Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng đánh giá một số kiến thức thuộc chương Dòng điện không đổi của học sinh lớp 11 THPT (chương trình nâng cao)

140 700 0
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng đánh giá một số kiến thức thuộc chương Dòng điện không đổi của học sinh lớp 11 THPT (chương trình nâng cao)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục đang là vấn đề thời sự ở nước ta. Đất nước đang trên đà phát triển, đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, đất nước, muốn vậy ngành cần phải đổi mới một cách đồng bộ cả về mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Một trong những đổi mới như đã nói ở trên là việc cải tiến và đổi mới hệ thống cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã, đang là vấn đề mang tính cấp thiết. Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học và không thể tách rời của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được việc dạy và học của cả thầy và trò. Đối với thầy qua kết quả đánh giá sẽ biết được học trò của mình tiếp thu kiến thức đến đâu để từ đó có những điều chỉnh về nội dung, phương pháp giúp hoàn thiện việc giảng dạy. Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá trình độ học tập của bản thân, đồng thời tạo động lực thúc đẩy việc học tập của trò. Vậy thì phải đánh giá như thế nào để đạt được kết quả tốt? Đây là một câu hỏi lớn thu hút toàn ngành giáo dục, toàn xã hội quan tâm và mang tính thời sự. Có nhiều phương pháp đánh giá, nhưng từ xưa tới nay chủ yếu là dùng phương pháp tự luận để thi và kiểm tra đánh giá. Phương pháp này mang tính truyền thống, sử dụng trong thời gian dài. Nó có ưu điểm là: cho học sinh tự do diễn đạt sự hiểu biết kiến thức, quá trình tư duy của mình trong câu trả lời. Một ưu điểm nữa là dễ soạn đề, không mất nhiều thời gian để soạn đề. Song 2 hình thức thi tự luận lại mắc phải những hạn chế: số lượng câu hỏi ít nên chỉ kiểm tra đánh giá được một phần kiến thức và thiếu tính tổng quát. Hơn nữa việc chấm điểm lại mất nhiều thời gian, thiếu khách quan vì sự phân bố điểm và phụ thuộc rất lớn và người chấm. Một hạn chế nữa mà hình thức thi, kiểm tra bằng tự luận mắc phải là vấn đề tiêu cự trong thi cử, đây là vấn đề rất được xã hội quan tâm. Từ những nhược điểm trên của hình thức thi kiểm tra bằng phương pháp tự luận đòi hỏi phải có sự cải tiến, đổi mới phương pháp đánh giá và các nhà nghiên cứu đã tìm đến với phương pháp trắc nghiệm khách quan. Phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể dùng để đánh giá kiến thức rộng, chấm bài nhanh chóng, khách quan, chính xác, nó cho phép xử lý kết quả nhanh trong phạm vi rộng. Riêng về trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, mặc dù có rất nhiều ưu điểm đã kể trên, song phương pháp này gặp phải một số hạn chế: việc biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho một mục tiêu của một bộ môn là việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có sự đầu tư về trí tuệ và thời gian thử nghiệm của giáo viên để đưa ra một hệ thống câu hỏi chuẩn. Với sự nhận thức và suy nghĩ ở trên, cùng yêu cầu của thực tiễn giảng dạy bộ môn vật lý ở trường THPT, là những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài theo hướng: Xây dựng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để sử dụng trong kiểm tra đánh một số kiến thức thuộc chương: “Dòng điện không đổi”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, đáp ứng yêu cầu khoa học của việc soạn thảo hệ thống câu hỏi và đáp ứng được yêu cầu kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức phần phần “Dòng điện không đổi” vật lý lớp 11- THPT. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá trình độ nắm vững một số kiến thức thuộc chương: “Dòng điện không đổi” của học sinh lớp 11 THPT . 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để sử dụng trong kiểm tra đánh giá một số kiến thức thuộc chương: “Dòng điện không đổi” ở lớp 11 THPT . 4. Giả thuyết khoa học: Nếu có một hệ thống câu hỏi được soạn thảo một cách khoa học theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, phù hợp với mục tiêu dạy học nội dụng một số kiến thức phần “Dòng điện không đổi” lớp 11 THPT thì có thể đánh giá chính xác, khách quan chất lượng một số kiến thức phần “Dòng điện không đổi” góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. - Nghiên cứu nội dung chương trình vật lý lớp 11 (Nâng cao) và phần “Dòng điện không đổi”, trên cơ sở đó xác định trình độ của mục tiêu kiến thức mà học sinh cần đạt được. - Nghiên cứu, điều tra những khó khăn sai lầm của học sinh hay mắc phải khi học phần này. 4 - Vận dụng cơ sở lý luận xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng để kiểm tra đánh giá một số kiến thức phần “Dòng điện không đổi” ở lớp 11 THPT (Nâng cao). - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã biên soạn và đánh giá trình độ học tập của học sinh theo các mục tiêu đã định. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu lý luận dạy học, lý luận về kiểm tra đánh giá. - Phương pháp thống kê toán học (dùng để xử lý thực nghiệm). 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục 7. Đóng góp của đề tài: - Đóng góp về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu hệ thống được cơ sở lí luận về đánh giá, đặt biệt là phương pháp TNKQNLC làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. - Đóng góp về mặt thực tiễn: - Làm tài liệu tham khảo về đánh giá trong bộ môn vật lí ở trường THPT. - Bộ câu hỏi TNKQNLC này có thể xem như là một hệ thống bài tập mà thông qua đó người học có thể tự kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập của mình. 8. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tại liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá trong dạy. 5 Chương II: Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá chất lượng một số kiến thức phần “Dòng điện không đổi” ở lớp 11 THPT (Chương trình nâng cao). Chương III: Thực nghiệm sư phạm. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận về việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học 1.1.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết để đánh giá. "Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp thông tin thu thập được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu xác định nhằm đưa ra quyết định nào đó" (J.M.Deketle). Quá trình đánh giá gồm các khâu: - Đo: theo định nghĩa của J.P.Guilford, là gắn một đối tượng hoặc một biến cố theo một quy tắc được chấp nhận một cách logic. Trong dạy học đó là việc giáo viên gắn các số (các điểm) cho các sản phẩm của học sinh. Cũng có thể coi đó là việc ghi nhận thông tin cần thiết cho việc đánh giá kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của học sinh. Để việc đo được chính xác thì đề ra phải đảm bảo: + Độ giá trị: Đó là khả năng của dụng cụ đo cho giá trị thực của đại lượng được đo ( cho phép đo được cái cần đo). + Độ trung thực: Đó là khả năng luôn cung cấp cùng một giá trị của cùng một đại lượng đo với dụng cụ đo. + Độ nhậy: Đó là khả năng của dụng cụ đo có thể phân biệt được khi hai đại lượng chỉ khác nhau rất ít. -Lượng giá: Là việc giải thích các thông tin thu được về kiến thức kĩ năng của học sinh, làm sáng tỏ trình độ tương đối của một học sinh so với thành tích chung của tập thể hoặc trình độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình học tập 7 + Lượng giá theo chuẩn: Là sự so sánh tương đối với chuẩn trung bình chung của tập hợp. + Lượng giá theo tiêu chí: Là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra. - Đánh giá: Là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ của học sinh. Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện để kiểm tra kiến thức kĩ năng trong dạy học. Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể của các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng. 1.1.2. Mục đích của kiểm tra đánh giá - Việc kiểm tra đánh giá có thể có các mục đích khác nhau tuỳ trường hợp. Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm 3 mục đích chính: + Kiểm tra kiến thức kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người học có liên quan tới việc xác định nội dung phương pháp dạy học một môn học, một học phần sắp bắt đầu. + Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy. + Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học. [15] - Mục đích đánh giá trong đề tài này là: + Xác nhận kết quả nhận biết, hiểu, vận dụng theo mục tiêu đề ra. + Xác định xem khi kết thúc một phần của dạy học, mục tiêu của dạy học đã đạt đến mức độ nào so với mục tiêu mong muốn. + Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của kiểm tra giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vật lí. 8 1.1.3.Chức năng của kiểm tra đánh giá. Chức năng của kiểm tra đánh giá được phân biệt dựa vào mục đích kiểm tra đánh giá. Các tác giả nghiên cứu kiểm tra đánh giá nêu ra các chức năng khác nhau. GS. Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học: Chức năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học. Theo GS-TS. Phạm Hữu Tòng, trong thực tiễn dạy học ở phổ thông thì chủ yếu quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành 3 chức năng: Chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học. + Chức năng chuẩn đoán: Các bài kiểm tra, trắc nghiệm có thể sử dụng như phương tiện thu lượm thông tin cần thiết cho việc đánh giá hoặc việc cải tiến nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học. Nhờ việc xem xét kết quả kiểm tra đánh giá kiến thức, ta biết rõ trình độ xuất phát của người học để điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học cho phù hợp, cho phép đề xuất định hướng bổ khuyết những sai sót, phát huy những kết quả trong cải tiến hoạt động dạy học đối với những phần kiến thức đã giảng dạy. Dùng các bài kiểm tra đánh giá khi bắt đầu dạy học một học phần để thực hiện chức năng chuẩn đoán. + Chức năng định hướng hoạt động học. Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra trong quá trình dạy học có thể được sử dụng như phương tiện, phương pháp dạy học. Đó là các câu hỏi kiểm tra từng phần, kiểm tra thường xuyên được sử dụng để chỉ đạo hoạt động học. Các bài trắc nghiệm được soạn thảo công phu, nó là một cách diễn đạt mục tiêu dạy học cụ thể đối với các kiến thức, kĩ năng nhất định. Nó có tác 9 dụng định hướng hoạt động học tập tích cực của học sinh. Việc thảo luận các câu hỏi trắc nghiệm được tổ chức tốt, đúng lúc nó trở thành phương pháp dạy học tích cực giúp người học chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, sâu sắc và vững chắc, giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoạt động dạy có hiệu quả. + Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra sau khi kết thúc dạy một phần được sử dụng để đánh giá thành tích học tập, xác nhận trình độ kiến thức, kĩ năng của người học. Với chức năng này đòi hỏi phải soạn thảo nội dung các bài kiểm tra trắc nghiệm và các tiêu chí đánh giá, căn cứ theo các mục đích dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến thức kĩ năng. Các bài kiểm tra trắc nghiệm như vậy có thể được sử dụng để nghiên cứu đánh giá mục tiêu dạy học và hiệu quả của phương pháp dạy học. 1.1.4. Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Vấn đề kiểm tra đánh giá tri thức kĩ năng, kĩ xảo chỉ có tác dụng khi thực hiện các yêu cầu sau: 1.1.4.1. Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá: - Là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học sinh so với yêu cầu chương trình quy định. - Nội dung kiểm tra phải phù hợp với các yêu cầu chương trình quy định. - Tổ chức thi phải nghiêm minh. Để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá từ khâu ra đề, tổ chức thi tới khâu cho điểm; xu hướng chung là tuỳ theo đặc trưng môn học mà lựa chọn hình thức thi thích hợp. 10 1.1.4.2. Đảm bảo tính toàn diện Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải chú ý đánh giá cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức. 1.1.4.3. Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống - Cần kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên trong mỗi tiết học, sau mỗi phần kiến thức. - Các câu hỏi kiểm tra cần có tính hệ thống. 1.1.4.4. Đảm bảo tính phát triển - Hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó. - Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh. 1.1.5. Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá Để đảm bảo tính khoa học của việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng thì việc đó phải được tiến hành theo một quy trình hoạt động chặt chẽ. Quy trình này gồm: - Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá. - Xác định rõ nội dung các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá, các tiêu chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kiến thức kĩ năng đó, để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu. Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng và sâu sắc về các mục tiêu dạy học. - Xác định rõ biện pháp thu lượm thông tin (hình thức kiểm tra) phù hợp với đặc điểm của nội dung kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, phù hợp với mục đích kiểm tra. Cần nhận rõ ưu nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra để có thể sử dụng phối hợp và tìm biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục tối đa các nhược điểm của mỗi hình thức đó. - Xây dựng các câu hỏi, các đề bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm cho phép thu lượm các thông tin tương ứng với các tiêu chí đã xác định. [...]... điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương " Dòng điện không đổi" của học sinh lớp 11 THPT mà nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau 30 Chương 2 SOẠN THẢO HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN ĐỂ SỬ DỤNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” LỚP... tra, đánh giá; trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ thể là: - Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn - Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn - Cách chấm bài, xử lý điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đã soạn - Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm. .. KHÔNG ĐỔI” LỚP 11 PTTH (CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO) 2.1 Đặc điểm cấu trúc nội dung chương Dòng điện không đổi ở lớp 11 THPT chương trình nâng cao 2.1.1 Đăc điểm nội dung của chương “ Dòng điện không đổi Đây là chương thứ hai nằm trong phần Điện học – Điện từ học của Vật lí 11 THPT Chương này đề cập đến những vấn đề cơ bản về dòng điện không đổi, là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác về dòng điện 2.1.2 Sơ... đoạn mạch của bộ nguồn mắc nối tiếp và mắc xung đối - Gặp khó khăn khi lập và giải phương trình và hệ phương trình từ các dữ liệu của bài để tìm ra các đại lượng mà bài toán yêu cầu 2.2.4 Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho một số kiến thức thuộc chương “ Dòng điện không đổi Vật lí 11 THPT (Chương trình nâng cao) Ở đây chúng tôi soạn thỏa một hệ thống câu hỏi theo phương... dàng, thiếu yếu tố khách quan khi chấm điểm Đặc biệt nó chỉ kiểm tra được khả năng nhớ, không có khả năng kiểm tra phát hiện sai lầm của học sinh 1.3.1.4 Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Dạng trắc nghiệm khách quan hay dùng nhất là loại trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Đây là loại câu hỏi mà chúng tôi sử dụng trong hệ thống chương sau - Một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm 2 phần:... Nội dung kiến thức Sau khi học xong chương “ Dòng điện không đổi học sinh cần nắm vững các nội dung kiến thức sau: a Dòng điện không đổi Nguồn điện - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ Ngoài ra còn có tác dụng nhiệt, hóa học và còn các tác dụng khác nữa - Cường độ dòng điện là đai lượng đặc trưng định lượng cho tác dụng của dòng điện Đối... hỏi trắc nghiệm được viết ra Một mẫu dàn bài: Mục tiêu nhận thức Nội dung kiến thức Nhận biết Hiểu Vận dụng (số câu) (số câu) (số câu) Tổng cộng Nội dung 1 5 4 3 12 Nội dung 2 4 6 7 17 Nội dung 3 5 9 7 21 14 19 17 50 Tổng cộng 1.3.2.4 Lựa chọn số câu hỏi và soạn các câu hỏi cụ thể Số câu hỏi được bao gồm trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho toàn thể kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh phải có 19 Số. .. biệt các trình độ nắm tri thức khi kiểm tra đánh giá Dựa theo các dạng chung đó của các câu hỏi, có thể soạn thảo các câu hỏi hoặc các đề bài kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng cụ thể phù hợp với mục tiêu dạy học đã xác định và phù hợp với mục đích kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng đã đề ra 1.3 Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1.3.1 Các hình thức trắc nghiệm khách quan 1.3.1.1... phân biệt với loại trắc nghiệm gọi là "trắc nghiệm khách quan" (objective test) Thật ra việc dùng danh từ "khách quan" này để phân biệt 2 loại kiểm tra nói trên cũng không đúng hẳn, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm "chủ quan" và trắc nghiệm khách quan không phải là hoàn toàn "khách quan" Giữa luận đề và trắc nghiệm khách quan có một số khác biệt và tương đồng; song quan trọng là cả... tiêu chuẩn của bài rtc : hệ số tin cậy của bài 1.6.5 Đánh giá một bài trắc nghiệm Đánh giá một bài là xác định độ giá trị và độ tin cậy của nó Một bài trắc nghiệm hay phải có độ tin cậy cao, độ khó vừa phải Khi đánh giá giá trị, sự phân tích nội dung thường quan trọng hơn là các số liệu thống kê Khi đánh giá độ tin cậy thì nên xem xét sai số chuẩn của phép đo Việc phù hợp về độ tin cậy và độ giá trị trong . quan nhiều lựa chọn sử dụng để kiểm tra đánh giá một số kiến thức phần Dòng điện không đổi ở lớp 11 THPT (Nâng cao). - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã biên soạn và đánh. của đề tài: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá trình độ nắm vững một số kiến thức thuộc chương: Dòng điện không. tiêu dạy học nội dụng một số kiến thức phần Dòng điện không đổi lớp 11 THPT thì có thể đánh giá chính xác, khách quan chất lượng một số kiến thức phần Dòng điện không đổi góp phần nâng cao

Ngày đăng: 22/07/2015, 23:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 3

  • THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

  • 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP)

  • 3.3.Phương pháp thực nghiệm

  • 3.4. Các bước tiến hành thực nghiệm

  • 3.4.3. Tổ chức kiểm tra

  • 3.5. Kết quả thực nghiệm và nhận xét

  • 3.5.1. Kết quả thực nghiệm

  • Bảng 3.2. Tần số, tần suất điểm chuẩn bài làm của học sinh

  • Bảng 3.3. Phân bố các loại điểm

  • 3.5.3. Đánh giá câu trắc nghiệm qua chỉ số độ khó và độ phân biệt

  • 3.5.4. Phân tích các câu hỏi trắc nghiệm theo chỉ số thống kê

  • 3.5.4.1. Phân tích câu hỏi thuộc trình độ nhận biết

  • Câu số:15

  • Câu số 16:

  • Câu số 20:

  • Câu số 21:

  • Câu số 22:

  • Câu số 23:

  • Câu số 24:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan