Nghiên cứu một số cây thuốc dân gian của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn.

71 834 2
Nghiên cứu một số cây thuốc dân gian của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA VIẾT HUÂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CÂY THUỐC DÂN GIAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TÀY TẠI XÃ QUANG THUẬN HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K9 - LT LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo trong Nhà trường, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế”, đây là phương thức quan trọng giúp các học viên, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố bổ sung lý thuyết học trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn của chính mình. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Quang Thuận,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn. Trong thời gian thực tập em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích cho riêng mình. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Đàm Văn Vinh. Thầy đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy những kiến thức và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đó là sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn, lý luận và phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô chú, anh chị tại UBND xã Quang Thuận,huyên Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt nhất. Cảm ơn gia đình và người thân của em đã luôn động viên em trong suốt thời gian thực tập. Cảm ơn bạn bè, những người luôn đồng hành cùng em để hoàn thành quyển luận văn: “Nghiên cứu một số cây thuốc dân gian của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn”. Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế. Vì vậy, chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bắc Kạn, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Hứa Viết Huân DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích 1 UBND Uỷ Ban Nhân Dân 2 KT-XH Kinh Tế - Xã Hội 3 CT Cây Thuốc 4 BT Bài Thuốc 5 YHCT Y Học Cổ Truyền 6 YHHĐ Y Học Hiện Đại MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu tổng quát: 2 1.3. Mục tiêu cụ thể: 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.5 Tổng quan tài liệu và vấn đề nghiên cứu 2 1.5.1 Tài nguyên cây thuốc trên thế giới 2 1.5.2. Tài nguyên cây thuốc Việt Nam 5 PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 15 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 15 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành 15 2.1.4. Địa điểm 15 2.1.5. Thời gian 15 2.2. Nội dung nghiên cứu: 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.1. Phương pháp chung 16 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. 16 PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu 18 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 18 3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 19 3.1.3 Cơ sở hạ tầng của xã Quang thuận 21 3.1.4 Tình hình văn hóa – y tế của xã 22 3.2. Kết quả nghiên cứu các bài thuốc của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận 24 3.2.1 Các bài thuốc theo nhóm bệnh của cộng đồng người Tày 24 3.2.2 Nhóm bài thuốc chữa bệnh xương khớp 25 3.2.3 Nhóm bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp 27 3.2.4 Nhóm bài thuốc chữa bệnh cho phụ nữ 29 3.2.5 Nhóm bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn 31 3.2.6 Nhóm bài thuốc bồi bổ sức khỏe, an thần, trị mất ngủ 33 3.2.7 Nhóm bài thuốc chữa mụn nhọt, đau răng, thanh nhiệt, tiêu viêm 35 3.2.8 Nhóm bài thuốc chữa sốt, hạ nhiệt 37 3.2.9 Nhóm các bài thuốc chữa bệnh khác do các loài rắn hay ong,rết cắn 38 3.3. Danh mục các cây thuốc phát hiện được tại cộng đồng. 39 3.4. Đặc điểm hình thái và phân bố của các loài cây thuốc tại xã Quang Thuận 41 3.5. Lựa chọn các loài thuốc quan trọng để nhân rộng và bảo tồn. 58 PHẦN 4. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 61 4.1. Kết luận 61 4.2. Tồn tại 62 4.3. Kiến nghị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 01: Tổng hợp các bài thuốc theo nhóm bệnh của người Tày ở xã Quang Thuận 24 Bảng 02 Các bài thuốc chữa bệnh xương khớp được phát hiện tại xã Quang Thuận 25 Bảng 03: Nhóm bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp 27 Bảng 04. Nhóm bài thuốc chữa bệnh cho phụ nữ 29 Bảng 05 Nhóm bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn 31 Bảng 06 Nhóm bài thuốc bồi bổ sức khỏe, an thần, trị mất ngủ 33 Bảng 07 Nhóm bài thuốc chữa mụn nhọt, đau răng, thanh nhiệt, tiêu viêm 35 Bảng 08 Nhóm bài thuốc chữa sốt, hạ nhiệt 37 Bảng 09 Nhóm các bài thuốc chữa bệnh khác 38 Bảng 10:Danh mục các loài cây thuốc trong các bài thuốc tại xã Quang Thuận 39 Bảng 11: Đặc điểm hình thái và phân bố của các loài cây thuốc 41 Bảng 12: Các loài cây thuốc được đề xuất bảo tồn ở địa phương 59 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến, đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương trong việc phòng chữa bệnh. Ngoài ra nó còn có giá trị bảo tồn nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học… Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thực vật giàu có bậc nhất Đông Nam Á, là nơi tập trung nhiều cây thuốc quý hiếm, với 54 dân tộc sinh sống và họ có truyền thống lâu đời trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có tài nguyên cây thuốc. Xã Quang Thuận,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn là một xã miền núi có các dân tộc thiểu số sinh sống như: Tày, Nùng,Dao đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, cuộc sống của họ còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng. Rừng là cái nôi sản sinh ra họ, cung cấp cho họ các loài cây cho thực phẩm, các loài cây có thể tạo ra các sản phẩm như gỗ, cây làm thuốc, … Đặc biệt trước đây khi sống gần với tự nhiên như vậy, cộng đồng dân tộc nơi đây đã có những kinh nghiệm, những kiến thức quý báu trong việc sử dụng các loại cây rừng để tạo nên các bài thuốc phòng và chữa trị các bệnh tật hàng ngày mà họ gặp phải, không cần sử dụng các loại thuốc tây y. Ngày nay giao thông đi lại thuận tiện, sự giao lưu của cộng đồng với bên ngoài thuận lợi hơn, đời sống của người dân nơi đây dần được cải thiện, người dân tiếp cận với y học hiện đại vì vậy họ dần chuyển sang sử dụng thuốc tây từ trạm y tế xã cho nên việc sử dụng cây để làm thuốc ít đi. Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc hiện nay tập trung ở sự hiểu biết của người già,các thầy lang, người lớn tuổi vì vậy khi thế hệ này qua đời thì những bài thuốc này cũng có thể bị lãng quên và mất đi nhưng bài thuốc quý. Vấn đề thực tế đặt ra là làm thế nào ghi nhận lại vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng các cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng người Tày và tìm ra các biện pháp để bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc có giá trị. Xuất phát từ lý do trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ 2 nhiệm khoa Lâm Nghiệp- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Đàm Văn Vinh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu một số cây thuốc dân gian của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu tổng quát: - Điều tra tình hình sử dụng các bài thuốc, cây thuốc dân gian trong cộng đồng người Tày tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các bài thuốc, cây thuốc quý cho địa phương. 1.3. Mục tiêu cụ thể: - Phát hiện được từ cộng đồng các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống. - Lựa chọn cây thuốc quan trọng để phát triển nhân rộng và bảo tồn. - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng bền vững các loài cây thuốc. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. - Nắm rõ được những cây thuốc cách sử dụng và đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển. 1.4.1. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần tìm ra và bảo tồn những cây thuốc và bài thuốc quý bảo tồn và sử dụng chúng. - Đánh giá được thực trạng sử dụng cây thuốc.xác định những cây thuốc sử dụng phổ biến và nhân rộng trong cộng đồng xã hội. 1.5 Tổng quan tài liệu và vấn đề nghiên cứu 1.5.1 Tài nguyên cây thuốc trên thế giới 1.5.1.1 Lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc trên thế giới Từ thời cổ xưa, loài người đã biết khai thác và sử dụng cây thuốc vào công tác chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu của cuộc sống của mình. 3 Theo Aistote (384 – 322 trước công nguyên) đã tổng kết trên 4000 năm trước, các dân tộc vùng Trung cận đông đã biết đến cả ngàn cây thuốc, sau này người Ai Cập đã biết cách chế biến và sử dụng chúng (dẫn từ Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999). Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc rút lại cho biết người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để trị bệnh và ướp xác các vua chúa hoặc làm nước thơm từ khoảng 4000 năm TCN. Người Trung Quốc đã biết sử dụng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh từ lâu. Tại Đông Á, người Nhật Bản đã biết sử dụng cây bạc hà làm thuốc chữa bệnh từ 2000 năm trước đây… (dẫn lời từ Lã Đình Mới và các tác giả, 2001). Theo Ahmad, U & M.N Nabi (1967) đã nghiên cứu và tổng kết rằng : Nền y học cổ truyền của Trung Quốc và Ấn Độ đều được ghi nhận trong lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc cách đây 3000 – 5000 năm (dẫn từ Trần Văn Ơn, 2003). Qua các nghiên cứu về lịch sử sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên thế giới cho thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tri thức sử dụng cây thuốc để chữa bệnh từ lâu đời và đặc sắc tùy thuộc vào từng nền văn hóa. 1.5.1.2. Y học cổ truyền ở một số nước trên thế giới Y học cổ truyền có lịch sử phát triển lâu đời ở một số nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, các nước Châu Mỹ Latinh, Châu Phi… Y học cổ truyền đóng vai trò to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của các cộng đồng dân tộc đặc biệt ở các nước đang phát triển và các nước nghèo đói. Sử dụng y học cổ truyền để chữa bệnh ở các nền văn hóa khác nhau trên thế giới rất phong phú và đặc sắc tùy thuộc và tín ngưỡng, phong tục của mỗi dân tộc đó. Trong các bài thuốc cổ truyền của một số cộng đồng bản địa, thì các loài cây thuốc thường được sử dụng cùng với các bài hát thánh ca, các vũ điệu và các lễ hội cầu nguyện để tiêu trừ những linh hồn ốm yếu và an ủi người ốm vượt qua khỏi hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên, cây thuốc mới chính là yếu tố chủ đạo trong các nghi thức tế lễ đó. Tài nguyên cây thuốc trên thê giới và kho tàng tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của các nền văn hóa khác nhau đã, đang được khai thác , sử dụng 4 triệt để vào các hoạt động nghiên cứu nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Theo Shapiro (1993), đúc rút lại cho thấy: Xét trên toàn thế giới cây thuốc phục vụ cho 4 nhu cầu chính: công nghiệp dược, các hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống, các cá nhân hành nghề y truyền thống, phụ nữ chăm sóc gia đình (dẫn từ Trần Văn Ơn, 2003). 1.5.1.3. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc trên thế giới Theo thông tin của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đến năm 1985, trên toàn thế giới đã biết tới trên 20.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao (trong tổng số hơn 250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp làm thuốc hay có xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R. Farnsworth $ D.D. Soejarto, 1985). Theo Napralert năm 1990 con số này được ước tính từ 30.000 – 70.000 loài cây thuốc. Trong đó, ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000 loài thực vật được coi là cây thuốc; Ấn Độ hơn 6000 loài; vùng nhiệt đới Đông – Nam Á khoảng 6.500 loài… (N.R.Farnsworth, 1985; S.K.Alok, 1991; P.G.Xiao, 2006) (dẫn từ Nguyễn Tập, 2007). Theo Lewington (1993) đã thống kê trên thế giới có hơn 35.000 loài thực vật đang được sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau vào mục đích chữa bệnh. Nhiều loài trong số chúng là đối tượng không thể kiểm soát được trong các hoạt động buôn bán ở quy mô địa phương hoặc quốc tế (dẫn từ Phạm Minh Toại và Phạm Văn Điển, 2005). Ngày nay, đã là báo động về hậu quả mất đi nhanh chóng tính đa dạng của nguồn tài nguyên sinh học, trong đó có cây thuốc của mỗi quốc gia. Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà Tổ chức này có thông tin, thì có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tiệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong tập tài liệu “Các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn Độ” xuất bản từ năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn số loài là cây thuốc. hay trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (Sách đỏ về Thực Vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu tới gần 200 loài được sử dụng làm thuốc, cần bảo vệ (dẫn từ Nguyễn Văn Tập, 2007). [...]... cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận- huyện Bạch Thôngtỉnh Bắc Kạn 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: - Những vấn đề liên quan đến cây thuốc dân gian trong cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận- huyện Bạch Thông- tỉnh Bắc Kạn 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành 2.1.4 Địa điểm - Nghiên cứu tại UBND xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 2.1.5 Thời gian - Bắt đầu:từ ngày 31/5/2014 - Kết thúc:ngày... cao 3.2 Kết quả nghiên cứu các bài thuốc của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận 3.2.1 Các bài thuốc theo nhóm bệnh của cộng đồng người Tày Từ phương pháp điều tra phát hiện về các bài thuốc, cây thuốc Sau khi tổng hợp và loại bỏ các bài thuốc trùng nhau tôi đã xác định được các bài thuốc, các loài cây mà người dân tại cộng đồng địa phương đã và đang sử dụng để điều trị từ các bệnh thông thường đến... dung nghiên cứu: - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế xã hội của địa phương - Điều tra phát hiện các bài thuốc, cây thuốc dân gian đang được sử dụng trong cộng đồng + Công dụng của từng bài thuốc, cây thuốc + Bộ phận cây sử dụng làm thuốc chữa bệnh + Cách pha chế và sử dụng cây thuốc, bài thuốc 16 - Điều tra, mô tả hình thái, phân bố, định danh các loài cây thuốc trong các bài thuốc. .. Chi… Trong các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam có một công trình nghiên cứu điển hình như: Cuốn sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi gồm 6 tập được in từ năm 1962 – 1965 Tác giả đã trình bày khoảng 430 loài cây thuốc thuộc 116 họ, đã thống kê các cây thuốc và vị thuốc bằng tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc của một số cây thuốc, ông đã ghi chép một cách tỉ mỉ các thông tin: Đặc... ha,với các loài cây như:mỡ,keo,trám trắng,lát,xoan ta - Cây ăn quả: Xã Quang thuận là xã có diện tích khá rộng về cây ăn quả chủ yếu là cây Cam,quýt,chanh cây trồng đem lai hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân trong xã ,người dân đang mở rộng diện tích trồng để phát huy thế mạnh của xã 3.1.3 Cơ sở hạ tầng của xã Quang thuận * Về xây dựng cơ bản: Cơ sở hạ tầng của xã tương đối khang trang UBND xã mới được... trọng 18 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý của xã Quang Thuận: Theo tài liệu Quang Thuận là xã miền núi ở phía tây nam của huyện Bạch Thông, dọc theo trục lộ 257 Bắc Kạn – Chợ Đồn,kéo dài từ Km5 đến Km15 + Phía Tây giáp xã Dương Phong + Phía Bắc giáp xã Đôn Phong + Phía Nam giáp xã Mai Lạp huyện Chợ Mới + Phía... cây thuốc, bài thuốc dân tộc Việt Nam Với hơn 54 cộng đồng dân tộc phân bố trên khắp lãnh thổ nguồn tài nguyên cây thuốc, bài thuốc dân tộc của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa thể thống kê được đầy đủ tài nguyên cây thuốc, các bài thuốc của tất cả các cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Chưa biết chính xác có bao nhiêu loài cây thuốc, bài thuốc dân tộc ở Việt... sử dụng và công dụng của cây thuốc - Thu thập các số liệu ở báo chí và internet * Phương pháp phỏng vấn - Đối tượng để chọn phỏng vấn: + Là thầy lang,những người già, người lớn tuổi có kinh nghiệm trong sử dụng cây thuốc, những người đi rừng nhiều 17 - Phiếu phỏng vấn Sử dụng phiếu điều tra bài thuốc, cây thuốc trong phiếu có xác định tên cây thuốc, công dụng, thành phần cây thuốc, bộ phận sử dụng... nguyên cây thuốc - Tàn phá thảm thực vật - Hoạt động du canh du cư - Khai thác quá mức và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên cây thuốc - Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên - Khai thác không có kế hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng - Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa và bị thất truyền + Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc Bảo tồn nguyên vị (In situ conservation) : Chỉ có một số. .. quý - Lựa chọn các loài cây thuốc có giá trị trong các bài thuốc để đề xuất bảo tồn, phát triển nhân rộng có sự tham gia của người dân: + Tiêu chí lựa chọn + Sắp xếp thứ tự ưu tiên + Khả năng nhân rộng, bảo tồn - Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các bài thuốc, cây thuốc dân gian có giá trị tại địa phương 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp chung - Sử dụng phương pháp nghiên cứu . Vinh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số cây thuốc dân gian của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn . 1.2. Mục tiêu tổng quát: - Điều tra tình. gian thực tập. Cảm ơn bạn bè, những người luôn đồng hành cùng em để hoàn thành quyển luận văn: Nghiên cứu một số cây thuốc dân gian của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh. HỨA VIẾT HUÂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CÂY THUỐC DÂN GIAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TÀY TẠI XÃ QUANG THUẬN HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngày đăng: 23/07/2015, 08:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan