Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện quan sơn tỉnh thanh hóa

100 921 2
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện quan sơn tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VIẾT NĂM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HOÁ ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, năm 2014 MỤC LỤC i Trang ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Mai Văn Trinh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Khoa đào tạo sau Đại học - trường Đại học Vinh, quý thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành khóa học. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn, Ban giám hiệu, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, quý thầy cô giáo của các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở huyện Quan Sơn; cảm ơn gia đình, bạn bè cùng quý đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu, động viên, khích lệ và giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của hội đồng khoa học, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Thanh Hóa, tháng 09 năm 2014 Tác giả Nguyễn Viết Năm iii Danh mục ký hiệu chữ viết tắt BGH Ban Giám hiệu CBGV Cán bộ giáo viên CBQL Cán bộ quản lý CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CNH Công nghiệp hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội DTNT Dân tộc nội trú GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân HS Học sinh PGD Phòng Giáo dục PGD&ĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú QLGD Quản lý giáo dục SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thong TW Trung ương UBND ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XHHGD Xã hội hóa giáo dục iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước. Trong đó “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Ngày 04/11/2013, Đảng ta đã ban hành nghị quyết số 29/NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua. Trong đó xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết ”. Về quan điểm chỉ đạo trong định hướng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Văn kiện Đại hội đã nêu phải “Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách”. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Nghị quyết TW2 khóa VIII, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các nhà hoạch định về giáo dục nói chung, với ngành giáo dục, các nhà quản lí giáo dục, đội ngũ giáo viên nói riêng đó là tăng cường đổi mới công tác quản lí một cách mạnh mẽ, nâng cao chất lượng giáo dục thực sự để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra sản phẩm đó là những con người có năng lực thực sự, có kiến thức về chuyên môn và xã hội, sẵn sàng và tự tin bước vào cuộc sống góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với sự quan 1 tâm của Đảng và nhà nước quan tâm đến chính sách cán bộ giáo viên, học sinh vùng đặc biệt khó khăn, các trường Phổ thông Dân tộc bán trú. Chúng ta tin tưởng rằng sự nghiệp giáo dục sẽ có được những chuyển biến mạnh mẽ, tạo tiền đề đáp ứng tốt hơn yêu cầu hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đối với các trường bán trú, Đảng và nhà nước đã có nhiều chế độ chính sách hỗ trợ cho giáo viên và học sinh các trường bán trú đã chia sẻ một phần khó khăn đối với cán bộ giáo viên và học sinh các trường bán trú. Để đáp ứng nhu cầu của giáo dục ngày càng co đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được chuẩn hóa, có kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy phù hợp với thời đại. Trong đó đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS cũng phải không ngừng học tập, đổi mới phương pháp, dạy học phù hợp với vùng miền, đặc điểm văn hóa địa phương. Thực tế hiện nay giáo viên ở các trường PTDTBT THCS ở huyện Quan Sơn cũng đã từng bước quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn và vùng miền Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tự học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên các trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở ở huyện Quan Sơn vẫn không khỏi bộc lộ những hạn chế đó là: Năng lực và sự nhiệt tình của đội ngũ quản lý và giáo viên trong nhà trường, điều kiện kinh tế- xã hội ở địa phương, cơ sở vật chất trường lớp học, các phương tiện ứng dụng công nghệ vào dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu… Xây dựng đội ngũ nhà giáo ngày càng vững mạnh là việc làm thường xuyên liên tục và trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói riêng và các cấp ủy đảng, chính quyền nói chung. Nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập quốc tế, với mục tiêu phấn đấu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo phát triển toàn diện ngang tầm thời đại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho sự thắng lợi. Chất lượng giáo dục và đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giáo viên là rất quan trọng, có vai trò quyết định trong truyền thụ và định hướng toàn bộ hoạt động tiếp thu lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng của học sinh, đồng thời là lực 2 lượng trực tiếp tác động, định hướng sự phát triển nhân cách của học sinh. Tinh thần thái độ của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện, nội dung bài giảng mà còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ phẩm chất năng lực của giáo viên. Học sinh nắm vững kiến thức đến đâu một phần tùy thuộc vào phẩm chất năng lực của người dạy. Thực tế cho thấy bên cạnh những ưu điểm, những mặt mạnh đã đạt được thì một bộ phận của đội ngũ nhà giáo vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập về trình độ, phẩm chất, năng lực. Ngày nay, trước sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trước yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng đòi hỏi coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Điều đó càng đòi hỏi phải không ngừng xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực cao. Do vậy, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các nhà trường hiện nay. Chuẩn hóa đội ngũ cả về cơ cấu, số lượng, chất lượng đã và đang là chủ trương lớn của Đảng, được Đảng ta đặc biệt quan tâm: Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh - giáo viên phải có đủ sức đủ tài. Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa IX đã nêu “Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đủ sức đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà” và “ Chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo. Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã khẳng định: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3 Trong những năm qua, huyện Quan Sơn cũng đã quan tâm và có nhiều biện pháp trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT, hiện nay đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn tương đối đảm bảo về số lượng, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn ngày càng được nâng cao, ngày càng đáp ứng được yêu cầu của giáo dục. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, trước yêu cầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như: Nhiều loại hình đào tạo, số lượng vừa thiếu vừa thừa, cơ cấu đội ngũ mất cân đối giữa các bộ môn. Trình độ chuyên môn - nghiệp vụ tay nghề của một bộ phận giáo viên còn yếu chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện và yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa gương mẫu trong đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên tốt nghiệp hệ cử tuyển thực tế năng lực sư phạm còn yếu, nhiều người được đào tạo không đúng với năng lực thực có. Vẫn biết phát triển đội ngũ này là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo nguồn cán bộ địa phương; chủ trương chính sách thì đúng song trong quá trình thực hiện thì còn nhiều thiếu sót. Ngày 2 tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú. Tại điều 4 của Quy chế này quy định tên trường được quy định như sau: Trường + phổ thông dân tộc bán trú + cấp học + tên riêng Trường PTDTBT được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Mô hình trường Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Quan Sơn có 7/14 các trường THCS là trường bán trú THCS. Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt dành cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở phải có trên 50% trở lên là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú. Việc dạy học ở các trường chuyên biệt cũng phải có những biện pháp riêng, đòi hỏi người giáo viên THCS không những có những kiến thức kỹ năng sư phạm như mọi giáo viên khác, người giáo viên dạy ở những trường đặc thù- vùng đặc biệt khó khăn phải có những kỹ năng 4 riêng, có giải pháp phù hợp với đặc thù vùng miền, đặc thù vùng dân tộc thiểu số. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa", làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành “Quản lý giáo dục”. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa. 3 . Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS. 4. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu và đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học, hợp lý và khả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao chất lượng ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. 5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của ngành, của tỉnh, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu của thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học. 6.3. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý số liệu điều tra, thăm dò tính khả thi. 5 7. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên THCS, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường Phổ thông DTDTBT THCS. - Xây dựng được các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS. - Giải pháp này có thể áp dụng để nâng cao chất lượng ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn và một số huyện miền núi có đặc điểm tương đồng. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở. - Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Quan Sơn- tỉnh Thanh Hoá. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng ngũ giáo viên các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 6 [...]... là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú - Học sinh bán trú là học sinh... trình của trường phổ thông Tổ chức hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện theo Điều lệ trường phổ thông Trường phổ thông dân tộc bán trú là loại trường mang tính chất dân tộc vì trường được thành lập cho con em dân tộc thiểu số Theo Quy chế, trường phổ thông dân tộc bán trú phải có ít nhất 50% học sinh của trường là người dân tộc thiểu số Thực tế trường phổ thông dân tộc bán trú hình... cứu từ thực tiễn, những cơ sở này là tiền đề cho những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS ở huyện Quan Sơn- tỉnh Thanh Hóa 25 Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN HUYỆN QUAN SƠN, GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PTDTBT THCS Ở HUYỆN QUAN SƠN- TỈNH THANH HÓA 2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa 2.1.1 Vị trí địa lý,... các tệ nạn xâm nhập học đường [11, tr 23] Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cơ bản trong việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên THCS nói riêng Đối với huyện Quan Sơn chưa có công trình nào nghiên cứu việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường. .. đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy 1.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS là những cách thức tác động hướng vào... trình giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông đã được quy định tại điều 27 Luật Giáo dục 1.2.2 Khái niệm đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở Đội ngũ giáo viên THCS là tập thể những người trực tiếp tham gia giảng dạy bậc THCS Là lực lượng chủ yếu để tổ chức quá trình giáo dục trong nhà trường THCS Chất lượng đào tạo cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên Một đội ngũ giáo viên am... vùng dân tộc thiểu số nên học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm số lượng chủ yếu Trường phổ thông dân tộc bán trú là loại trường mang tính chất nội trú vì nhà trường tổ chức hoạt động nội trú và nuôi dưỡng học sinh nội trú Hoạt động nội trú là hoạt động giáo dục đối với học sinh ở lại trú học nhằm hình thành ở học sinh phẩm chất, năng lực, lối sống của con người mới có tri thức, có kỹ năng sống,... đây là cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS của huyện miền núi Quan Sơn nói chung, đội ngũ GV các trường PTDTBT THCS ở huyện Quan Sơn nói riêng Những cơ sở lý luận này là mối liên hệ biện chứng giữa các chỉ thị, chiến lược, nghị quyết từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Cùng với những kết quả...CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới, trong tiến trình phát triển đất nước, không có một quốc gia nào, một dân tộc nào lại không quan tâm đến phát triển giáo dục Kỳ họp lần thứ 27 năm 1993 của UNESCO tại Pháp, khi nói đến vai trò của giáo dục đối với sự phát... ra các giải pháp một cách đầy đủ, có tính hệ thống, cập nhật, có tính chiến lược đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn có ý nghĩa lớn nhằm hoàn thiện cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo và quan . pháp nâng cao chất lượng ngũ giáo viên các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 6 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO. trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở. - Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Quan Sơn- tỉnh Thanh Hoá. - Chương 3: Một số giải pháp. chất lượng đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên THCS, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường Phổ thông DTDTBT THCS. - Xây dựng được các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tiêu chí

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan