Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.

49 1.2K 2
Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH ĐỨC Tên đề tài: ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG VIỆC SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vương Vân Huyền Thái Nguyên, 2014 2 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu được toàn xã hội quan tâm. Trong những thập niên vừa qua sự phát triển về mặt khoa học kỹ thuật đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Các quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng được đẩy mạnh. Chính vì sự phát triển này môi trường sống của con người cũng như các dạng sống trên trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng. Những năm gần đây thế giới đã có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường và cũng đã có rất nhiều thành tựu đạt được. Tuy nhiên vấn đề môi trường hiện nay vẫn đang là vấn đề nóng bỏng mang tính toàn cầu. Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã có những tác động không nhỏ đến môi trường sống. Công tác bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI cũng đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể và đồng bộ. Trong đó có 8 giải pháp đã được đưa ra gồm: Nhanh chóng hoàn thiện và tăng cường hiệu lực thi hành của hệ thống pháp luật; Hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội, con người và cộng đồng; Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của dân cư; Tăng cường công tác bảo vệ quy hoạch môi trường; Thiết lập hệ thống giám sát; Đa dạng hóa các nguồn vốn và quản lý; Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường. Song trong thực tế việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa chú trọng và quan tâm nhiều, vấn đề quản lý môi trường ở các cấp từ trung ương đến địa phương các cấp các ngành vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường chưa được đào tạo một cách toàn diện, ý thức tự giác bảo vệ môi trường và gìn giữ môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống, cách suy nghĩ của đại bộ phận dân cư. Phổ Yên là một huyện trung du nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên Trong những năm vừa qua cùng với sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 3 nước nền kinh tế của huyện đã có nhiều sự phát triển vượt bậc nâng cao đời sống nhân dân. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân trên địa bàn huyện là từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các phế phụ phẩm nông nghiệp chưa được tận dụng tối đa, lãng phí. Để nâng cao khả năng xử dụng tài nguyên và nguồn nguyên liệu sẵn có, được sự đồng ý của Trường Đại Học Nông Lâm – Thái Nguyên, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên, và sự hướng dẫn của cô giáo: Vương Vân Huyền, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục đích của đề tài - Điều tra, đánh giá, xác định số lượng, phân loại thành phần, tỷ lệ phế phụ phẩm nông nghiệp. - Nghiên cứu sử dụng kiến thức về lên men tự nhiên và một số chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân bón hữu cơ tại chỗ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế sử dụng tài nguyên là phế phụ phẩm nông nghiệp. 1.3. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu các kiến thức về lên men sinh học tự nhiên và chế phẩm vi sinh vật. -Tìm các phương pháp ủ phân hữu cơ hiệu quả đơn giản và nhanh chóng từ các phương thức lên men tự nhiên. -So sánh, đánh giá chất lượng phân sau khi ủ với các loại men khác nhau. -Phân tích chất lượng và hiệu quả kinh tế, môi trường giữa phân ủ với phân hóa học. -Xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm sẵn có. 1.4. Yêu cầu của đề tài -Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. -Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho các mô hình thí nghiệm. 4 -Trước khi bố trí thí nghiệm phế phụ phẩm nông nghiệp phải được phân loại, băm nhỏ và trộn đều đẻ tăng tính đồng chất, tránh sai khác về các chỉ tiêu theo dõi giữa các mẫu nhắc lại trong cùng một công thức thí nghiệm. -Nơi bố trí thí nghiệm phải thoáng mát, không chịu trực tiếp ánh sáng mặt trời. Sản phẩm phân bón thu được phải được phơi khô để ở nhiệt độ phòng tránh sai sót trong kết quả phân tích mẫu. -Số liệu nghiên cứu phải được ghi chép đầy đủ , chính xác, thể hiện đầy đủ và đúng thực tế. Kết thúc thí nghiệm số liệu phải được xử lý thống kê nhắm đưa ra các bảng số liệu cuối cùng. -Quy trình sản xuất phân phải rõ ràng để người dân dễ thực hiện, giá thành hợp lý. 1.5. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học +Nâng cao ý thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. +Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học và nghiên cứu. +Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo. - Ý nghĩa trong thực tiễn +Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí cho sản xuất nông nghiệp. +Giảm ô nhiễm. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Sử dụng phân bón bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Khi việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan như hiện nay thì việc sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng tạo ra hướng sản xuất bền vững. Sản xuất bền vững là hướng phấn đấu của nghành nông nghiệp nhiều nước tiên tiến trên thế giới hiện nay. Tiêu chí của sản xuất nông nghiệp bền vững có nhiều vấn đề, nhưng tập trung là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và bảo vệ môi trường. Khai thác, sử dụng hữu cơ là một biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp bền vững…. Rơm rạ nên được ủ trước khi đem bón cho cây trồng sẽ tốt hơn, vì cây trồng có thể hấp thu chất dinh dưỡng ngay. Nếu cày vùi rơm rạ tươi thì mất thời gian cho vi sinh vật trong đất phân hủy, như vậy cây trồng mới hấp thu được và một số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây cho cây lúa nếu rơm, rạ không có thời gian phân hủy hoàn toàn… [24] 2.1.2. Khái niệm phân hữu cơ. Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: Phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phế phụ phẩm nông nghiệp, phân rác… * Phân chuồng. - Đặc điểm: Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: Phân, nước tiểu gia súc vá chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học… - Chế biến phân chuồng: có 3 phương pháp + Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% super lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được. 6 + Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1,5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong. + Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60 0 C nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà. vịt làm phân men để tăng chất lượng phân. * Phân rác - Đặc điểm: Là phân hữu cơ được chế biến từ: Cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ… Ủ với 1 số phân men như phân chuồng, lân, vôi đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng). - Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và kali 2% còn lại phân men ( phân chuồng, lân , vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc 1 lơp vôi, trét bùn. Ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại để hở lỗ tưới nước thường xuyên, ủ khoảng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoại có thể dùng để bón thúc. *Phân xanh - Đặc điểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo đậu, cỏ stylo, điên điển… - Cách sử dụng: vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất. *Phân vi sinh - Đặc điểm: là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ ( như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây. - Các loại phân trên thị trường: + Phân vi sinh cố định đạm: 7 Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo… Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin… + Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komic và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau. + Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên. - Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao. *Phân sinh học hữu cơ. -Đặc điểm: là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm 1 số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như: phân bón komic nền… -Sử dụng: phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoắc dạng lỏng, có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữ cơ komic chuyên dùng cho : cây ăn trái, lúa, mía….[30] 2.1.3. Khái niệm chất thải nông nghiệp. “Chất thải nông nghiệp là những chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá… cần phải được quản lí vì nó liên quan chặt chẽ, trực tiếp đến đời sống sức khỏe của con người”.[10] 2.1.3.1 .Chất thải rắn nông nghiệp. Theo Nguyễn Đình Hương và CS (2006)[10], là chất thải rắn nông nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu 8 hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải phát ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa… 2.1.3.2. Nguồn gốc, thành phần và đặc điểm của chất thải rắn nông nghiệp *Nguồn gốc chất thải rắn nông nghiệp Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc chất thải rắn nông nghiệp Nguồn: Theo Nguyễn Đình Hương và CS (2006)[10]. Thành phần chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các thành phần có thể phân hủy sinh học và 1 phần các chất khó phân hủy và độc hại. Thành phần chính của chất thải rắn nông nghiệp bao gồm: + Phế phụ phẩm từ trồng trọt: rơm, rạ,trấu, cám,lá cây, vỏ lõi ngô, bã mía, thân lá khoai tây, khoai lang… + Phân động vật, phân gia súc( trâu, bò), phân gia cầm(gà, vịt, ngan, ngỗng ) Trồng trọt(thực vật chết, tỉa cành làm cỏ…) Thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, thân ngô, lõi ngô … ) Chế biến sữa, giết mổ gia súc, gia cầm Bảo vệ thực vật, động vật: TBVTV, thuốc trừ sâu, diệt côn trùng. Quá trình bón phân kích thích tăng trưởng Thú y( chai, lọ, đựngthuốc thú y, dụng cụ tiêm) Chất thải rắn nông nghiệp 9 + Bao bì đóng gói, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thưc vật, thuốc trừ sâu, lọ đựng thuốc thú y, túi đựng hóa chất nông nghiệp, túi đựng phân bón. + Các bệnh phẩm, xác thực vật chết như gà toi, lở mồm long móng, bò điên chứa các vi trùng gây bệnh. 2.1.3.3. Thành phần và đặc điểm của phế phụ phẩm nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh những sản phẩm chính dù có muốn hay không chúng ta có những sản phẩm phụ khác. Chẳng hạn như khi trồng lúa ngoài hạt thóc chúng ta thu được, ta còn có rơm, rạ khi xay lúa ngoài gạo ta còn có tấm, cám, trấu Khi chăn nuôi gia súc ngoài sản phẩm chính là thịt, trứng hay sữa, sức kéo ta còn có phân, lông… Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc, phần ăn được chỉ chiếm phân nửa hay 1/3 khối lượng. Những phụ phẩm này thực sự là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị; chúng còn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác và có thể tạo thêm giá trị, thu nhập cho nông dân, nếu không, chúng có thể gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng tốt các nguồn phụ phẩm này góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân và tăng thu nhập ha/đất nông nghiệp. Phụ phẩm nông nghiệp đều là chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; có thể chúng đã xơ cứng vì silic hóa như trấu hay lignin hóa như gỗ. Chúng còn có thể xem như 1 dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình quang tổng hợp và quá trình sinh học khác trong nông nghiệp. Các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng trực tiếp hơn chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp hơn, muốn sử dụng chúng cần thêm phí tổn vận chuyển và các biện pháp kỹ thuật khác.Việc cân nhắc chi phí và lợi ích là rất cần thiết, đôi khi nhờ chế biến mà lợi nhuận thu được từ phụ phẩm lại nhiều hơn chính phẩm. Sự phát triển của xã hội và tiến độ khoa học công nghệ có thể giúp con người sử dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp và qua đó làm thay đổi các nhìn nhận về sảm phẩm nông nghiệp. Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phụ phẩm nông nghiệp có thế được sử dụng theo mục đích sau: -Sản xuất thức ăn chăn nuôi 10 -Làm nguyên liệu cho nghành nghề tiểu thủ công, cho công nghiệp -Làm chất đốt -Sản xuất biogas và điện năng -Làm phân hữu cơ. Bảng 2.1 Thành phần chất thải trong trồng trọt. (Phế phụ phẩm phát sinh để thu được 1 tấn nông sản sau thu hoạch) Tên nông sản Phế phụ phẩm Khối lượng(kg) Lúa Rơm, rạ 4000-6000 Cám 150 Trấu 200 Ngô Thân,lá cây 2100-2350 Vỏ, lõi, râu, bắp 500 ( Nguồn: Viện năng lượng, tổng công ty điện lực Việt Nam ,2002, Nguyễn Đình Hương 2006. )[10]. 2.1.4. Tổng quan về men và chể phẩm vi sinh vật. Từ cổ xưa, mặc dù chưa nhận thức được sự tồn tại của vi sinh vật, nhưng loài người đã biết khá nhiều về các tác dụng do vi sinh vật gây nên. Trong sản xuất và trong đời sống, con người đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về các biện pháp lợi dụng các vi sinh vật có ích và phòng tránh các vi sinh vật có hại. Trên những vật giữ lại từ thời cổ Hy Lạp, người ta đã thấy minh họa cả quá trình nấu rượu. Những tài liêu khảo cổ cho biết cách đây trên 6000 năm, người dân Ai Cập ở dọc sông Nile đã có tập quán nấu rượu. Ở Trung Quốc rượu đã được sản xuất từ thời đại văn hóa Long Sơn ( cách đây trên 4000 năm). Việc lên men Lactic ( muối dưa) được thực hiện từ những năm 3500 năm trước công nguyên. Muối dưa, làm dấm, làm tương v v Đều là những biện pháp hữu hiệu để hoặc sử dụng hoặc khống chế vi sinh vật phục vụ cho việc chế biến và bảo quản thực phẩm. Việc sáng tạo ra các hình thức ủ phân, ngâm phân, ngâm gai, xếp ải trồng luân canh với cây họ đậu, đều là những biện pháp tài tình mà tổ tiên ta từ lâu đã biết phát huy tác dụng của vi sinh vật trong nông nghiệp. [...]... kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Tôi đã tiến hành nghiên cứu, điều tra đánh giá hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp từ đó đã ứng dụng 1 số chế phẩm vi sinh vào việc xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu săn có và cải thiện ô nhiễm môi trường 2.2.Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên thế giới Tình hình... chủng vi sinh vật từ 108 – 109 CFU/g Việc sản xuất vi sinh vật từ phụ phẩm khá đơn giản và dễ thực hiện: xử lý thô nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và các nhà máy chế biến, phối trộn với chế phẩm Compost Maker và một vài phụ liệu khác như đạm, kali, rỉ mật…, độ ẩm cuối cùng của hỗn hợp cần đạt từ 4550% 18 Ủ hỗn hợp với chiều cao tối đa đống ủ 0,5m Sản phẩm phân bón hữu cơ thu được... của chế phẩm sinh học Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp được thừ nhận có các ưu điểm sau đây: 13 - Không gấy ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái - Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh dưỡng…) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung - Ứng dụng các chế phẩm sinh. .. chất lượng môi trường nông thôn Ứng dụng này được triển khai tại 150 hộ của huyện Mê Linh, Tam Dương, Tam Đảo đại diện cho 3 vùng đồng bằng, trung du và miền núi Nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là phân trâu, bò, lơn, gà…được phối trộn với chế phẩm Bioplant, tạo ra loại phân hữu cơ vi sinh có thể thay thế phân hóa học Phân hữu cơ vi sinh có chưa 4 loại vi sinh vật có ích và loại... hóa học, thiếu nguồn phân bón hữu cơ bổ sung thường xuyên Mặt khác, lượng chế thải từ sản xuất nông nghiệp ( rơm rạ, cây xanh) và từ các nhà máy chế biến(bùn, bã mía) do không xử lý kịp thời đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học Compost Maker gồm các chủng vi sinh vật; vi sinh vật phân giải xenllulo; vi sinh vật phân giải lân; vi sinh vật cố định đạm và vi sinh. .. tác dụng riêng khác nhau, điển hình một số loại chế phẩm hay được sử dụng: -Chế phẩm EMUNIV (bộ vi sinh vật hữu hiệu đa năng) của công ty cổ phần vi sinh ứng dụng – Hà Nội Là tập đoàn nhiều vi sinh vật hữu hiệu bao 12 gồm: VSV phân giải chất hữu cơ, VSV cố định đạm, VSV phân giải lân, VSV kích thích sinh trưởng…VSV tổng số > 109 CFU/g Chế phẩm EMUNIV có tác dụng: - Phân giải nhanh các chất hữu cơ có trong. .. văn hoá cho học sinh [20] 4.2 Đánh giá tình hình sử dụng phân bón và nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại vùng nghiên cứu 4.2.1 Tình hình sử dụng phân bón trên địa bàn huyện Để tăng năng suất và sản lượng, người dân trên địa bàn huyện đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lượng thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn huyện tăng từ 2.800kg... loại phế phụ phẩm, sử dụng hiệu quả cao cho nhiều loại cây trồng, cá khả năng phân giai xellulo, sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật và ức chế vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây 19 trồng, bên cạnh tác dụng làm phân giải hợp chất giàu cacbon mà theo phương pháp thông thường khó xử lý thì phân hữu cơ vi sinh còn có tác dụng phân giải rất hệu quả Việc ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học. .. hính sản xuất và sử dụng nguồn phân bón tại chỗ bằng chế phẩm sinh học ở xã Cốc Lầu huyện Bắc Hà, quy mô là 10 hô tham gia Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ chế phẩm sinh học Compost Maker( tổng số 20 gói/ 10 hộ tham gia) và 500m2 bạt TT cũng tổ chức tập huấn cho 25 hộ dân về quy trình ủ phân bằng chế phẩm sinh học Chế phẩm Compost Maker là sản phẩm có mật độ vi sinh vật có ích cao, có tác dụng xử... nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững Về hiệu quả kinh tế, chi phí mua 1 tấn phân chuồng là 300000 đồng, chi phí để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình 272000 đồng Như vậy, sử dụng phân hữu cơ vi sinh tiết kiệm được 28000 đồng/tấn Hiện nay, chế phẩm sinh học đã được triển khai thực hiện trên các mô hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn); trồng rau ở . HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH ĐỨC Tên đề tài: ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG VIỆC SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH. Phổ Yên, và sự hướng dẫn của cô giáo: Vương Vân Huyền, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Phổ Yên. men tự nhiên và một số chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân bón hữu cơ tại chỗ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế sử dụng tài nguyên là phế phụ phẩm nông nghiệp. 1.3. Mục tiêu

Ngày đăng: 23/07/2015, 09:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan