Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện noỏng hét, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào sivone ruevaibounthavy

110 509 1
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện noỏng hét, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào  sivone ruevaibounthavy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  SIVONE RUEVAIBOUNTHAVY MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NOỎNG HÉT, TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đình Phương Nghệ An 2014 1 2 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục học, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Vinh và các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ đề tài luận văn của mình. Tôi chân thành cảm ơn Sở Giáo dục & Thể thao, phòng Giáo dục và thể thao huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng và các đơn vị có liên quan cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Ngô Đình Phương, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ khoá học nói chung và hoàn thành đề tài luận văn nói riêng. Kết quả nghiên cứu ban đầu, có thể còn nhiều thiếu sót. Kính mong các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để tôi tiếp tục nghiên cứu bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Sivone Ruevaibounthavy 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTƯ : Ban chấp hành trung ương CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất CHDCND Lào : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ĐDDH : Đồ dùng dạy học GD&TT : Giáo dục và Thể thao GV : Giáo viên HĐDH : Hoạt động dạy học HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng PPDH : Phương pháp dạy học QLGD : Quản lý giáo dục TT : Tổ trưởng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thong 4 MỤC LỤC Trang 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng giáo dục và đã đặt ra những yêu cầu mới, những chuẩn mới nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục cho các trường học, các trung tâm giáo dục và thể thao. Đảng và Nhà nước Lào đã chọn giáo dục và thể thao, khoa học và công nghệ làm nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ mới. BCHTƯ Đảng NDCM Lào, tại Đại hội Đại biểu lần thứ VII đã khẳng định: “Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải dựa vào giáo dục - thể thao và khoa học công nghệ”. Để sự nghiệp giáo dục - thể thao xứng đáng với vị thế trên, theo Quyết định số 34/2007 CT-TT ngày 1/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển giáo dục của nước CHDCND Lào trong giai đoàn 2006- 2015 và 2015-2020: “Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và thể thao” đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục thể thao trong thời kỳ mới: “Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa giáo dục - thể thao, đưa giáo dục - thể thao vào quy hoạch tổng thể phát triển kính tế - xã hội của cả nước và từng địa phương. Có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay, gắn đào tạo với sử dụng ”. Luật Giáo dục được Quốc hội nước CHDCND Lào thông qua năm 2007 quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, trước hết là “xây dựng và chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục và thể thao nói chung, nâng cao chất giảng dạy - học tập cho giảng viên và sinh viên nói riêng ”. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước, Nghị quyết lần thứ 7 kỳ 2 năm 1997 của BCHTƯ Đảng NDCM Lào đã đề ra: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - thể thao, rèn luyên nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình giảng dạy, đảm bảo điều kiện phương pháp giảng dạy chủ động 1 và thời gian tự học tập, tự nghiên cứu cho học sinh, sinh viên; phát triển mạnh mẽ phong trào giảng dạy chủ động và tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Cố chủ tịch nước CHDCND Lào Kay Son Phôm Vi Hản đã khẳng định “Giáo dục phải đi trước một bước”. Tư tưởng định hướng trên của Đảng đặt cho các trường sư phạm một mục tiêu mới: lấy nội lực, năng lực làm nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân người học. Giáo dục trung học cơ sở (THCS) là cấp cơ sở của giáo dục phổ thông, tạo tiền đề cho phân luồng và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Mục tiêu của giáo dục THCS là: "nhằm giúp học sinh (HS) củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Cấp học này có vai trò quyết định đến chất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS. Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động cơ bản nhất trong nhà trường, nó quyết định vấn đề sinh tồn của nhà trường, quyết định đến chất lượng giáo dục. Nói đến hoạt động dạy học trước hết phải nói đến vai trò của người giáo viên. Đội ngũ giáo viên là những nhà giáo dục, bằng chính trí tuệ và nhân cách của mình, tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Để làm tốt điều đó giáo viên phải luôn là những người tích cực đổi mới và sang tạo – sáng tạo trong vận dụng thực tiễn để gắn giáo dục với cuộc sống đang đổi thay hàng ngày, hàng giờ; đổi mới trong phương pháp giáo dục để phù hợp với các đối tượng học sinh và phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội đất nước. Muốn vậy người giáo viên phải không ngừng học tập – học tập thường xuyên, học tập liên tục để cập nhật thông tin, kiến thức, nắm được những tiến bộ khoa học kĩ thuật đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của người học. 2 Mặt khác cùng với hoạt động học tập của học sinh, hoạt động dạy học của giáo viên diễn ra liên tục trong suốt năm học, là hoạt động trung tâm và chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải quản lý tốt đội ngũ giáo viên, quản lý tốt hoạt động dạy học trong nhà trường và cũng vì thế vấn đề làm thế nào để quản lý tốt hoạt động dạy học đã trở thành mối quan tâm, trăn trở của những người làm công tác quản lý giáo dục, nhất là trong điều kiện đổi mới chương trình giáo dục nay thì điều đó càng trở nên cấp thiết. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng từng bước đã được nâng lên và có nhiều thành tựu đáng phấn khởi, đặc biệt là sự cố gắng trong việc nâng cao chất lượng toàn diện mà trọng điểm là chất lượng dạy học. Tuy nhiên từ góc độ khoa học, việc quản lý các trường THCS ở huyện Noỏng Hét tỉnh Xiêng Khoảng vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc và chưa đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục nước CHDCND Lào; công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện đã có nhiều tiến bộ và đi vào nề nếp song vẫn còn những hạn chế, việc quản lý còn mang nặng tính hành chính, vẫn chưa bao quát hết các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy theo tinh thần đổi mới, chất lượng dạy học giữa các trường THCS trong huyện vẫn còn có sự chênh lệch. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào” với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS tỉnh Xiêng Khoảng nói chung và các trường THCS ở huyện Noỏng Hét nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS. 5.1.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào. 5.1.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào. 5.2 Phạm vi nghiên cứu - Luận văn chỉ nghiên cứu nội dung công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong trường THCS, không nghiên cứu việc quản lý học tập của học sinh cũng như các hoạt động giáo dục khác. 4 - Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất ở một số trường THCS của huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận + Phân tích, tổng hợp lý thuyết: phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích những lý luận về dạy học và quản lý nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. + Phân loại hệ thống hóa lý luận: phương pháp này được người nghiên cứu sử dụng nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận và những kết quả nghiêncứu của các tác giả đi trước theo thứ tự thời gian. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra Sử dụng bảng hỏi để điều tra thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS. Đối tượng điều tra gồm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và một mẫu điều tra gồm tổ trưởng chuyên môn, GV được chọn ngẫu nhiên. 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn các Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và các GV giỏi có nhiều kinh nghiệm về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THCS. 6.2.3. Phương pháp quan sát Phương pháp này được sử dụng hướng tới đối tượng quan sát là công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng, nhằm thu thập chứng cứ hỗ 5 [...]... 1: Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào 8 CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở. .. dạy học Quản lý nhà trường bao gồm nhiều nội dung: quản lý GV, quản lý HS, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, quản lý tài chính, quản lý quá trình dạy học - giáo dục…nhưng trong đó, quản lý chất lượng hoạt động dạy học là nội dung quan trọng nhất 1.2.1.3 Chức năng quản lý “Chức năng quản lý đó là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông qua đó chủ thể tác động vào khách thể quản lý. .. trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Noỏng Hét để từ đó đề xuất những giải pháp quản lý phù hợp, mang tính khả thi để góp phần nâng cao chất lượng dạy học 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Quản lý, quản lý trường học 1.2.1.1 Quản lý 11 Quản lý là một yếu tố cấu thành sự tồn tại của xã hội loài người Ngày nay, quản lý đã trở thành một khoa học, một nghệ... sáng tỏ về mặt lý luận của vấn đề quản lý dạy học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào Xây dựng một số giải pháp có tính khả thi để công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào đạt hiệu quả cao 8 Cấu trúc của luận văn 7 Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận... CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NOỎNG HÉT, TỈNH XIÊNG KHOẢNG,NƯỚC CHDCND LÀO 2.1 Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào Bản đồ hành chính huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào Huyện Noỏng Hét là một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Xiêng Khoảng, cách thị trấn Phổn Sạ Vẳn 117 Km, huyện Noỏng Hét... quản lý hoạt động dạy học Quản lý HĐDH là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong nhà trường, nhằm khai thác tận dụng tốt nhất năng lực và các điều kiện, làm cho HĐDH trong nhà trường hướng tới việc đạt mục tiêu giáo dục 1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý. .. khái niệm quản lý đều mang dấu hiệu chung có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động “Ai quản lý? ” đó là chủ thể quản lý (chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, hoặc một tổ chức do con người cụ thể lập nên) Còn quản lý ai? ” , quản lý cái gì? ”, quản lý sự việc gì?... mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường Quản lý hoạt động dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý trường học; quản lý quá trình dạy học trên lớp và quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể do nhà trường tổ chức hoặc nhà trường liên thông với các tổ chức giáo dục đào tạo khác 1.3 Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS... Nội dung công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở Công tác quản lý HĐDH là vấn đề cốt lõi của quá trình quản lý nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng bao gồm các nội dung cơ bản sau: 1.3.1.1 Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước, do Bộ GD&TT ban hành cho cả nước, các cán bộ quản lý và GV phải thực... linh hoạt trong điều kiện thực tế của từng trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra Những nội dung lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH ở trường THCS và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐDH là những cơ sở để xây dựng công cụ giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐDH của HT các trường THCS ở huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào 29 . TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  SIVONE RUEVAIBOUNTHAVY MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NOỎNG HÉT, TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN. trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào. 5.1.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học. cứu Công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan