Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, thành phố Cao Bằng, giai đoạn 2010-2013.

60 779 0
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, thành phố Cao Bằng, giai đoạn 2010-2013.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  BẾ KIM TUYẾN Tên đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, thành phố Cao Bằng, giai đoạn 2010-2013” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khoá học : 2012 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  BẾ KIM TUYẾN Tên đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, thành phố Cao Bằng, giai đoạn 2010-2013”. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khoá học : 2012 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trương Thị Ánh Tuyết Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 3 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ông cha ta có câu “Tấc đất tấc vàng”. Từ xưa đến nay, đất đai luôn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cần được bảo vệ và quản lý. Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động. Đất đai là loại tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam. Khi xã hội càng phát triển, điều kiện vật chất của con người được nâng cao thì nhu cầu về đất đai ngày càng gia tăng, khi đó đất đai càng trở lên có giá trị. Trong những năm gần đây với sự vận động mạnh mẽ của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, quá trình sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả về đất đai là đặc biệt quan trọng. Để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản mà ngược lại đây là vấn đề hết sức phức tạp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước chuyển sang nền kinh tế hội nhập thì các vấn đề về đất đai là một trong những vấn đề nhạy cảm và được quan tâm nhiều nhất. Vì vậy yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý và sử dụng là làm thế nào có thể sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất? Xã Kim Đồng cách trung huyện Thạch An 22 km về phía tây bắc. Đây là nơi dân cư đông đúc, do vậy đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp gây khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của xã kim Đồng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết nhằm xác định những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân và biện pháp khắc phục để công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ hơn góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội của xã. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên. được sự đồng ý của ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự quan tâm giúp đỡ của UBND Xã Kim Đồng, huyện Thạch an, Tỉnh cao Bằng, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Trương Thị Ánh Tuyết, em chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 4 đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, thanhCao Bằng, giai đoạn 2010- 2013”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của Xã Kim Đồng, Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Qua đó đề xuất những giải pháp khả thi để phục vụ đắc lực cho quá trình quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao trong thời gian tiếp theo. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của Xã kim Đồng giai đoạn 2010-2013 sẽ tiến hành đánh giá những thành tựu và hạn chế để tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tới. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học: củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác quản lý nhà nước về đất đai ngoài thực tế. - Trong thực tiễn: Đề tài đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của Xã Kim Đồng; từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của Xã được tốt hơn. chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai “Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất; trong việc phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; trong việc điều tiết các nguồn lợi từ đất đai”. Quản lý nhà nước về đất đai nhằm bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của đất nước; tăng cường hiệu quả sử dụng đất; đồng thời bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý và được hình thành từ những phương pháp quản lý nhà nước nói chung. Có thể chia thành 2 nhóm phương pháp sau: + Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai như: phương pháp thống kê, phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học. + Các phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai như: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Hệ thống các công cụ quản lý nhà nước về đất đai đa dạng và hoạt động có hiệu quả đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trong những năm qua đạt kết quả cao. Đó là: + Công cụ pháp luật + Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất + Công cụ tài chính 2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta - Luật Đất Đai 2003 - Luật kinh doanh bất động sản 2006. chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 6 - Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 của Luật đất đai ngày 18/06/2010. - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất Đai 2003 - Nghị định 182/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Nghị định 188/2004/NĐ - CP ngày 19/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Quyết định số 08/2006/QĐ - BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Nghị định 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Nghị định 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 44/2008/NĐ - CP ngày 09/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/08/2007 của Chính phủ quy định bổ xung về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 /01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai. - Nghị định 88/2010/NĐ - CP ngày 19/10/2010 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Nghị định 69/2010/NĐ - CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Chỉ thị số 11/2007/CT - TTg ngày 18/05/2007 của thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành luật kinh doanh bất động sản. chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 7 - Chỉ thị số 05/2006/CT - TTg ngày 22/02/2006 của thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật đất đai. - Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên & Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên & Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. - Thông tư số 30/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên & Môi trường về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Thông tư số 05/2006/TT - BTNMT ngày 24/05/2006 của bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 182/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Thông tư số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/04/2005 của bộ Tài nguyên & Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/NĐ - CP. - Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ tài Chính –Bộ Tài nguyên & Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/08/2007 của Chính phủ quy định bổ xung về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam theo luật đất đai 2003 Tại khoản 2 điều 6 Luật đất đai 2003 có quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như sau: - Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 8 - Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta, ở Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng từ khi thực hiện Luật đất đai 2003 đến nay 2.3.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước Những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạmh mẽ cùng với sự hội nhập đã đưa nước ta trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong đó công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đáp ứng phần lớn yêu cầu của đất nước, của nhân dân và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 2.3.1.1. Kết quả đạt được * Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai chính xác, hiệu quả và kịp thời là công việc quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương. Khi Luật Đất đai 2003 được chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 9 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004, đến nay vẫn đang tiếp tục được áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đất đai. Để Luật mới thật sự có hiệu quả đi vào đời sống, Chính phủ đã ban hành kịp thời, thường xuyên nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật này như Nghị đinh 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003; Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Chỉ thị 02/CT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19/11/2007 V/v tiếp tục triển khai thi hành Luật Đất đai 2003, v.v… * Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập BĐ hành chính: Đến nay, tất cả các địa phương đã hoàn thành việc cắm mốc địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đây là những kết quả nỗ lực hết mình của Đảng và Nhà nước ta trong việc đàm phán phân chia ranh giới đất liền giữa ba nước có biên giới chung. Cụ thể: Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc bắt đầu từ ngã ba biên giới giữa ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào đến điểm số 1 nằm ở cửa sông Bắc Luân trên đường phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc. Theo đó, tổng chiều dài đường biên giới trên đất liền là 1065,652 km, đường biên giới sông suối là 83,914 km. Trên biên giới có 1378 vị trí mốc giới chính, 402 vị trí mốc giới phụ. Hai bên đã cắm tổng cộng 1970 cột mốc (không kể cột mốc ngã ba biên giới) bao gồm: 1627 cột mốc đơn, 232 cột mốc đôi và 111 cột mốc ba. Riêng đoạn biên giới qua địa phận tỉnh Lào Cai( của Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (của Trung Quốc) bắt đầu từ mốc giới số 84 đến mốc giới số 172, với tổng cộng 127 cột mốc trong đó có 58 cột mốc đơn, 50 cột mốc đôi cùng số, 15 cột mốc ba cùng số, 4 cột mốc phụ và tổng chiều dài trên 185,079 km (phần biên giới theo sông suối là 127,549 km, phần biên giới trên đất liền là 57,530 km). chuyªn ®Ò tèt nghiÖp ®¹i häc 10 Ngày 10/10/2007 Việt Nam và Camphuchia đã thống nhất kế hoạch triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Hai bên đã cắm 314 mốc gồm 3 loại mốc: Đại, trung và mốc ngập lụt tại 10 tỉnh biên giới trong đó có 2 mốc đặc biệt ở vị trí ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào - Camphuchia và mốc 314 ở điểm cuối cùng của đường biên giới Việt Nam – Camphuchia tại bờ biển Kiên Giang (Việt Nam) và Kampôt (Camphuchia). Toàn bộ công tác phân giới cắm mốc kể cả việc xây dựng bản đồ đường biên giới mới hoàn tất các thủ tục pháp lý và ký Nghị định thư biên giới sẽ được hoàn tất vào năm 2012. Trong khi đó, Việt Nam và Lào đã xác định được 190 vị trí mốc biên giới và xây dựng 141 cột mốc. Tuy nhiên, kết quả này chưa đạt chỉ tiêu đề ra, chủ yếu do thời tiết năm 2010 không thuận lợi, mưa nhiều, lại bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão lớn. * Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính Trước những đỏi hỏi của công tác quản lý nhà nước về đất đai, ngành Đo đạc và bản đồ luôn cố gắng để đạt những kết quả cao nhất. Đến năm 2007, “Cục Đo đạc và Bản đồ đã hoàn thành bộ bản đồ Địa chính bằng ảnh hàng không tỷ lệ 1/10000 của 10/17 tỉnh trong dự án: Lập bản đồ Địa chính bằng ảnh hàng không cho 9 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và 8 tỉnh vùng núi phía Bắc, vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, làm cơ sở pháp lý giao đất giao rừng và cấp GCNQSD đất cho nhân dân.” * Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi tình hình lập QH – KHSDĐ của các địa phương; tổ chức các đợt kiểm tra hàng năm để đôn đốc, hướng dẫn việc lập QH – KHSDĐ nói chung và QH – KHSDĐ chi tiết cấp xã nói riêng. Mặc dù các tỉnh thành đều đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, được Chính phủ xét duyệt; tuy nhiên, ở cấp huyện, vẫn còn 150/681 huyện chưa hoàn thành hoặc chưa triển khai việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; ở cấp xã cũng vẫn còn 1.991/11.074 xã chưa triển khai (chiếm 17,98%). 7.576 xã, thị trấn đã lập quy hoạch, đạt 68,41 %; còn lại 1.507 xã đang triển khai. * Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [...]... cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước về đất đai của Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2013 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong giới hạn 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định trong Luật Đất đai 2003 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành Đề tài nghiên cứu tại UBND Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng từ 3.3 Nội dung nghiên... của Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; Địa hình, địa mạo; Thời tiết, khí hậu; Thủy văn, nguồn nước; Tài nguyên, môi trường - Điều kiện kinh tế - xã hội: Thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội 3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2013 3.3.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng giai đoạn. .. tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản Luật và văn bản dưới Luật về quản lý đất đai, đặc biệt nắm vững 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai 2003 - Phương pháp thu thập tài liệu, bao gồm: + Thu thập tài liệu sơ cấp thông qua các nội dung quản lý quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, ... luật về ĐĐ và xử lý vi phạm pháp luật về ĐĐ 12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng ĐĐ 13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 3.3.4 Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân và cán bộ về công tác quản lý và sử dụng đất đai trên điạ bàn xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 3.3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác. .. trọng - Công tác quản lý đô thị, đất đai, xây dựng trong dân còn hạn chế; công tác vệ sinh môi trường tuy có nhiều cố gắng song chưa đáp ứng được yêu cầu… 4.2 Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn Xã Kim Đồng Trong những năm qua công tác quản lý đất đai của xã Kim Đồng đang đi dần vào nề nếp theo yêu cầu của công tác quản lý đất đai Xã đã lập bản đồ địa chính và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp Qua đó công tác. .. đai còn hạn chế Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý đất đai còn rất hạn chế - Sự phân công, phân cấp trách nhiệm và quyền hạn quản lý đất đai thiếu cụ thể; tổ chức bộ máy làm công tác quản lý đất đai còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hình mới 2.3.2 Tình hình quản lý đất đai ở tỉnh Cao Bằng 2.3.2.1 Những kết quả đạt được * Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật đất. .. vụ đắc lực cho công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn * Thống kê, kiểm kê đất đai Hàng năm, tỉnh luôn hoàn thành công tác thống kê đất đai theo đúng thời gian quy định Mới đây, UBND tỉnh Cao Bằng đã xây dựng kế hoạch về việc thực hiện và hướng dẫn kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013 Kiểm kê đất đai năm 2013 đã được thực hiện nghiêm túc và hoàn thành theo đúng... hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2017, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu giai đoạn 2008 - 2012 cho các xã xã còn lại trên địa bàn theo đúng trình tự, thủ tục phê duyệt, chính sách hiện hành của Nhà nước, để quản lý sử dụng đất có hiệu quả theo quy định của Luật đất đai * Kết quả lập hồ sơ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất - Về hồ sơ thu hồi đất, ... quỹ đất chưa sử dụng; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất ” * Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất Trong năm 2010, các cơ quan hành chính Nhà nước. .. sử dụng đất đẻ đầu tư cho công tác đo đạc bản đồ địa chính và quản lý đất đai) Thực hiện đề án đã được HĐND tỉnh phê duyệt, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 29/KH – UBND ngày 10/7/2008 triển khai thực hiện công tác quản lý đất đai, đo đạc bản đồ địa chính trên phạm vi toàn tỉnh Năm 2008, Sở đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai đo đạc bản đồ tại 9 huyện: 30 xã và đo đạc chỉnh lý bản đồ . công tác quản lý nhà nước về đất đai Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, thanhCao Bằng, giai đoạn 2010- 2013”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của Xã. HỌC NÔNG LÂM  BẾ KIM TUYẾN Tên đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, thành phố Cao Bằng, giai đoạn 2010-2013 . KHÓA LUẬN. NÔNG LÂM  BẾ KIM TUYẾN Tên đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai Xã Kim Đồng, huyện Thạch An, thành phố Cao Bằng, giai đoạn 2010-2013 KHÓA LUẬN

Ngày đăng: 23/07/2015, 08:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan