Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên.

88 547 2
Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÙNG THỊ THU HÀ Tên đề tài: XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI GIỐNG CHUỐI TÂY BẮC KẠN VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CHUỐI TÂY BẮC KẠN NUÔI CẤY MÔ TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÙNG THỊ THU HÀ Tên đề tài: XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI GIỐNG CHUỐI TÂY BẮC KẠN VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CHUỐI TÂY BẮC KẠN NUÔI CẤY MÔ TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Cây trồng Khoa : Nông học Lớp : 42 - Trồng trọt Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Minh Quân Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp rất quan trọng và cần thiết để giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế, củng cố kiến thức đã học. Xuất phát từ mong muốn của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học tôi tiến hành đề tài: “Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên”. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự quan tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Trần Minh Quân, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Hà Đức Thịnh thôn Khuổi Trang, xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày 08 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Phùng Thị Thu Hà DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Phân loại và sự phân bố của các chi thuộc Musa 6 Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng trong quả chuối 11 Bảng 2.3. Hàm lượng vitamin trong một số loại quả 12 Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng chuối của 12 nước có sản lượng lớn trên thế giới giai đoạn 2010 - 2010 13 Bảng 2.5. Tình hình xuất khẩu chuối trên thế giới năm 2011 15 Bảng 2.6. Tình hình nhập khẩu chuối trên thế giới năm 2011 16 Bảng 2.7. Diện tích chuối phân theo vùng (Đơn vị: 1000 ha) 17 Bảng 2.8. Liều lượng bón phân cho chuối (gam/cây/vụ) 19 Bảng 4.1. Diễn biến khí hậu 5 tháng đầu năm 2014 ở tỉnh Thái Nguyên 24 Bảng 4.2. Tỷ lệ sống của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên40 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 40 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 42 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chu vi gốc của chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 43 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Biểu đồ sản lượng chuối trên thế giới năm 2012 14 Hình 4.1. Khu vực khởi nguồn của giống chuối tây Bắc Kạn 26 Hình 4.2. Dạng góc lá của của giống chuối tây Bắc Kạn 28 Hình 4.3. Bộ phận thân thật của chuối tây Bắc Kạn 29 Hình 4.4. Mặt cắt đường kính gốc chuối tây Bắc Kạn cách mặt đất 10cm 30 Hình 4.5. Màu của vỏ và lát cắt dọc thân giả 30 Hình 4.6. Vết đốm đặc trưng trên bẹ lá thứ 3 của giống chuối Bắc Kạn 31 Hình 4.7. Hình dạng ống cuống lá thứ 3 của giống chuối Bắc Kạn 32 Hình 4.8. Đặc trưng của rìa cuống lá thứ 3 giống chuối Bắc Kạn 32 Hình 4.9. Màu sắc mặt lá trên và dưới của giống chuối tây Bắc Kạn 33 Hình 4.10. Màu sắc và lớp phấn ở mặt dưới lá giống chuối tây Bắc Kạn 33 Hình 4.11. Sự cân xứng của hai bên phiến lá so với trục cuống lá 34 Hình 4.12. Đặc điểm màu sắc lá đọt (đọt xì gà) 34 Hình 4.13. Đặc điểm của hoa chuối khi nở 35 Hình 4.14. Đặc điểm của buồng chuối tây Bắc Kạn 35 Hình 4.15. Đánh giá các chỉ tiêu định tính và định lượng các bộ phận của buồng chuối 36 Hình 4.16. Đặc điểm buồng chuối và vết sẹo ở đuôi cuống buồng 37 Hình 4.17. Đặc điểm của bi chuối 37 Hình 4.18. Hình dạng bầu nhụy hoa và noãn trước khi phát triển thành quả . 38 Hình 4.19. Đặc điểm của chuối tây Bắc Kạn khi chín 38 Hình 4.20. Góc mọc của cây con so với cây mẹ. 39 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT CV% : Sai số thí nghiệm. CS : Cộng sự. EU : Liên minh châu Âu. FAO : Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc. LSD 05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%. TT : Thứ tự. UNTACD : Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển. USDA : Bộ nông nghiệp Mỹ. Đ/C : Đối chứng MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 3 2.2. Nguồn gốc, sự phân bố và hệ thống phân loại chuối 4 2.2.1. Nguồn gốc 4 2.2.2. Phân loại và phân bố 4 2.3. Tình hình nghiên cứu về cây chuối trên thế giới và Việt Nam 7 2.3.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh chuối 7 2.3.2. Nghiên cứu phân bón cho chuối. 7 2.4. Ý nghĩa kinh tế và giá trị dinh dưỡng của cây chuối 9 2.4.1. Ý nghĩa kinh tế 9 2.4.2. Giá trị dinh dưỡng 10 2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và trong nước 12 2.5.1. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới 12 2.5.2. Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam 16 2.6. Kỹ thuật trồng mới cây chuối tây bằng nuôi cấy mô 18 2.6.1. Chuẩn bị giống 18 2.6.2. Chuẩn bị đất, đào hố, bón lót 18 2.6.3. Cách trồng 19 2.6.4. Quản lý và chăm sóc vườn chuối sau trồng 19 2.6.5. Phòng trừ sâu bệnh 19 2.6.6. Cắt tỉa, định cây, bao buồng 20 PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Vật liệu thí nghiệm 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của giống chuối tây Bắc Kạn tại xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn. 21 3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón dùng bón lót đến sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô. 21 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thái Nguyên 5 tháng đầu năm 2014 24 4.2. Nghiên cứu mô tả đặc trưng giống chuối tây Bắc Kạn 25 4.2.1. Thông tin chung về giống chuối 25 4.2.2. Nguồn gốc, phân bố giống chuối 25 4.2.3. Đặc điểm đặc trưng về hình thái 27 4.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống chuối tây Bắc Kạn được nuôi cấy mô tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 39 4.3.1. Tỷ lệ sống 39 4.3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân giả 40 4.3.3. Động thái ra lá 41 4.3.4. Động thái tăng trưởng chu vi gốc 43 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Đề nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam cây chuối đã được trồng phổ biến từ lâu đời rải rác trong các vườn gia đình khắp cả nước từ đồng bằng, trung du, đến miền núi và có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Quả chuối được sử dụng làm lương thực, ăn tươi, làm bánh, kẹo, nước giải khát, bột dinh dưỡng cho trẻ em…Ngoài sản phẩm quả các bộ phận khác của cây chuối đều có thể sử dụng vào mục đích khác như thân giả dùng để chăn nuôi, cây non và hoa dùng làm rau, các phần khác có thể làm phân bón…hoặc phơi khô làm chất đốt. Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả của toàn cầu. Nó là một trong năm loại cây ăn quả phổ biến nhất thế giới, đồng thời chuối còn là một trong số những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển. Song song với việc phát triển cây trồng theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc bảo tồn nguồn gen là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Những năm trở lại đây, công tác bảo tồn nguồn gen trên địa bàn đã được UBND tỉnh Bắc Kạn quan tâm chỉ đạo mà trọng tâm là lưu giữ, phát triển những giống cây trồng đặc sản có thương hiệu, trong đó có cây chuối tây bản địa. Nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động số 11- CTR/TU năm 2013 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án khung nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 (Vũ Tuấn Sơn 2013) [9]. Để đảm bảo mục tiêu phát triển đi đôi với bảo tồn, góp phần triển khai hiệu quả chương trình hành động của tỉnh, việc nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của giống chuối tây bản địa Bắc Kạn là hêt sức cần thiết. Tại thị xã Bắc Kạn nhân dân có truyền thống trồng chuối từ lâu đời và cây chuối được trồng chủ yếu tại 2 xã là Xuất Hoá và Nông Thượng, từ chỗ chủ yếu lấy thân làm thức ăn cho chăn nuôi, hiện nay việc trồng cây chuối đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho một số hộ dân. Tuy nhiên, việc phát 2 triển cây chuối còn mang tính tự phát, chưa chú trọng trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc thâm canh loại cây ăn quả này. Do vậy, để góp phần vào việc khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương, tạo ra nguồn hàng hoá phục vụ nhu cầu trong tỉnh và cả nước, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đồng thời mở rộng vùng sản xuất của giống chuối tây bản địa Bắc Kạn cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen giống chuối tây bản địa cho tỉnh Bắc Kạn và cho khu vực có cùng điều kiện sinh thái. - Lựa chọn được công thức phân bón phù hợp. 1.2.2. Yêu cầu - Xây dựng bản mô tả đặc trưng giống chuối tây bản địa Bắc Kạn. - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống chuối tây nuôi cấy mô ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học áp dụng kiến thức đó vào công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn. - Tạo điều kiện cho sinh viên có thêm kinh nghiệm sản xuất trồng trọt một cách có kết quả. - Giúp cho sinh viên nắm được quy trình trồng chuối tây, cụ thể là cây chuối tây nuôi cấy mô. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Kết quả của đề tài giúp bổ sung tài liệu cho sản xuất và nghiên cứu. - Kết quả của đề tài là cơ sở để mở rộng, phổ triển ra sản xuất. [...]... Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan liên quan - Thời gian tiến hành: Từ tháng 5/2013- tháng 8/2013 - Địa điểm nghiên cứu: Xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnhThái Nguyên - Thời gian tiến hành: Từ 24/10/2013 đến 27/5/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng của giống chuối nghiên cứu tại xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống chuối. .. giống chuối tây Bắc Kạn được nuôi cấy mô tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của giống chuối tây Bắc Kạn tại xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu trực tiếp trên vườn chuối: lựa chọn 30 cây điển hình tại vườn (xã Nông Thượng, là nơi khởi nguồn của giống chuối) , với tiêu chí là cây con... nhất vào ba tháng cuối nên rất thuận lợi cho cây chuối 4.2 Nghiên cứu mô tả đặc trưng giống chuối tây Bắc Kạn 4.2.1 Thông tin chung về giống chuối Tên thường gọi: Chuối tây Bắc Kạn Tên khoa học: Musa x paradisiaca, thuộc nhóm chuối tam bội (ABB) (Valmayor 2000) [16] Thuộc họ: Musaceae 4.2.2 Nguồn gốc, phân bố giống chuối Theo kết quả nghiên cứu, cây chuối tây đã gắn bó với người dân ở đây từ lâu đời, giống. .. mới cây chuối tây bằng nuôi cấy mô 2.6.1 Chuẩn bị giống Dùng cây giống chuối nuôi cấy mô: - Ưu điểm của chuối nuôi cấy mô: có độ thuần giống cao, hoàn toàn sạch bệnh, cây con sinh trưởng đồng đều, thời gian sinh trưởng, năng suất và sản lượng rất đồng đều nên thuận lợi cho sản xuất hàng hóa có giá trị cao, sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường - Nhược điểm: cây giống nhỏ, sinh trưởng chậm giai... đánh giá của Viện nguồn gen cây trồng quốc tế (IPGRI) năm 1996 [13] (Phụ lục 2) 4.2.3.1 Đặc điểm chung về ngoại hình Dạng góc lá: Giống chuối tây Bắc Kạn có dạng góc lá so với trục thân chính ở nhóm 2 (trung bình) trong 04 nhóm phân loại của IPGRI là nhóm cây có góc là đứng, trung bình, rủ và rất rủ (Hình 4.2) 28 Hình 4.2 Dạng góc lá của của giống chuối tây Bắc Kạn Dạng thân :Giống chuối tây Bắc Kạn nằm... Cơ sở thực tiễn của đề tài • Kết quả nghiên cứu góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen của giống chuối thí nghiệm; • Kết quả nghiên cứu giúp xây dựng bản mô tả đặc trưng của giống chuối tây Bắc Kạn và xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất; • Đề tài được triển khai sẽ góp phần giải quyết các khó khăn đồng thời nâng cao sản lượng chuối và thu nhập cho... cắt bi chuối và dùng túi polyetylen có đục lỗ để bao buồng, mục đích giữ cho màu sắc vỏ trái được đẹp hơn, hạn chế bù lạch chích hút trái non và sẽ làm tăng năng suất quả thêm 1kg 21 PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu thí nghiệm - Giống chuối tây Bắc Kạn - Giống chuối tây Bắc Kạn được nhân giông bằng nuôi cấy mô 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: ... không cho phép nghiên cứu các đặc trưng của giống trong cả thời gian sinh trưởng từ cây con đến giai đoạn trưởng thành Do vậy, đặc trưng của giống được dựa vào theo dõi thực nghiệm từ giai đoạn trồng (tháng 2) đến nay (tháng 5) Các chỉ tiêu được mô tả chi tiết như sau: 23 - Tỷ lệ cây sống, (%): Đếm tổng số cây sống, chết sau 10, 20, 30 ngày sau trồng, tính % số cây sống - Động thái tăng trưởng chiều... chuối tây và diên tích trồng các loại chuối khác Theo kết quả nghiên cứu về tình hình sản xuất giống chuối tây bản địa cho thấy, trong các địa bàn trồng chuối, giống chuối tây được phân bố chủ yếu ở hai xã Nông Thượng và xã Xuất Hóa, với diện tích lần lượt là 150ha và 83ha Diện tích trồng giống chuối tây trung bình trên một hộ là 1,36 (± 0,12) ha (chiếm 37,43% so với tổng diện tích đất trồng trọt của. .. thứ nhất được mọc lên từ năm thứ 2 sau khi trồng cây mẹ ban đầu để đảm bảo đánh giá đúng đặc trưng của giống (IPGRI 1996) [13] (Viện nguồn gen cây trồng quốc tế(IPGRI), nay là BIOVERSITY) (phụ lục 2) 3.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón dùng bón lót đến sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô Công thức P1: Bón theo phương pháp bón của người dân địa phương không bón (đối chứng) 22 . xuất của giống chuối tây bản địa Bắc Kạn cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÙNG THỊ THU HÀ Tên đề tài: XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI GIỐNG CHUỐI TÂY BẮC KẠN VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CHUỐI. hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 40 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan