Một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh

100 665 0
Một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chiến tranh, cho đến nay, vẫn là một đề tài lớn, mang tầm vóc nhân loại. Trong nền văn học thế giới cũng nh văn học Việt Nam xuất hiện nhiều tác phẩm đồ sộ viết về đề tài chiến tranh nh Iliade, Odissée của Homere; bộ tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình của Tolstoi; Và gần hơn, trong Chuông nguyện hồn ai của Hemingway, Cái trống thiếc của Gunter Grass (tác phẩm văn học Đức đạt giải Nobel năm 1999) và một số tác phẩm khác, ở Việt Nam, vẫn là đề tài có tính thời sự vì nó gắn liền với số phận đau thơng của dân tộc, Chiến tranh là nỗi ám ảnh, một vết thơng rỉ máu, khó lành, Đặc biệt, đề tài hậu chiến đã có sức hút, sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với những nhà văn mặc áo lính. Cùng với những tên tuổi khác nh Chu Lai, Dơng Hớng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phơng, Bảo Ninh đã góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Trong rất nhiều tên tuổi ấy, Bảo Ninh đợc đánh giá là "cây bút quan trọng góp phần làm nên cuộc cách mạng nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam" [5, tr. 238]. Ông đợc xem là một tài năng lớn của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Nhà văn cho ra đời hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng nh Thời của xe máy; Bi kịch con khỉ hay trớc nữa; Không đâu vào đâu; hay đó là tập truyện Chuyện xa kết đi, đợc cha? Nổi bật hơn cả là sự ra đời của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (ban đầu có tên gọi là Thân phận tình yêu). Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm có số phận đặc biệt. Xuất bản lần đầu tiên năm 1990 với tiêu đề do các biên tập viên Nhà xuất bản Hội nhà văn lựa chọn trao giải- Thân phận tình yêu. Một năm sau đó, cuốn sách đã đợc tái bản lại với tiêu đề của chính tác giả-Nỗi buồn chiến tranh và đợc trao giải thởng của Hội nhà văn. Nhng sau đó 10 năm, tác 2 phẩm đã bị cấm, không đợc in lại, có lẽ do quá nhạy cảm. Mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam cuốn sách vẫn rất đợc yêu thích. Đến năm 2006, tác phẩm đã đợc xuất bản lại với tiêu đề Nỗi buồn chiến tranh và đã trở thành "hiện tợng" văn học. 1.2. Nỗi buồn chiến tranh có số phận "chìm nổi" nhng đến nay đã khẳng định đợc vị trí trên văn đàn. Tác phẩm ra đời đã gây một cú sốc lớn, làm thay đổi lối tiếp nhận của công chúng yêu văn học bấy lâu. Tác phẩm thể hiện những đổi mới cả về nội dung cũng nh t tởng nghệ thuật. Tác phẩm đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp của nhà văn Bảo Ninh và vợt lên trên tất cả những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh giai đoạn sau năm 1975. Tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề về đời sống xã hội và con ngời thời hậu chiến. Nhà văn nhìn cuộc chiến từ mặt sau của tấm huân chơng, nhìn sâu vào những đau thơng, mất mát của hiện thực lịch sử. Có thể nói, Nỗi buồn chiến tranh là nỗi đau, nỗi mất mát, nỗi ám ảnh kinh hoàng của ngời lính về sự tàn khốc của chiến tranh. Lớn hơn nỗi đau thể xác, đó là nỗi đau tinh thần, điều chúng ta gọi là "Hội chứng chiến tranh". Tác phẩm hiện diện nh một bể chứa ngầm trong lòng đất khiến cho độc giả muốn khám phá, đào sâu và tìm tòi những điều mới mẻ, đặc sắc mà tác phẩm đem lại. Chính vì thế, tác phẩm đã dịch ra nhiều thứ tiếng với nhan đề The Sorrow of War và đợc công bố trên toàn thế giới. 1.3. ở nớc ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả cũng nh tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, nhiều nhà nghiên cứu đã đa ra những nhận xét sâu sắc về tác phẩm. Một nhà phê bình Mỹ viết trên tờ Philadelphia Inquirer rằng cuốn tiểu thuyết "đã làm cho những ngời lính Bắc Việt thành ra con ngời" vì nó "rốt cục đã đặt một bộ mặt ngời khả dĩ chấp nhận đợc lên một nhóm ngời lâu nay không có mặt"[38]. Một nhà phê bình khác táo bạo hơn lại cho rằng Nỗi buồn chiến tranh "vợt lên trên tất cả những tác phẩm văn xuôi của Mĩ đã viết về cuộc chiến Việt Nam"[38]. 3 Tờ Independent, một trong những nhật báo có uy tín của nớc Anh đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh: "Vợt ra ngoài sức tởng tợng của ngời Mĩ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỉ, Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh của Êrích Maria Rơmáccơ [ ] Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn một thành quả lao động tuyệt đẹp"[38]. Nhận xét của Dennis Mansker, thành viên của Hội cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh: "Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc về bi kịch của một ngời lính Bắc Việt bị tê liệt hết nhân tính của mình sau mời năm tham chiến. Đã đến lúc thế giới phải thức tỉnh trớc nỗi đau mang tính phổ quát của những ngời lính ở mọi bên xung đột"[38]. Hay đó là nhận xét của nhà báo Anh The Guardian: "Một cuốn tiểu thuyết không thể đặt xuống. Bất kỳ nhà chính trị nào hoặc nhà hoạch định cuộc sống nào của Mĩ cũng cần nên đọc cuốn sách này. Nó lẽ ra phải đợc giải Pulitzer, nhng đã không đợc. Nó quá hấp dẫn để xứng đáng đợc thế "[38]. Đặc biệt hơn nữa, đó là ý kiến của Leif A. Torkelsen (Columbus, OH United States) khi ông cho đây là cuốn tiểu thuyết chiến tranh hay nhất thế kỷ XX. Torkelsen viết: "Đây là một tác phẩm ngoại hạng so với tất cả các tác phẩm khác cùng lĩnh vực. Liên quan đến văn học chiến tranh thì chỉ có Phía tây không có gì là lạ may ra có thể so sánh đợc. Bảo Ninh đã viết nên bản tụng ca đẹp đẽ đầy ám ảnh về sự trong trắng bị mất đi trong dòng xoáy chiến tranh. Tuổi trẻ, tình yêu và nghệ thuật đều đợc mô tả kỹ lỡng dới ánh sáng gắt của ẩn dụ tối hậu đối với cuộc sống là chiến tranh. Hỗ trợ cho cách trình bày chủ đề không có gì so sánh nổi của cuốn sách là thứ văn xuôi tuyệt vời của tác giả. Cuốn sách đợc viết bằng một văn phong nên thơ nhng súc tích, 4 nó là một mô hình tiết kiệm. Mỗi dòng của cuốn tiểu thuyết tơng đối ngắn này chất chứa vẻ đẹp thẩm mĩ và chiều sâu tinh thần. Cuốn sách tràn đầy những suy t thấu suốt về Việt Nam cũng nh tâm hồn con ngời. Đây là một trải nghiệm đọc không thể bỏ qua"[38]. Còn rất nhiều ý kiến khác nữa của những nhà nghiên cứu, phê bình cũng nh độc giả nớc ngoài: Tim O'Brien, Susan, Nhìn chung, tất cả những ý kiến đều đánh giá cao tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. ở trong nớc, ngay từ khi đợc nhận giải thởng của Hội nhà văn vào năm 1991, với nhan đề là Thân phận tình yêu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và ý kiến đánh giá khác nhau về tác phẩm, tạo nên những "cơn sốt" trên văn đàn. Tác phẩm đợc coi là cuốn tiểu thuyết "khác thờng" của văn chơng Việt Nam lúc bấy giờ. Vào thời điểm đó, tuần báo Văn nghệ tổ chức một cuộc thảo luận về tiểu thuyết Thân phận tình yêu đa ra rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học có uy tín nh: Trần Đình Sử, Nguyễn Phan Hách, Cao Tiến Lê, Vũ Quần Phơng, Nguyên Ngọc, Sau đó, các ý kiến này đợc đăng tải trên báo Văn nghệ số 37 năm 1991. Sự đánh giá về tác phẩm lại xoay quanh hai trạng thái đối lập nhau: Ngời khen hết mức, ngời chê hết lời. Giáo s Trần Đình Sử cho rằng: "Tác giả đã trừu tợng bớt đi cái phần mục đích, chiến công, nhân tố thắng lợi để chỉ kể lại cuộc chiến tranh với tất cả tính chất chiến tranh của nó Có thể nói tác giả đã lộn trái cuộc chiến tranh ra để ta nhìn vào cái phía trong bị che khuất lấp một chỗ trống cha đợc lấp" [56]. Còn Ngô Văn Phú thì khẳng định: "Cuốn tiểu thuyết đợc giải thởng là cái đợc lớn của văn chơng. Đây đích thực là văn chơng" [56]. Nhà văn Nguyên Ngọc thì nhận xét: "Đây là một cuốn sách nghiền ngẫm về hiện thực tác giả với t cách là ngời trong cuộc, không đứng ngoài, đứng trên, nhìn ngắm, mà đứng trong, thậm chí ở tận đáy cuộc chiến tranh" [56]. Nguyễn Phan Hách thì lại không tiếc lời khen ngợi: "Nỗi 5 buồn chiến tranh là một tác phẩm văn chơng đích thực, văn đẹp lắm, cực đẹp lắm, chi tiết tuyệt vời gây ấn tợng không thể nào quên. Những chi tiết gợi bóng dáng một tác phẩm lớn" [56]. Tác giả Lê Quang Trang lại khẳng định: "Tác giả cố gắng là ngời không chịu đi trên lối mòn. Có sử dụng kết hợp giữa tính huyền thoại và chân thực. Thi pháp đồng hiện sử dụng có hiệu quả nối liền hiện thực và quá khứ; kí ức xa và gần; ý thức và vô thức. Tất cả thông qua dòng ý thức của Kiên làm nên số phận các nhân vật" [56]. Bên cạnh những ý kiến đánh giá cao thành tựu của tác phẩm, trong phạm vi cuộc tranh luận này cũng còn rất nhiều ý kiến cha tán đồng hoặc phủ nhận giá trị của tác phẩm. Từ Sơn cho rằng: "Âm hởng của tác phẩm còn đậm chất bi, âm hởng hùng còn bị chìm lấp đâu đó, cha tạo nên đầy đủ nét bi hùng của một thời đại đã qua"[56]. Còn Vũ Quần Phơng lại viết: "Anh đánh mất hào khí rất đẹp của những năm tháng ấy" và "có cảm giác tác giả có điều gì đó không hài lòng nên có cái nhìn thiên kiến, có chỗ cực đoan. Đọc những chi tiết khủng khiếp, đay nghiến, ta thấy tác giả ác"[56]. Nhà văn Hồ Phơng vừa khẳng định "đây là một cuốn sách viết về chiến tranh", nhng cũng lại cho rằng: "càng đọc về cuối càng có cảm giác cộm lên: tác giả đã dần đánh mất khá nhiều sự chân thật, trong suốt, hết sức tự nhiên của mình. Bàn tay tác giả mỗi lúc một lộ ra trong mọi việc, mọi ngời. Sự cờng điệu cũng lộ ra càng đậm nét", còn cái nhìn của nhà văn về chiến tranh "Sao khá tối tăm thê thảm. Dờng nh chỉ thấy có chết chóc và khổ cực. Dờng nh chỉ thấy có mất mát và tan hoang, ghê rợn Cũng chính vì thế, ở đây lí tởng của cuộc chiến, cuộc sống đã không đợc chú ý tới một cách đúng mức"[56]. Còn nhiều ý kiến phủ nhận giá trị của tác phẩm liên tục đợc đăng tải trên báo Văn nghệ số 43, 44, 47 năm 1991. Với Nguyễn Khắc Phê có bài "Đôi điều quanh ba cuốn tiểu thuyết vừa đợc giải thởng". Đặc biệt, với bài "Nghĩ gì 6 khi đọc Thân phận tình yêu của Bảo Ninh" của Tiến sĩ Mĩ học Đỗ Văn Khang trên Báo Văn Nghệ, số 43, ngày 26 tháng 10 năm 1991, ông đã phủ nhận không thơng tiếc giá trị của tác phẩm. Ông coi cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh là "điên loạn, rối bời, lố bịch hoá hiện thực, bôi nhọ quân đội, xem tác phẩm là một "tiểu thuyết đen về chiến tranh bấn loạn đầy những hình ảnh kinh hoàng về chiến tranh giải phóng dân tộc và những mảnh đời chiến bại của những cựu chiến binh trong những năm tháng hậu chiến"[56]. Và một làn sóng phủ nhận giá trị đích thực của tác phẩm đã nổi lên. Tác phẩm rơi vào sự im lặng và lãng quên. Cuốn sách hầu nh vắng bóng trong các công trình, các tác phẩm phê bình và các chuyên luận về văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Nhng ngay sau đó, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, tác phẩm đã nhanh chóng quay lại với bạn đọc, khẳng định đợc giá trị đích thực của mình. Cuốn tiểu thuyết đã nhận đợc rất nhiều ý kiến đánh giá cao cả về nội dung và hình thức nghệ thuật từ phía những nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả. GS. Đỗ Đức Hiểu với bài viết "Thân phận tình yêu của Bảo Ninh" đã đánh giá cao cuốn tiểu thuyết về ngôn từ nghệ thuật cũng nh vai trò của nhân vật: "Tiểu thuyết của Bảo Ninh là một giấc mơ dài, một huyền thoại của thời đại, Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn chiến tranh là một hiện tợng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh, tính đối thoại, là một cuộc phiêu lu muốn nhập vào văn học hiện đại thế giới" [24, tr.267- 271]. Với bài: "Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh", PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: "Bảo Ninh không chỉ chú ý đến chuyện mà ông rất quan tâm đến kĩ thuật dựng truyện ở Việt Nam cũng từng có một số nhà văn miêu tả dòng ý thức của các nhân vật một cách khá tinh tế nh Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nhng với những cây bút này, kĩ thuật dòng ý thức chỉ tồn tại nh một thủ pháp nghệ thuật có tính cục bộ. Phải đến Nỗi buồn chiến tranh thì kĩ thuật dòng ý thức đợc vận dụng 7 triệt để trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu của tác phẩm" [48, tr.401]. Đặc biệt phải kể đến nhận xét của Nguyễn Quang Thiều về tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chinh phục đợc bạn đọc nhiều nớc trên thế giới trớc hết vì Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại- đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và chiến tranh, chỉ có những tác phẩm nh vậy mới thực sự đợc đón nhận và chia sẻ(TT và VH số ra ngày 28-10-2006). Về mặt nghệ thuật, Nguyên Ngọc nhận xét: "đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới" [5, tr.177]. Hay đó là bài viết của T.S Nguyễn Thị Mai Liên về Hình tợng con ngời- nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu thuyết: Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh", trong cuốn Văn học Việt Nam sau năm 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Trong bài viết này, cùng với nhân vật Điểu trong tác phẩm Một nỗi đau riêng của Y.Kaoabata thì Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh dị dạng nhân tình, tha hóa nhân tính và nhân tình, đặc biệt đó còn là những khắc khoải về một xứ sở bình yên nhng không trốn chạy thực tại. Bên cạnh đó, ý kiến của Th.S Phạm Xuân Thạch trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh- viết về chiến tranh thời hậu chiến- Từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, nhấn mạnh: "Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy khuynh hớng nghệ thuật của nhân vật đi trớc đến một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền thống (theo kiểu tiểu thuyết- kí sự nh Đất Trắng) để theo đuổi tiểu thuyết tâm lí. Anh đa vào những chiều kích hiện thực cha từng có trong tiểu thuyết của những nhà văn thế hệ trớc: yếu tố tình dục, những "hình ảnh đen" về chiến tranh, Nhng đồng thời, anh sáng tạo nên một sắc thái anh hùng mới của văn học viết về chiến tranh"[5, tr.250]. 8 Còn Thuỵ Khuê trên "Sóng từ trờng- Nỗi buồn chiến tranh" (www. Google.com 2007) dứt khoát bênh vực Bảo Ninh: "chiến tranh với sức công phá mãnh liệt và huỷ diệt tất cả, nhng chiến tranh không tiêu diệt đợc tình yêu, thái độ lạc quan đến tuyệt diệu ấy của tác phẩm, mấy ai đạt đợc" [30]. Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác đánh giá cao tác giả cũng nh tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nh ý kiến của Trần Huyền Sâm, Đào Duy Hiệp, Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Ngọc Hiến, Nhìn lại chặng đờng hai muơi năm qua, chúng ta thấy có rất nhiều ý kiến bàn luận về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Cho dù có nhiều ý kiến khác nhau nhng chúng ta không thể phủ nhận vị trí quan trọng của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung cũng nh trong hệ thống những tác phẩm viết về chiến tranh sau năm 1975 nói riêng. Những bài viết, bài báo, những ý kiến đánh giá, nhận xét tuy nhiều nhng cho đến nay vẫn cha có nhà nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ nhất và đánh giá đúng nhất về những cách tân đổi mới t duy tiểu thuyết của Bảo Ninh cũng nh xác định lại có hay không yếu tố tự truyện trong tác phẩm này. Vì vậy, việc nghiên cứu Một số đặc điểm t duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh giúp chúng ta học tập, nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm trong nhà trờng một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Hơn nữa, giúp ngời đọc nhìn nhận tác phẩm không phải là một cuốn tự truyện thông thờng của nhà văn nh nhiều ngời lầm tởng mà đó là sự sáng tạo nghệ thuật với kĩ thuật độc đáo của tác giả. 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm t duy tiểu thuyết của Bảo Ninh. 2.2. Khẳng định tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh không phải là một cuốn tự truyện mà là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả. 9 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong công trình này, chúng tôi cố gắng vận dụng lý thuyết về tự sự và đặc biệt là thể loại tiểu thuyết trên cơ sở các tài liệu đã xuất bản để chỉ rõ những cách tân đổi mới cũng nh khẳng định tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh không phải là một cuốn tự truyện mà là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Trên cơ sở đó, Luận văn của chúng tôi tiến hành phân tích, khái quát, đánh giá cả những thành công và hạn chế trong tác phẩm của Bảo Ninh. Qua đó thấy rõ hơn những đóng góp của ông đối với nền Văn học Việt Nam hiện đại viết về đề tài chiến tranh giai đoạn sau năm 1975. 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tợng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu chủ yếu tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (In lần đầu tiên năm 1987 lấy tên là Thân phận tình yêu, năm 1991 đổi tên là Nỗi buồn chiến tranh, và đến năm 2006 đợc tái bản với nhan đề trở thành nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh). Trong quá trình nghiên cứu, khi cần thiết chúng tôi có liên hệ với các sáng tác khác của nhà văn Bảo Ninh và một số tác phẩm của các nhà văn khác cùng thời để làm rõ mục tiêu nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm t duy tiểu thuyết của Bảo Ninh. 4.2.2. Khẳng định tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh không phải là một cuốn tự truyện mà là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả. 5. Phơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện công trình này, chúng tôi chủ trơng sử dụng kết hợp các phơng pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phơng pháp phân tích đối tợng theo quan điểm hệ thống 10 Phơng pháp này giúp ngời nghiên cứu có thể chia đối tợng ra làm nhiều yếu tố để xem xét. Những yếu tố đó có cùng một trình độ, có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, đặc biệt giữa chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hởng lẫn nhau tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống. 5.2. Phơng pháp so sánh, đối chiếu Sử dụng phơng pháp này, ngời viết đặt tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn sau, tiêu biểu là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trong sự so sánh với tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn trớc, từ đó nhận ra những cách tân của nhà văn qua một số đặc điểm t duy tiểu thuyết. 5.3. Phơng pháp tổng hợp Sử dụng phơng pháp này, ngời viết luận văn có cái nhìn toàn diện về đề tài và thể loại văn học mà luận văn quan tâm nghiên cứu. Qua đó, chúng ta thấy đợc nét mới mẻ, độc đáo của tác giả Bảo Ninh. 5.4. Phơng pháp nghiên cứu thi pháp học Vận dụng lý thuyết thi pháp học nghệ thuật để làm nổi bật yếu tố không gian, thời gian trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh và xác định lại có hay không yếu tố tự truyện trong cuốn tiểu thuyết. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng kết hợp liên hệ với nhà văn để có thêm nguồn t liệu, làm sáng tỏ một số đặc điểm t duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh và khẳng định lại một lần nữa tác phẩm không phải là một cuốn tự truyện nh nhiều ngời lầm tởng mà là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. 6. Đóng góp của đề tài: 6.1. Luận văn nghiên cứu về Một số đặc điểm t duy tiểu thuyết của một tác giả lớn trong nền Văn học Việt Nam hiện đại viết về đề tài chiến tranh giai đoạn sau năm 1975. Luận văn chỉ ra một số đặc điểm t duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh nhằm xem xét lại các quan điểm trớc đó cho rằng tác phẩm là một cuốn tự truyện của nhà văn và khẳng [...]... gắn với tâm tư ng và ý thức của nhân vật Tác phẩm xuất hiện hai mảng không gian chính: không gian chiến trường và không gian thành phố ở đây, không gian gắn với yếu tố huyền thoại, tạo nên sự độc đáo cho tác phẩm Vì thế, không gian nghệ thuật là một đặc sắc trong tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh 2.1.3 Không gian nghệ thuật trong tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh 2.1.3.1... định Nỗi buồn chiến tranh không phải là một cuốn tự truyện Từ đó chỉ ra những đóng góp mới mẻ của Bảo Ninh trong đề tài hậu chiến 6.2 Nghiên cứu Một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh, chúng tôi sẽ góp thêm một cách nhìn mới về chân dung những người lính thời hậu chiến và qua đó thấy được tài năng của Bảo Ninh 6.3 Đề tài của chúng tôi cũng là gợi ý cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về một tác. .. chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc trước năm 1975 và những tác phẩm viết sau năm 1975 về đề tài hậu chiến Qua đó, chúng ta thấy được những thành tựu và giới hạn của nền văn học hiện đại trước hiện thực vĩ đại của dân tộc Trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng như Phố, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu, nổi bật trong số đó là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo. .. một tác phẩm có số phận chìm nổi này 12 Nội Dung Chương 1 Những đặc điểm của tiểu thuyết viết về chiến tranh trước và sau năm 1975 Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trước và sau năm 1975 có khối lượng tác phẩm đồ sộ, phạm vi khai thác rộng lớn Trong công trình nhỏ này, để phục vụ cho việc nghiên cứu một cách tốt nhất, chúng tôi quan niệm tiểu thuyết trước và sau năm 1975 bao gồm những tác phẩm viết... trong lòng người, một cuộc chiến mở ra âm thầm mà quyết liệt với những nhân vật như Ba Sương, Hai Hùng Họ là những người đã từng đi qua chiến tranh, mang đậm "chất lính" và trở về đối mặt với cuộc sống đời thường Chu Lai đã tập trung khai thác khía cạnh bên trong tâm hồn người lính trở về sau cuộc chiến Đến với Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh- cuốn tiểu thuyết viết về "Nỗi buồn chiến tranh" chứ không... thuật trong những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh giai đoạn trước năm 1975 là không gian sử thi hoành tráng, mang đậm chất sử thi thì không gian trong đề tài hậu chiến lại gắn với tâm tư ng, dòng hồi ức của nhân vật Tác phẩm Nỗi buồn 30 chiến tranh của Bảo Ninh, Phố của Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, đã làm nên diện mạo văn học thời hậu chiến 2.1.2 Không gian... Trong tiểu thuyết Giã từ vũ khí của Hêmingwây thì đó là không gian u ám và khốc liệt của chiến trường, liên quan tới sự kiện gây đổ vỡ trong cuộc sống của nhân loại đầu thế kỷ XX- Đại chiến thế giới lần thứ nhất Tất cả được hiện lên qua việc kể lại của nhân vật chính trong tác phẩm, qua câu chuyện tình yêu của họ Hay đó là không gian rộng lớn trong bộ tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình của L... của Chu Văn, Phố của Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu, Khoảng không gian đời tư cho phép các nhân vật sống cuộc sống riêng tư của mình, bộc lộ con người khi đối diện với chính bản thân, tách nó ra khỏi đám 34 đông và bản ngã cá nhân được khám phá Từ đó bộc lộ muôn mặt cuộc sống đời thường Trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn sau năm 1975, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nổi bật hơn... vẻ của vũ trụ, của thế giới bao quanh con người và ngay trong nội tâm con người Vì vậy, có nhiều tác phẩm đi sâu khám phá "con người bên trong con người" như Ăn mày dĩ vãng, Phố, Ba lần và một lần của Chu Lai; Chim én bay của Nguyễn Trí 23 Huân; Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Tiểu thuyết Chim én bay của Nguyễn Trí Huân được viết năm 1989, là sự hồi tư ng... trở của con người vừa đi qua trận chiến ở Quy có đủ những trạng thái tình cảm của con người bình thường Đây chính là sự khác biệt trong việc xây dựng nhân vật trước và sau chiến tranh Những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống thời hậu chiến được các tiểu thuyết gia đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm Chu Lai đã cho ra mắt hàng loạt các tiểu thuyết, tạo thành "dòng tiểu thuyết về chiến tranh và người lính của . Nghiên cứu một số đặc điểm t duy tiểu thuyết của Bảo Ninh. 4.2.2. Khẳng định tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh không phải là một cuốn tự truyện mà là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả Luận văn chỉ ra một số đặc điểm t duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh nhằm xem xét lại các quan điểm trớc đó cho rằng tác phẩm là một cuốn tự truyện của nhà văn và. tỏ một số đặc điểm t duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh và khẳng định lại một lần nữa tác phẩm không phải là một cuốn tự truyện nh nhiều ngời lầm tởng mà là một

Ngày đăng: 23/07/2015, 11:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan