhất của Trần Thủ Độ, cùng với mưu lực và cả thủ đoạn nữa là đã thôn tính được cả hai thế lực mà tránh được cuộc nội chiến, và từ đấy làm cho Đại Việt trở nên hưng thịnh. Trong quá trình ấy, ông đã có rất nhiều cái lỗi lầm, ví dụ mà lịch sử chê ông là kẻ vô luân. Đấy là cái lỗi lầm không thể biện minh. Trong khi viết Bão táp 6 cung đình tôi cũng không hề lương nhẹ cái đó. Nhưng tôi có cảm tình với sự nghiệp của ông, bởi ông ấy làm quá lợi cho đất nước, mà ai làm lợi cho đất nước, có lợi cho nhân dân thì được nhân dân kính trọng mà nhà văn không có quyền loại bỏ những người ấy ra khỏi ngòi bút của mình. Nhân vật của nhà văn chính là phải tìm ra chỗ khuất lấp để mà đưa ra ánh sáng”. Trong lời tựa cuốn tiểu thuyết Bão táp cung đình nhà văn đã tâm sự về nhân vật Trần Thủ Độ “Tôi thường suy ngẫm về vai trò của nhà chiến lược thiên tài Trần Thủ Độ. Thế nhưng qua sử sách các đời, vẫn coi ông là kẻ tàn bạo, lộng hành và bất trung. Càng nghiền ngẫm, tôi càng thấy không thể đồng tình với các nhà sử gia trung đại. Mặt khác, tôi cũng chờ đợi các nhà lịch sử đương đại phán xét. Nhưng tuyệt nhiên không có một cuộc hội thảo nào, về vai trò của Trần Thủ Độ với vương nghiệp nhà Trần. Còn với các cuốn sử được viết lại thời nay, tuy không phê phán nặng hơn các sử gia thời trước, song cũng chưa có một đánh giá khả dĩ về nhân vật lịch sử này. Tôi nghĩ, Trần Thủ Độ đối với nhà Lý tựa như Mạc Đăng Dung đối với nhà Lê. Bởi tới thời điểm lịch sử ấy, hai nhà Lý và Lê đều đã suy đồi tới cực điểm. Song với quan điểm cố chấp, nếu không nói là “ngu trung” của các sử gia phong kiến, nên đã coi hai nhân vật lịch sử tầm cỡ này như là giặc của nhà Lý và nhà Lê. Với tấm lòng của kẻ hậu thế, nhìn vào quá khứ với thái độ khách quan, kính cẩn và thận trọng, tôi mạnh dạn viết giai đoạn đầu của nhà Trần với vai trò chủ chốt của Trần Thủ Độ, mong trả lại sự công bằng cho nhân vật lịch sử cũng như giai đoạn lịch sử này” [tr 11 - 12] Trong bài viết: Hoàng Quốc Hải – Công viêc của người viết tiểu thuyết lịch sử in trên Văn nghệ quân đội 735, H, 10, 2011 Nhà văn Phùng Văn Khai đã có buổi trò chuyện và đưa ra những nhận xét trao đổi và đánh giá về Hoàng Quốc Hải và bộ Bão táp triều Trần: “ Thấy 7 rất rõ một điều rằng, trong toàn bộ bộ sách, nhà văn luôn luôn là một vị tổng chỉ huy các nhân vật của mình, lại là các nhân vật lịch sử, hẳn nhiên vị tổng chỉ huy phải rất cao tay. Điều binh khiển tướng thế nào, cân nhắc thái độ ra sao của vua, của quan, của tướng, của triều thần, kẻ sĩ, và cả của dân là một bài toán cực khó. Ở đây, tác giả đã lựa chọn sự thật, nói thẳng, nói thật nhất lịch sử. Nhưng là sự nói thẳng nói thật từ tâm thế nhà văn, tâm thế một người yêu dân, yêu nước. Chính từ quan điểm ấy dẫn đến giọng văn trong sáng, giản dị và mới mẻ của toàn bộ bộ sách”. Tác giả viết tiếp: “Thấy rất rõ trong bộ sách là tác giả đặt nước lên trên vua, dân cũng ở trên vua, sĩ tốt trên tướng lĩnh, văn hoá ở trên chính trị, giường mối đoàn kết ở trên bè cánh thị phi, nhân phẩm ở trên tính cách, lợi ích dân tộc là tối thượng, trọng tình không mù quáng, ái quốc không tư vị, nhẫn nhục không hèn kém, cao thượng không hống hách… Ở đấy vấn đề con người được đặt lên hàng đầu. Ở đấy học đạo làm người trước học đạo làm vua, làm tướng. Ở đấy những bô lão được kính trọng, trẻ nhi đồng được nâng niu. Ở đấy tướng cởi trần tập võ với quân, người thương yêu ngựa, trâu, voi, chó. Đến như loài chim câu còn biết đưa thư đánh giặc, đầm lầy năn lác vây giặc, đỉa muỗi cũng biết nhằm chỗ sơ hở của giặc mà đánh. Dựng lên một xã hội sinh động như vậy dưới diện mạo lịch sử có sẵn, phải là một nhà văn có tài và có đức. Xưa nay các tác giả có tài viết về lịch sử không ít nhưng nếu chỉ khoe tài, khoe câu chữ, khoe kiến thức tất sẽ dẫn đến ham ngọn mà bỏ gốc, thích sặc sỡ tô vẽ mà quên người thực việc thực”. Về tính cách nhân vật Trần Thủ Độ, tác giả nhận định: “Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã dành nhiều tâm huyết cho tập sách cuối của bộ sách Bão táp triều Trần, đó là tập Vương triều sụp đổ. Vẫn bằng một thái độ trong sáng, chân thực và tinh thần quyết chiến với cái xấu xa bỉ ổi, cái ác, cái mưu mô, vạch trần chúng ra trước ánh sáng của chân thiện mĩ. Tập 8 sách hẳn là một đau đớn của ông trước những gì diễn ra oái oăm, ngu muội, dốt nát, đểu cáng và đặc biệt là sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức, tinh thần. Còn đâu hào khí Đông A, còn đâu tinh thần xả thân, trượng nghĩa với những võ công hiển hách. Chỉ còn lại là mưu ma chước quỷ, là sa đoạ, là lừa phỉnh hà hiếp dân lành. Những người dân lương thiện một thời thích hai chữ “Sát Thát” không sợ đầu rơi máu chảy xông ra diệt địch bây giờ cúi gầm sợ sệt lũ vua quan mục nát tăm tối. Dân ngoảnh mặt với triều đình. Giặc vào ra kinh thành như chốn không người cướp phá, đốt giết. Quan lại thì tư vị, bè cánh, chuyên quyền, hà lạm, lừa vua dối dân. Một xã hội đang đà phát triển bỗng sập gãy vì những suy nghĩ và hành động tăm tối của chế độ cầm quyền. Một bài học lịch sử đau đến trăm năm, ngàn năm. Sự tiếm quyền của mấy tên quan đầu triều như Hồ Quý Ly - Nguyễn Đa Phương… cộng với sự ưa chuộng cái ảo, rời xa chính tâm của vua Trần Nghệ Tông đã hùa nhau tàn phá, huỷ diệt vương triều Trần”. Có thể khẳng định, cho đến bây giờ, ông là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết lịch sử với những thành tựu nhất định, đặc biệt là khoảng thời gian 400 năm lịch sử Việt Nam triều đại nhà Lý, nhà Trần. Với hai bộ tiểu thuyết lịch sử “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần” cùng 6.442 trang sách, tác giả Hoàng Quốc Hải đã không chỉ dựng lên bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc là thời Lý và thời Trần, hơn thế, ông đã khắc họa đậm nét bản sắc văn hóa Việt cùng các bài học lịch sử, thức dậy mạnh mẽ hồn thiêng sông núi, khí phách cùng niềm tự hào dân tộc Việt Nam. Như vậy, nghiên cứu về nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần có lẽ chúng tôi là những người đầu tiên tiếp cận. 9 3. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn trong bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 Phương pháp thống kê phân loại. 4.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống. 4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 5. Đóng góp của luận văn: Chúng tôi hệ thống hóa, phân loại nhân vật, phân tích cụ thể nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lịch sử đã được thừa nhận đánh giá cao, phát hiện bổ sung một số khía cạnh để có cái nhìn đầy đủ trọn vẹn về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử. Luận văn làm rõ một số phương diện đặc điểm nội dung của nhân vật, đặt trưng nghệ thuật xây dựng nhân vật từ nguyên mẫu đến hư cấu, tưởng tượng trong bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần. Từ những dẫn chứng và phân tích cụ thể, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về nhân vật. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho người nghiên cứu, giảng dạy và quan tâm đến thể loại tiểu thuyết lịch sử. 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo và danh mục tiểu thuyết lịch sử, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Tiểu thuyết lịch sử và nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử. Chương 2: Các kiểu nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần. Chương 3: Nhân vật qua không gian – thời gian nghệ thuật. 10 CHƯƠNG 1 TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ 1.1. Về thể loại tiểu thuyết lịch sử Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) văn học lịch sử / tiểu thuyết lịch sử được quan niệm: Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và các sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán, phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này [tr.255] Theo Từ điển văn học, bộ mới (Đỗ Đức Hiểu chủ biên) quan niệm tiểu thuyết lịch sử như sau: Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử thường đều là sự hình thành, hưng thịch, diệt vong của các nhà nước [tr.1725] Như vậy, tiểu thuyết lịch sử là thể loại lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính, đối tượng phản ánh là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử, có thể là một quá khứ rất xa so với thời đại chúng ta đang sống hoặc thuộc về một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Cuộc đời và thế giới nghệ thuật không phải là một, để thu hút được sự quan tâm của độc giả, người nghệ sĩ đã sử dụng khả [...]... TRONG BỘ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ BÃO TÁP TRIỀU TRẦN CỦA HOÀNG QUỐC HẢI 2.1 Đặc điểm chung của nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần Đối với tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải nói riêng, nhân vật là yếu tố quan trọng, là bệ đỡ cho tác phẩm Nhận thức được điều đó Hoàng Quốc Hải đã xây dựng hệ thống nhân vật lịch sử kết hợp hư cấu và tiểu thuyết hóa nhân vật của mình... làm cho tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải hấp dẫn bạn đọc Bão táp cung đình Hoàng Quốc Hải là tác phẩm mà ông đã xây dựng được nhân vật hư cấu theo dụng ý của nhà văn Nhân vật Hoàng tiên sinh là một người hiền tài đã giúp Trần Thủ Độ những ngày đầu của vương triều Trần với kế sách dùng người và xây dựng triều chính của Thủ Độ Hoàng tiên sinh được nhà văn miêu tả giống như nhân vật trong tiểu thuyết chương... đi nhân vật trong Bão táp triều Trần dù là anh hùng, là vĩ nhân cũng đều mang đặc điểm của con người đời thường thế tục Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí là thế mạnh của tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải Nhà văn dùng khả năng hư cấu, tưởng tượng của mình để phục sinh và thổi linh hồn cho nhân vật, bắt nó phải phục vụ tác phẩm nghệ thuật của mình Con người lịch sử đi vào trang văn của. .. tiểu thuyết là nghệ thuật có khả năng làm lung lay các xác tín, rung chuyển định kiến là vì thế 2.5 Kiểu nhân vật hư cấu Khảo sát bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải chúng tôi thấy bên cạnh xây dựng những con người có thật trong lịch sử, các tiểu thuyết của ông còn xây dựng kiểu nhân vật hoàn toàn hư cấu Đây là những con người không có tên trong lịch sử, do trí tưởng tượng của. .. ra Nhân vật kiểu này hiện diện ít trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử thông thường, chủ yếu có mặt trong các sáng tác có sự hòa trộn giữa tiểu thuyết lịch 36 sử với tiểu thuyết văn hóa, phong tục như trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh Nhưng trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, nhà văn đã xây dựng được nhân vật hư cấu làm cái phông nền để trình bày quan niệm về những giá trị tốt đẹp trong. .. – phản diện…đã được Hoàng Quốc Hải làm nhòe, khó tách bạch đâu là đúng – sai một các giản đơn Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần đẫ được Hoàng Quốc Hải mở rộng trường nhìn và sự đa dạng của các tính cách có khi xung đột đã khiến cho nhân vật của có xu hướng gần với con người xã hội với những tâm lý phức tạp đan xen Điều đó thể hiện sự nỗ lực không ngừng của Hoàng Quốc Hải trong việc sáng tạo... chỗ Trần Nguyên Đán trong lịch sử không bày tỏ suy nghĩ, nhưng đi vào tác phẩm, lại suy tư và trăn trở rất nhiều Như vậy, từ các chất liệu “thô” của lịch sử, qua bàn tay “tinh chế” của Hoàng Quốc Hải nhân vật trở nên chân thực trong từng suy nghĩ, tựa như con người ngoài đời 2.4 Kiểu nhân vật bi kịch 2.4.1 Những ông hoàng, đại công tử với cuộc đời bi kịch Trong tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của. .. lực của mình để khai thác miêu tả diện mạo hành động của nhân vật Tóm lại, kiểu nhân vật hành động là đặc điểm xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần Ưu điểm của nhân vật này là khẳng định được phẩm chất sáng ngời cùng khát vọng cống hiến của người anh hùng dân tộc qua những trận chiến với kẻ thù Song kiểu nhân vật in đậm dấu ấn lịch sử chủ yếu với tính cách một chiều, “đơn trị” Nhân vật. .. lịch sử Để miêu tả những nhân vật hoàng tộc, Hoàng Quốc Hải dựa trên các chi tiết của nguyên mẫu như ngoại hình, hành động, các mối quan hệ của con người lịch sử… Hoàng Quốc Hải nhắc đến khá đầy đủ các văn võ bá quan của triều đại nhà Trần trong Vương triều sụp đổ Tác phẩm viết về một giai đoạn suy thoái suốt 60 năm trị vì của những ông vua cuối nhà Trần (1341 - 1400) Nhà Trần đã trải qua tám lần thay... tầm vóc của dân tộc, tên tuổi đã được ghi trong sử sách Có người trở thành anh hùng của thời đại, có người phải chấp nhận đắng cay, có khi là cái 22 chết Nhưng kiểu nhân vật này đã khẳng định được vai trò quan trọng của cá nhân đối với lịch sử Tiêu biểu và sáng chói nhất trong Bão táp triều Trần là nhân vật Trần Thủ Độ với khát vọng cải cách canh tân đất nước Đây là kiểu nhân vật chỉ xuất hiện trong . KIỂU NHÂN VẬT TRONG BỘ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ BÃO TÁP TRIỀU TRẦN CỦA HOÀNG QUỐC HẢI 2.1. Đặc điểm chung của nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần Đối với tiểu thuyết nói chung và tiểu. về nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần có lẽ chúng tôi là những người đầu tiên tiếp cận. 9 3. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn trong bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của. 3 Chọn đề tài: Nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, chúng tôi muốn có cái nhìn rõ hơn về nhân vật lịch sử và nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông. Nhằm mục

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan