Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

103 1.6K 0
Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN QUỐC TOẢN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHANTHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CHO LỢN THỊT F1 (♂ RỪNG × ♀ ĐỊA PHƯƠNG ) NUÔI TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN QUỐC TOẢN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHANTHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CHO LỢN THỊT F1 (♂ RỪNG × ♀ ĐỊA PHƯƠNG ) NUÔI TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG HỮU DŨNG THÁI NGUYÊN - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Quốc Toản ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và địa phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y, Viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Trương Hữu Dũng người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn; cảm ơn sinh viên Nguyễn Mạnh Cường lớp 42A khoa Chăn nuôi - thú y đã phối hợp thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang, UBND các xã Tiến Bộ, Thái Bình, Công Đa, Trung Sơn huyện Yên Sơn; Trang trại chăn nuôi lợn rừng gia đình ông Nguyễn Xuân Thọ xã Thái Bình huyện Yên Sơn và bà con nông dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện và giúp đỡ về thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực để tôi hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè gần xa và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và sự giúp đỡ vô hạn về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Thái Nguyên, ngày 04 tháng 12 năm 2014 Học viên Phan Quốc Toản iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 1.1.1. Nguồn gốc cây Chè đại 3 1.1.2. Đặc tính sinh trưởng 4 1.1.3. Vấn đề giữ đạm không khí của cây họ đậu 8 1.2. Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi 11 1.2.1. Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi 11 1.2.2. Các hạn chế của cây thức ăn họ đậu đối với vật nuôi 14 1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt 15 1.2.1. Cơ sở di truyền của sự sinh trưởng 15 1.2.2. Sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ở vật nuôi 17 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng 18 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi 20 1.3.1. Yếu tố bên trong 20 1.3.2. Yếu tố bên ngoài 21 1.4. Vài nét về đặc điểm giống lợn rừng, lợn địa phương tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 25 iv 1.4.1. Đặc điểm lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn 25 1.4.2. Đặc điểm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn 26 1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 27 1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 28 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu 30 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 30 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 30 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 30 2.3. Nội dung nghiên cứu 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu 30 2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 34 2.5.1. Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm và kết thúc 34 2.5.2. Mổ khảo sát, phân tích thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm 36 2.6. Phương pháp xử lý số liệu 38 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39 3.1. Nghiên cứu lá cây Chè đại bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn F1(♂R x ♀ĐP) nuôi thí nghiệm tại huyện Yên Sơn 39 3.1.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 39 3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 42 3.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 45 3.1.4. Lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của lợn thí nghiêm 47 3.1.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 49 3.1.6. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn thí nghiệm 51 3.2. Kết quả mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt của lợn thí nghiệm 54 v 3.2.1. Kết quả mổ khảo sát lợn thịt thí nghiệm 54 3.3.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học của lợn thí nghiệm 58 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 62 1. Kết luận 62 2. Tồn tại 63 3. Đề nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 72 PHỤ LỤC 75 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐB : Đại Bạch ĐC : Đối chứng KHKT : Khoa học Kỹ thuật KPCS : Khẩu phần chăm sóc MC : Móng Cái NLN : Nông lâm nghiệp TĂ : Thức ăn TN : Thí nghiệm VCK : Vật chất khô vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31 Bảng 2.2. Kết quả phân tích thành phần lá cây Chè đại 32 Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn tinh dùng trong thí nghiệm 33 Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô xanh 33 Bảng 2.5. Định mức cho lợn ăn được hộ chăn nuôi áp dụng 33 Bảng 3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 40 Bảng 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 43 Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 46 Bảng 3.4. Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm 48 Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 50 Bảng 3.6. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 52 Bảng 3.7. Kết quả mổ khảo sát lợn thí nghiệm 55 Bảng 3.8. Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm 59 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Nhóm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn 27 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 45 Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 46 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ thịt xẻ của lợn thí nghiệm 56 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ thịt nạc của lợn thí nghiệm 57 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ mỡ của lợn thí nghiệm 58 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ protein trong thịt lợn thí nghiệm 60 [...]... Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1( Rừng × ♀ Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 2 Mục tiêu của đề tài X c định được tỷ lệ bổ sung thích hợp vào khẩu phần ăn và ảnh hưởng của lá cây Chè đại đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt F1( ♂R x ♀ĐP) trong nông hộ nuôi tại. .. triển đạt mức tối đa 1.4 Vài nét về đặc điểm giống lợn rừng, lợn địa phương tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 1.4.1 Đặc điểm lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn + Nguồn gốc: Lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang là giống lợn rừng Thái Lan được nhập từ Viện Chăn nuôi thông qua các chương trình khuyến nông, các dự án khoa học công nghệ,… Lợn rừng có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn... chứng không sử dụng lá cây Chè đại Nhiều hộ nông dân ở thành phố Cần Thơ đã và đang sử dụng lá cây Trichanthera gigantea tươi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho heo: 4,2kg/con/ngày cho heo nái và 3,6kg/con/ngày cho heo thịt, tương đương 110 130g protein/con/ngày cho kết quả tốt: Heo nái sinh sản tốt, heo thịt tăng trọng cao Gà, vịt, cút đẻ có bổ sung lá cây Chè đại vào khẩu phần thức ăn cũng cho kết quả... đang được nhân rộng tại huyện Yên Sơn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Trong những năm gần đây, người dân đã trồng và sử dụng nhiều loại cây thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong đó có cây Chè đại (Trichanthera gigantea) Đây là loại cây cho lá, dễ trồng trên mọi loại đất, có năng suất chất xanh khá cao, nhiều gia súc, gia cầm thích ăn tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang cây Chè đại được trồng khoảng... 2003 -2004 và cũng là loại cây có tiềm năng, năng suất chất xanh khá, hàm lượng dinh dưỡng 2 tương đối cao thường được người dân dùng lá bổ sung vào thức ăn cho lợn mẹ nuôi con, trâu, bò, dê Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc sử dụng làm thức ăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai là loại vật nuôi sử dụng nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần ăn Xuất phát từ thực tế trên,... lượng trứng tốt hơn (Đậu Thế Năm, 2010) [28] Sử dụng lá cây Chè đại làm thức ăn chăn nuôi sẽ giảm 1/3 chi phí mua thức ăn, lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với khi cho ăn bằng các thức ăn truyền thống Sau khi cho ăn lá Chè đại, thịt, trứng, sữa thu được sẽ vàng, thơm ngon hơn so với các sản phẩm của gia súc, gia cầm không sử dụng lá cây này Gà đẻ cho ăn Chè đại lòng đỏ rất đỏ, gà con có da, mỏ vàng hơn,... Trường đại học Cần Thơ trồng thử nghiệm có thể thay 30-40% lượng tấm cám trong khẩu phần thức ăn cho heo, dê Lá cây Chè đại ở dạng bột còn bổ sung 2-4% khẩu phần thức ăn cho gà, vịt, cút nuôi Đã có trên 500 nông dân mua hom giống cây Chè đại với giá 10.000 đồng/kg về trồng Theo tính toán, trồng khoảng 30 cây Chè đại sẽ cung cấp thức ăn cho một con heo hoặc dê trong suốt thời gian nuôi Kết quả nghiên cứu. .. tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về việc sử dụng thêm một giống cây thức ăn giàu đạm thực vật trong chăn nuôi Đề tài đóng góp thêm những số liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường và ứng dụng vào trong sản xuất 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Sử dụng lá cây. .. ngoài, thức ăn từ chè đại có thể thay thế 30% thức ăn tinh cho thỏ Với thỏ của Trạm Thực nghiệm, chè đại được bẻ là và chặt cành non và cho thỏ ăn, không cần chế biến Thỏ được ăn chè đại và qua đó giảm khẩu phần thức ăn tinh Trong năm 2010, chè đại được trạm dùng phổ biến làm thức ăn bổ xung cho đàn gà sau 12 ngày tuổi Khi gà còn bé (ở 12 -30 ngày tuổi), chè đại có thể thái nhỏ cho gà ăn Khi gà lớn,... thành có bổ sung bột lá thấp hơn Đối với 120 vịt xiêm nuôi từ 30-90 ngày tuổi có dùng lá Chè đại trong khẩu phần, kết quả cho thấy, dùng lá Chè đại làm da có màu vàng tốt hơn so với vịt ở nghiệm thức đối chứng Kết quả thử nghiệm cho thấy: sử dụng lá cây Chè đại cho gia súc, gia cầm và cá ăn tươi ở dạng bột cỏ mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn Đặc biệt, chất lượng thịt, trứng . tài: Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1( Rừng × ♀ Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. 2. Mục tiêu của đề tài X c. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN QUỐC TOẢN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHANTHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CHO LỢN THỊT F1 (♂ RỪNG × ♀ ĐỊA PHƯƠNG ) NUÔI TẠI. giống lợn rừng, lợn địa phương tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 25 iv 1.4.1. Đặc điểm lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn 25 1.4.2. Đặc điểm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn 26 1.5. Tình hình nghiên

Ngày đăng: 22/07/2015, 11:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan