Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang

54 1.2K 3
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN VĂN CƯỜNG Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ BÌNH SƠN LỤC NAM – BẮC GIANG" KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ÐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 - 2014 GV hướng dẫn : TS Dư Ngọc Thành Khoa: Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, năm 2014 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nhằm thực hiện tốt phương châm “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn” của các trường chuyên nghiệp nước ta nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là giai đoạn quan trọng nhằm giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể. Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô giáo khoa Môi trường, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi trường thuận lợi nhất trong suốt thời gian em theo học ở Trường. Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và luôn động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Các bác, bá, anh chị tại xã Bình Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo. Cuối cùng, em chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người thân, những người đã luôn động viên, tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do kinh nghiệm và kiến thức thực tế còn hạn chế nên chắc chắn em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Cường ii DANH MỤC VIẾT TẮT BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BOD5 là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa COD Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học DO Hàm lượng oxy hòa tan QCKTQG quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN Quy chuẩn việt nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn việt nam TSS Hàm lượng chất rắn lơ lửng TW Trung Ương VSV Vi sinh vật WHO Tổ chức Y tế thế giới iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt 5 Bảng 2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải [19] 7 Bảng 2.3 : Các chất có mùi gây ô nhiễm nước [22] 8 Bảng 2.4. Ứng dụng quá trình xử lý hoá học 11 Bảng 2.5. Vai trò của thực vật trong xử lý 12 Bảng 3.1 Các thông số được phân tích theo các TCVN hiện hành 19 Bảng 4.1 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã Bình Sơn. 24 Bảng 4.2 Hiện trạng nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình xã Bình Sơn 25 Bảng 4.3 Các kiểu nhà vệ sinh được các hộ gia đình sử dụng trên địa bàn xã 26 Bảng 4.4 Các kiểu chuồng trại chăn nuôi tại các hộ gia đình 27 Bảng 4.5 Đánh giá chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại địa phương: 27 Bảng 4.6 : thể hiện các ngành nghề của xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang 28 Bảng 4.7 : Ước lượng nước tiêu thụ và thải ra của người dân/năm 31 Bảng 4.8. Các thành phần ô nhiễm chính có trong nước thải của người dân 32 Bảng 4.9. Kích thước định hình các bể lắng đứng bằng bê tông cốt thép có thể tham khảo bằng bảng sau 39 Bảng 4.10 : Tiêu chuẩn tưới theo nhiệt độ môi trường 41 Bảng 4.11 : Tiêu chuẩn tưới theo một số loại cây trồng 41 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 :Biểu đồ thể hiện các ngành nghề của xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang 29 Hình 4.2 : Nồng độ thành phần ô nhiễm chính có trong nước của người dân 32 Hình 4.3 : Các vùng lắng trong bể lắng ngang 36 Hình 4.4 : Sơ đồ bể lắng ngang 37 Hình 4.5 : Sơ đồ các vùng lắng trong bể lắng đứng 38 Hình 4.6 : Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT hoàn chỉnh 42 v MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập 3 1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 3 1.4.3 Ý nghĩa trong thực tế 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý 4 2.2. Cơ sở khoa học 5 2.2.1. Nước và vai trò của nước 5 2.1.2. Nước thải và phân loại nước thải 6 2.1.3 Biểu hiện đặc trưng của nước thải 8 2.1.4 Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước 9 2.2. Tình hình nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt trên Thế Giới và ở Việt Nam 9 2.2.1 Tình hình nghiên cứu xử lý nứơc thải ở Việt Nam 9 2.2.2. Các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt 10 2.2.3 Tình hình nghiên cứu xử lý nứơc thải trên Thế Giới 13 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 17 3.2. Nội dung nghiên cứu 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu 17 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 17 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu nước, bảo quản và phân tích 17 3.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu 20 vi 3.3.5. Phương pháp chuyên gia 20 3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 20 3.3.7. Phương pháp khảo sát thực địa 20 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bình Sơn 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20 4.1.2 Các nguồn tài nguyên 21 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 22 4.2. Đánh giá chất lượng nước thải trên địa bàn xã Bình Sơn 24 4.2.1 Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt 24 4.2.2. Nước thải sinh hoạt 25 4.2.3 Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Bình Sơn 26 4.2.4 Đánh giá hiện trạng nước thải từ sản xuất và làng nghề 28 4.3 Đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại Xã 33 4.3.1 Khử trùng nước thải bằng clorua vôi 33 4.3.2. Bể lắng quy mô hộ gia đình 34 PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 44 5.1. Kết luận 44 5.2. Tồn tại 45 5.3 Đề nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta đã đem lại những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng có tác động tiêu cực đáng báo động, đó là sự tác động của con người đối với môi trường ngày càng gia tăng về quy mô cũng như cường độ. Hoạt động của con người, nhất là hoạt động trong sản xuất công nghiệp đã để lại hậu quả khó lường đối với môi trường. Vì vậy bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm bởi các loại chất thải như nước thải, chất thải rắn, khí thải là mối quan tâm của toàn xã hội. Tốc độ CNH – HĐH nhanh và và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Nếu như người dân đô thị phải chịu sự ô nhiễm do tình trạng tồn ứ nước, rác thải sinh hoạt và công nghiệp, ô nhiễm khí do bụi thì người dân nông thôn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm từ nước, rác thải sinh hoạt, từ các nhà vệ sinh không đảm bảo, từ các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm hay các làng nghề sản xuất Môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh tật, là nguyên nhân gây gia các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá, và nhiều bệnh phụ khoa khác. Trên thực tế, từ nhiều năm qua các cấp, các nghành từ TW, tỉnh, huyện, đến các xã phường, thôn xóm đều chú trọng đến công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường như: Vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh thoát nước sinh hoạt nhưng việc thực hiện diễn ra rất khiêm tốn. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Nó tạo nên các loại nước thải như: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp, nước thải làng nghề và thường cuốn theo chất rắn, chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, phân 2 bón cũng có nguyên nhân ô nhiễm từ hậu quả của chiến tranh như tồn dư các chất hoá học, độc hại, thuốc nổ, chất phóng xạ. Ngoài ra, nguồn nước còn bị ô nhiễm do cấu tạo địa chất, xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, ô nhiễm từ nước sông ngòi, kệnh rạch, ô nhiễm phèn Theo các tài liệu khoa học trên thế giới, đã phát hiện thấy có gần 400 mặt bệnh có khả năng lây truyền qua nước bẩn. Có hai con đường quan trọng nhất làm lây truyền bệnh cho con người liên quan đến nước đó là các vi sinh vật có khả năng truyền bệnh sang người và các chất hoá học, chất phóng xạ tồn tại trong nước. Các tác nhân này gây nên nhiều bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, giun sán, lỵ amip và các bệnh liên quan đến di truyền. Các bệnh này đặc biệt rất dễ gây thành dịch lớn làm nguy hại đến sức khoẻ cộng động nêu không có biện pháp phòng chống dịch tốt. Trên thực tế, cải thiện môi trường sống là cách phòng chống các loại dịch bệnh tốt nhất. Chính vì vậy mà hiện nay ở các khu công nghiệp và đô thị cũng như là ở các vùng nông thôn, người ta phải áp dụng các biện pháp tổ chức, kỹ thuật hạn chế hoặc giảm thiểu các tạp chất độc hại theo nước thải ra môi trường. Một trong nhưng biện pháp tích cực đó là tổ chức thoát nước và xử lý nước thải khi xả ra nguồn. Nếu không giải quyết tốt việc thoát nước và xử lý nước thải, sự ô nhiễm các nguồn nước, ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng xấu đến sức khoẻ con người và gây tổn thất cho nhiều nghành kinh tế quốc dân. Bình Sơn là một xã thuộc vùng 135 với tổng số dân là 6721 người, sinh sống và sản xuất trên tổng diện tích là 2.680 ha. Hệ thống giao thông được nâng cấp, mở rộng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán ở trong và ngoài xã, đời sống của người dân dần được cải thiện. Song song với đó là việc ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nói riêng do nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp Các loại nước thải này rất nhiều và chưa hề được xử lý trước khi xả ra môi trường . Vì thế nhu cầu cải thiện môi trường sống, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường là một trong những nhu cầu bức thiết của không chỉ xã Bình Sơn. 3 Với mong muốn thỏa mãn một phần yêu cầu thiết kế, xây dựng, cải tạo môi trường nước ở khu vực nông thôn, em xin tiến hành đề tài” Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tại xã Bình Sơn. - Đánh giá được thực trạng nước thải tại xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang. - Các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại Xã. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã. - Đánh giá các nguồn nước thải sinh hoạt tại Xã - Các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại Xã 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập - Là cơ hội giúp sinh viên áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu tại nơi thực tập. - Là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế. Đồng thời nâng cao kiến thức thực tế, bổ sung tư liệu học tập, kiến thức, kinh nghiệm sau khi ra trường. 1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học Làm tài liệu tham khảo cung cấp cho các ban ngành của xã Bình Sơn về công tác quản lý, bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước. 1.4.3 Ý nghĩa trong thực tế - Biết được mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước và xử lý nước thải ở xã Bình Sơn. - Đề xuất và kiến nghị các giải pháp bảo vệ môi trường sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã trên cơ sở phát triển bền vững. [...]... cứu: Hiện trạng nước thải sinh hoạt tại xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tìm hiểu về hiện trạng nước thải sinh hoạt tại một xã 3.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang - Thời gian: 24/01/2014 đến 30/4/ 2014 3.2 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Bình Sơn - Đánh giá thực trạng nước thải. .. toàn, có được điều này phải nhờ đến “ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn “, theo tiếng Nhật gọi là Johkasou Hai phương pháp xử lý nước thải tại nguồn và xử lý nước thải tập trung đang được xử lý song hành tại Nhật Theo tài liệu thống kê của Bộ môi trường Nhật Bản năm 15 2003 hiện nay 70 % người dân Nhật có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, 23 % ( tức 28 triệu người ) sử... bộ tại Phòng Tài nguyên & Môi trường để tìm hiểu về thực trạng nước thải, tình hình ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước thải sinh hoạt khu vực xã Bình Sơn - Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các giáo viên trong nhà trường tham khảo về các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, các phương pháp, sơ đồ hệ thống xử lý nước thải 3.3.6 Phương pháp. .. Phía Bắc giáp xã Tân Mộc và Tân Lập huyện Lục Ngạn 21 - Phía Nam giáp xã Lục Sơn huyện Lục Nam - Phía Đông giáp xã Tuấn Đạo huyện Sơn Động và xã Đèo Gia huyện Lục Ngạn - Phía Tây giáp xã Vô Tranh và Trường Sơn huyện Lục Nam 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Địa hình phức tạp, núi và gò đồi nằm xen kẽ với các dộc ruộng thấp trũng Nhiều khu vực thấp trũng ngập nước theo mùa và có những khu quanh năm ngập nước. .. nguồn,góp phần giảm ô nhiễm 2.2.2 Các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt * Phương pháp xử lý cơ học Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song chắn rác, bể lắng cát,... trường ở nông thôn Hiện tại trên địa bàn xã chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước mưa và nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư chủ yếu được thoát tự nhiên xuống các ao đầm theo các mương thủy lợi thoát ra sông Đồng Đỉnh Bảng 4.2 Hiện trạng nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình xã Bình Sơn STT Các loại hình Số hộ thực hiện Tỉ lệ % 1 Cống thải có nắp đậy 2 4,0 2 Cống thải lộ thiên 17 34,0... địa bàn xã Bình Sơn - Đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt trên tại xã 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Phát 50 phiếu điều tra về chất lượng môi trường nước thải sinh hoạt trên địa bàn xã Chọn 50 hộ gia đình từ các thôn ở xã Theo phương pháp này, 5 hộ gia đình sẽ được chọn từ mỗi thôn, phường theo phương pháp ngẫu nhiên Việc sử dụng phương pháp này... lượng nước đầu ra hoàn toàn an toàn cho ăn uống, sinh hoạt và sử dụng vào các mục đích khác Ở Israel, nước thải sinh hoạt và công nghiệp đều được thu gom vào các hệ thống xử lý tập trung Ở các hệ thống này, sử dụng các giải pháp xử lý dựa vào từ tính sử dụng thanh nam châm để tách các chất hữu cơ độc hại như dầu, chất tẩy rửa, hóa chất nhuộm và kim loại nặng trong nước thải Xử lý bằng phương pháp kết... của xã bị nhiễm đá vôi.Trên địa bàn xã vẫn chưa có hệ thống cung cấp nước máy cho các hộ dân, người dân chỉ sử dụng nước giếng và nước suối Hầu hết nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình không có hệ thống lọc mà đem sử dụng luôn 4.2.4 Đánh giá hiện trạng nước thải từ sản xuất và làng nghề Bảng 4.6 : thể hiện các ngành nghề của xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang Các ngành Tỉ lệ % tham gia Tỉ... huyện Lục Nam lần thứ VII năm 2013 - Xét duyệt và đề nghị UBND tỉnh, UBND huyện công nhận 14 làng đạt văn hóa các cấp năm 2013 và 1.301/1.539 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa = 84,5 4.2 Đánh giá chất lượng nước thải trên địa bàn xã Bình Sơn 4.2.1 Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt Nguồn nước sinh hoạt được người dân trong xã sử dụng chủ yếu từ giếng đào và giếng khoan, hiện tại xã vẫn . trạng nước thải tại xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang. - Các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại Xã. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã. . xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang . 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tại xã Bình Sơn. - Đánh giá được thực trạng. LÂM  NGUYỄN VĂN CƯỜNG Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ BÌNH SƠN LỤC NAM – BẮC GIANG& quot; KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ÐẠI

Ngày đăng: 22/07/2015, 08:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan