chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Thượng Nhật , Nam Đông ,Huế

51 893 4
chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Thượng Nhật , Nam Đông ,Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Mục đích của đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu bài thu hoạch 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Nghèo đói và đặc điểm của các hộ nghèo đói 3 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân định nghèo đói 3 1.1.2. Đặc điểm của các hộ nghèo đói 8 1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói 10 1.2.1. Nguyên nhân khách quan 10 1.2.2. Nguyên nhân chủ quan 11 1.3. Ý nghĩa của công tác XĐGN và vai trò của Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo 13 1.3.1 Ý nghĩa của công tác XĐGN 13 1.3.2 Vai trò của Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo 14 1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở Xà THƯỢNG NHẬT, NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2014 17 2.1. Khái quát tình hình tự nhiên , kinh tế, xã hội tại thị trấn Ái Nghĩa 17 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 17 2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 17 2.1.1.2.Lĩnh vực kinh tế 19 2.1.1.2.1.Về sản suất nông lâm nghiệp 19 2.1.1.2.2.Xây dựng cơ bản 22 2.1.1.2.3. Ngân sách 22 2.1.2. Lĩnh vực văn hóa xã hội 22 2.1.2.1. Giáo dục 22 2.1.2.2.Y tế 23 2.1.2.3. Dân số, gia đình và trẻ em 23 2.1.2.4. Văn hóa thông tin- thể dục thể thao 23 2.1.2.5. Công tác xã hội và đời sống của nhân dân 24 2.1.3.Quốc phòng- an ninh 24 2.1.3.1. Quốc phòng 24 2.1.3.2. An ninh 25 2.1.3.3. Công tác tư pháp 25 2.2.Thực trạng tình hình đời sống của các hộ nghèo ở xã Thượng Nhật 25 2.2.1. Thu nhập của hộ nghèo 25 2.2.2 Điều kiện sống của hộ nghèo 26 2.2.3.Thực trạng sản xuất của các hộ nghèo 26 2.3. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Thượng Nhật 27 2.3.1. Thực trạng giảm nghèo chung 27 2.3.2. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính 27 2.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trrên địa bàn xã Thượng Nhật 27 2.3.4 Tình hình và kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo 28 2.4. Đánh giá chung về công tác xoá đói giảm nghèo tại địa bàn xã Thượng Nhật 30 2.4.1. Thành tựu đạt được 30 2.4.2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo 33 CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THỊ TRẤN ÁI NGHĨA 35 3.1 Phương hướng, mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong thời gian đến 35 3.1.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo 35 3.1.2. Mục tiêu của công tác xóa đói giảm nghèo 35 3.1.2.1. Mục tiêu chung 35 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Thượng Nhật 38 3.2.1. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập 38 3.2.1.1. Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo 38 3.2.1.2. Dạy nghề cho người nghèo 39 3.2.1.3. Công tác khuyến nông và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống 40 3.2.1.4. Hỗ trợ ổn định sản xuất, việc làm cho hộ nghèo 40 3.2.1.5. Giải pháp từ các hộ gia đình 41 3.2.2 Nhóm chính sách tuyên truyền và hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội 42 3.2.2.1. Hoạt động truyền thông giảm nghèo 42 3.2.2.2. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ về y tế 42 3.2.2.3. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ về giáo dục 42 3.2.2.4. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở 43 3.2.2.5. Về trợ giúp pháp lý cho người nghèo 43 3.2.2.6. Quan tâm hỗ trợ phụ nữ nghèo 43 3.2.2.7. Xã hội hoá công tác giảm nghèo 43 3.2.3. Vai trò của nhân viên CTXH trong XĐGN 44 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 45 3.1.Kết luận 45 3.2. Kiến nghị 46 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CTXH Công tác xã hội DS Dân số GDMN Giáo dục mầm non HĐND Hội đồng nhân dân KH Kế hoạch KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ TB&XH Lao động, thương binh và xã hội NĐ CP Nghị định chính phủ PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng QĐ Quyết định QPAN Quốc phòng an ninh THPT Trung học phổ thông TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TTg Thủ tướng TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới XĐGN Xóa đói giảm nghèo Niên luận năm 3 PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là một hiện tượng không chỉ xuất hiện ở các chế độ xã hội lạc hậu trước đây mà ngay trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất phát triển với trình độ ngày càng cao nhưng nghèo đói vẫn đang tồn tại, trở thành vấn đề bức xúc, là lực cản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, kể cả các nước phát triển. Vì vậy có thể nói nghèo đói là vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn, đòi hỏi các quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế và tiến đến xóa bỏ. Vấn đề nghèo đói đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triễn khai thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về nghèo đói hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống, có khoa học để làm cơ sở đưa ra các chính sách nghèo cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lý là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển. Đối với các địa phương thuộc diện khó khăn, kém phát triển thì vấn đề nghèo đói lại càng quan trộng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Xã Thượng Nhật là xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn huyện Nam SVTH: Đoàn Thị Hà Duyên 1 Niên luận năm 3 Đông. Kinh tế kém phát triển kéo theo đời sống nhân dân nơi đây cũng thiếu thốn rất nhiều. Nghèo đói về lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục không được chăm chút khiến cho nơi đây bao năm nghèo vẫn cứ hoàn nghèo. Nhằm thực hiện theo nghị định 32 về xóa đói giảm nghèo cho người dân tại các vùng khó khăn. Em mạnh dạn chọn đề tài: “ Đánh giá thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế ” để nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm góp chút công sức vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Đó là lý do e chọn dề tài này. 2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Thượng Nhật, Nam Đông, Huế. 3. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi không gian: nghiên cứu tại xã Thượng Nhật, Nam Đông, Huế. • Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, thu thập số liệu từ năm 2011-2015. 4. Mục đích của đề tài Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng đói nghèo ở xã Thượng Nhật, Nam Đông, Huế.Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở xã Thượng Nhật. 5. Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu đó là: Thứ nhất là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: nghiên cứu, phân tích vấn đề một cách khoa học, khách quan. SVTH: Đoàn Thị Hà Duyên 2 Niên luận năm 3 Thứ hai, phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu: thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, văn phòng Ủy ban xã Thượng Nhật; tài liệu từ sách, vở; tài liệu qua nguồn internet… sau đó tổng hợp, phân tích và xử lý. Thứ ba, phương pháp hỏi ý kiến những người hiểu biết: hỏi một số cán bộ đang làm việc tại địa bàn về thực trạng tổ chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ xã Thượng Nhật. 6. Kết cấu bài thu hoạch Bài làm gồm ba phần: 1. Mở đầu, 2. Nội dung, 3. Kết luận và kiến nghị. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghèo đói và đặc điểm của các hộ nghèo đói 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân định nghèo đói  Khái niệm nghèo đói “Nghèo” là tình trạng khó khăn chung về việc không có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản, mà chủ yếu là các nhu cầu phi lương thực như nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Ta có thể tiếp cận khái niệm nghèo ở hai phương diện, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối: thứ nhất, nghèo tuyệt đối là việc một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người. Tình trạng nghèo tuyệt đối xảy ra khi thu nhập hay mức tiêu dùng của một người hay hộ gia đình giảm xuống thấp hơn chuẩn nghèo đói. Thứ hai, nghèo tương đối là tình trạng không đạt tới mức sống tối thiểu tại một thời điểm trong một không gian xác định nào đó và được xác định khi so sánh mức sống của cộng đồng hay nhóm dân cư này với cộng đồng hay nhóm dân cư khác hoặc giữa các vùng với nhau. SVTH: Đoàn Thị Hà Duyên 3 Niên luận năm 3 “Đói” là tình trạng con người không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết. Nói cách khác, đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống hằng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động. Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và không có khả năng trả nợ. Như vậy “nghèo đói” là khái niệm dùng để chỉ cả tình trạng nghèo và tình trạng đói. Nghèo đói nói chung là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn chuẩn mực nghèo đói được áp dụng cho địa phương đang xét. Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng Quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Tóm lại: Nghèo đói là một khái niệm dùng để chỉ mức sống và khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội… của một nhóm dân cư, một cộng đồng hay quốc gia trong một thời kì nhất định. Khái niệm nghèo đói cơ bản thống nhất về định tính song không có một chuẩn mực chung về nghèo đói cho tất cả các quốc gia vì nghèo đói là khái niệm động, thường xuyên biến đổi theo không gian và thời gian. Ở một thời điểm nhất định, mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có những tiêu chuẩn, chuẩn mực phân định nghèo đói khác nhau, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội thì ngưỡng phân định nghèo đói này có xu hướng ngày càng cao.  Tiêu chí phân định nghèo đói  Cách phân định của Thế giới Chuẩn nghèo là một chỉ tiêu để phân biệt người nghèo với người không nghèo. Trên thế giới có rất nhiều thước đo khác nhau về nghèo đói, tùy từng điều kiện cụ thể mà SVTH: Đoàn Thị Hà Duyên 4 Niên luận năm 3 mỗi nước có thể lựa chọn cho mình phương pháp xác định phù hợp. Chuẩn nghèo được phân định theo một số quan niệm sau: Trong chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc năm 1997, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra kiến nghị thang đo nghèo đói như sau: (lấy mức thu nhập năm 1990) Trên 25.000 USD/năm: Cực giàu Từ 10.000 USD/năm đến dưới 25.000 USD/năm: Khá giàu Từ 2.500 USD/năm đến dưới 10.000 USD/năm: Trung bình Từ 500 USD/năm đến dưới 2.500 USD/năm: Nghèo Dưới 500 USD/năm: Cực nghèo. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng quốc gia mà có tiêu chí đánh giá nghèo đói khác nhau. Theo WB, người được coi là nghèo đói khi có thu nhập như sau: Đối với các nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi có mức thu nhập dưới 0,5 USD/ngày. Các nước đang phát triển: 1 USD/ngày. Các nước thuộc châu Mĩ La Tinh và Caribe: 2 USD/ngày. Các nước Đông Âu: 4 USD/ngày. Các nước công nghiệp phát triển: 14,4 USD/ngày. Dựa vào kết quả điều tra mức sống dân cư, WB đã đưa ra 2 chuẩn nghèo: chuẩn nghèo lương thực thì theo đó, lượng lương thực thực phẩm tiêu thụ phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng calo là 2.100 Kcalo/người/ngày. Chuẩn nghèo chung là chuẩn nghèo bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi lương thực. Từ năm 1981, chuẩn nghèo toàn cầu được áp dụng ở mức thu nhập 1 USD/ngày/người. Chuẩn nghèo này đã được điều chỉnh thành 1,25 USD/ngày/người kể từ năm 2005, và đến đầu năm 2008 chuẩn nghèo này là 2 USD/ngày/người, sau khi tính đến yếu tố lạm phát.  Cách phân định của Việt Nam Tổng cục Thống kê đã thống nhất với quan điểm của WB về mức tiêu thụ 2.100 Kcalo/người/ngày và cho rằng đây là chuẩn nghèo tuyệt đối hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế nước ta. SVTH: Đoàn Thị Hà Duyên 5 Niên luận năm 3 Bộ LĐ - TB&XH, cơ quan thường trực chương trình mục tiêu Quốc gia về XĐGN đã sử dụng phương pháp nhu cầu dinh dưỡng kết hợp chi tiêu tối thiểu để xác định chuẩn nghèo đói. Theo đó, nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu để duy trì cuộc sống là 2.100 Kcalo/người/ngày và nhu cầu chi tiêu tối thiểu gồm 8 khoản: ăn, mặc, ở, văn hóa, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp. Trong đó chi tiêu cho ăn uống ở nông thôn chiếm 80% tổng chi tiêu và thành thị là 75%. Từ 1996 trở về trước, chuẩn nghèo đói của nước ta tính theo mức chi tiêu bằng lương thực (qui thóc), từ năm 1996 trở đi mới tính theo giá trị bằng tiền. Từ những năm 1991, 1992, Bộ LĐ - TB&XH đã tiến hành khảo sát, điều tra nghiên cứu để xác định chuẩn nghèo đói của Việt Nam. Theo đó từ năm 1996 đến nay, nước ta đã năm lần công bố chuẩn nghèo cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước như sau: Vào năm 1996, hộ đói được xác định là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng qui gạo là 13kg; Hộ nghèo được xác định theo 3 mức: thứ nhất là dưới 25kg/người/tháng đối với thành thị. Thứ hai, dưới 20kg/người/tháng đối với nông thôn đồng bằng, trung du. Thứ ba, dưới 15kg/người/tháng đối với nông thôn miền núi, hải đảo. • Giai đoạn 1997 - 2000 Chuẩn nghèo dưới đây tính cho cả gạo và qui ra tiền theo giá năm 1997 cho tất cả các vùng, cụ thể: Hộ đói: dưới 13kg gạo/người/tháng, tương đương với 45.000 đồng. Hộ nghèo vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg gạo/người/tháng, tương đương 55.000 đồng. Hộ nghèo vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg gạo/người/tháng tương đương 70.000 đồng. Hộ nghèo thành thị: dưới 25kg gạo/người/tháng tương đương 90.000 đồng. • Giai đoạn 2001 - 2005 SVTH: Đoàn Thị Hà Duyên 6 Niên luận năm 3 So với giai đoạn 1996 -2000, chuẩn nghèo giai đoạn này tăng khoản 1,5 lần vì trong 5 năm (1996 - 2000), mức sống dân cư Việt Nam tăng lên khoảng 1,47 lần và GDP/người giai đoạn 1991 - 2000 tăng lên 1,91 lần. Do đó Nhà nước đã có sự điều chỉnh chuẩn nghèo phù hợp và chỉ tính bằng tiền, cụ thể như sau: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.0000 đồng/người/tháng; Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng. • Giai đoạn 2006 - 2010 Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế bước đầu phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Đời sống nhân dân từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi được tăng lên rõ rệt. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 về ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 như sau: Đối với hộ nghèo: khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng; Khu vực thành thị dưới 260.000 đồng/người/tháng. Đối với hộ cận nghèo: là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người theo qui định trên, cụ thể: khu vực nông thôn từ 201.000 đồng đến 260.000 đồng/người/tháng; Khu vực thành thị từ 261.000 đồng đến 338.000 đồng/người/tháng. • Giai đoạn 2011 - 2015 Theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 thì chuẩn nghèo cho giai đoạn này được áp dụng như sau: khu vực nông thôn thì thu nhập bình quân 400.000 đồng/người/tháng trở xuống; Khu vực thành thị thì có thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. SVTH: Đoàn Thị Hà Duyên 7 [...]... l , xóa đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội Cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã hội hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ chính tr , kinh t , văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, tất cả mọi cán bộ Đảng, chính quyền... 2.4.2 Tồn tại, hạn ch , khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo Công tác xóa đói giảm nghèo gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, cho nên đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, chất lượng công tác xóa đói giảm nghèo chưa cao, vẫn còn hộ tái nghèo Công tác xây dựng chương trình kế hoạch giảm nghèo chưa đồng b , việc phối hợp giữa các bang, ngành, đoàn thể thự hiện công tác giảm nghèo chưa... trong việc thực hiện giảm nghèo hàng năm Thứ ba, các chính sách hỗ trợ người nghèo đã thực hiện đạt hiệu quả cao như: Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo vay vốn giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở tại chi nhánh Ngân Hàng Chính sách Xã hội, Chính sách giải quyết việc làm thông qua các tổ chức Hội, Đoàn thể và các Doanh nghiệp, phối hợp với Ban xóa đói giảm nghèo cấp phát thẻ BHYT cho hộ nghèo kịp thời Phối... kiện tự nhiên Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên-Huế Huyện Nam Đông là thị trấn Khe Tre và 10 xã: Hương Ph , Hương Sơn, Thượng Quảng, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng L , Hương Lộc, Hương Ho , Hương Giang, Hương Hữu Tọa độ: 16 độ 4’13”B 107 độ 41’46”Đ Tổng diện tích tự nhiên 65.05 1,8 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp có 4.01 9,3 8 ha, đất lâm nghiệp chiếm 41.79 9,3 1 ha, còn lại là đất... thời, người nghèo được thụ hưởng các chính sách của Đảng, Nhà nước, các đối tượng bảo trợ xã hội được cấp hằng tháng theo quy định Từ đ , số hộ nghèo giảm mạnh theo từng năm, đặc biệt đã có chuyển biến rỏ nét trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là nhận thức của các hộ nghèo, tự cường bằng nguồn nội lực để cươn lên Kết quả giảm nghèo cho thấy từ 1 4, 43% hộ nghèo. .. tác tuyên truyền Ban xóa đói giảm nghèo, các ban,ngành đoàn th , đài truyền thanh đã tuyên truyền giáo dục đến cán b , đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân nhằm giúp họ hiểu được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, nâng cao nhận thức về các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Thượng Nhật d Kết quả thực hiện  Về số hộ nghèo được vay vốn:... luận năm 3 Hai l , tăng trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc xóa đói giảm nghèo, nhưng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập tương đối và không phải là một Có người cho rằng, muốn xóa đói giảm nghèo trước hết phải đầu tư phát triển sản xuất để tăng trưởng kinh tế Chỉ đến khi kinh tế đã phát triển đến giai đoạn nhất định sẽ hết đói nghèo, vì thế không nên đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ... thực hiện xóa đói giảm nghèo như đã nêu trên cho thấy trong những năm qua, địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác xóa đói giảm nghèo, đồng thời đã đạt được một số kết quả đáng k , tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên, góp phần trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từng bước ổn định đời sống nhân dân  Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: năm 2011 là 15 nh , năm 2012:... mắt, vì: Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo là nội dung, là nhiệm vụ cần thực hiện để bảo đảm công bằng xã hội Thực tiễn cho thấy, có những nguyên nhân nảy sinh nghèo đói không phải do môi trường xã hội, không do điều kiện kinh tế - địa l , mà do hoàn cảnh và đặc điểm của từng cá nhân, từng hộ gia đình Những trường hợp này luôn có khả năng xuất hiện và việc xóa đói giảm nghèo mang tính thường trực Thứ hai,... tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho hộ nghèo Thực hiện Chính sách hỗ trợ Giáo dục cho người nghèo theo Nghị định 49 của Chính phủ về chính sách hổ trợ người nghèo xây dựng nhà ở và Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo Ngoài thực hiện tốt các chính sách nói trên, còn có các dự án giảm nghèo từ chương trình Quốc gia và lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo đã đẩy nhanh SVTH: Đoàn Thị Hà . 400.000 đồng/người/tháng trở xuống; Khu vực thành thị thì có thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. SVTH: Đoàn Thị Hà Duyên 7 Niên luận năm 3 Ngoài ra còn ban hành tiêu chuẩn về hộ cận nghèo,. dành cho chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày của gia đình, có ít tài sản và tài sản có giá trị thấp, nhà cửa chất lượng kém, một số hộ không có nhà mà phải ở thuê hoặc ở nhờ nhà người khác. Thứ hai, phần. vai trò của Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo 13 1.3.1 Ý nghĩa của công tác XĐGN 13 1.3.2 Vai trò của Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo 14 1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Đối tượng nghiên cứu

    • 3. Phạm vi nghiên cứu

    • 4. Mục đích của đề tài

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Kết cấu bài thu hoạch

    • PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

      • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

        • 1.1. Nghèo đói và đặc điểm của các hộ nghèo đói

          • 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân định nghèo đói

          • 1.1.2. Đặc điểm của các hộ nghèo đói

          • 1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

            • 1.2.1. Nguyên nhân khách quan

            • 1.2.2. Nguyên nhân chủ quan

            • 1.3. Ý nghĩa của công tác XĐGN và vai trò của Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo

              • 1.3.1 Ý nghĩa của công tác XĐGN

              • 1.3.2 Vai trò của Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo

              • 1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo

              • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ THƯỢNG NHẬT, NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

                • 2.1. Khái quát tình hình tự nhiên , kinh tế, xã hội tại thị trấn Ái Nghĩa

                • 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

                • 2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

                • 2.1.1.2. Lĩnh vực kinh tế

                • 2.1.1.2.1. Về sản suất nông lâm nghiệp

                • 2.1.1.2.2. Xây dựng cơ bản

                • 2.1.1.2.3. Ngân sách

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan