Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban

109 801 1
Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG TIỂU THUYẾT TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC CỦA Y BAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG TIỂU THUYẾT TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC CỦA Y BAN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.02.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình theo học ngành Ngôn ngữ học - khoa Ngữ văn - trường Đại học Vinh và quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Vinh. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS. TS. Hoàng Trọng Canh, người thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn. Nghệ An, tháng 10 năm 2014. Tác giả MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 11 4. Mục đích nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc luận văn 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 12 1.1. Thể loại tiểu thuyết 12 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết 1.1.2. Sự ra đời của tiểu thuyết 1.1.3. Đặc trưng thể loại tiểu thuyết 1.1.4. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết 1.2. Nhà văn Y Ban và tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” 20 1.2.1. Nhà văn Y Ban 1.2.2. Về tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” 1.3. Tiểu kết chương 1 27 Chương 2 TỪ TRONG TIỂU THUYẾT “TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC” CỦA Y BAN 29 2.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ và từ ngữ trong văn bản nghệ thuật 29 2.1.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ 2.1.2. Từ trong văn bản nghệ thuật 2.2. Các lớp từ nổi bật trong tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” của Y Ban 32 2.2.1. Từ Hán Việt 2.2.2. Trường ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, tâm trạng 2.2.3. Lớp từ xưng hô 2.3. Sự kết hợp độc đáo của ngôn ngữ đời sống và chất thơ trong tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” 58 2.4. Tiểu kết chương 2 62 Chương 3 CÂU TRONG TIỂU THUYẾT “TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC” CỦA Y BAN 64 3.1. Các hướng tiếp cận câu hiện nay và câu trong văn bản nghệ thuật 64 3.1.1. Các hướng tiếp cận câu hiện nay 3.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật 3.2. Câu trong tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” xét về cấu tạo 67 3.2.1. Câu đơn bình thường 3.2.2. Câu đơn một kết cấu C-V 3.2.3. Kiểu câu đơn có thành phần phụ 3.3. Câu trong tiểu thuyết "Trò chơi hủy diệt cảm xúc", xét theo mục đích nói 74 3.3.1. Kiểu câu trần thuật 3.3.2. Câu nghi vấn 3.4. Biện pháp tu từ nổi bật và lạ hóa câu văn trong tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” 90 3.4.1. Biện pháp điệp 3.4.2. Lạ hóa câu văn 3.5. Tiểu kết chương 3 100 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Bên cạnh những tên tuổi như Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư Y Ban là cây bút nữ tiêu biểu góp phần hình thành diện mạo của nền văn học đương đại Việt Nam. Viết văn từ những năm 90 của thế kỷ trước, số lượng tác phẩm lên của Y Ban tới 15 đầu sách, và chủ yếu tập trung ở thể loại truyện ngắn, Y Ban được độc giả biết đến với phong cách không trộn lẫn - một giọng văn chân thực và táo bạo, đi sâu vào những vấn đề nhức nhối của xã hội; đặc biệt thành công khi viết về thân phận người phụ nữ. Những năm gần đây, bà thử sức với thể loại tiểu thuyết cỡ vừa, nhỏ, và đã có những thành công nhất định. Tiêu biểu như tiểu thuyết gần đây nhất trong sự nghiệp của bà, “Trò chơi hủy diệt cảm xúc”, tác phẩm đã được độc giả đón nhận nhiệt tình và giới phê bình đánh giá tích cực bởi những khám phá mới mẻ trong đề tài và kết cấu. 1.2. Nói đến tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” là nói đến những sự tìm tòi trong cách thể hiện vấn đề mang tính thời sự của đời sống hiện đại. Vẫn là đề tài về người phụ nữ, tình yêu như rất nhiều những tác phẩm khác trước đây của Y Ban, nhưng được tác giả thể hiện dưới một hình thức tiểu thuyết cỡ vừa, mỗi chương là một lát cắt cuộc sống, hiện thực và nhức nhối, đề cập trực tiếp đến thân phận con người, mối hoài nghi về hạnh phúc, tình yêu, sự hao mòn, hủy diệt của cảm xúc trong thời đại công nghệ số. 1.3. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ đang là một hướng đi được nhiều nhà nghiên cứu phê bình lựa chọn bởi cơ sở khoa học vững chắc. Đây cũng là hướng đi người viết lựa chọn khi tiếp cận với tiểu thuyết mới của Y Ban - “Trò chơi hủy diệt cảm xúc”, khi mà tác phẩm mới chỉ được đánh giá, cảm nhận ban đầu đầy cảm tính qua một số bài viết trên các báo 6 mạng. Thông qua việc tìm hiểu, khảo sát các đơn vị ngôn ngữ từ và câu, dựa trên nền tảng lý thuyết cơ bản về cách tiếp cận ngôn ngữ của tiểu thuyết, hi vọng luận văn sẽ mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm “Trò chơi hủy diệt cảm xúc”, đồng thời, qua đó thấy được phần nào phong cách ngôn ngữ của Y Ban, cũng như thấy được giọng điệu của văn xuôi đương đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về tác giả Y Ban Có thể nói Y Ban là một tác giả nữ tiêu biểu của nền văn học đương đại. Quyết định rẽ ngang đến với nghề viết khi đang là giảng viên trường Y, là một quyết định táo bạo và dũng cảm. Tuy nhiên, bà đã chứng minh được rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn. Theo đuổi đam mê và đứng vững trên văn đàn với một phong cách đậm nét, bên cạnh rất nhiều những tên tuổi khác đã có thể coi là thành công. Dù khẳng định được mình qua rất nhiều những truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, nhưng Y Ban lại chưa được giới nghiên cứu phê bình chú ý đúng mức. Những gì viết về bà và tác phẩm của bà chủ yếu giới hạn trong cộng đồng mạng, qua một số bài viết với dung lượng khiêm tốn trên một số trang web; hay lớn hơn một chút là qua một số luận văn thạc sĩ. Trang từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến bằng tiếng việt Wikipedia giới thiệu những nét khái quát nhất về Y Ban, bao gồm cơ bản về tiểu sử, sự nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên những thông tin rất đỗi sơ sài. Cao Minh với bài viết “Lát cắt Y Ban” [34] đã giới thiệu những nét khái quát về con đường đến với nghiệp viết đầy gian nan của Y Ban cũng như có những nhận định về con người của bà, phong cách viết của bà: đó là “Một Y Ban sôi nổi tràn trề sự sống với đôi mắt luôn mở to, long lanh”, và phong cách viết thì “sẵn sàng “đốp” vỗ mặt chẳng chút kiêng dè những chuyện người khác không dám nói hay cố giấu đi thì qua miệng Y Ban nó thật mạch lạc, đúng bản chất và người nghe thấy thật tự nhiên”. 7 Thu Hương trong bài “Nhà văn Y Ban và những giấc mơ về hạnh phúc” [24] cũng đã có những nhận định khá sâu sắc về những sáng tác của Y Ban, đặc biệt là thế giới nhân vật nữ trong các tác phẩm của bà. Bài viết một lần nữa đề cập đến quãng thời gian mang tính bước ngoặt đầy chông gai khi Y Ban quyết định chuyển lên Hà Nội để theo đuổi tình yêu và nghề viết. Tác giả Thu Hương nhìn thấy cái cách mà Y Ban đến với các sáng tác của mình: “Chị dành những gì hoàn hảo cho câu chuyện của mình, chúng luôn được kết thúc có hậu như truyện cổ tích. Chị để trí tưởng tượng bay bổng đến tận cùng va giải thoát mọi ưu phiền bằng trang viết” và “Chị nhặt nhạnh những mẩu đối thoại hay hay chợt nghe được, những truyền thuyết được kể lại thành cốt truyện”. Tác giả Vũ Thị Mỹ Hạnh trong bài viết “Văn hóa dân gian trong văn xuôi đương đại Việt Nam” [20] thì nhận định: “Với nhà văn Y Ban, khi viết về đề tài người phụ nữ, là chị đang “vẽ chân dung đồng giới mình”. Chị hóa thân vào họ, thể hiện tâm hồn, gương mặt họ bằng cái nhìn chân thật nhất”. Nằm trong chuỗi những bài viết về chân dung tác giả, Lê Bình viết bài “Y Ban, người đàn bà nảy lửa” [9] in trên báo An ninh thế giới, đã nhìn nhận Y Ban là người “nảy lửa”, “rất đỗi đàn bà” ngay trong sự tổng hợp của nhiều cá tính đối lập “người đàn bà rất đỗi đàn bà trong cái quyết liệt sắc sảo, thông minh, trong cái chao chát, đanh đá và chua ngoa, và trong cả cái mong manh yếu mềm trong những lúc vấp váp ” Có thể thấy, dù cách viết khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất trong cách nhìn nhận về chân dung nhà văn Y Ban: đó là người đàn bà nhiều trải nghiệm, táo bạo, quyết liệt. Thiết nghĩ những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách nghệ thuật của bà. Và cũng là một yếu tố giúp chúng tôi phần nào trong việc định hướng phong cách ngôn ngữ trong sáng tác của Y Ban, mà cụ thể là với tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc”. 8 2.2. Lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” Tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” xuất bản năm 2012, do nhà Xuất bản Trẻ phát hành. Và là tác phẩm được nhận bằng khen của Hội nhà văn Việt Nam. Hơn một năm qua, tác phẩm đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía độc giả. Tuy nhiên những đánh giá nhận xét về tác phẩm thì còn rất hạn chế, thông qua các website và cũng chỉ là những cảm nhận ban đầu, xoay quanh vấn đề nội dung tư tưởng. Nhà xuất bản Trẻ khi phát hành cuốn tiểu thuyết đã có những dòng giới thiệu ban đầu về tác phẩm, với những cảm nhận chung chung: “ một bức tranh về cuộc sống hiện đại với những nét vẽ tả thực đậm đặc, màu nâu màu đen nhức nhối, bên cạnh nét mềm mại bởi những vệt óng ánh lãng mạn - như những miếng vỏ trai lóng lánh, vỏ trứng sáng mờ, và nét vàng chói sắc trên bức sơn mài”. Tác giả Phạm Phong Lan với bài “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” hay cuộc khám phá bản thân” cũng có cái nhìn khái quát những vấn đề nội dung cũng như kết cấu tác phẩm, tác giả có những đánh giá tích cực về cách viết mới mẻ của Y Ban: “Tinh tế và [có phần] tinh quái, Y Ban dẫn người đọc đi vào một cuộc khám phá nội tâm bằng những phương tiện kỹ thuật đang ngập tràn và ngày càng trở nên thiết yếu trong cuộc sống con người: computer và internet”. Ngô Thảo có bài viết: “Y Ban - người đốt lửa trong văn chương” [43] khai thác khá cụ thể về nội dung, thể loại của cuốn tiểu thuyết này. Tác giả phân tích cách tổ chức văn bản, xây dựng nhân vật đến những vấn đề về nội dung tư tưởng. Và theo đó, bài viết nhận định rằng, Y Ban đã có những thành công nhất định về cách lựa chọn thể loại, kết cấu, tổ chức mạch truyện với một cách viết mới mẻ. Tuy nhiên cũng chính vì sớm thỏa mãn với hình thức tác phẩm mà Y Ban đã giải quyết chưa thật triệt để giá trị tư tưởng - yếu tố 9 mang tính định hướng đạo đức, triết lý sống cho người đọc [chủ yếu là lớp trẻ], những người đang sống trong một môi trường chịu rất nhiều những ảnh hưởng của computer và internet. Xuân Phong trong bài “Nhà văn Y Ban - món nợ của văn chương” [38] thì lại nhìn nhận giá trị tác phẩm ở cách lựa chọn đề tài quen thuộc [đàn bà] của Y Ban với một lối viết tiểu thuyết mới. Tác giả bài viết nhấn mạnh những thành công về mặt nội dung tư tưởng khi Y Ban đã thể hiện một cách sắc sảo những khát khao cháy bỏng yêu và được yêu của người đàn bà trong cuộc sống chật vật, bộn bề, và đang ngày càng chai sạn cảm xúc. Tác giả Hoài Nam với “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” - nhịp điệu của văn xuôi” [31] có một bài viết dài hơi hơn các tác giả khác, ngoài những đánh giá, nhận xét rất gần với những tác giả trên thì Hoài Nam có nói thêm những mới mẻ của Y Ban trong hình thức câu chữ, tác giả nói: “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” còn là trò chơi của nhịp điệu và phong cách văn xuôi”, tác giả lẩy ra một số đoạn đặc sắc trong tác phẩm và nhận định: “có thể nói, ở cuốn tiểu thuyết mới nhất này, nhà văn Y Ban - ít ra là với cá nhân chị - đã đạt tới một thành công chưa từng đạt tới”. Trên đây là những bài viết tiêu biểu về tác phẩm “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” xuất hiện trên các diễn đàn văn học nghệ thuật từ khi tác phẩm đến với công chúng. Và cũng mới chỉ có thế, trong khi thiết nghĩ, một cuốn tiểu thuyết đạt đến những thành công nhất định, có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống văn học hiện nay như vậy cần phải có những sự phê bình đánh giá có quy mô hơn. Đây chính là lý do để người viết lựa chọn đề tài “Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” - vốn là vấn đề còn bỏ ngỏ, như một cách tiếp cận tác phẩm mới mẻ và có quy mô, dựa trên những nền tảng lý thuyết cơ bản về thể loại và phong cách ngôn ngữ. Hi vọng từ đó, có thể có những đánh giá thấu đáo hơn về tác phẩm qua cái nhìn của ngôn ngữ học. 10 [...]... và tài liệu tham khảo; luận văn sẽ triển khai trong ba chương: Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Từ trong tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc” của Y Ban Chương 3: Câu trong tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc” của Y Ban 12 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.1 Thể loại tiểu thuyết 1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết Có thể nói rằng, tiểu thuyết là thể loại trung tâm trong. .. cảm nhận ban đầu về tác phẩm Trò chơi h y diệt cảm xúc” Qua đó, có thể khẳng định, Y Ban xứng đáng là gương mặt tiêu biểu góp phần làm nên diện mạo của nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam vì sự lao động sáng tạo không mệt mỏi của mình 29 Chương 2 TỪ TRONG TIỂU THUYẾT “TRÒ CHƠI H Y DIỆT CẢM XÚC” CỦA Y BAN 2.1 Từ ngữ trong ngôn ngữ và từ ngữ trong văn bản nghệ thuật 2.1.1 Từ ngữ trong ngôn ngữ Từ là đơn... ngôn ngữ và văn phong đặc thù của chúng Về vấn đề phân loại tiểu thuyết: t y từng góc độ tiếp nhân mà có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau Dựa vào đề tài thì có tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết tâm lí 18 Dựa vào trào lưu khuynh hướng thì có tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực (còn gọi là tiểu thuyết. .. tiểu thuyết và ngôn ngữ của nó mang những đặc thù riêng so với các thể loại khác Đ y chính là cơ sở lý luận khoa học để tiếp cận ngôn ngữ của các tiểu thuyết cụ thể trên tiến trình phát triển của thể loại 1.2 Nhà văn Y Ban và tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc” 1.2.1 Nhà văn Y Ban Y Ban tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ng y 1 tháng 7 năm 1961 tại Nam Định, trong một gia đình không có truyền thống... thường quá đỗi y khiến cho người đàn bà rơi vào cảm giác chán chường, trờ lì cảm xúc Kim đến với trò chơi với hai lí do: số tiền thưởng 100.000 đô la và cái chính là để giết chết cảm xúc của mình [trò chơi có cái tên rất gợi "H y diệt cảm xúc"] Một cuốn tiểu thuyết bắt đầu và kết thúc chỉ có v y: tham gia chơi, diễn biến trò chơi và kết quả trò chơi Nhưng điều thú vị ở đ y là cách kể Y Ban không đi theo... cách), trường từ vựng chỉ cảm xúc và trường từ vựng xưng gọi (xét về mặt ngữ nghĩa) 32 2.2 Các lớp từ nổi bật trong tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc” của Y Ban 2.2.1 Từ Hán Việt Theo giáo trình "Chuyên đề từ Hán Việt" của Hoàng Trọng Canh, từ Hán Việt được hiểu là "Những từ vay mượn tiếng Hán từ đời Đường về sau, đọc theo âm Hán Việt được gọi là từ Hán Việt" [11; 26] Khi du nhập vào nước ta,... thuyết xã hội), tiểu thuyết tả chân, tiểu thuyết hiện sinh, tiểu thuyết mới (còn gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại) Dựa vào thi pháp thể loại thì có tiểu thuyết tâm lí, tiểu thuyết phiêu lưu Tuy nhiên, các cách phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối Bởi bản thân tiểu thuyết đã chứa trong nó các thể loại nghệ thuật khác, các địa hạt tri thức khác nhau của cuộc sống Do đó, tiểu thuyết cỡ lớn có thể... tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc” của nhà văn Y Ban, nhà xuất bản trẻ năm 2012 .Trong quá trình nghiên cứu, để đối sánh và có th y được những đặc sắc trong văn phong tác giả, luận văn sẽ khảo sát thêm truyện ngắn của Y Ban và một số sáng tác của các tác giả khác cùng thời 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát từ ngữ và câu. .. cách xem xét từ ngữ trong tác phẩm dưới góc độ phong cách chức năng và sự lựa chọn từ ngữ của người nghệ sĩ Nhà thi pháp học thống kê tần số sử dụng của một số lớp từ nổi bật, qua đó, rút ra quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ… Phân tích từ ngữ trong tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc của Y Ban trên nhiều phương diện, chúng tôi chú ý đến các lớp từ ngữ nổi bật trong tác phẩm: từ Hán Việt (xét... nào của tiểu thuyết mà không phải đính chính, để rồi sự đính chính y lại bác bỏ dấu hiệu y như chính là một dấu hiệu thể loại, ví dụ như: Tiểu thuyết là một thể loại nhiều bình diện, mặc dù có những tiểu thuyết tuyệt vời chỉ có một bình diện; tiểu thuyết là thể loại có cốt truyện gay cấn và năng động, mặc dù có những tiểu thuyết đạt được tính miêu tả thuần t y đến cực độ trong văn học; tiểu thuyết . văn Y Ban 1.2.2. Về tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc” 1.3. Tiểu kết chương 1 27 Chương 2 TỪ TRONG TIỂU THUYẾT “TRÒ CHƠI H Y DIỆT CẢM XÚC” CỦA Y BAN 29 2.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ và từ ngữ. trong sáng tác của Y Ban, mà cụ thể là với tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc”. 8 2.2. Lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc” Tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc” xuất. Khái niệm tiểu thuyết 1.1.2. Sự ra đời của tiểu thuyết 1.1.3. Đặc trưng thể loại tiểu thuyết 1.1.4. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết 1.2. Nhà văn Y Ban và tiểu thuyết Trò chơi h y diệt cảm xúc”

Ngày đăng: 20/07/2015, 14:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan