Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1

126 1.1K 0
Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta đã qua ba lần cải cách (vào các năm 1950, 1956, 1981) với những mục tiêu giáo dục ngày càng được nâng cao. Bước vào thế kỉ XXI - thế kỉ của nền tri thức với khoa học công nghệ hiện đại - mục tiêu giáo dục trong các nhà trường hiện nay là đào tạo học sinh (HS) phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mĩ. Trước mục tiêu mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ tư: biên soạn chương trình Tiểu học và Trung học cơ sở cho những năm 2000. Chương trình và sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 4 (2000) được triển khai đại trà toàn quốc từ năm học 2006-2007 nên việc nghiên cứu phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt lớp 4 vẫn là một việc làm có tính thời sự và cần thiết. Ở trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí vô cùng quan trọng, chiếm số tiết nhiều nhất trong tất cả các môn học. Tổng số tiết Tiếng Việt trong 5 năm là 1.610 tiết, so với môn Toán có 864 tiết. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm giúp HS sử dụng tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp và học tập. Học Tiếng Việt, học sinh được phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trên cơ sở những tri thức cơ bản. Đồng thời môn Tiếng Việt còn góp phần bồi dưỡng cho các em tình yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước, hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của con người trong thế kỉ mới. Văn học nước ngoài trong chương trình Tiểu học với các truyện đọc, truyện kể và những bài học trong sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 đã đem đến cho học sinh những cốt truyện hay, những hình tượng đẹp, làm giàu cho trí tưởng tượng của các em. Văn học nước ngoài trong chương trình Tiểu học 2 cũng đem lại cho các em những hiểu biết về đất nước và con người của nhiều quốc gia trên thế giới như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Nga, Đức, Anh, Pháp Đó là những tri thức vô cùng phong phú và đa dạng cho lứa tuổi của các em. Dạy học các tri thức nước ngoài và các tác phẩm văn học nước ngoài nói chung trong chương trình Tiểu học là đem lại cho các em những hiểu biết về đất nước và con người của nhiều quốc gia trên thế giới, bồi đắp cho HS những tình cảm, những ước mơ mới mẻ, giàu tính nhân văn. Dạy học kiến thức nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc Tiểu học nói riêng là công việc không đơn giản. Để có thể khai thác được cái hay, cái đẹp và chiều sâu tư tưởng, tâm hồn của dân tộc khác ẩn chứa trong các văn bản ngôn từ, người dạy (và cả người học) phải có sự hiểu biết rộng rãi về văn hóa, văn học của chính các dân tộc ấy. Bởi thế, người dạy văn học nước ngoài, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu văn bản, tác phẩm cần giảng dạy, còn cần đọc nhiều tư liệu tham khảo xung quanh nó. Trong khi đó, ở nước ta hiện nay, điều kiện tự tìm hiểu, tra cứu các tư liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với HS. Tuy nhiên, giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc Tiểu học nói riêng không chỉ hướng tới việc tìm hiểu những đặc sắc của một nền văn hóa, văn học khác mà còn góp phần hiểu thêm về văn hóa, văn học của dân tộc mình. Bởi vậy, trong bối cảnh thế giới đang tăng cường các hoạt động giao lưu, hội nhập như hiện nay, dạy - học kiến thức nước ngoài trong chương trình Tiểu học dù còn hạn chế về điều kiện song có nhiều có ý nghĩa nên rất cần được nghiên cứu để hoạt động này có hiệu quả tốt hơn. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1). 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về một số tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài Các tác phẩm văn học nước ngoài được dịch và nghiên cứu khá nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng công trình đặt vấn đề nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài trong các nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học khá hạn chế. Hầu hết các công trình, luận án, luận văn nghiên cứu về văn học nói chung, văn học nước ngoài nói riêng đều là các nghiên cứu chuyên sâu, thiên về lý luận, hoặc khái quát hoặc phân tích các phương diện giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm cụ thể. Phổ biến hơn cả là các bài viết, bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học như Toán, Mỹ thuật, Âm nhạc… ở trường Tiểu học được trình bày tại các hội thảo, hội nghị khoa học. Tuy không liên quan đến đề tài, nhưng các nghiên cứu này cũng thực sự là những tư liệu bổ ích vì nguồn tư liệu tham khảo để thực hiện đề tài khá hạn hẹp. Hiện chỗ dựa chủ yếu của việc thực hiện luận văn chỉ là cuốn sách Cảm thụ và giảng dạy Văn học nước ngoài của GS.Phùng Văn Tửu (xuất bản năm 2007, Nhà xuất bản Giáo dục). Đúng như tác giả cuốn sách đã viết: “…đây không phải là hướng dẫn giảng dạy men theo từng bài trong SGK như kiểu “sách giáo viên”, nhưng vấn đề cảm thụ và giảng dạy bộ phận văn học này về mặt lý thuyết và ứng dụng vẫn luôn luôn khiến nhiều người quan tâm, không chỉ ở Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và hệ thống các trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm nữa” (Lời nói đầu). Không đề cập trực tiếp đến việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình bậc Tiểu học, công trình này đã cung cấp các nguyên tắc tiếp cận và những điểm đáng lưu ý khi giảng dạy chương trình nói chung và qua các tác phẩm cụ thể nói riêng. 4 Đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục Tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài ở trường Tiểu học, tác giả Đỗ Việt Nga đã cung cấp một cái nhìn khái quát và cụ thể về thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giảng dạy bộ phận văn học này từ các phương diện lý thuyết và đặc thù. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao năng lực cảm thụ và giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung, văn học nước ngoài nói riêng trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Tuy nhiên, công trình này cũng mới dừng lại ở việc dạy và học các tác phẩm văn học, tức là phân môn Tập đọc, chưa đề cập đến các phân môn khác như Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả… 2.2. Về danh từ riêng nước ngoài Giáo trình Từ loại tiếng Việt hiện đại của tác giả Lê Biên (1999), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, là tài liệu được viết theo tinh thần chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng những yêu cầu của cải cách giáo dục. Giáo trình cung cấp một cách hệ thống những kiến thức cơ bản, cần yếu nhất về Từ loại tiếng Việt - một nội dung quan trọng của ngữ pháp tiếng Việt. Giáo trình nhấn mạnh danh từ là một trong ba từ loại cơ bản của tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ. Bộ phận tên riêng nước ngoài được đề cập không nhiều nhưng người học, người đọc cũng có thể hình dung ra nó nằm trong tiểu loại danh từ riêng, cách cấu tạo và sử dụng cơ bản của nó. Cách viết tên riêng nước ngoài này cho đến nay vẫn còn là vấn đề thời sự nên trong quá trình chuẩn hóa tiếng Việt, người học và người dạy cần tìm hiểu, học tập để sử dụng và giảng dạy cho đúng quy tắc và đúng chuẩn của tiếng Việt. Hoàng Văn Thung - Đỗ Xuân Thảo (2007) trong cuốn Dạy học Chính tả ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục đã bàn về việc kĩ năng chính tả thực sự 5 cần thiết đối với mọi người, không chỉ với học sinh Tiểu học. Cuốn sách này là một tài liệu tham khảo cho các thầy giáo, cô giáo dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học, các thầy giáo, cô giáo dạy môn Tiếng Việt - Văn ở Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, sinh viên ngành ngữ văn các trường Sư phạm. Cuốn sách đã đề cập đến vấn đề Chính tả các từ phiên âm như sau: Phiên âm, chuyển tự theo nguyên dạng tiếng nước ngoài và Chính tả tên riêng và thuật ngữ theo các quy định về cách viết phiên âm và chuyển tự. Hiện nay vẫn tồn tại hai cách xử lý chính tả khi viết các tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài. Đó là: cách viết liền các âm tiết trong từ nguyên ngữ và cách viết rời từng âm tiết trong từ nguyên ngữ (cách viết tiếng Việt). 2.3. Về chương trình SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học Về SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học đã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu và thể hiện rõ quan điểm của mình qua những công trình nghiên cứu. Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học của tác giả Lê A - Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1998), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội cũng như giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học của Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội viết cho sinh viên các trường Sư phạm dành trọn một chương 3 để nghiên cứu về chương trình và SGK Tiếng Việt Tiểu học. Giáo trình cung cấp những kiến thức về mục tiêu môn học Tiếng Việt, cơ sở xây dựng chương trình, các nguyên tắc xây dựng chương trình và các nguyên tắc biên soạn SGK Tiếng Việt, chương trình môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học. Đề cập riêng đến phương pháp dạy học các môn học lớp 4 nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng, cuốn Phương pháp dạy học các môn học lớp 1,2,3,4,5 tập hợp, bổ sung, hoàn thiện bộ tài liệu đã được Bộ Giáo dục và Đào 6 tạo sử dụng để bồi dưỡng giáo viên (GV) Tiểu học trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp Tiểu học. Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn sách Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới viết năm 2008, Nhà xuất bản Giáo dục đã nhấn mạnh vào hoạt động dạy và học của thầy và trò trong trường Tiểu học khi áp dụng chương trình mới có những thay đổi tích cực về nội dung lẫn phương pháp đem lại hiệu quả giáo dục cao. Chương trình Tiểu học (2008, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thống nhất chương trình các môn học ở cấp Tiểu học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng. Qua đó, giúp người GV Tiểu học có cái nhìn khái quát cũng như cụ thể về nội dung, cách phân bố chương trình Tiểu học. Từ đó, họ có định hướng đúng đắn hơn trong quá trình dạy học các lớp ở Tiểu học. Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và cán bộ quản lý, chỉ đạo chuyên môn, năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội). Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn SGK, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình Tiểu học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở Tiểu học. Riêng đối với cuốn Tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học (Đinh Thị Oanh - Vũ Thị Kim Dung - Phạm Thị Thanh, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006), ngoài việc cung cấp cho 7 bạn đọc những phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình và phương pháp mới còn cung cấp cho bạn đọc những vấn đề về lý thuyết hội thoại, về từ Hán Việt, về câu trong văn bản… Mặc dù được biên soạn bởi các nhóm tác giả khác nhau nhưng cả hai cuốn sách này đều hướng đến việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục Tiểu học theo chương trình, SGK Tiểu học mới. Cả hai cung cấp cho bạn đọc những kiến thức và kĩ năng để dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo hướng đổi mới như: phương pháp dạy học học vần, tập viết, chính tả, tập đọc,… Sách được biên soạn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học theo chương trình và SGK mới, theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Cả hai cuốn sách đều rất có ích đối với bạn đọc, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học, giảng viên, sinh viên. Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, người tham gia viết SGK và nghiên cứu về việc làm SGK của nhiều quốc gia: “So với 3 lần cải cách giáo dục trước đây, thì lần đổi mới SGK năm 2002 là bài bản nhất. Năm 2002, chúng ta xây dựng chương trình trước, biên soạn trong tài liệu dạy thử nghiện bốn năm mới hoàn thành chương trình, rồi mới làm SGK chính thức. Chúng ta cũng có điều kiện tiếp thu được nhiều kinh nghiệm biên soạn SGK của nước ngoài…”[35] Những công trình nghiên cứu trên tuy chưa bàn đến một cách cụ thể những vấn đề mà luận văn quan tâm song đó là gợi ý cần thiết định hướng cho việc nghiên cứu luận văn Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1). 8 3. Mục đích nghiên cứu Tìm ra phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy - học các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1). 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định những vấn đề l í luận làm cơ sở cho đề tài. - Khảo sát chương trình, SGK Tiếng Việt lớp 4 và thực trạng dạy học những bài có liên quan đến đề tài. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1). - Thực nghiệm sư phạm. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Việc dạy - học các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1). 5.2. Phạm vi nghiên cứu Các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1). Cụ thể: Tập đọc: Ở Vương quốc Tương Lai (Theo Mát-téc-lích) Điều ước của vua Mi-đát (Theo thần thoại Hy Lạp) Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài Động từ (Bài tập 2) 9 Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện (tiết 2) Chính tả: Nghe - viết Gà Trống và Cáo (theo La-phông-ten) Chú dế sau lò sưởi (Theo Xư-phe-rốp, Bài tập 2b) Phạm vi TN tại hai trường: Tiểu học Việt Nam - Cu Ba, quận Ba Đình (nội thành Hà Nội) và Tiểu học Đại Mỗ, huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thống kê, phân loại Luận văn sử dụng phương pháp này nhằm thống kê cụ thể các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1), phân loại theo phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả. Nhờ đó nắm được nội dung, cấu trúc phân môn và có cơ sở nêu lên những nhận xét khái quát về nội dung, cấu trúc, những ưu, nhược điểm để đề ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Phương pháp này còn được sử dụng để thống kê, phân loại các phiếu khảo sát của HS để rút ra những kết luận cần thiết của luận văn. Việc phân loại dựa trên cơ sở đặc điểm về nội dung và cấu trúc của chương trình Tiếng Việt lớp 4. 6.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Sau khi phân loại, cần tiến hành so sánh, đối chiếu các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” và các bài học trong chương trình Tiếng Việt 4 để tìm ra điểm giống và khác nhau, phần kiến thức nào hay, mở rộng, có ích cho việc thu nhận kiến thức của HS. 10 6.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu những kiến thức về ngôn ngữ nước ngoài, cụ thể là bộ phận tên riêng nước ngoài và việc tiếp cận, giảng dạy một số tác phẩm văn học nước ngoài trong SGK Tiếng Việt lớp 4. Chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học nước ngoài (giống mối quan hệ giữa tiếng Việt và văn học Việt Nam). Từ đó, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1). 6.4. Phương pháp điều tra - thực nghiệm Bằng TN quan sát, phân loại, nêu và tìm hiểu việc dạy học các bài có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1) ở các trường Tiểu học để từ đó tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả, gây hứng thú cho HS. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả (bằng phiếu khảo sát) của HS cả trong và sau quá trình học tập có so sánh với lớp đối chứng (ĐC). Công cụ kiểm tra đánh giá phải cụ thể và có thể đo được. Công cụ đánh giá dùng cho cả bài học thực nghiệm (TN) và bài học ĐC. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy- học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1) Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 8. Giả thuyết khoa học Nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy - học các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1). [...]... câu, bài tập làm văn v.v Chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (Tiếng Việt 4, tập 1) cũng theo cấu trúc như vậy Trong tổng số 24 bài học của chủ điểm có 6 bài dạy - học kiến thức nước ngoài 1. 2 Cơ sở thực tiễn 1. 2 .1 Thực tiễn việc dạy - học phân môn Tiếng Việt theo chủ điểm Dựa vào mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học, SGK đã tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con... trong chƣơng trình môn Tiếng Việt lớp 4, tập 1 2 .1. 1 Vị trí của chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 4, tập 1 Trong bộ SGK, chủ điểm được chọn làm khung cho cả cuốn sách (chủ điểm Gia đình, Nhà trường, Xã hội, Thiên nhiên và đất nước ) Mỗi chủ điểm ứng với một đơn vị học tập Ở lớp 1, thời gian dành cho mỗi đơn vị học là một tuần; các chủ điểm lần lượt trở đi trở lại... lớp 2 đến lớp 3, mỗi chủ điểm được dạy trong hai tuần; vòng đồng tâm xoáy trôn ốc ở đây thưa hơn: Phải sau một năm, HS trở lại với chủ điểm đã học Đến lớp 4 và lớp 5, mỗi chủ điểm được dạy trong 3 tuần và chỉ xuất hiện một lần SGK Tiếng Việt 4 (tập 1, tập 2) dạy cho cả năm học được chia làm 10 chủ điểm Trong đó, chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ được xếp ở vị trí thứ ba, sau 2 chủ điểm: Thương người như... Tiểu học Trong thực tế, hoạt động dạy học dựa trên cơ sở của nguyên tắc tích hợp, đồng quy: Tích hợp kiến thức thông qua các hệ thống chủ điểm; Tích hợp các kỹ năng học tập Trên đôi cánh ước mơ là chủ điểm thứ ba trong SGK Tiếng Việt 4, tập 1 Các bài Tập đọc trong chủ điểm này đều xoay quanh việc nêu gương, cổ vũ con người vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ để vươn tới những điều tốt đẹp trong. .. bài tập đọc trở thành ngữ liệu cho các bài Chính tả, Luyện từ và câu… Như vậy, Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết cho đề tài luận văn 32 Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC KIẾN THỨC NƢỚC NGOÀI TRONG CHỦ ĐIỂM “TRÊN ĐÔI CÁNH ƢỚC MƠ” (TIẾNG VIỆT LỚP 4, TẬP 1) 2 .1 Khái quát về chủ điểm Trên đôi cánh ƣớc mơ trong chƣơng trình môn Tiếng. .. 2 .1. 3 Ý nghĩa của chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 4, tập 1 Chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ không những cung cấp cho HS những bài học có nội dung hay mà còn đem lại cho các em những bài học nhẹ nhàng, đầy ý nghĩa, giàu tính nhân văn Đó là việc ý thức được tầm quan trọng của những ước mơ trong tương lai, để từ đó có định hướng trong việc cố gắng học tập tốt, lao động.. .11 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. 1 Cơ sở lý luận 1. 1 .1 Về văn học nước ngoài 1. 1 .1. 1 Tác giả Mát-téc-lích và tác phẩm kịch “Con chim xanh” a Tác giả Mát-téc-lích Maurince Polydore Marie Bernard Maeterlinck (18 6 2 -1 949 ) - nhà thơ, nhà văn Bỉ, nói và viết bằng tiếng Pháp, sinh ở Găng (Gand) Theo mong muốn của gia đình, ông học và hành nghề luật sư nhưng vẫn rất thích thơ ca Năm 18 87,... Úc, Ốt-xtra-li-a Hán Việt (viết theo cách Anh Anh đọc Hán Việt) Pháp Pháp - Các thuật ngữ khoa acid a-xit học gram gam sulfur sun-fua parabol pa-ra-bon video vi-đi-ô ngữ là chữ cái La tinh chuyển sang chữ La tinh -Chữ viết nguyên ngữ không phải là chữ ghi âm-phiên âm và chuyển tự sang chữ La tinh 22 1. 1.3 Về dạy học theo chủ điểm trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học Sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến... 28 - Tích hợp kiến thức thông qua các hệ thống chủ điểm (nội dung các bài đọc được thiết lập theo chủ điểm và chương trình là một hệ thống các chủ điểm về các vấn đề gần gũi với trẻ như gia đình, trường học) - Tích hợp các kỹ năng học tập (các bài học đều chú ý rèn luyện cả 4 kỹ năng: nghe- nói- đọc- viết, kết hợp dạy thực hành các kỹ năng trên với dạy tri thức: ở lớp 4, 5 tuy đã có bài dạy tri thức Tiếng. .. SGK Tiếng Việt lớp 4 thể hiện thông qua hệ thống 10 chủ điểm: - Tập 1: Thương người như thể thương thân - Măng mọc thẳng - Trên đôi cánh ước mơ - Có chí thì nên - Tiếng sáo diều - Tập 2: Người ta là hoa đất - Vẽ đẹp muôn màu - Những người quả cảm - Khám phá thế giới - Tình yêu cuộc sống SGK đã hướng dẫn các lĩnh vực vào đời sống Qua đó tăng cường vốn từ, khả năng diễn đạt về mọi lĩnh vực Nhà trường - . ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (Tiếng Việt 4, tập 1) . 5.2. Phạm vi nghiên cứu Các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (Tiếng Việt 4, tập 1) . Cụ. dạy - học các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (Tiếng Việt 4, tập 1) . 11 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. 1. Cơ sở lý luận 1. 1 .1. . việc dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (Tiếng Việt 4, tập 1) . 6 .4. Phương pháp điều tra - thực nghiệm Bằng TN quan sát, phân loại, nêu và tìm hiểu việc dạy học

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan