Giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học tăng động giảm chú ý thông qua hoạt động vui chơi

99 2.1K 11
Giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học tăng động giảm chú ý thông qua hoạt động vui chơi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 M U 1. Lí do ch tài Những năm gần đây, tỉ lệ trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder-ADHD) ngày một tăng cao và đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng ở Mĩ thì khoảng 50% trẻ em đến khám tại chuyên khoa tâm thần được chẩn đoán mắc rối loạn này. Trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 thường dễ mắc phải. Rối loạn này thường gặp ở bé trai với tỉ lệ nam/nữ khoảng 4/1. Tăng động giảm chú ý là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển của trẻ đặc biệt là về kĩ năng giao tiếp. Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc kết bạn, quan hệ xã hội, tham gia các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ dẫn đến trẻ cảm thấy lạc lõng, chán học và thậm chí không muốn đến trường,… Hiện nay, rối loạn tăng động giảm chú ý đã không còn xa lạ với nhiều người, nhưng nhận thức của mọi người về dạng rối loạn này cũng chưa rõ ràng. Chính vì vậy, khi đến trường, trẻ ADHD nghịch ngợm, phá phách thái quá sẽ bị cho là “học sinh cá biệt”, thường xuyên bị phê bình và phạt lỗi. Trẻ ADHD không thể tập trung lâu vào bài học, không thể ngồi yên, hành động bộc phát thiếu suy nghĩ và hiếm khi hoàn thành được một việc gì đó. Nếu chịu khó quan sát, ta có thể nhận thấy trong nhiều lớp học luôn có một vài em không ngồi yên, không tập trung vào bài giảng, thậm chí la hét và có thể chạy khỏi chỗ ngồi mà không xin phép GV. Đối với quan hệ bạn bè, trẻ ADHD thường trêu chọc các bạn, xen vào cuộc chơi của các bạn nhưng không bạn nào chịu chơi cùng. Kết quả là trẻ bị bạn bè tẩy chay, thầy cô khó chịu và có ác cảm với các em. 2 Những biểu hiện của các em hoàn toàn không phải do các em muốn làm hoặc cố ý làm mà do một rối loạn bên trong khiến các em không thể làm chủ được hành vi của bản thân. Vì vậy, trẻ ADHD luôn rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của GV – người gần gũi nhất với trẻ khi ở trường. Nếu nhận được sự hỗ trợ, quan tâm sâu sát của GV trẻ có thể vượt qua được những khó khăn để tiếp tục học tập. Giáo dục hành vi cho trẻ ADHD là một trong những phương pháp trị liệu hiệu quả. Đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy có vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của việc giáo dục trẻ ADHD. Chính vì vậy, người GV cần có kiến thức và thái độ đối với các rối loạn của trẻ để từ đó đề ra được những biện pháp giáo dục đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những nhận định trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Giáo dc hành vi cho hc sinh tiu hng gim chú ý thông qua hot ng vui chi” với hy vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc hỗ trợ GV trong việc giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD tại Trường Tiểu học Dân lập Quốc tế Việt Úc – TP.Hồ Chí Minh. 2. Mu Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi. 3. Khách th ng, phm vi nghiên cu nghiên cu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục hành vi cho HSTH ADHD thông qua hoạt động vui chơi. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tiến hành khảo sát quá trình giáo dục hành vi cho HSTH ADHD thông qua hoạt động vui chơi của GV ở các lớp 1, 2, 3 tại Trường Tiểu học Dân lập Quốc tế Việt Úc. 3 4. Gi thuyt khoa hc Nếu xác định và thực hiện các biện pháp giáo dục hành vi cho HSTH ADHD thông qua hoạt động vui chơi có tính khoa học, khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi cho HSTH ADHD. 5. Nhim v nghiên cu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục hành vi cho HSTH ADHD thông qua hoạt động vui chơi. 5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi cho HSTH ADHD thông qua hoạt động vui chơi. 5.3. Đề xuất và tổ chức thăm dò tính cần thiết, khả thi và kiểm chứng tính hiệu quả của một số biện pháp giáo dục hành vi cho HSTH ADHD thông qua hoạt động vui chơi. 6. u 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa, cụ thể hóa các tài liệu lí luận có liên quan để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục hành vi cho HSTH ADHD thông qua hoạt động vui chơi; tổ chức thăm dò tìm hiểu tính cần thiết, khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất. Bao gồm: - Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi cho HSTH ADHD. Đồng thời cũng là cơ sở để khẳng định, kiểm chứng các biện pháp. - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài. Chúng tôi điều tra bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức, kiến thức, thực trạng, 4 những thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục hành vi cho HS ADHD của GV. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục là phương pháp nghiên cứu, xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học. - Phương pháp phỏng vấn trò chuyện: Đây là phương pháp bổ trợ. Qua trao đổi cụ thể với cán bộ, GV, PHHS về các vấn đề khảo sát, chúng tôi có thể thu nhận thêm được các thông tin liên quan. 6.3. Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng để xử lý và tính % số liệu thu được, cũng như dùng để đánh giá tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. i ca lu - Góp phần làm sáng tỏ thực trạng GDHV cho HSTH ADHD. - Thông qua đề tài, đưa ra một số biện pháp nhằm GDHV cho HSTH ADHD. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và vận dụng vào việc GDHV cho HSTH ADHD. 8. D kin cu trúc lu Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:  Cơ sở lí luận của vấn đề giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi  Cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi  Một số biện pháp giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi 5   LÍ LUN V V GIÁO DC HÀNH VI CHO HC SINH TIU HC NG GIM CHÚ Ý THÔNG QUA HONG  1.1. Lch s nghiên cu v v tr ADHD 1.1.1. Trên thế giới Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder- ADHD) dùng để mô tả những trẻ có biểu hiện thường xuyên các triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, xung không phù hợp theo tuổi, những triệu chứng này đủ để gây ra suy kém các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng ngày (APA, 2000). [22] Thuật ngữ tăng động giảm chú ý được quan tâm, chú ý và bình luận và trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học trong suốt thế kỷ qua. Ở mỗi một thời kỳ nó được gọi bởi những cái tên khác nhau nhưng về bản chất của rối loạn này thì thay đổi rất ít, từ những mô tả đầu tiên của nhà văn Sir Alexander Crichton (1798) đến những tiêu chí của DSM – IV (1994). Năm 1798, trong cuốn sách của Sir Alexander Crichton "Một cuộc điều tra về bản chất và nguồn gốc của tình trạng loạn thần" đã mô tả một "tinh thần bồn chồn" với những điều quan sát được “…trong căn bệnh của sự chú ý, mọi ấn tượng dường như là những kích động và gây ra cho cho họ những mức độ bất ổn về tinh thần…” Năm 1845, Tiến sĩ Heinrich Hoffman trong bài thơ "Câu chuyện của Philip ngồi không yên - The Story of Fidgety Philip" mô tả về đứa con trai bé của mình với những mô tả như: nghịch ngợm, bồn chồn, tăng động, thô lỗ và hoang dã Mặc dù mô tả của ông đã được viết hơn 150 năm trước đây, nhưng nó vẫn là những dấu hiệu đặc trưng của rối loạn tăng động giảm chú ý. 6 Mãi đến năm 1902, George F. Still xuất bản một loạt bài giảng cho Hội y học Hoàng gia Anh, trong đó mô tả một nhóm các trẻ hiếu động với những dấu hiệu bất thường về hành vi - nguyên nhân do rối loạn chức năng di truyền chứ không phải do dạy dỗ kém. Đó là những trẻ mà ngày nay chúng ta dễ dàng nhận ra chúng bị mặc bệnh rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý. Kể từ đó, hàng nghìn tài liệu khoa học về ADHD đã được xuất bản, cung cấp thông tin về bản chất tự nhiên, tiến triển, nguyên nhân, các tật chứng và các phương pháp điều trị bệnh ADHD. Sau dịch viêm não năm 1917 – 1918, Hohman (1922), Strecker và Ebaugh (1923) nhận thấy có nhiều bệnh nhân có những di chứng về cảm xúc, những đảo lộn về nhân cách, có những khó khăn trong học tập nhất là hành vi tăng động. Họ cho rằng có mối liên hệ giữa những tổn thiệt trong não và chứng tăng động. Smith (1926) đề nghị thay đổi thuật ngữ “tổn thiệt trong não” bằng thuật ngữ “tổn thương não tối thiểu” . Năm 1932, bác sĩ người Đức Franz Kramer và Hans Pollnow đã quan sát những trẻ có tăng động thường không có sự kiên trì, hay bừa bãi chạm vào hoặc di chuyển tất cả mọi thứ có sẵn mà không cần theo đuổi một mục tiêu nào cả; thường không thể hoàn thành nhiệm vụ hoặc không thể tập trung vào các nhiệm vụ khó khăn. Năm 1960, Chess mô tả cụ thể hội chứng tăng động ở trẻ em (hyperactive child syndrome) như là một hội chứng rối loạn hành vi với sự suy giảm khả năng chú ý và gia tăng hành vi đáng kể. Những năm 50 (thế kỉ XX), nhiều tác giả lại quan tâm đến những hành vi đặc trưng của tăng động và xung động, được gọi là rối loạn tăng động xung động. Đến năm 1969, Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM – II) xuất hiện và tất cả các rối loạn thời thơ ấu được mô tả như là 7 những phản ứng và hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em thành phản ứng tăng động thời thơ ấu. Cho đến những năm 70 (thế kỉ thứ XX), các tác giả lại đi đến nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề duy trì chú ý và kiểm soát xung động (Douglas, 1972). Những quan điểm của Douglas ảnh hưởng lớn đến nhiều nghiên cứu về chú ý sau này, dẫn đến việc đổi tên gọi từ phản ứng tăng động thời thơ ấu trong DSM – II thành rối loạn suy giảm chú ý (ADD) trong DSM – II (APA, 1980). Trong DSM – II, ADD được chia làm hai thể: thể có tăng động và thể không tăng động. Một vài năm sau khi khái niệm ADD ra đời, các nghiên cứu lại cho thấy rằng tăng hoạt động và xung động là những đặc trưng rất quan trọng để phân biệt rối loạn này với rối loạn khác và để dự đoán sự phát triển sau này. Năm 1987, rối loạn được đổi tên thành rối loạn tăng động giảm chú ý trong DSM – II (APA, 1987) Tiếp sau đó có rất nhiều các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến rối loạn tăng động giảm chú ý như nghiên cứu về sự tự điều chỉnh kém, khó khăn trong việc ức chế hành vi trong rối loạn tăng động giảm chú ý của Barkley – 1997; Douglas – 1999; Nig – 2001 hay các nghiên cứu về sự tiến triển của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ của Barkley – 1990; R.G. Klein, T.L. Giampino, 1988. [20, 21] Tóm lại, hội chứng tăng động giảm chú ý đã được biết đến từ rất lâu. Nhưng nhìn chung hiện nay, các vấn đề xung quanh hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đã có những sự thống nhất nhất định. Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu ứng dụng liệu pháp trò chơi như là một công cụ chẩn đoán và trị liệu cho các đối tượng ADHD. Đáng chú ý là những nghiên cứu của: 8 - A. Freud và M. Klein (những năm 20 – 30) là những người đầu tiên sử dụng phương pháp này phân tích hình tượng trò chơi mà sau đó họ gọi là liệu pháp trò chơi (Play therapy), các tác giả này đã quan sát trẻ chơi sau đó phân tích nhằm tìm hiểu sâu hơn những xung đột của trẻ. D. Levy (1939) đã sử dụng trò chơi như là những điều kiện ban đầu để chẩn đoán và lập kế hoạch huấn thị. [163, 6] - Erikson (1964), một trong những đại diện của phân tâm học hiện đại, người có nhiều đóng góp trong việc phát triển và ứng dụng liệu pháp trò chơi cho rằng thông qua việc sử dụng trò chơi – trò chơi có hướng dẫn hay trò chơi phân vai, các xung đột tâm lí bên trong được giải tỏa, các quá trình tâm lí được luyện tập và củng cố, nâng cao tính dung nạp stress. Liệu pháp trò chơi tạo ra tâm trạng vui vẻ, nâng cao bản lĩnh tâm lí của trẻ. Vì vậy, liệu pháp trò chơi được coi là phương tiện chữa trị tự nhiên, phù hợp với tâm lý lứa tuổi trẻ em. Thông qua trò chơi, hành vi của trẻ sẽ dần dần được điều chỉnh theo hướng tích cực. [164,6] - Tiến sĩ Carol Brady, nhà tâm lý học trẻ em ở Houston trong quyển “Top 10 Educational Gamess for kids” cũng đã nêu ra nhiều trò chơi có thể dùng để trị liệu hành vi cho trẻ ADHD. [23] - Tiến sĩ Patricia O. Quinn, trong quyển “The Best of Brakes Activity Book” và “50 Activities and Games for Kids with ADHD” cũng đã đề cập đến rất nhiều trò chơi nhằm mục đích trị liệu hành vi cho trẻ ADHD, giúp các em gia tăng sự thành công ở trường học, thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. [29] - Tiến sĩ người Mĩ Robert Myers, một nhà tâm lý học trẻ em, người sáng lập chương trình Total Focus Programe, trong quyển “5 Simple Concentration Building Techniques for Kids with ADHD”, đã đề cập đến một số trò chơi 9 nhằm mục đích giáo dục hành vi cho trẻ ADHD đồng thời cũng nhằm giúp trẻ ADHD nâng cao khả năng tập trung chú ý. [30] Tóm lại, liệu pháp trò chơi rất có hiệu quả đối với HS đầu cấp tiểu học, khi sự phát triển nhân cách của các em diễn ra rất mạnh mẽ. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về các rối loạn phát triển ở trẻ em nói chung, rối loạn tăng động giảm chú ý nói riêng chưa được các nhà khoa học quan tâm chú ý. Các nghiên cứu về rối loạn tăng động giảm chú ý chủ yếu dừng lại ở mức thống kê, mô tả. Đã có một số khóa luận tốt nghiệp, niên luận, tiểu luận hệ cử nhân hoặc cao học đã đề cập đến các phương diện như mô tả, thống kê, tìm hiểu nguyên nhân, nghiên cứu tỉ lệ học sinh tiểu học mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Đáng chú ý là các nghiên cứu khoa học: - Tìm hiểu ảnh hưởng của hội chứng tăng động giảm chú ý đối với học tập ở trẻ em của Đặng Hoàng Minh và T.S Hoàng Cẩm Tú (2001) [2] - Bước đầu thích nghi hóa các thang đánh giá những hành vi kém thích nghi của Conners trên học sinh tiểu học và trung học cơ sở của T.S Nguyễn Công Khanh (2002) [7] - Thử ứng dụng một vài liệu pháp tâm lí trong trị liệu tăng động giảm chú ý ở học sinh THCS Hà Nội của T.S Nguyễn Thị Hồng Nga (2003) [9] - Một số nhận xét về kết quả nghiên cứu test Luria – 90 trên học sinh tăng động giảm chú ý bậc trung học cơ sở của PGS.TS Võ Thị Minh Chí (2001 – 2002) [19] Ngoài ra còn có một số bài viết chuyên ngành, các khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng của khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; của khoa Tâm lý giáo dục, Giáo dục đặc biệt thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội I. 10 Bên cạnh những nghiên cứu về tình hình của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý đã nêu ở trên thì cũng có một vài nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi để giáo dục hành vi cho trẻ ADHD. Đáng chú ý là các nghiên cứu sau: - Những trò chơi thư giãn cho trẻ thoải mái và chú ý của Trần Văn Công (2005) [13] - Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học” của Trần Văn Công (2006) [16] - Giáo dục trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý ở lứa tuổi tiểu học, tác giả: TS. Lê Thị Minh Hà và ThS. Lê Nguyệt Trinh (2013) [3] Nhưng nhìn chung các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức đề cập đến các trò chơi cho trẻ ADHD chứ chưa tập trung đi sâu vào việc sử dụng trò chơi như là một liệu pháp tâm lí trị liệu hành vi cho trẻ ADHD. Và cho đến nay, chúng ta chưa có một công trình lớn, chính thức nào đề cập đến việc xây dựng một chương trình giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý thông qua hoạt động vui chơi. 1.2. Mt s khái nin 1.2.1. Rối loạn tăng động giảm chú ý Theo ICD – 10 (Phân loại bệnh tật quốc tế sửa đổi lần thứ 10 – the 10 th revision of the International Statistical Classfication of Diseases), rối loạn tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặc điểm là: dấu hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc; và những đặc điểm hành vi lan tỏa trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài với thời gian. [21] Theo DSM – IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition) thì ADHD là một mẫu hành vi khó kiểm soát, biểu hiện dai dẳng sự kém tập trung chú ý và tăng cường hoạt động một cách thái quá, [...]... vấn đề về giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi 1.4.1 Mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD 1.4.1.1 Mục đích của vi c giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD Giáo dục hành vi cho trẻ ADHD ở trường tiểu học nhằm: - Phát triển năng lực hành vi cho các em trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường và xã hội 27 - Giáo dục cho các... tách tăng động và giảm chú ý thành: thể tăng động chiếm ưu thế, thể giảm chú ý chiếm ưu thế và thể kết hợp cả tăng động và giảm chú ý 1.2.2 Giáo dục, giáo dục hành vi cho trẻ ADHD 1.2.2.1 Giáo dục Về bản chất, giáo dục là một quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử, xã hội giữa các thế hệ Về hoạt động, giáo dục là quá trình tác động của xã hội và của nhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục. .. đồng 33 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 2.1 Khái quát về quá trình khảo sát 2.1.1 Mục đích khảo sát Làm rõ thực trạng giáo dục hành vi thông qua hoạt động vui chơi cho HSTH ADHD lớp 1, 2, 3 2.1.2 Nội dung khảo sát Chúng tôi tập trung khảo sát những nội dung cơ bản như sau: - Thực trạng về hành vi của HSTH lớp 1, 2, 3 - Tìm... công vi c đơn giản từ đó giúp trẻ hình thành thói quen lao động - Thông qua HĐVC, giáo dục cho trẻ ADHD những vi c nên làm và không nên làm, bước đầu hiểu biết về các chuẩn mực giao tiếp xã hội 1.4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến vi c giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi 30 Vi c xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDHV thông qua HĐVC cho HS ADHD giúp cho. .. nhà giáo dục đến trẻ ADHD nhằm hình thành và củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực trong giao tiếp và cuộc sống của HSTH Giáo dục hành vi cho HSTH ADHD bao gồm vi c giáo dục hành vi đạo đức và hành vi giao tiếp 15 Giáo dục hành vi đạo đức cho HSTH ADHD là một trong những nhiệm vụ quan trọng Nhờ thực hiện nhiệm vụ này mà ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức của HS mới biến thành... hành vi để trở thành bản tính tự nhiên của học sinh và duy trì lâu bền thói quen này - Giáo dục cho HS thể hiện sự tôn trọng, quý trọng bản thân và những người xung quanh 1.4.1.3 Nội dung giáo dục hành vi cho HSTH ADHD - Giáo dục hành vi đạo đức: Là một nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho HS Nhờ thực hiện nhiệm vụ này mà ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức của HS mới biến thành thói quen hành vi đạo đức của... giáo dục đạo đức cho HSTH, vi c giáo dục hành vi đạo đức có ý nghĩa quan trọng và phải đi trước một bước so với vi c giáo dục ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức 28 - Giáo dục văn hóa giao tiếp: Là vi c làm cần thiết nhằm trang bị cho các em kĩ năng đầu đời và cơ bản của cuộc sống, giúp các em trao đổi thông tin tri thức trong học tập, rèn luyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống, hoạt động và vui chơi. .. thói quen hành vi đạo đức của các em Giáo dục hành vi giao tiếp cho HSTH ADHD có thể hiểu là quá trình nhà GD tác động đến HS để rèn luyện các hành vi nhằm tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc giao tiếp cần thiết đối với HS 1.2.3 Hoạt động vui chơi Vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống con người ngay từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành Nhu cầu vui chơi đặc biệt quan trọng... trong lúc chơi, trẻ em không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn… Khi bị khép vào luật chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỷ luật và sinh động hơn.” Theo EYFS (Early Years Foundation Stage – 2012) cho rằng hoạt động vui chơi của trẻ em cho thấy sự đa dạng trong mối quan tâm, ý thích của trẻ Trong lúc vui chơi trẻ học ở mức độ cao nhất Chơi với bạn bè rất quan trọng cho sự phát... - 1957: Rối loạn tăng động xung động - 1962: Rối loạn chức năng não tối thiểu (Minimal Brain Dysfunction) (MBD) - 1968: Phản ứng tăng động ở trẻ nhỏ (hyperkinetic syndrome ofchilhood) (DSM – II) - 1980: Rối loạn giảm chú ý (ADD) trong DSM – III (APA) - 1987: Rối loạn tăng động giảm chú ý hay Rối loạn giảm chú ý không phân biệt (DSM – III - R) 13 - 1994: Rối loạn Tăng động/ Giảm chú ý (DSM – IV) Phân . vấn đề giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi  Cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi. pháp giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học ADHD thông qua hoạt động vui chơi 5   LÍ LUN V V GIÁO DC HÀNH VI CHO HC SINH TIU HC NG GIM CHÚ Ý THÔNG QUA HONG. tách tăng động và giảm chú ý thành: thể tăng động chiếm ưu thế, thể giảm chú ý chiếm ưu thế và thể kết hợp cả tăng động và giảm chú ý. 1.2.2. Giáo dục, giáo dục hành vi cho trẻ ADHD 1.2.2.1. Giáo

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan