Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví dặm xứ nghệ

113 2.5K 20
Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví dặm xứ nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ LAN TÌM HIỂU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA DI SẢN DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ LUN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ LAN TÌM HIỂU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA DI SẢN DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ Chuyên ngnh: Lch s Vit Nam M s: 60.22.03.13 LUN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN THỨC NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An về việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nghiên cứu, đồng thời thấy rõ nhiệm vụ của người nghiên cứu viên đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của tỉnh nhà, vì vậy tôi đã theo học chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam khóa 20 của trường Đại học Vinh (2012 - 2014). Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau đại học - Trường Đại học Vinh đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến PGS. TS. Trần Văn Thức - Trưởng khoa Lịch sử, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn tới các nhạc sĩ, cô chú, anh chị, các bạn đang làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nghệ An, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Trần Th Lan MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 6 4. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp của đề tài 8 7. Bố cục của đề tài 8 Chương 1. VÀI NÉT VỀ DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ 9 1.1. Đôi nét về dân ca Việt Nam 9 1.2. Dân ca ví - giặm xứ Nghệ 11 1.2.1. Về tên gọi dân ca xứ Nghệ 12 1.2.2. Cơ sở để hình thành dân ca ví - giặm xứ Nghệ 13 1.2.3. Vài nét về qúa trình hình thành và phát triển dân ca ví - giặm xứ Nghệ 16 1.2.4. Một số đặc điểm chủ yếu của dân ca Ví - Giặm xứ Nghệ 17 Chương 2. DI SẢN DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ VỚI HAI GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA 30 2.1. Giá trị lịch sử của dân ca ví - giặm xứ Nghệ 30 2.1.1. Ví - giặm xứ Nghệ trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 31 2.1.2. Ví - giặm xứ Nghệ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 37 2.1.3. Ví - giặm xứ Nghệ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 40 2.1.4. Ví - giặm xứ Nghệ trong giai đoạn hiện nay 41 2.2. Giá trị văn hóa của ví - giặm xứ Nghệ 42 2.2.1. Không gian văn hóa (nguyên bản) của dân ca xứ Nghệ 43 2.2.2. Không gian văn hóa dân ca xứ Nghệ ngày nay 44 2.2.3. Sinh hoạt ví - giặm xứ Nghệ là tập quán sinh hoạt mang đậm tính cộng đồng 45 2.2.4. Nghệ thuật xây dựng biểu tượng (hình tượng) văn hóa trong dân ca xứ Nghệ 47 2.2.5. Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ giàu bản sắc văn hóa 49 2.3. Một số giá trị tiêu biểu khác 53 2.3.1. Giá trị về văn học 53 2.3.2. Giá trị về mặt âm nhạc 58 Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ 63 3.1. Thực trạng kho tàng di sản dân ca ví - giặm hiện nay 63 3.1.1. Thực trạng tư liệu di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ 63 3.1.2. Những nguy cơ đối với di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ 64 3.1.3. Nguyên nhân làm mai một dân ca ví - giặm xứ Nghệ 66 3.2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm 67 3.2.1. Hoạt động sưu tầm, nghiên cứu về dân ca ví - giặm 67 3.2.2. Hoạt động xây dựng câu lạc bộ đàn hát dân ca, phát huy sự lan tỏa của dân ca trong đời sống nhân dân 68 3.2.3. Phát huy dân ca ví - giặm xứ Nghệ bằng hình thức sân khấu hóa 69 3.2.4. Hoạt động dạy và học hát dân ca trong nhà trường và phát sóng trên Đài phát thanh - truyền hình Nghệ An 70 3.2.5. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và lồng ghép đưa Dân ca ví - giặm vào các chương trình Liên hoan, hội diễn văn nghệ trong và ngoài tỉnh 71 3.3. Đánh giá công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví - giặm xứ Nghệ 72 3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ 75 3.4.1. Một số quan điểm, định hướng cho công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ đối với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh 75 3.4.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ 79 KẾT LUN 93 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề ti Xứ Nghệ là một trong những địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, nơi sinh ra các bậc hiền tài, những danh nhân lỗi lạc Từ cuộc sống lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước, người dân xứ Nghệ đã sáng tạo và lưu giữ được một nguồn di sản văn hóa dân gian phong phú, đa dạng và độc đáo với nhiều thể loại mang đậm bản sắc địa phương: Trong đó, dân ca ví - giặm được xem là “đặc sản” của văn hóa xứ Nghệ. Di sản đó là món ăn tinh thần đã hình thành và nuôi dưỡng nên cốt cách, tâm hồn của người dân nơi đây. Lịch sử của dân ca ví - giặm là một quá trình luôn phát triển, cả về bề rộng lẫn bề sâu mà chưa hề có sự đứt nối. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu dân ca là xác định các giá trị của dân ca ví giặm. Có thể thấy, dân ca ví giặm có nhiều đặc thù và giá trị xét từ các phương diện: lịch sử, xã hội, văn hóa, âm nhạc, văn học Giá trị nào của dân ca cũng đều quý giá. Song, để chứng minh dân ca ví - giặm là của riêng xứ Nghệ, tồn tại từ lâu đời và gắn với đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện cốt cách, bản sắc con người của người dân xứ Nghệ thì giá trị lịch sử và văn hóa mới thể hiện được hết. Dù vậy, cho đến nay, một số vấn đề dưới góc nhìn khoa học về giá trị lịch sử và giá trị văn hóa qua các chặng đường phát triển lịch sử - xã hội nhằm cung cấp đầy đủ các luận cứ khoa học, phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vào thực tiễn hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Dân ca ví - giặm đang bị tách khỏi môi trường diễn xướng, không gian sinh hoạt văn hóa đã và đang dần bị mai một, thay vào đó là các hình thức có tính chất biểu diễn, được sân khấu hóa, trong khi đó bản thân di sản dân ca là “di sản sống”, chỉ có thể tồn tại và có giá trị khi có thể tác động, đứng vững và được nuôi dưỡng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Vì vậy: 2 - Cần có những đánh giá và nhận diện giá trị lịch sử - văn hóa của di sản văn hóa phi vật thể ví - giặm trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân xứ Nghệ, qua đó, làm sáng tỏ đặc điểm tình hình lịch sử, xã hội thời kỳ mà di sản ví - giặm ra đời và phát triển. - Khẳng định nét “độc đáo” riêng có của ví - giặm, hình dung được nét đẹp văn hóa trong tư tưởng, tình cảm và tâm hồn người dân xứ Nghệ. - Qua đó, xem xét các xu hướng vận động, các quan điểm thẩm mỹ khác nhau, xác lập, định hướng có tính dự báo, kiến nghị các giải pháp để bảo tồn và phát huy hiệu quả dân ca xứ Nghệ trước xu thế hội nhập là một việc làm cấp bách và đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Luận văn khoa học “Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ” được thực hiện sẽ phần nào giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhận thức kho tàng di sản văn hóa dân gian Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá các giá trị của di sản văn hóa dân gian nhằm gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống của đất nước. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của giá trị văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội và con người Việt Nam, nơi lưu giữ những nét độc đáo, những giá trị tinh hoa của bản sắc văn hóa dân tộc. Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản, Việt Nam đã có được những thành công đáng ghi nhận, 8 di sản văn hóa phi vật thể lần lượt được tổ chức UNESCO công nhận là những di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại. Niềm vinh hạnh đó đã tiếp thêm sức mạnh, niềm 3 tin và kinh nghiệm cho các địa phương trong cả nước áp dụng để khai thác và đưa nguồn văn hóa dân gian còn tồn tại trong nhân dân lên tầm quốc tế. Ở Nghệ An, ý thức sự mai một của văn hóa truyền thống sẽ trở thành mối đe dọa đối với công tác xây dựng một nền văn hóa - văn nghệ mang đậm tính chất dân tộc, của xứ Nghệ nói riêng, hàng thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong tỉnh đã có nhiều chương trình, kế hoạch, các cuộc hội thảo, các đợt điền giã để sưu tầm, nghiên cứu ở hầu khắp mọi miền quê trong và ngoài tỉnh với mục đích bảo tồn và lưu giữ các giá trị vốn cổ dân ca, trong đó có ví - giặm xứ Nghệ. Thời kỳ Pháp thuộc, tác giả Nguyễn Văn Ngọc đã bỏ nhiều công sức đi sưu tầm, ghi chép, kết quả là đã sưu tập được 2 tập “Tục ngữ phong dao”, xuất bản năm 1928 do Vĩnh Long thư quán xuất bản. Tiếp đó Giáo sư Nguyễn Đổng Chi cũng cho ra tập “Hát dặm Nghệ Tĩnh” của Tân Việt Hà Nội, xuất bản 1944. Có thể nói, đây là 2 công trình ra đời sớm nhất, mở đầu cho quá trình tìm lại vốn di sản dân ca còn được lưu giữ trong đời sống nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, dân tộc lại bắt đầu đứng trước cuộc chiến tranh mới, trường kỳ trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, mãi đến sau năm 1954, ông Vũ Ngọc Phan cho ra cuốn khảo cứu về “Tục ngữ dân ca” do Ban nghiên cứu Văn-Sử - Địa xuất bản, Hà Nội, 1956. Đầu năm 1958, tác giả Nguyễn Chung Anh ra quyển “Hát ví Nghệ Tĩnh”. Ngoài ra có một số bài, 1 số câu đăng trên các báo chí tất cả công trình đó đều là những đánh giá bước đầu nhưng đều rất quý báu. Xứ Nghệ còn có đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học khá đông đảo, các nhạc sỹ tài hoa, tiêu biểu trong đó có GS Nguyễn Đổng Chi, PGS Ninh Viết Giao, Thái Kim Đỉnh, Trần Hữu Thung, Thanh Lưu, Lê Hàm, Đào Việt Hưng, An Thuyên, Hoàng Thọ đã cho ra đời hàng loạt các công trình nghiên cứu, sưu tầm như của PGS Ninh Viết Giao với “Hát phường vải”, Nhạc sĩ Lê 4 Hàm với “Dân ca Nghệ Tĩnh” (3 tập), Hát giặm Nghệ Tĩnh của Nguyễn Đổng Chi, Dân ca Nghệ Tĩnh của Vi Phong, Hoàng Thọ và Lữ Minh Dân với “Dân ca các dân tộc thiểu số” Trong đó phải kể đến công trình “Âm nhạc dân gian xứ Nghệ”của 3 tác giả Hoàng Thọ - Lê Hàm - Thanh Lưu, được xem là một tập đại thành về kho tàng dân ca của xứ Nghệ, là một tài liệu quý, góp phần giúp các thế hệ hiện nay và mai sau có điều kiện tiếp cận và tiếp thu để bảo tồn và phát huy vẻ đẹp của các làn điệu dân ca của quê hương. Có thể thấy, các công trình trên đã lưu giữ các tác phẩm về dân ca với nhiều thể loại, trong đó tập trung chủ yếu là ví và giặm thông qua công tác điền dã, ghi chép của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhạc sĩ. Một số công trình đã tìm hiểu về các đặc điểm của ví và giặm từ nhiều góc cạnh khác nhau chứ chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo về giá trị lịch sử và văn hóa của hát ví - giặm, giúp cho người đọc có thể hiểu hết thời đại xã hội mà ví - giặm đi qua cũng như nét duyên dáng trong văn hóa, trong cốt cách tâm hồn con người xứ Nghệ mà chỉ có ví - giặm mới diễn tả được hết. Với định hướng làm cơ sở lý luận cho công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ và cung cấp một số luận chứng khoa học cho công tác lập hồ sơ đệ trình tổ chức UNSCO công nhân “Dân ca ví - giặm xứ Nghệ” là di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại, năm 2010, Nghệ An đã triển khai đề tài khoa học cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay”. Lần đầu tiên, ví và giặm được nghiên cứu một cách có hệ thống, thông qua các cuộc khảo sát, điền dã tới 28 huyện, thị Nghệ An và Hà Tĩnh (các cơ quan văn hóa cấp huyện, xã, tới nghệ nhân hát dân ca, tầng lớp học sinh, sinh viên, người dân ) tới các tỉnh bạn như TP Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Lạt , nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá mức độ yêu [...]... 1: Vài nét về dân ca ví - giặm xứ Nghệ Chương 2: Di sản dân ca ví - giặm với hai giá trị đặc sắc: Giá trị lịch sử và văn hóa Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị dân ca ví - giặm xứ Nghệ 9 Chương 1 VÀI NÉT VỀ DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ 1.1 Đôi nét về dân ca Việt Nam Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc có nền văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và giá trị của. .. dân ca ví - giặm xứ Nghệ 3.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu, tìm hiểu giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của dân ca ví giặm xứ Nghệ, khẳng định giá trị độc đáo, riêng có của di sản qua chặng đường phát triển của lịch sử cũng như tâm hồn, cốt cách, bản sắc văn hóa của người dân xứ Nghệ - Thông qua tìm hiểu 2 giá trị lịch sử và văn hóa sẽ góp phần làm cơ sở dữ liệu cho các cấp lãnh đạo, ngành văn hóa của. .. khúc Ví - Giặm” độc đáo, đặc sắc khiến cho mọi người thêm yêu mến dân ca quê mình 30 Chương 2 DI SẢN DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ VỚI HAI GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA 2.1 Giá trị lịch sử của dân ca ví - giặm xứ Nghệ Từ việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển dân ca ví - giặm xứ Nghệ có thể thấy, di sản ví - giặm mang một giá trị lịch sử to lớn, xuyên suốt chiều dài lịch sử của. .. nổi bật nét đặc sắc của di sản ví - giặm trên phương di n nghiên cứu hai giá trị lịch sử và văn hóa Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời Bởi vậy, qua công tác khảo sát, điền dã, phân tích của luận văn thì lần đầu tiên, giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ được tìm hiểu và nghiên cứu một cách... Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay) Ngày nay, khái niệm xứ Nghệ không còn mang nặng tính chất địa giới hành chính mà dùng để nói về văn hóa của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, gọi chung là văn hóa xứ Nghệ Vì lẽ đó, di sản dân ca ví, giặm là kho tàng vô giá của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, được gọi là dân ca xứ Nghệ 1.2.2 Cơ sở để hình thành dân ca ví - giặm xứ Nghệ Người Việt Nam vốn... về giá trị, ý nghĩa của dân ca ví - giặm Nghệ Tĩnh” (do Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch Nghệ An chủ trì), trong đó, gái trị lịch sử và văn hóa đã được đưa ra luận bàn Hội thảo Quốc tế “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại” (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức) Các cuộc hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, các nhà nghiên cứu văn hóa, ... Dân ca ví - giặm xứ Nghệ là di sản văn hóa phi vật thể đại di n của nhân loại 7 - Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví giặm xứ Nghệ của Nghệ An - Đề xuất các giải pháp mới có tính khả thi nhằm góp phần bảo tồn và phát huy di sản ví - giặm xứ Nghệ trước xu thế hội nhập và đổi mới đất nước hiện nay 4 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Kho tàng di sản. .. cứu 2 giá trị chủ yếu, nổi bật nhất, đó là giá trị lịch sử và giá trị văn hóa - Phạm vi nghiên cứu: Dân ca ví - giặm xứ Nghệ là đặc sản chung của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tập trung ở 14 huyện, thị của tỉnh Nghệ An và 12 huyện ở tỉnh Hà Tĩnh Tuy nhiên, trong khuôn khổ cho phép của luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu dân ca ví - giặm với phạm vi không gian là của tỉnh Nghệ An và phạm... [19, 54] Ðó là dân ca của Nghệ Tĩnh hay còn gọi là dân ca xứ Nghệ, chủ yếu là hát ví và giặm Dân ca xứ Nghệ như một làn điệu hội tụ "khí chất" của nhiều làn điệu dân ca Có một chút đa tình của Quan họ, chút bâng khuâng, vương buồn của Ca Huế, chút sâu lắng của Ca trù và cái khoẻ khoắn, rắn rỏi, chất phác của dân ca Nam bộ Nhưng trên hết, ví - giặm mang "khí chất" của chính người Nghệ, của những “mô,... di n, trong trường học… song, dân ca xứ Nghệ đang thực sự hồi sinh mạnh mẽ với một dung mạo mới, giàu giá trị nghệ thuật mà không làm mất đi bản sắc và giá trị vốn có thủa nào 1.2.4 Một số đặc điểm chủ yếu của dân ca Ví - Giặm xứ Nghệ 1.2.4.1 Làn điệu Ví Hát Ví là một đặc sản trong gia tài văn hóa tinh thần của xứ Nghệ, gắn liền với nghề nghiệp, có đủ các loại ví như ví phường vải, ví phường nón, ví . Chương 2. DI SẢN DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ VỚI HAI GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA 30 2.1. Giá trị lịch sử của dân ca ví - giặm xứ Nghệ 30 2.1.1. Ví - giặm xứ Nghệ trong giai đoạn. hành ví - giặm sẽ bổ cứu và dần làm sáng tỏ cho vấn đề lịch sử và văn hóa cần nghiên cứu. Hy vọng với luận văn khoa học Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ . dân ca ví - giặm xứ Nghệ. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu, tìm hiểu giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của dân ca ví - giặm xứ Nghệ, khẳng định giá trị độc đáo, riêng có của di sản qua chặng

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan