Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

85 754 4
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH MINH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60.31.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. GVCC Đoàn Minh Duệ Nghệ An, 2014 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm của nhiều đơn vị, thầy cô và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Minh Duệ trường Đại học Vinh, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Vinh, quý thầy, cô giáo tham gia giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Chính trị học khoá XX tại trường Đại học Vinh đã dành cho chúng tôi nhiều chỉ dẫn khoa học quý báu. Tôi cũng xin chân thành biết ơn: Ban Thường vụ Thị ủy- UBND Thị xã Cửa Lò, trường trung học phổ thông Thị xã Cửa Lò; bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Minh 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Tên viết tắt Nghĩa từ cụm từ BCHTWĐCSVN Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam BCT Bộ Chính trị CHQS Chỉ huy quân sự CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSCN Cộng sản chủ nghĩa CCB Cựu chiến binh ĐTNCSHCM Đoàn thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh HĐND Hội đồng nhân dân HLHPNVN Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 4 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có vị trí đặc biệt quan trọng. Cán bộ là gốc của cách mạng. Sự thành bại của cách mạng đều do cán bộ mà ra. Cán bộ là lực lượng ưu tú trong nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng. Nhận thức được điều đó, trong suốt quá trình cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng đội ngũ vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng mục tiêu xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Bối cảnh hiện nay, công tác cán bộ càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi mỗi cán bộ phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, tầm nhìn… phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Cho nên, nhiệm vụ của hệ thống chính trị là phải nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, trong đó nhấn mạnh vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, BCHTW (Khóa VIII) nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội” [10; 35]. Cán bộ cơ sở là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là nhân tố quyết định để đưa các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang tập trung thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới nhằm công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có đội 5 ngũ cán bộ thấu hiểu lòng dân, tường tận nông thôn, tâm huyết và trách nhiệm nhằm đưa nông thôn Việt Nam vững bước trên con đường công nhiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác cán bộ, trong những năm qua, Thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An đã có nhiều giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã, phường, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Bằng nhiều cách làm khác nhau, Thị xã đã từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ cho từng thôn, xóm, phường có đủ phẩm chất, năng lực, đưa Thị xã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ bọc lộ những khó khăn, bất cập. Một bộ phận không nhỏ cán bộ phường của Thị xã không đủ năng lực, phẩm chất, làm việc chủ yếu bằng thói quen, kinh nghiệm. Do vậy, công tác quản lý hiệu quả không cao. Để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thị xã cũng như từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Thị xã ngày vững mạnh, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ sở đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. - Các công trình nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở gồm: Luận cứ khoa học về một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo Phường hiện nay của Nguyễn Duy Hùng (2007); Cao Khoa Bảng (2008): Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, Thành phố; Trần Huy Thanh (2010), Các giải pháp tâm lý nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hiện nay. Các đề tài nghiên cứu đã tập trung phân tích để làm rõ vị trí, vai trò của cán bộ cơ sở và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó, phải đặc biệt lưu ý đến việc bồi dưỡng 6 trình độ lý luận chính trị, rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động thực tiễn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và xây dựng khối đoàn kết ở chi bộ, thôn, xóm. Đồng thời cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế còn bất cập trong công tác tổ chức và bồi dưỡng cán bộ, nguyên nhân của những hạn chế và cách khắc phục. - Tiếp cận dưới góc độ xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu của cán bộ cơ sở trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đã có các công trình của các tác giả: TS. Phan Văn Tích (Chủ biên), (2002), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, xã, thị trấn); Bùi Đình Phong (2003), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng và sự thống nhất giữa đức và tài", Tạp chí Lý luận chính trị, (số), 1/2003; Trần Văn Phòng (2003), "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay", đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, (số) 5/2003 Các tiêu chuẩn mà các công trình nêu ra là một bước cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn. Trong đó, xác định tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị là nền tảng, năng lực chuyên môn là trọng tâm, năng lực quản lý thực tiễn là then chốt. Các cấp ủy Đảng cơ sở cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Ở góc độ khác, chúng tôi thấy gần đây có nhiều anh chị học viên cao học đã nghiên cứu và bảo vệ thành công luận văn về mảng đề tài này như: Trần Duy Hưng (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Lịch sử; Bùi Khắc Hằng (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thanh Hóa hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị; Phan Thị Thúy Vân (2005): Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở thành phố Cần Thơ hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị Ngoài ra, còn nhiều bài báo của nhiều nhà nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí khoa học về vấn đề cán bộ và nâng cao năng lực cán bộ trong hệ thống chính trị. 7 Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện, sâu sắc vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xã Cửa Lò một cách hệ thống dưới góc độ Chính trị học. Do đó, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển Thị xã trong điều kiện hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở lý luận về công tác cán bộ và cán bộ cấp cơ sở - Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đội ngũ cán bộ cơ sở phường ở Thị xã Cửa Lò (gồm 7 phường) trong giai đoạn 2010- 2014. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ và cán bộ cơ sở. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng các phương pháp: Thống kê, điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và logic 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy phường của Thị xã Cửa Lò, cấp ủy chính quyền tỉnh Nghệ An và các tổ chức Đảng có hoàn cảnh tương tự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu trong ba chương, 6 tiết. 9 B. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Cán bộ và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt do GS. Hoàng Phê (Chủ biên) thì: "1. Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước. 2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ" [37; 109]. Luật Cán bộ, công chức viết: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), và ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước…” [43; 25]. Như vậy, khi đề cập đến khái niệm cán bộ, ta có thể hiểu theo hai cách sau: Thứ nhất là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế nhà nước, làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và trong lực lượng vũ trang (kể cả quân đội và công an) từ Trung ương đến cơ sở. Thứ hai là, cán bộ là những người được bầu cử và giữ chức vụ trong một cơ quan công quyền hay tổ chức chính trị- xã hội để phân biệt với những chuyên viên công chức, người có trình độ chuyên môn nhưng không giữ chức vụ quản lý. Từ những cách hiểu về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có các đặc trưng cơ bản như sau: 10 [...]... mạnh chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở góp phần rất lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang từng bước hội nhập sâu vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng phải không ngừng được nâng lên 30 Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ... thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Người khẳng định: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng, không có đội 19 ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối, chủ trương, chính sách đúng, sự nghiệp nghiệp cách mạng khó mà thành công” [23, 268] 1.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở góp phần tăng cường sức mạnh của các tổ chức cơ sở đảng 1.2.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là yêu cầu... cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị” [16; 256 - 257] 1.2.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở có ý nghĩa quyết định trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là nơi thể hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là những người trực... dịch Thị xã Cửa Lò là tấm gương sáng cho các đơn vị trong tỉnh học tập Ở Cửa Lò có 7/7 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 9,4% 2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An 2.2.1 Về số lượng đội ngũ cán bộ cơ sở của Thị xã Cửa Lò... chiếm 47,3 2.2.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở của Thị xã Cửa Lò 2.2.2.1 Về trình độ học vấn: Đối chiếu với Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành qui định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ cơ sở của Thị xã Cửa Lò cơ bản đảm bảo được tiêu chuẩn học vấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ qui định... những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm thì nhất định không biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận” [23; 289] Như vậy, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Đảng, Nhà nước ta căn cứ vào những cơ sở khoa học sau: 18 Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, chúng ta phải mở rộng nhiều giải pháp mang tính khoa học Trước hết phải kết hợp đồng bộ giữa... của cấp trên Ngoài ra ở xã còn có đội ngũ công an viên và nhân viên cơ quan phường đội, nhưng số này là các nhân viên hợp đồng không thuộc diện công chức Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Thị xã Cửa Lò được thực hiện theo Nghị đinh 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII đã ban hành Nghị quyết số 131/2010/NQ-HĐND ngày 16/4/2009 về chức danh, số lượng cán bộ, công chức cấp xã; ... trị xã hội … Có kiến thức, có trình độ mọi mặt sẽ nâng cao khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo thực tiễn ở cơ sở Đồng thời sẽ quy tụ được quần chúng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương 1.2 Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở trong giai đoạn hiện nay 1.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp. .. mang tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam Trong công tác cán bộ, có cán bộ cấp chiến lược và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Đối với cán bộ cơ sở, Đảng ta chỉ rõ: đội ngũ những người trực tiếp tham gia hoạch định đường lối và đội ngũ những người trực tiếp tổ chức thực hiện thắng lợi của đường lối đó Hai bộ phận cán bộ này có liên quan mật thiết với nhau Khi hoạch định chiến lược cho cách mạng Việt Nam, cán. .. đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, những người gần dân, hàng ngày họ cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người dân Đó là những cán bộ xuất phát từ dân, hiểu dân hơn ai hết Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở sẽ đóng một vai trò then chốt trong việc bảo đảm mối quan hệ bền chặt giữa Đảng, Nhà nước với dân Mối quan hệ đó còn liên quan đến việc tồn tại hay diệt vong của quốc gia dân tộc được thể hiện . đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 4 hóa cơ sở lý luận về công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện. cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đội ngũ cán bộ cơ sở phường ở Thị xã Cửa Lò (gồm 7 phường) trong giai đoạn 2010-

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan