Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai

127 1.1K 12
Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRờng đại học s phạm Hà Nội 2 nguyễn thị tỉnh Phong cách nghệ thuật tô hoài trong hồi ký chiều chiều và cát bụi chân ai Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 Tóm tắt luận văn thạc sĩ văn học 2 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dới sự hớng dẫn trực tiếp của PGS TS Nguyễn Đăng Điệp. Những nội dung này cha đợc công bố ở công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, 1 tháng 10 năm 2010 Học viên Nguyễn Thị Tỉnh Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Tô Hoài là một cây bút văn xuôi đặc sắc có đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Với hành trình sáng tạo nghệ thuật kéo dài 70 năm Tô Hoài giống nh "con dao pha" viết nhiều thể loại mà thể loại nào cũng đạt đợc dấu ấn riêng của mình. "Đời văn Tô Hoài gợi hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang trong mình cả cuộc sống bất tận"[44]. Có thể nói hiếm một nhà văn nào có tuổi đời, tuổi nghề gắn bó với công việc sáng tạo nghệ thuật chung thủy nh Tô Hoài. Sự nỗ lực đó đợc ghi nhận khi năm 1996 ông đợc nhà nớc trao tặng giải thởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Một phần thởng xứng đáng cho một đời lao động nghệ thuật bền bỉ đầy tâm huyết của một nhà văn có tài. Tô Hoài viết nhiều thể loại nhng thể loại mà ông gặt hái nhiều thành công nhất chính là hồi kí. Điều đó đợc giáo s Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: "Tô Hoài sinh ra để viết hồi kí, tự truyệnHồi kí, tự truyện là thể văn sở trờng nhất của Tô Hoài. Đúng nh thế. ở thể văn này tất nhiên nhân vật trung tâm chính là cái tôi cho nên sự hấp dẫn của hồi kí Tô Hoài xét cho cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy" [51]. Từ Cỏ dại (1944), Tự truyện (1978) đến Cát bụi chân ai ( 1992), Chiều chiều 3 (1999) Tô Hoài đợc xem là một tác giả hồi kí tài năng. Thể văn này thu hút đợc sự quan tâm của xã hội, nó vừa thể hiện bút lực của Tô Hoài, lại vừa cho thấy cách viết riêng, độc đáo sớm định hình một phong cách không lẫn với bất cứ ai. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, các tác phẩm của Tô Hoài đã đợc giới nghiên cứu phê bình văn học chú ý. Là ngời phát hiện và nâng đỡ tài năng của Tô hoài từ khi mới vào nghề trong Nhà văn hiện đại (1942) Vũ Ngọc Phan đã khẳng định: "Tô Hoài "thuộc loại tả chân" và "có khuynh hớng về mặt xã hội". Ông tỏ ra là nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc và lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc thôn quê, ông tỏ ra không giống một nhà văn nào trớc ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn nh ông"[58]. Nhà văn Vũ Ngọc Phan đã sớm nhận ra tài năng trong sáng tác Tô Hoài: Biệt tài quan sát và lối văn độc đáo. Giáo s Phan Cự Đệ gần giống Vũ Ngọc Phan khi đánh giá cao Tô Hoài ở "sự phản ánh xã hội " với "nhãn quan phong tục sinh hoạt" nhất là khả năng: "quan sát đặc biệt rất thông minh, tinh tế, hóm hỉnhvà có vốn ngôn ngữ quần chúng đợc nghệ thuật hóa rất tài tình sống động"[8]. Giáo s Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Khái luận của Tổng tập văn học 30A thì nhận xét: "Nhà văn có khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sảo, tài hoa hiểu theo nghĩa vận dụng toàn bộ các giác quan để ghi nhận cảnh vật bên ngoài với tất cả hình dáng, sự hoạt động, âm thanh, màu sắc, mùi vị của nó. ông có một trí tởng tợng mạnh mẽ giúp ông rất nhiều khi miêu tảđồng thời có một vốn ngôn ngữ giàu có mà ông cần cù tích lũy, để tạo nên những bức tranh chân thực, góc cạnh và đầy hơng sắc"[50]. Giáo s Hà Minh Đức cũng nhận xét khái quát về tài năng của Tô Hoài ở khả năng sử dụng ngôn ngữ khi miêu tả: "Sự tìm tòi rõ nhất trong nghệ thuật văn xuôi của Tô Hoài thuộc lĩnh vực ngôn từ. Ông là một nhà văn sử dụng nhiều thể loại văn học và ở loại thể nào mạch văn của ông cũng vơn tới giá trị của nghệ thuật ngôn từ hay nói một cách nôm na là có văn. Tính văn của ngôn từ đợc tạo nên bằng nhiều 4 nỗ lực tìm tòi, sáng tạo. Ông không để câu văn rơi vào tình trạng chữ nghĩa sáo mòn và lối biểu hiện nghèo nàn. Có nhiều hiện tợng còn khô khan, khó miêu tả nhng dới ngòi bút của ông trở nên sinh động, cách diễn tả nhiều cảm hứng, liên tởng đẹp, so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và gợi cảm"[11]. PGS TS Nguyễn Đăng Điệp thì nhận thấy: "Cái nhìn không nghiêm trọng hóa là nét trội trong cảm quan nghệ thuật của Tô Hoài" và "Viết về cái của mình, quanh mình là định hớng nghệ thuật cũng là kênh thẩm mĩ của Tô Hoài. Đúng hơn đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông, nó khiến cho văn Tô Hoài có đợc phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, tinh quái, hóm hỉnh"[10]. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất ý kiến cho rằng Tô Hoài là một nhà văn có tài năng, có một tiếng nói riêng, một cái nhìn riêng và một phong cách riêng độc đáo. Bên cạnh các công trình nghiên cứu nói trên, hồi kí cũng là mảng sáng tác "đợc đọc nhiều, đọc kĩ trong vài giới hạn đọc". Cuốn hồi kí đầu tiên của Tô Hoài mang tên Cỏ Dại ra đời năm ông mới ngoài 20 tuổi. Tự truyện cuốn tiếp theo in ra khi ông ở tuổi 50. Nếu cuốn thứ nhất đã phát hiện ra khả năng của tác giả trong việc nắm bắt quá khứ ngay khi nó vừa hình thành cũng nh khách quan hóa bản thân, biến mình thành một đối tợng miêu tả thì cuốn thứ hai cho thấy ông sống kĩ lỡng biết bao với đời sống xung quanh mình từ chuyện riêng t đến chuyện nghề rồi chuyện hoạt động cách mạng. Cái gì cũng có thể đa lên trang giấy để trở thành văn chơng, sức chứa của đầu óc ông thật hơn ngời mà sự chi li, tỉ mỉ thì lại ít ai bì kịp. Dờng nh trong kho văn chơng của tác giả luôn có một góc riêng giành cho cái mà ngời xa hay gọi là dĩ vãng và nó đợc ông quan niệm nh một bộ phận không thể thiếu của hiện tại. Tuy nhiên phải đến Cát bụi chân ai (1992) hồi kí Tô Hoài mới thực sự thu hút d luận. Sự ra đời của Cát bụi chân ai là một sự kiện văn học đáng chú ý. Dù nhiều ý kiến khen chê khác nhau nhng điều cốt lõi là không ai phủ nhận giá trị nội dung 5 nghệ thuật của nó. Trong lòng bạn đọc nhất là trong lòng đồng nghiệp, nhà văn Tô Hoài nh vừa tái sinh để trở lại với cái thời lẫy lừng uy tín. Theo Trần Đình Nam trong bài Nhà văn Tô Hoài: "Cỡ tuổi 72 ông hiến cho độc giả một Cát bụi chân ai mà với nó ông trở thành nhà văn thợng thặng trong thể hồi kí. Cha nói đến đóng góp nghệ thuật viết hồi kí đến với cái chất Tô Hoài rất đặc biệt trong cuốn sách này riêng phần t liệu đã là vô giá. Nếu Tô Hoài sống để dạ, chết mang theo không kể lại những chuyện sau đây thì bạn đọc sẽ thiệt thòi lắm" [51]. Riêng nhận xét về nghệ thuật viết văn Trần Đình Nam cũng nhận định: "Cát bụi chân ai có lối hành văn thật tự nhiên, biến hóa phức tạp một cách thú vị. Phải là một nhà văn bậc thầy mới viết đợc những trang đẹp đẽ nhờng ấy". Trên tuần báo Văn nghệ ngày 13.11.93 Xuân Sách,Trần Đức Tiến đã có cuộc trao đổi về Cát bụi chân ai. Theo Trần Đức Tiến với Cát bụi chân ai: "Lần đầu tiên Tô Hoài đã cho thế hệ cầm bút của ông nhìn những nhân vật lớn của văn chơng nớc nhà ở một cự li gần một khoảng cách khá tàn nhẫn nhng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc". Xuân Sách thì khẳng định: "So với những tác phẩm của ông mà tôi đọc thì Cát bụi chân ai là quyển tôi thích nhất. Tác phẩm mang đậm nét phong cách của Tô Hoài từ văn phong đến con ngời. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà không đơn điệu, nhàm chán() Sức hấp dẫn chủ yếu của tác phẩm là sự chân thực"[61]. Đến Vơng Trí Nhàn trong lời bạt Tô Hoài và thể hồi kí thì coi: "Cát bụi chân ai là dịp ngòi bút hồi kí của Tô Hoài tung hoành giữa những chuyện đã sống qua để rồi dựng lên ngồn ngộn một bức tranh hoành tráng"[56]. Chiều chiều là cuốn hồi kí tiếp nối của Cát bụi chân ai. Về Chiều chiều giáo s Phong Lê nhận định: "Cuốn sách luôn đợc ngời đọc cuốn hút bởi những gì mới mẻ, không trùng lặp, không mờ nhạt không sút kém trong cái kho kỉ niệm của nhà văn. Chẳng lên giọng, cũng chẳng cần ra bộ khiêm nhờng, Tô Hoài cứ tự nhiên mà kể những gì mình đã trải, đã biết () và khả năng hoán đổi vị thế ấy làm nên sức hút của văn hồi kí Tô Hoài"[44]. 6 PGS TS Nguyễn Đăng Điệp cũng đa ra nhận định khẳng định giá trị của tác phẩm: "Chiều chiều là những câu chuyện đợc ông thể hiện qua cái nhìn của mình về những chuyện quanh mình. Đây là một trong trong hai tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp Tô Hoài". Theo PGS nét đặc sắc đó thể hiện trên ba phơng diện: "Trớc hết là nghệ thuật tạo dựng không khí, giọng điệu, thứ hai là đặt nhân vật trong muôn mặt đời thờng, thứ ba là các chi tiết giàu chất văn xuôi"[10]. Cùng với nhiều ý kiến đánh giá của các tác giả, Mai Văn Thọ trên tuần báo Văn nghệ trẻ, Đặng Tiến trong Tổng quan về hồi kí Tô Hoài đều khẳng định hồi kí là thể văn sở trờng của Tô Hoài, ở đó Tô Hoài đã xây dựng cả thế giới riêng của mình với những cảm quan nhân bản đời thờng thấm thía, chân thực mà sâu sắc. Bên cạnh các bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận về Tô Hoài ngời viết cũng có dịp tiếp xúc với một số luận văn, luận án nghiên cứu về Tô Hoài: - Tìm hiểu hồi kí Tô Hoài - Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn của Lê Minh Hiền (1998) ĐHSP Hà Nội. - Phong cách nghệ thuật Tô Hoài - Luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn của Mai Thị Nhung (2005) ĐHSP Hà Nội. - Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài qua hồi kí - Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn của Đoàn Thị Thuý Hạnh (2001) ĐHSP Hà Nội Các đề tài trên đã nghiên cứu hồi kí Tô Hoài ở một số phơng diện nh: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tổ chức và phát triển cốt truyện, chất tiểu thuyết trong hồi kí. Ngay luận án tiến sĩ ngữ văn của Mai Thị Nhung cũng khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài ở các thể loại trong mỗi thời kì để tìm ra phong cách nghệ thuật của Tô Hoài mà cha chỉ rõ nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài. Chuyên luận của chúng tôi là sự tiếp nối mạch nghiên cứu đã đợc khai mở từ rất nhiều công trình luận văn, luận án trớc đây. Với đề tài Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi kí Chiều chiều và Cát bụi chân ai chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về thời đại ông đã sống, về chân dung những nhà văn lớn cùng thời với ông, về sự phát 7 triển của hồi kí trong thế kỉ XX để từ đó khái quát nên nét đặc sắc trong nghệ thuật hồi kí Tô Hoài. 2. Mục đích nghiên cứu Đi sâu vào nghiên cứu hai tác phẩm hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều chúng tôi hi vọng qua đó phát hiện những đóng góp riêng về thể loại hồi kí của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi không đặt nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp văn học của Tô Hoài mà chỉ tập trung vào hai hồi kí chính là Cát bụi chân ai và Chiều chiều nhằm đạt đợc những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu chung về hồi kí, sự phát triển của hồi kí ở Việt Nam và quan niệm của Tô Hoài về hồi kí. - Qua hai tác phẩm hồi kí tiêu biểu khảo sát những nét nổi bật về nội dung ; cuộc sống, con ngời, lịch sử thể hiện trong tác phẩm. - Khảo sát những nét đặc sắc trong nghệ thuật hồi kí của Tô Hoài từ nghệ thuật tổ chức điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu. 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện yêu cầu đặt ra trong đề tài là nghiên cứu về phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài trong Chiều chiều và Cát bụi chân ai. Ngời viết tiến hành khảo sát hai tác phẩm chính là: Chiều chiều, Cát bụi chân ai. Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát thêm một số hồi kí khác của Tô Hoài: Những gơng mặt chân dung văn học, Cỏ dại, Tự truyện và một số tác giả hồi kí Nguyên Hồng, Nguyễn Khải để làm nổi bật nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá của luận văn thêm căn cứ khoa học. 5. Phơng pháp nghiên cứu 5.1. Phơng pháp hệ thống Phơng pháp hệ thống đợc dùng trong việc đặt thể loại hồi kí của Tô Hoài trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông để thấy đợc sự độc đáo, khả năng riêng 8 của nhà văn ở từng thể loại. Đồng thời thấy đợc những đổi mới, cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn ở thể hồi kí. 5.2. Phơng pháp so sánh, đối chiếu Đặt tác phẩm trong sự so sánh, đối chiếu với các tác phẩm cùng thể loại và với một vài tác giả khác nhằm khẳng định sự khác biệt, độc đáo, cá tính sáng tạo riêng của Tô Hoài trong nghệ thuật viết hồi kí. 5.3. Phơng pháp khảo sát, thống kê Phơng pháp đợc sử dụng nhằm đa ra những chứng cứ cụ thể làm sáng tỏ và tạo sức thuyết phục cho các luận điểm. 5.4. Phơng pháp phân tích, tổng hợp Phơng pháp phân tích, tổng hợp đợc sử dụng để đi sâu khám phá, tìm hiểu từng khía cạnh và khái quát, tổng hợp để khái quát những vấn đề của nội dung. 6. Đóng góp của luận văn Về cơ sở lý luận: Cung cấp những kiến thức cơ bản về thể hồi kí nói chung và phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài nói riêng dới góc độ thi pháp học. Về cơ sở thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu nói trên góp phần vào việc giảng dạy tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trờng đạt hiệu quả cao hơn. 9 Chơng 1 Hồi kí và những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài 1.1. Một số vấn đề lý luận về thể loại 1.1.1. Quan niệm chung về kí Là một loại hình văn học ra đời từ rất sớm trong lịch sử văn học nhân loại nhng phải đến thế kỉ XVII đặc biệt là từ thế kỉ XIX kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Với t cách là một thể loại văn học mang tính thời sự, nhạy bén, kịp thời nhất, kí là một hình thức biểu hiện của cuộc sống trong trạng thái vận động trôi chảy, phát huy đợc sức mạnh của thể loại vào những khúc quanh, những bớc ngoặt của lịch sử, của thời đại. Chính vì vậy, so với các thể loại khác nh tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ thì kí là thể loại gây ra nhiều tranh cãi, bàn luận xung quanh các vấn đề liên quan đến nó nhất. Theo Từ điển văn học: "Kí phản ánh sự việc và con ngời có thật trong cuộc sống, tính chính xác tối đa là đặc trng cơ bản của kí. Do đó sức hấp dẫn, sức thuyết phục của kí một phần do chính sự việc đợc phản ánh trong tác phẩm. So với tiểu thuyết, truyện ngắn, kí phản ánh nhanh chóng, chính xác và linh hoạt cuộc sống" [21]. 10 Từ điển Tiếng Việt cho rằng: "Kí là một thể văn tự sự viết về ngời thật, việc thật có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao nhất"[14]. Từ điển thuật ngữ văn học xác định: "Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể văn xuôi tự sự() không nên căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn để xác định thể loại(). Kí không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách cá nhân trong tơng quan với hoàn cảnh(). Đối tợng nhận thức thẩm mĩ của kí thờng là một trạng thái đạo đức - phong hóa xã hội (thể hiện qua những cá nhân riêng lẻ) một trạng thái tồn tại của con ngời hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏngVì thế nhiều tác phẩm kí gần gũi với truyện ngắn. Nhng khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết, kí mang đặc trng thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống và h cấu. Ngời viết kí phải luôn đảm bảo cho tính xác thực của đời sống phản ánh trong tác phẩm. Kí thờng không có cốt truyện nhng lại có tính h cấu. Sự việc và con ngời trong kí phải xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi vì kí dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động chứ không xây dựng hình tợng mang tính khái quát" [59]. Có thể nói, tính chính xác là đặc trng cơ bản và quan trọng nhất của kí. Nói nh vậy không có nghĩa là ngời viết kí không có quyền h cấu, tởng tợng. Nhng h cấu trong kí khác với h cấu trong truyện. Nếu truyện dùng h cấu tởng tợng để tạo ra cái hiện thực thứ hai cao hơn hiện thực ngoài đời sống thì kí chỉ thể hiện vai trò sáng tạo chủ quan thông qua liên tởng, ớc đoán trong việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp, bình giá những sự việc, hiện tợng, con ngời đợc nổi bật ở những nét tiêu biểu điển hình của nó. Mặc dù có h cấu song ta hiểu, kí vẫn luôn lấy "ngời thực, việc thực" làm điểm tựa sáng tác. Trong ngời thực, việc thực có những thành phần xác định nh tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, văn hoá mà ngời viết phải đạt đến mức tối đa. Có nhiều trờng hợp ngời viết có thể quên lúc đó ngời ta phải dùng đến bút pháp h cấu. Tuy nhiên nếu h cấu vợt quá ngỡng cho phép kí sẽ trở thành thể loại khác nh: truyện kí, tiểu thuyết, tự truyện [...]... học và thi pháp học Nghiên cứu phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều chúng tôi tiến hành trên cơ sở định hướng : Từ việc khảo sát, phân tích, tổng hợp một số phương diện đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong hai tác phẩm chúng tôi tìm ra nét độc đáo riêng tạo nên phong cách nghệ thuật trong hồi kí Tô Hoài 1.3.2 Những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài. .. mình Hồi kí Tô Hoài nhất là những tác phẩm hồi kí viết những năm 90 trở lại đây thực sự gây được tiếng vang lớn với độc giả trong và ngoài nước khẳng định bút lực sở trường của ông trong lĩnh vực này 1.3 Phong cách và những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài 1.3.1 Giới thuyết về phong cách nghệ thuật 19 Phong cách là một thuật ngữ không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. .. ấy, có lẽ ở thể hồi kí ông mới có dịp "tung hoành" ngòi bút bộc lộ phong cách nghệ thuật của mình một cách rõ nhất Khác với quan niệm chung về hồi kí là "tự truyện" - là nói về mình, tổng kết lại đời mình, Tô Hoài đã dựng nên cả một bức tranh cuộc sống đa chiều về hiện thực qua Cát bụi chân ai và Chiều chiều ở đấy Tô Hoài đã làm được việc mà nói như Vương Trí Nhàn trong cuốn Tô Hoài - Hồi kí: "Trước... hội và xu thế chung của thời đại Nhưng dù ở môi trường nào, xu thế xã hội ra sao thì phong cách nghệ thuật của nhà văn vẫn phải được đặt trong phong cách thời đại Đó là những cái chung tạo nên sự gần gũi của những phong cách cá nhân Vì không thể tồn tại phong cách riêng lẻ nếu thiếu phong cách khuynh hướng chung Phong cách tác giả còn phải được đặt trong mối quan hệ phong cách và phương pháp, phong cách. .. ngần, né tránh Nhưng với Tô Hoài, điều đó không xảy ra Cuộc đời ông hay, dở, tốt, xấu đều được ông phản ánh trung thực trên trang sách Ông là mình trong cuộc sống và cũng chính là mình trong chân dung nhân vật Tôi của hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều Nói như Êrenbua trong tác phẩm Những người cùng thời thì: "Bất kì một quyển sách nào cũng là lời tự thú và quyển sách hồi ức chính là nơi tự... vật riêng, một cách nhìn cuộc sống riêng trong một giai đoạn lịch sử nhất định Quan niệm nghệ thuật ấy đã trở thành cái lõi cơ bản tạo nên phong cách nghệ thuật của ông trong suốt 70 năm cầm bút Với ý nghĩa như vậy chúng tôi dành trọn chương 2 để nghiên cứu về cuộc sống, con người, lịch sử trong hồi kí Tô Hoài Chương 2 Cuộc sống - con người - lịch sử trong hai cuốn hồi kí 2.1 Cuộc sống trong các mối... trong việc xây dựng chân dung của chính mình cũng như chân dung các bạn văn cùng thời Hai hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều Tô Hoài ít đề cập đến quá trình sáng tác của bản thân mà chủ yếu viết về đời sống văn nghệ với hàng loạt chân dung các nhà văn Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Phùng QuánMỗi người một vẻ, một số phận riêng không ai giống ai nhưng thông qua chân dung của họ Tô. .. ghi nhớ, vào sự chân thực 12 của chính tác giả, người viết hồi kí Nếu người viết hồi kí có biệt tài riêng trong việc ghi nhớ các sự kiện xảy ra trong quá khứ thì sự việc dù xảy ra đã lâu nhưng mọi chi tiết, sự kiện vẫn được tái hiện một cách chân thực như vừa mới diễn ra Hồi kí Tô Hoài là một điển hình cho khả năng ghi nhớ của nhà văn, đặc biệt là hai cuốn Cát bụi chân ai, Chiều chiều Hồi kí thường chú... vật hư cấu" Hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều chính là những lời tự thú chân thực nhất về bản thân tác giả Đọc hồi ký Tô Hoài, nhất là các trang viết về bản thân mình người đọc thực sự ấn tượng bởi cách viết chân thực Ông có cái tâm trong sáng với nghề văn, có tấm lòng yêu thương mọi người nhưng cũng có những toan tính đời thường giống như bất cứ ai Điều đáng quý là ông đã dám nhìn thẳng vào con người... này chúng tôi tìm hiểu khái niệm phong cách thuộc khoa học văn học hay phong cách văn học Viện sĩ P.A.Nicolaev trong Dẫn luận nghiên cứu văn học do G.N.Pospelov chủ biên viết: "Phong cách chỉ có ở hình thức hình 20 tượng và biểu cảm của tác phẩm, biểu hiện một cách hoàn thiện và trọn vẹn nội dung của nó, hoàn toàn phù hợp với nội dung ấy" và "Hình thức của tác phẩm nghệ thuật có được một phong cách nào . ra trong đề tài là nghiên cứu về phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài trong Chiều chiều và Cát bụi chân ai. Ngời viết tiến hành khảo sát hai tác phẩm chính là: Chiều chiều, Cát bụi chân ai. . biểu của Tô Hoài ở các thể loại trong mỗi thời kì để tìm ra phong cách nghệ thuật của Tô Hoài mà cha chỉ rõ nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài. Chuyên luận của chúng tôi là. này. 1.3. Phong cách và những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật hồi kí Tô Hoài 1.3.1. Giới thuyết về phong cách nghệ thuật 19 Phong cách là một thuật ngữ không chỉ đợc dùng trong lĩnh

Ngày đăng: 23/07/2015, 11:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giáo sư Phan Cự Đệ gần giống Vũ Ngọc Phan khi đánh giá cao Tô Hoài ở "sự phản ánh xã hội " với "nhãn quan phong tục sinh hoạt" nhất là khả năng: "quan sát đặc biệt rất thông minh, tinh tế, hóm hỉnhvà có vốn ngôn ngữ quần chúng được nghệ thuật hóa rất tài tình sống động"[8].

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan