Biên soạn và hướng dẫn giảng dạy bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Kiên Giang

177 1.7K 4
Biên soạn và hướng dẫn giảng dạy bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Kiên Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯƠNG VĂN KHUÊ BIÊN SOẠN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯƠNG VĂN KHUÊ BIÊN SOẠN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VIẾT THỤ NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến: - PGS. TS. Trần Viết Thụ, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Các Thầy Cô trong tổ bộ môn PPDH Lịch sử, khoa Lịch sử trường Đại học Vinh, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hồng Đức Thanh Hóa, đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình tôi thực hiện luận văn. - Phòng Quản lý sau đại học, Thư viện trường Đại học Vinh, Thư viện khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thư viện tỉnh Kiên Giang, Bảo tàng Kiên Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang, Ban quản lý Di tích Nguyễn Trung Trực, các trường THPT Lại Sơn, Trường THPT Kiên Hải (huyện Kiên Hải) trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Rạch Giá), trường THPT Bình Sơn (huyện Hòn Đất) cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện. Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Người thực hiện Lương Văn Khuê MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Cở sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8 6. Phạm vi nghiên cứu 8 7. Đóng góp của luận văn 8 8. Ý nghĩa của luận văn 9 9. Cấu trúc của luận văn 9 Chương 1. VẤN ĐỀ BIÊN SOẠN VÀ TIẾN HÀNH BÀI HỌC LỊCH SỬ 10 1.1. Cơ sở lý luận 10 1.1.1. Quan niệm về lịch sử địa phương 10 1.1.2. Quan niệm về bài học lịch sử địa phương 12 1.1.3. Xuất phát điểm của vấn đề 13 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông 24 1.2. Cơ sở thực tiễn 30 1.2.1. Tình hình biên soạn và tiến hành các bài học lịch sử địa phương ở các trường phổ thông hiện nay 30 1.2.2. Thực trạng biên soạn và tiến hành bài học lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Kiên Giang 31 Chương 2. BIÊN SOẠN CÁC BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KIÊN GIANG 38 2.1. Nguyên tắc, phương pháp biên soạn bài học lịch sử địa phương 38 2.1.1. Nguyên tắc biên soạn 38 2.1.2. Phương pháp biên soạn bài học lịch sử địa phương 41 2.2. Nội dung các bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Kiên Giang 43 2.2.1. Lớp 10 43 2.2.2. Lớp 11 51 2.2.3. Lớp 12 57 Chương 3. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY BÀI HỌC LỊCH SƯ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KIÊN GIANG. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 76 3.1. Những điểm cần lưu ý khi giảng dạy bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Kiên Giang 76 3.1.1. Về nội dung dạy học 76 3.1.2. Hình thức tổ chức dạy học 78 3.2. Hướng dẫn dạy học 79 3.2.1. Hướng dẫn dạy học bài “Văn hóa Óc Eo trên đất Kiên Giang” 79 3.2.2. Hướng dẫn dạy học bài “Kiên Giang từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV” 83 3.2.3. Hướng dẫn dạy học bài “Quá trình hình thành tộc người Việt ở Kiên Giang (thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII)” 86 3.2.4. Hướng dẫn dạy học bài “Nhân dân Kiên Giang chống thực dân Pháp xâm lược (1867 -1929)” 90 3.2.5. Hướng dẫn dạy học bài “Những biến đổi kinh tế - xã hội của Kiên Giang trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)” 92 3.2.6. Hướng dẫn dạy học bài “Nhân dân Kiên Giang trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (1930 -1945)” 95 3.2.7. Hướng dẫn dạy học bài “Kiên Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)” 99 3.2.8. Hướng dẫn dạy học bài “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Kiên Giang (1954 - 1975)” 103 3.2.9. Hướng dẫn dạy học bài “Đảng bộ và nhân dân Kiên Giang chiến đấu chống bọn diệt chủng Khơ-me Đỏ” 109 3.2.10. Hướng dẫn dạy học bài “Kiên Giang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2010)” 112 3.3. Thực nghiệm sư phạm 115 3.3.1. Mục đích thực nghiệm 115 3.3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 116 KẾT LUẬN 119 LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm GS : Giáo sư GV : Giáo viên HS : Học sinh LSĐP : Lịch sử địa phương Nxb : Nhà xuất bản Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư PT : Phổ thông THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi môn học trong nhà trường, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc trưng của mình đã xác định phần đóng góp tích cực vào mục tiêu của đất nước, của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có nhiều ưu thế trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước cho HS. Bởi vì, lịch sử dân tộc thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta từ lúc sơ khai cho đến ngày hôm nay. Chính truyền thống đó đã tạo nên tinh thần cố kết cho dân tộc ta, tạo nên một sức mạnh to lớn không gì ngăn cản nổi. Hơn ai hết, các em cần hiểu biết đầy đủ và vững chắc về lịch sử của địa phương mình, dân tộc mình, vì chính các em sẽ là người kế thừa, phát huy viết tiếp những trang sử tuy gian khổ nhưng đầy vẻ vang, oanh liệt và rất đỗi tự hào của ông cha. Đây chính là mục đích cao nhất nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, lòng yêu nước cho HS. Tổ tiên ta đã dùng tri thức lịch sử vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Hồ Chí Minh trong hoạt động cách mạng của mình đã coi trọng và sử dụng tri thức lịch sử như một thứ vũ khí, công cụ đấu tranh để xác định con đường cứu nước, đào tạo cán bộ, tuyên truyền giáo dục quần chúng.Vì vậy, giáo dục truyền thống yêu nước trước hết phải giáo dục tình yêu đối với quê hương. Trong dạy học lịch sử ở trường PT, ngoài chương trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới thì các tiết học LSĐP cũng có một vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Nó góp phần làm cụ thể, phong phú, sinh động hơn các sự kiện mà các em đã được học trong lịch sử dân tộc và giúp các em không chỉ hiểu LSĐP mình mà còn hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc. Qua học tập LSĐP, các em hiểu hơn về địa phương mình, biết được truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đây là cơ sở quan trọng để giáo dục tình yêu quê hương, từ đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước. Qua đó các em sẽ thêm yêu quê hương, trân trọng những gì tốt đẹp của quê hương, có ý thức trách nhiệm bảo vệ quê hương, ra sức học tập để làm cho quê hương ngày càng phát triển hơn. 2 Dạy học LSĐP còn có tác dụng quan trọng đến việc rèn luyện năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy biện chứng trong nhận thức mối liên hệ giữa LSĐP và lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới. Dạy học LSĐP là rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trên nhiều mặt. Song, việc dạy học LSĐP ở các trường THPT nước ta còn hạn chế. Việc dạy học còn mang tính chất đối phó, chưa có đầu tư thỏa đáng, hình thức dạy học đơn điệu, chưa chú ý đến các hình thức dạy học khác như tại thực địa hay hoạt động ngoại khóa, Ở tỉnh Kiên Giang, việc dạy học LSĐP đã được quan tâm. Năm 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn cuốn Dư địa chí để dùng làm tài liệu giảng dạy LSĐP ở THPT; việc này đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học các tiết LSĐP. Thế nhưng, các bài học LSĐP còn chưa được biên soạn. GV các trường THPT ở Kiên Giang dựa vào phân phối chương trình và chủ đề của Sở Giáo dục và Đào tạo để tự biên soạn các bài giảng LSĐP. Thực tế ở các trường THPT Kiên Giang, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc dạy học các tiết LSĐP chưa thực sự có hiệu quả. Chất lượng dạy học LSĐP nhìn chung còn thấp, hình thức dạy học còn đơn điệu, nguồn tài liệu còn hạn chế, chủ đề bài giảng chưa phù hợp. Cũng có một số GV không quan tâm đến dạy học LSĐP, thậm chí là không dạy các tiết này mà thay bằng hoạt động khác. Vì vậy HS không biết hoặc biết quá ít về lịch sử quê hương mình. Xuất phát từ những lí do nêu trên và bản thân là một GV giảng dạy lịch sử tại trường THPT tỉnh Kiên Giang, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Biên soạn và hướng dẫn giảng dạy bài học LSĐP ở trường THPT tỉnh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tài liệu nước ngoài Do tầm quan trọng của công tác nghiên cứu và giảng dạy LSĐP nên LSĐP đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. 3 Ở Liên Xô (cũ), ngay sau khi cách mạng Tháng Mười năm 1917 thắng lợi, trong văn kiện giáo dục đầu tiên nhà nước Xô Viết đã yêu cầu sử dụng hình thức dạy học LSĐP trong giờ nội khóa. Ở các trường PT vào những năm 70 và những năm 80 của thế kỉ trước một số công trình nghiên cứu về lịch sử có vai trò quan trọng định hướng việc biên soạn và giảng dạy LSĐP lúc bấy giờ như: "Phương pháp dạy học lịch sử ở trường PT", Nxb Giáo dục, Maxcơva, năm 1972; "LSĐP" do G.N.Matiuxin chủ biên; xuất bản năm 1980; "Phương pháp công tác LSĐP" do N.X Bôrixôp chủ biên xuất bản năm 1982. Ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP cũng được quan tâm. Ở các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Cu Ba việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP cũng được chú trọng. Ở Hoa Kỳ - nước có nền giáo dục phát triển, ngay trong chương trình giáo dục của Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) HS đã được học "Nhập môn sử học" trong đó có một số tiết "Lịch sử và Địa lí về tỉnh ta, bang ta". Việc dạy học lịch sử cũng được quan tâm ở cấp độ phạm vi quốc tế, nhiều hội thảo về nghiên cứu dạy học LSĐP đã được tổ chức. Năm 1980, tại hội nghị quốc tế về sử học được tổ chức ở Rumani, vấn đề LSĐP là chuyên ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiểu ban "Giáo dục lịch sử". Tổ chức Văn hóa và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) có nhiều tài liệu đáng kể nói về LSĐP, tờ "Người đưa tin UNESCO" (tháng 6/ 1989 - bản tiếng Việt) giới thiệu về kinh nghiệm sử dụng bảo tàng, di tích LSĐP trong giờ học lịch sử. 2.2. Tài liệu trong nước Nhận thức lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau, vì vậy cha ông ta từ lâu đã rất coi trọng việc giáo dục lịch sử trong đó có lịch sử của quê hương. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, sự hiểu biết về lịch sử được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá và lựa chọn nhân tài cho nước nhà. Sự hiểu biết về lịch sử dân tộc cũng như LSĐP cũng là biểu hiện quan trọng để đánh giá về trình độ của mỗi người dân đất Việt. [...]... hợp - Điều tra tình hình biên soạn và tiến hành các bài giảng LSĐP ở một số trường THPT tỉnh Kiên Giang - Sưu tầm các tài liệu LSĐP có liên quan để biên soạn bài LSĐP cho HS THPT tỉnh Kiên Giang 8 - Hướng dẫn giảng dạy các bài học LSĐP đã biên soạn - Thực nghiệm bài giảng LSĐP ở một số trường THPT tỉnh Kiên Giang 5 Cở sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở phương pháp luận Quan điểm... học LSĐP ở trường THPT tỉnh Kiên Giang - Chương 3 Hướng dẫn giảng dạy bài học LSĐP ở trường THPT tỉnh Kiên Giang Thực nghiệm sư phạm 10 Chương 1 VẤN ĐỀ BIÊN SOẠN VÀ TIẾN HÀNH BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Quan niệm về lịch sử địa phương Trong nghiên cứu hay dạy học lịch sử, LSĐP là một bộ phận không thể thiếu của lịch sử dân tộc Vậy, LSĐP... THPT, tỉnh Kiên Giang 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP chúng tôi đi sâu biên soạn và hướng dẫn giảng dạy LSĐP ở trường THPT, tỉnh Kiên Giang 4.2 Nhiệm vụ - Tìm hiểu lí luận về biên soạn và dạy học LSĐP - Tìm hiểu khóa trình Lịch sử Việt Nam ở trường THPT để biên soạn và tiến hành bài học LSĐP cho phù hợp - Điều tra tình hình biên. .. quan trọng của việc dạy học LSĐP cho HS ở trường THPT - Nêu thực trạng dạy học các bài LSĐP ở các trường THPT Kiên Giang - Biên soạn 10 bài LSĐP cho HS THPT ở Kiên Giang 9 - Hướng dẫn giảng dạy các bài học LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực của HS 8 Ý nghĩa của luận văn - Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần nhỏ làm phong phú lý luận dạy học bộ môn về biên soạn và tiến hành các bài LSĐP - Ý nghĩa... vào hướng dẫn, biên soạn các tiết LSĐP và hướng dẫn dạy học bài LSĐP tại thực địa Trong bài "Nâng cao hiệu quả dạy học LSĐP ở trường PT" đăng ở Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số 6/ 2002, tác giả Nguyễn Thị Côi đã nêu vai trò và tầm quan trọng của LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường PT và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy LSĐP ở trường PT Trong cuốn giáo trình "Phương pháp nghiên cứu và. .. quan trọng trong công tác nghiên cứu và giáo dục lịch sử Trong giáo dục lịch sử, việc biên soạn và giảng dạy LSĐP ở các trường PT đã có nhiều chuyển biến và đạt được nhiều bước tiến quan trọng Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã chú ý đến dạy học LSĐP cho HS, họ đã tiến hành biên soạn tài liệu LSĐP phục vụ cho dạy học lịch sử của địa phương Vì vậy, việc dạy học LSĐP ở các tỉnh này đã thực sự mang lại những... nước; các tài liệu về LSĐP tỉnh Kiên Giang, tài liệu giáo dục học học, phương pháp dạy học lịch sử, chương trình và sách giáo khoa cũng như các tài liệu lịch sử có liên quan - Điều tra cơ bản bằng phiếu điều tra và phỏng vấn để tìm hiểu thực tiễn dạy học LSĐP tỉnh Kiên Giang - Tiến hành thực nghiệm bài LSĐP ở trường THPT tỉnh Kiên Giang - Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong xử lí kết quả thực... tri thức lịch sử tạo nên đặc trưng của bộ môn Lịch sử so với các môn học khác ở trường PT Việc nắm rõ những đặc điểm của tri thức lịch sử giúp chúng ta tìm ra các phương pháp, con đường phù hợp cho dạy học lịch sử ở trường PT Đối với việc biên soạn và tiến hành bài học LSĐP cũng vậy, cần nắm rõ những đặc điểm của tri thức lịch sử để biên soạn bài học có nội dung sâu sắc và đề ra hình thức, phương pháp... chất lượng dạy học Vì vậy, trong dạy học lịch sử ở trường PT hiện nay, chúng ta cần phải thực hiện có hiệu quả những đổi mới về phương pháp dạy học, để nâng cao chất lượng môn học Trong đó giảng dạy các tiết về LSĐP cũng không nằm ngoài những đổi mới về phương pháp dạy học 1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông 1.1.4.1 Vai trò Trong quá trình dạy học ở trường PT, mỗi... với lịch sử dân tộc cũng như đối với địa phương để tiến hành biên soạn bài học 1.1.2 Quan niệm về bài học lịch sử địa phương Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm LSĐP, còn bài học LSĐP là gì? Nó có những đặc trưng gì để phân biệt với các loại bài học khác Để có thể hiểu được thế nào là bài học LSĐP, trước hết cần tìm hiểu quan niệm về "bài học lịch sử" Trong quá trình dạy học ở trường PT, . 1.2.2. Thực trạng biên soạn và tiến hành bài học lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Kiên Giang 31 Chương 2. BIÊN SOẠN CÁC BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KIÊN GIANG 38 2.1 tắc, phương pháp biên soạn bài học lịch sử địa phương 38 2.1.1. Nguyên tắc biên soạn 38 2.1.2. Phương pháp biên soạn bài học lịch sử địa phương 41 2.2. Nội dung các bài học lịch sử địa phương ở. khi giảng dạy bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Kiên Giang 76 3.1.1. Về nội dung dạy học 76 3.1.2. Hình thức tổ chức dạy học 78 3.2. Hướng dẫn dạy học 79 3.2.1. Hướng dẫn dạy học

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan