Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn ba sao

59 2.2K 17
Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn ba sao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về đầu tư và hiệu quả đầu tưChương 2 : Thực trạng nội dung phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 3 saoChương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả dự án đầu tư Xây dựng khách sạn Phú Nhuận tiêu chHà NôHồ Chí Minhuẩn 3 sao

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngành kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang có những cơ hội từ những mô hình nhà nghỉ chi phí thấp, sức chứa lớn theo tiêu chuẩn quốc tế cho đến những khu phức hợp quy mô lớn hơn bao gồm các thành phần bán lẻ và khối văn phòng đủ sức thu hút sự chú ý trong nước lẫn quốc tế. Thị trường cũng rộng mở đối với các cơ hội phát triển cho những khách sạn cỡ trung có thương hiệu theo chuẩn quốc tế đang có tiềm năng với đa phần nguồn cung tương lai của các thương hiệu sẽ tập trung hướng tới khối cao cấp và hạng sang.Điều này đã thúc đẩy cho chủ đầu tư trong nước và quốc tế thực hiện cơ hội đầu tư vào mảng dịch vụ liên quan tới nghỉ dưỡng đặcbiệt là đầu tư vào khách sạn với những dự án khách sạn bắt đầu khởi động trở lại sau vài năm với ít hoạt động xây dựng. Quá trình tiến hành một công cuộc đầu tư kể từ khi bắt đầu chi phí các nguồn lực cho đến khi các thành quả phát huy tác dụng và ngừng hoạt động, có rất nhiều công việc phải làm đòi hỏi phải sử dụng kiến thức của nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật, phải sử dụng và phối hợp trong việc sử dụng đội ngũ các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau vào quá trình thực hiện đầu tư. Nguồn lực chi phí cho một công cuộc đầu tư là rất lớn, thời gian bỏ ra cũng rất lâu, bên cạnh đó lượng vốn lại có hạn. Đặc biệt trong các công trình xây dựng, mục tiêu đặt ra khi đầu tư không chỉ đạt được hiệu quả tài chính như các ngành khác mà còn phải chú trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, kỹ thuật của công trình, Do vậy “ Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình” kỹ càng, chu đáo, có phương pháp phân tích khoa học sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá, xác định hiệu quả của dự án về nhiều mặt. Tuy nhiên một dự án đầu tư không thể thỏa mãn được toàn bộ các chỉ tiêu hiệu quả một cách toàn diện. Trong quá trình phân tích, đánh giá chủ đầu tư phải đặt ra những chỉ tiêu thiết yếu làm cơ sở để lựa chọn. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng và quản lý dự án Hồ Chí Minh, được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị ở phòng Kinh tế xây dựng của công ty em đã tìm hiểu về chuyên đề : “Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn ba sao”. Để thuận tiện cho việc đi sâu nghiên cứu về nội dung phân tích hiệu quả của dự án, khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về đầu tư và hiệu quả đầu tư Chương 2 : Thực trạng nội dung phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 3 sao Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả dự án đầu tư Xây dựng khách sạn Phú Nhuận tiêu chHà NôHồ Chí Minhuẩn 3 sao Để hoàn thành bài khóa luận này một sinh viên ngoài kiến thức tích lũy được sau những năm học, cần có thêm sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong suốt quá trình làm khóa luận. Trong quá trình này dù đã được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, nhưng do kiến thức và khả năng còn hạn chế nên cũng không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có sự chỉ bảo thêm của các thầy cô. Qua đây em xin chân thành cảm ơn đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm đồ án. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn và toàn thể các thầy cô trong trường Đại Học Thầy cô đã giúp chúng em trở thành công dân có ích cho xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh. Em xin chân thành cảm ơn! Hồ Chí Minh, ngày … tháng 06 năm 2015. Sinh viên CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNGVỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 1 Quản lý dự án đầu tư 1 Khái niệm dự án đầu tư Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ. Đầu tư là việc bỏ vốn nhằm đạt được một hoặc một số mục đích cụ thể nào đó của người sở hữu vốn (hoặc người được cấp có thẩm quyền giao quản lý vốn) với những yêu cầu nhất định. Đầu tư dự án là việc bỏ vốn để xây dựng , lắp đặt mới, mở rộng hoặc cải tạo những hệ thống cơ sở vật chất nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. 2 Phân loại dự án đầu tư Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư: phân loại theo mục tiêu của dự án, phân loại theo phạm vi, phân loại theo lĩnh vực hoạt động, phân loại theo nguồn vốn, phân loại theo tính chất quy mô của dự án… a. Phân theo lĩnh vực hoạt động - Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. - Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. - Các nhóm khác. b. Phân loại theo nguồn vốn và phương diện quản lý j+ Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: - Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển - Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. - Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển. - Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư. + Các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn khác: Các dự án của các cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội đầu tư dưới nhiều hình thức huy động vốn khác nhau được cấp có thẩm quyền cho phép. c. Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án j Dự án quan trọng quốc gia với mức đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội + Dự án nhóm A - Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh quốc phòng, có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới không phụ thuộc quy mô vốn đầu tư. - Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ khai thác chế biến khoáng sản quý hiếm; vàng, bạc, đá qúy, đất hiếm không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư. - Với mức vốn trên 600 tỷ đồng đối với các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông: Xây dựng cầu, cảng sông, cảng biển, sân bay, đường sắt, quốc lộ… - Với mức vốn trên 400 tỷ đồng đối với các dự án: thủy lợi, giao thông (không thuộc diện kể trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí thác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị có quy hoạch chi tiết được duyệt. - Các dự án hạ tầng kỹ thuật mới; các dự án công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản với mức vốn trên 300 tỷ đồng. - Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác, với mức vốn trên 200 tỷ đồng. +j Các dự án nhóm B - Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở với mức vốn từ 30 đến 600 tỷ đồng. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (khác dự án nhóm A), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện học, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông với mức vốn từ 20 đến 400 tỷ đồng. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghệ nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản với mức vốn từ 15 đến 300 tỷ đồng. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác từ 7 đến 200 tỷ đồng. + Các dự án nhóm C: - Dưới 30 tỷ đồng với các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, hóa chất, phân bón, dầu khí, cơ khí, giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, quốc lộ, sản xuất xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn). - Dưới 20 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (không thuộc diện trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông… - Dưới 15 tỷ đồng với các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản. 1.1.3. Đặc thù dự án đầu tư Dự án đầu tư là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công … được giải quyết. Các dự án đầu tư xây dựng có một số đặc điểm sau: * Dự án xây dựng có tính thay đổi: Dự án đầu tư xây dựng không tồn tại một cách ổn định cứng, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất… và bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật … và thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội. * Dự án đầu tư có tính duy nhất: Mỗi dự án đầu tư đều có đặc trưng riêng biệt lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi. * Dự án đầu tư có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đầu tư đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn thành được ấn định một cách tuỳ ý, nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án xây dựng, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu của người đầu tư. Mỗi dự án đầu tư đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong quá trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Sự thành công của Quản lý dự án đầu thường được đánh giá bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không? Quy mô của mỗi dự án xây dựng là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràng trong mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự án và xác định chi phí của dự án. * Dự án đầu tư có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án đầu tư xây dựng là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án đầu tư 1.1.4. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư của bất kỳ dự án nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Kết thúc dự án và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Quá trình thực hiện dự án đầu tư có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện dự án đầu tư Lập Báo cáo đầu tư. Lập Dự án đầu tư. Thiết kế Đấu thầu Thi công Nghiệm thu Đối với DA quan trọng quốc gia Lập báo cáo Thiết kế kỹ thuật. Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc dự án đầu tư • Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đối với các dự án quan trong quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội thì CĐT phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối với dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì CĐT phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có trong quy hoạch xây dựng thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. • Giai đoạn thực hiện đầu tư: Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt DAĐT được chuyển sang giai đoạn tiếp theo- giai đoạn thực hiện đầu tư. Vấn đề đầu tiên là lựa chọn đơn vị tư vấn, phải lựa chọn được những chuyên gia tư vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư vấn, thiết kế giàu kinh nghiệm, có năng lực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn quản lý giám sát xây dựng- đây là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Trong khi lựa chọn đơn vị tư vấn, nhân tố quyết định là cơ quan tư vấn này phải có kinh nghiệm qua những dự án đã được họ thực hiện trước đó. Một phương pháp thông thường dùng để chọn là đòi hỏi các cơ quan tư vấn cung cấp các thông tin về kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến tới đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình được thực hiện theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ. Sau khi lựa chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê duyệt, nhà thầu thiết kế tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của mình. Tuỳ theo quy mô, tính chất công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện theo một bước, hai bước hay ba bước. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư. Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định. Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, CĐT tổ chức thẩm định hồ sơ TKKT-TDT và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư) phê duyệt.Trường hợp CĐT không đủ năng lực thẩm định thì thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự toán thiết kế công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt.Trên cơ sở kết quả thẩm định TKKT-DT người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt TKKT-DT. Khi đã có quyết định phê duyệt TKKT-TDT, CĐT tổ chức đấu thầu xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của CĐT và các mục tiêu của dự án. Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, CĐT tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình với nhà thầu và tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ xây dựng; quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng; quản lý môi trường xây dựng. Tóm lại, trong giai đoạn này CĐT chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng; trình duyệt hồ sơ TKKT-DT; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng kỹ thuật công trình trong suốt quá trình thi công và chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án. • Giai đoạn kết thúc dự án vào khai thác sử dụng: Sau khi công trình được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, CĐT thực hiện công tác bàn giao công trình cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai thác, vận hành công trình với hiệu quả cao nhất. Như vậy các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh giá quá cao hoặc xem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau.Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng CĐT luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng. 1.1.5. Các hình thức quản lý thực hiện dự án Trước đây, tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của CĐT mà dự án sẽ được người quyết định đầu tư quyết định được thực hiện theo một trong số các hình thức sau: CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án; Hình thức chìa khoá trao tay và hình thức tự thực hiện dự án. Hiện nay, trong Nghị định số 12/NĐ-CP và quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án đó là: CĐT trực tiếp quản lý dự án và CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án: 1.1.5.1. CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Trong trường hợp này CĐT thành lập BQLDA để giúp CĐT làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của CĐT. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của CĐT. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì CĐT có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. [...]... TƯ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAO 2.1 Giới thiệu chung về dự án: 2.1.1 Khái quát về dự án  Tên dự án  Địa điểm       Diện tích Mục tiêu đầu tư Quy mô dự án Hình thức đầu tư Tổng mức đầu tư Mục tiêu của dự án : Khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 3 sao : Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 2 : 400 m : Xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao : Khách sạn có quy mô 100 phòng : Đầu tư. .. phân tích hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng Khách sạn Phú Nhuận theo tiêu chuẩn 3 sao 2.2.1.Trình tự và phương pháp phân tích hiệu quả đầu tư của dự án 2.2.1.1 .Phân tích chiến lược marketing của dự án  Sản phẩm Khách hàng mục tiêu của Khách sạn Phú Nhuận chính là những người có thu nhập cao Đây là nhóm khách hàng chịu chi nhưng lại rất khó tính và có những đòi hỏi cao Vì vậy sản phẩm của khách. .. Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình;  Các tiêu chuẩn Việt Nam Dự án Khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 3 sao được xây dựng dựa... dự án CHỦ ĐẦU TƯ Hợp đồng Hợp đồng Trình Người có thẩm quyền quyết định đầu tư Tư vấn quản lý dự án Phê duyệt Quản lý Nhàthầu Thực hiện DỰ ÁN 1.1.6 Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau Khái quát mô hình các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư như sau: Sơ đồ 1.4 Các chủ thể tham gia vào dự án. .. hiệu quả gián tiếp Theo cách tính toán: hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tư ng đối Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí còn hiệu quả tư ng đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí 1.2.3.Nguyên tắc đánh giá hiệu quả đầu tư Để đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động đầu tư cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Phải xuất phát từ mục tiêu của hoạt động đầu. .. mục tiêu của hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư không thể xem có hiệu quả khi không đạt được mục tiêu đặt ra - Phải xác định tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả đầu tư Tiêu chuẩn hiệu quả được xem là thước đo thực hiện các mục tiêu của hoạt động đầu tư - Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư cần chú ý đến độ trễ thời gian trong đầu tư để phản ánh chính xác các kết quả đạt được và những chi... hợp NPW ≥ 0: dự án đầu tư có hiệu quả tài chính, dự án có hiệu quả tài chính càng cao, dự án càng hấp dẫn +Trường hợp NPW < 0: dự án đầu tư không có hiệu quả tài chính, cần được sửa đổi, bổ sung Ngoài ra hiệu số thu – chi còn tính như sau: Nếu dự án có VĐT ban đầu và thu nhập ở cuối đời dự án, thì NPW tính như sau: Trong đó: V – vốn đầu tư ban đầu SV – giá trị thu hồi năm thứ n Nếu dự án có thu nhập... xây dựng Khách sạn 3 sao này tại Quận Phú Nhuận, cách trục đường Nguyễn Văn Trỗi 100m với quỹ đất thích hợp để xây dựng khách sạn 3 sao, một vị trí lý tư ng dễ dàng tiếp cận đến các địa điểm mua sắm, trung tâm thương mại, sân bay Tân Sơn Nhất,… 2.1.4.Tổng mức đầu tư */ Mục đích lập tổng mức đầu tư Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án khách sạn 3 sao Phú Nhuận, ... phương án Đó là các chỉ tiêu: mức chi phí sản xuất; lợi nhuận, doanh lợi đồng vốn; thời hạn thu hồi vốn; hiệu số thu chi; suất thu hồi nội tại; tỷ số thu chi 1.2.2 Phân loại hiệu quả đầu tư Có thể phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau: Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quốc phòng Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả :hiệu quả đầu tư. .. việc phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư luôn giữ 1 vị trí quan trọng */ Tiêu chuẩn đánh giá Tiêu chuẩn chung để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án là tối đa hóa phúc lợi Tùy vào nội dung của từng dự án mà có tiêu chuẩn cụ thể, các tiêu chuẩn đó có thể là một trong những tiêu chuẩn sau: Nâng cao mức sống của dân cư thể hiện gián tiếp qua mức tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích . dựng khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 3 sao Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả dự án đầu tư Xây dựng khách sạn Phú Nhuận tiêu chHà NôHồ Chí Minhuẩn 3 sao Để hoàn. quả dự án đầu tư khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn ba sao . Để thuận tiện cho việc đi sâu nghiên cứu về nội dung phân tích hiệu quả của dự án, khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1 : Cơ sở. án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê là tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được CĐT chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với

Ngày đăng: 20/07/2015, 16:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNGVỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

    • 1 Quản lý dự án đầu tư

      • 1 Khái niệm dự án đầu tư

      • 2 Phân loại dự án đầu tư

      • 1.1.3. Đặc thù dự án đầu tư

      • 1.1.4. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư

      • 1.1.5. Các hình thức quản lý thực hiện dự án

      • 1.1.6. Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng

      • 1.2.Hiệu quả đầu tư

        • 1.2.1.Khái niệm hiệu quả đầu tư

        • 1.2.2. Phân loại hiệu quả đầu tư

        • 1.2.3.Nguyên tắc đánh giá hiệu quả đầu tư

        • 1.2.4.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phương án đầu tư

          • 1.2.4.1.Các chỉ tiêu tài chính

          • 1.2.4.2.Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội

          • CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAO

            • 2.1. Giới thiệu chung về dự án:

              • 2.1.1. Khái quát về dự án

              • 2.1.2. Các căn cứ pháp lý và sự cần thiết phải đầu tư

              • 2.1.3. Địa điểm đầu tư

              • 2.1.4.Tổng mức đầu tư

              • 2.1.5. Quy mô kỹ thuật và các dịch vụ

              • 2.1.6. Mặt đứng, tổ hợp hình khối và kết cấu công trình

              • 2.2.Thực trạng nội dung phân tích hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng Khách sạn Phú Nhuận theo tiêu chuẩn 3 sao.

                • 2.2.1.Trình tự và phương pháp phân tích hiệu quả đầu tư của dự án

                • 2.2.2.Đánh giá nội dung phân tích hiệu quả đầu tư của dự án

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan