Nghiên cứu tác động của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đến môi trường tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội.

49 1K 1
Nghiên cứu tác động của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đến môi trường tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN TÙNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ PHƯƠNG TÚ – HUYỆN ỨNG HÒA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 – 2014 Người hướng dẫn : TS. Phan Đình Binh Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ủy ban nhân dân xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác động của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đến môi trường tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội”. Qua quá trình thực tập tôi đã thu được nhiều kiến thức bổ ích, cùng với những kết quả nhất định. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và các thầy cô trong khoa Môi trường và khoa Quản lý tài nguyên, những người đã dìu dắt tôi trong suốt 4 năm qua dưới mái trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phan Đình Binh - giảng viên khoa Quản lý tài nguyên, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên nơi tôi trực tiếp thực tập và thực hiện đề tài đã nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm làm việc và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài tốt nghiệp của tôi, đã tạo điều kiện cho tôi được lấy mẫu phân tích nước, đã dành thời gian giới thiệu và hướng dẫn tôi các phương pháp phân tích cũng như sử dụng những loại máy phân tích, tạo diều kiện cho tôi được thực hành những kiến thức đã học. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè những người đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như suốt thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Tùng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động xã Phương Tú năm 2013 26 Bảng 4.2: Hiện trạng dân số và lao động xã Phương Tú năm 2013 26 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Phương Tú năm 2013 28 Bảng 4.4: Kết quả điều tra số lượng và sự phân bố cơ sở giết mổ GSGC tại xã Phương Tú 30 Bảng 4.5: Kết quả điều tra công suất các cơ sở giết mổ lợn (con/ngày) 31 Bảng 4.6: Kết quả điều tra công suất các cơ sở giết mổ gia cầm (con/ngày) . 31 Bảng 4.7: Kết quả điều tra loại hình các cơ sở giết mổ GSGC 32 Bảng 4.8: Thực trạng nguồn nước sử dụng trong các cơ sở giết mổ GSGC tại xã 32 Bảng 4.9. Kết quả phân tích nước thải giết mổ GSGC xã Phương Tú (lần 1) 33 Bảng 4.10. Kết quả phân tích nước thải giết mổ GSGC xã Phương Tú 35 (lần 2) DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ phát sinh nước thải và thành phần của nước thải 12 Hình 2.2: Sơ đồ tác hại của nước thải từ các khu vực giết mổ GSGC 13 Hình 2.3: Sơ đồ tác hại của khí thải từ các khu vực giết mổ GSGC: 15 Hình 2.4: Sơ đồ các nguồn phát sinh ra CTR 16 DANH MỤC VIẾT TẮT GSGC : Gia súc, gia cầm COD : Nhu cầu oxy hóa học SS : Tổng chất rắn lơ lửng BOD 5 : Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày DO : Oxy hòa tan TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN : Quy chuẩn Việt Nam BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CTR : Chất thải rắn UBND : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 2 1.3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 2 1.3.3. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở pháp lý 4 2.1.2. Cơ sở lý luận 4 2.2. Một số khái niệm liên quan 5 2.2.1. Các khái niệm về môi trường 5 2.2.2. Các loại ô nhiễm môi trường nước 6 2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm nước 7 2.3. Thực trạng giết mổ GSGC 8 2.3.1. Phạm vi cả nước 8 2.3.2. Phạm vi địa bàn thành phố 10 2.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu vực giết mổ GSGC 11 2.4.1. Nước thải 11 2.4.2. Khí thải 15 2.4.3. Chất thải rắn 16 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 18 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 3.3. Nội dung nghiên cứu 18 3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phướng Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 18 3.3.2. Thực trạng hoạt động giết mổ GSGC tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội 18 3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường của hoạt động giết mổ GSGC 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Phương Tú 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 23 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 27 4.1.4. Đánh giá tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 29 4.2. Thực trạng hoạt động giết mổ GSGC tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội 29 4.2.1. Thực trạng phân bố và số lượng các cơ sở giết mổ GSGC tại địa bàn xã 29 4.2.2. Thực trạng công suất các điểm giết mổ GSGC tại xã. 30 4.2.2.1. Thực trạng công suất giết mổ lợn tại xã 30 4.2.2.2. Thực trạng công suất giết mổ gia cầm tại xã 31 4.2.3. Thực trạng loại hình các cơ sở giết mổ GSGC tại xã 32 4.2.4. Thực trạng nguồn nước sử dụng trong các cơ sở giết mổ GSGC tại xã 32 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường của hoạt động giết mổ GSGC trên địa bàn xã 32 4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ GSGC 37 4.4.1. Giải pháp chính sách quản lý 37 4.4.2. Các giải pháp kỹ thuật để xử lý ô nhiễm, cải tạo chất lượng môi trường do hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm 37 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAO KHẢO 41 1 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tình trạng giết mổ gia, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng giết mổ nhỏ lẻ nhiều và và phân bố rải rác khắp các khu vực ven đô và vùng nông thôn làm cho lực lượng cán bộ thú y gặp nhiều khó khăn khi thực hiện kiểm soát giết mổ. Đặc biệt là những nơi đông dân cư, nhu cầu thực phẩm cao đòi hỏi nguồn cung cấp nhiều và rẻ. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng chưa kiểm soát triệt để về vấn đề này nên đã làm cho các điểm giết mổ thủ công mọc lên khắp nơi. Các địa điểm giết mổ này không đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, không quan tâm đến nguồn gốc của gia súc gia cầm không có điều kiện giết mổ đảm bảo, không có hệ thống thu gom và xử lý chất thải được xả tràn lan trong khi giết mổ hay được đổ thẳng xuống sông, cống thoát nước. Các cơ sở giết mổ thực hiện ngay trên dưới nền nhà nền sân, giết mổ ngay cạnh sông bên cạnh đó chưa kể đến sử dụng ngay nước sông để rửa thịt , xả trực tiếp chất thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường nước và nguy cơ phát tán dịch bệnh từ gia súc gia cầm. các chất rắn như lông, ruột, phân cũng không được xử lý tốt. Ngoài ra, một số hộ tiêu thụ không hết số xương tươi đã đóng bao đem vứt xuống sông khiến nguồn nước sinh hoạt của khu vực bị ô nhiễm nặng. Tình trạng này càng kéo dài và ngày càng lan rộng rõ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật - thực phẩm, mỹ quan và hệ sinh thái của khu vực giết mổ và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ứng Hòa là một huyện trực thuộc thành phố Hà Nội là một trong những nơi cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu của thành phố Hà Nội, hiện trạng giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ đang là một vấn đề nan giải. Những ảnh hưởng trên buộc chúng ta rà soát lại sự tồn tại của các điểm giết mổ gia súc gia cầm để tìm ra một giải pháp thích hợp nhất cho từng địa phương, vùng miền cụ thể. Đó cũng là lý do mà tôi đưa ra đề tài “Nghiên cứu tác động của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đến môi trường tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội”. 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Nắm bắt hiện trạng xả thải từ các địa điểm từ các địa điểm giết mổ gia súc, gia cầm thủ công trên địa bàn xã. - Nhận biết rõ ràng tác hại do quá trình giết mổ gia súc, gia cầm đến môi trường. - Đưa ra được những dự báo về chất lượng môi trường bị biến đổi trong tương lai do hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm. - Đưa ra những giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng của nước thải và khí thải của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm thủ công trên địa bàn xã. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Thông tin và số liệu thu được chính xác, khách quan, trung thực. - Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu. - Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước và khí thải của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn xã. - Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện tự nhiên và các cơ sở của khu vực. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập - Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn, vận dụng với lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. - Qua trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ tập sự, làm bước đệm chuẩn bị cho công việc tương lai. 1.3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học - Làm tài liệu tham khảo cung cấp cho các ban ngành của các xã về công tác quản lý, bảo vệ môi trường. - Nâng cao công tác quản lý môi trường tại các cấp cơ sở thuộc diện quản lý môi trường trên địa bàn xã. 3 1.3.3. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài nghiên cứu về giết mổ GSGC là một vấn đề bức xúc của người dân địa phương. - Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được chính xác có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở quản lý môi trường nói chung và người dân tại khu vực nói riêng. - Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. [...]... tháng 1 đến ngày 30 tháng 4 năm 2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phướng Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 3.3.2 Thực trạng hoạt động giết mổ GSGC tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội 3.3.3 Đánh giá chất lượng môi trường của hoạt động giết mổ GSGC 3.4 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát hiện trạng môi trường tại các... ra môi trường xung quanh rất cao nếu không được xử lý 18 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Nước thải và khí thải của các địa điểm giết mổ GSGC - Phạm vi: Địa bàn xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội - Thời gian nghiên cứu: ... yếu nằm ớ các huyện ngoại thành, cống suất lợn từ 10 - 1.500 con/ngày, gia cầm từ 200 - 3.500 con/ngày Cơ sở giết mổ thủ công tập chung: Có 04 khu giết mổ GSGC thủ công tập trung (03 cơ sở giết mổ lợn, 01 cơ sở giết mổ gia cầm) nằm ở các huyện ngoại thành như Thanh Oai, Từ Liêm, Đông Anh, Đan Phượng Điểm giết mổ gia súc, gia cầm: Có 444 khu giết mổ GSGC hầu hết phân tán rải rác ở các huyện, chủ yếu... động qua đào tạo thấp, số lượng làm việc trong nông nghiệp cao, cơ sở hạ tầng cần nguồn vốn đầu tư lớn và nhiều tiêu chí khác về nông thôn mới của xã đạt ở mức thấp 4.2 Thực trạng hoạt động giết mổ GSGC tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội 4.2.1 Thực trạng phân bố và số lượng các cơ sở giết mổ GSGC tại địa bàn xã Theo số lượng điều tra cho thấy trên địa bàn xã Phương Tú có 25 cơ sở giết. .. cầu tiêu thụ tại chỗ của nhân dân Các điểm giết mổ này thường mổ số lượng nhỏ, bán tại chợ địa phương phục vụ đời sống dân sinh Chỉ có rất ít các tụ điểm kinh doanh giết mổ lớn tại ngoại thành và vùng phụ cận cung cấp thực phẩm cho Thành phố * Các hộ kinh doanh giết mổ tại các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm: Theo số liệu của Sở công thương có khoảng hơn 2.000 hộ tham gia giết mổ GSGC Các hộ giết thủ công... giết mổ công nghiệp; cơ sở giết mổ bán công nghiệp; cơ sở giết mổ thủ công tập trung; điểm giết mổ gia súc, gia cầm và các hộ kinh doanh giết mổ tại các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm Cơ sở giết mổ công nghiệp: 3 cơ sở giết mổ lợn tại Vinh Anh – Thường Tín, Minh Hiền – Thanh Oai, Foodex – Đan Phượng, công suất 1.800 con/ngày, hiện tại chỉ có cơ sở Vinh Anh hoạt động giết mổ với công suất khoảng 100... tế - xã hội của xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội - Thu thập các số liệu ở báo chí và trên internet - Thu thập các tài liệu văn bản liên quan * Phương pháp kế thừa: - Kế thừa tham khảo kết quả đạt được từ các báo cáo, đề tài trước - Nghiên cứu các văn bản pháp luật tài nguyên nước 19 * Phương pháp chuyên gia: - Hỏi ý kiến các chuyên gia, đưa ra những vấn đề quan tâm nhờ các chuyên gia. .. thống giết mổ tập chung Cả nước có 740 cơ sở giết mổ tập trung, 28.285 điểm giết mổ nhỏ lẻ, song có tới 10.566 điểm giết mổ không được sự giám sát kiểm soát của cơ quan quản lý Hà nội có 07 cơ sở giết mổ công nghiệp với công suất thiết kế giết mổ cung cấp 112 tấn thịt gia cầm, 82 tấn thịt gia súc/ngày; hiện tại có tới 5 cơ sở tạm ngừng hoạt động và 2 cơ sở hoạt động với số lượng giết mổ cung ứng 15,4... gia cầm (đạt 13,75% công suất thiết) và 4,1 tấn thịt gia súc mỗi ngày (đạt 5% công suất) Có 08 khu giết mổ tập chung với công suất thiết kế giết mổ, cung cấp 37 tấn thịt gia cầm, 212 tán thịt gia súc/ngày; hiện 8 khu này hàng ngày giết mổ, cung ứng 10 tấn thịt gia cầm và 14,5 tấn thịt gia súc Các cơ sở giết mổ công nghiệp và tập chung (khi hoạt động hết công suất), hàng ngày có thể sản xuất, cung ứng. .. tạm ngừng hoạt động 4 cơ sở giết mổ gia cầm là công ty cổ phần CP – Chương Mỹ, Minh Khai – Từ Liêm, Phúc Thịnh – Đông Anh, công suất thiết kế 84.000 con, hiện tại chỉ có cơ sở Công ty CP hoạt động với công suất 16.000 con/ngày ( đạt 19% công suất thiết kế) Cơ sở tập trung giết mổ bán công nghiệp: Có 06 cơ sở tập trung giết mổ GSGC bán công nghiệp (04 cơ sở giết mổ gia súc, 02 cơ sở giết mổ gia cầm) chủ . tình của ủy ban nhân dân xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu tác động của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đến môi trường tại xã Phương. hội của xã Phướng Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 18 3.3.2. Thực trạng hoạt động giết mổ GSGC tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội 18 3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường. phương, vùng miền cụ thể. Đó cũng là lý do mà tôi đưa ra đề tài Nghiên cứu tác động của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đến môi trường tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội .

Ngày đăng: 23/07/2015, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan