Chữa lỗi từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh

110 384 0
Chữa lỗi từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI THỊ THIỆT CHỮA LỖI TỪ NGỮ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TRẢNG BÀNG - TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI THỊ THIỆT CHỮA LỖI TỪ NGỮ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TRẢNG BÀNG - TÂY NINH Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG LƯU NGHỆ AN - 2014 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Lịch sử vấn đề 9 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 13 3.1. Đối tượng nghiên cứu 13 Các kiểu lỗi về từ ngữ của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh, nguyên nhân và đề xuất các phương pháp dạy học đối với việc chữa lỗi 13 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 13 4. Mục đích nghiên cứu 13 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Cấu trúc luận văn 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14 1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài 14 1.1.1. Vai trò của từ ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dạng nói 14 1.1.2. Vai trò của từ ngữ trong việc tạo lập các loại văn bản dạng viết 15 1.1.3. Những yêu cầu khi sử dụng từ ngữ 16 1.1.4. Vấn đề lỗi trong sử dụng từ ngữ 20 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 23 1.2.1. Thực trạng sử dụng từ ngữ của học sinh trung học phổ thông (qua khảo sát ở Trảng Bàng - Tây Ninh) 23 1.2.2. Thực trạng chữa lỗi từ ngữ cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh 35 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI TỪ NGỮ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 41 2.1. Nguyên tắc chữa lỗi từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông 41 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính chuẩn mực của ngôn ngữ văn hóa 41 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo yêu cầu về từ pháp 42 2.1.3. Nguyên tắc phù hợp với ngữ cảnh 44 2.1.4. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm phong cách của văn bản 45 2.1.5. Nguyên tắc hướng vào giao tiếp 47 2.2. Các kiểu lỗi và biện pháp chữa lỗi từ ngữ cho học sinh THPT 48 2.2.1. Các kiểu lỗi về từ ngữ của học sinh THPT và cách chữa 48 2.2.2. Một số biện pháp chữa lỗi về từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông 55 Tiểu kết chương 2 65 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 67 3.1. Mục đích, yêu cầu, nội và cách thức thực nghiệm 67 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 67 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm 67 3.1.3. Nội dung thực nghiệm 67 3.1.4. Cách thức thực nghiệm 67 3.2. Tổ chức thực nghiệm 68 3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 68 3.2.2. Giáo án thực nghiệm 69 3.2.3. Dạy thực nghiệm và dạy đối chứng 97 3.3. Đánh giá thực nghiệm 97 3.3.1. Nhận xét quá trình và kết quả học tập của lớp thực nghiệm 97 3.3.2. Xử lí số liệu thực nghiệm 98 3.4. Kết luận chung về thực nghiệm 100 Tiểu kết chương 3 102 KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh Nxb : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa SL : Số lượng THPT : Trung học phổ thông TL : Tỉ lệ TN : Thực nghiệm MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ ngữ là một bình diện quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Nhờ có từ ngữ, con người mới có thể định danh sự vật, hành động, tính chất và tổ chức thành các phát ngôn để truyền đạt thông tin trong quá trình giao tiếp. Việc giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả mong muốn nếu con người thiếu vốn từ cần thiết hoặc thiếu những kỹ năng sử dụng từ ngữ. Đối với môn Ngữ văn hiện nay, vai trò từ ngữ còn được thể hiện rõ trong Đọc hiểu và Làm văn. Để tiếp nhận một văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật, việc nắm vững ý nghĩa của từ là điều kiện tiên quyết. Không một người đọc nào được xem là hiểu đúng và hiểu sâu một văn bản trong khi chưa thấu triệt ý nghĩa của hệ thống từ ngữ được nhà văn sử dụng. Ở phân môn Làm văn, từ ngữ cũng là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm ngôn ngữ do học sinh tạo lập. Một bài tự luận chỉ được đánh giá là thành công khi ở đó học sinh biết sử dụng từ ngữ thuần thục để tạo nên các đơn vị cao hơn (câu, đoạn văn, văn bản) phù hợp với yêu cầu của phong cách chức năng. Chính vì những lẽ trên, từ trước đến nay, trong nhà trường phổ thông, phần từ ngữ chưa bao giờ bị xem nhẹ. 1.2. Mặc dù từ ngữ có vai trò quan trọng như vậy, nhưng thực tế hiện nay, việc sử dụng từ ngữ của học sinh trong giao tiếp, trong tạo lập các loại văn bản có nhiều sai sót. Lỗi dùng từ của học sinh biểu hiện rất đa dạng: dùng sai về cấu tạo, sai về nghĩa hoặc về phong cách. Việc chữa lỗi dùng từ là một nội dung trong dạy học tiếng Việt ở THPT. Tuy nhiên, chắc chắn với khuôn khổ của một vài bài học, vấn đề sẽ chưa thể giải quyết đến nơi đến chốn. Tình hình ấy buộc giáo viên phải năng động, trên cơ sở quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn, tận dụng mọi điều kiện có thể để chữa lỗi dùng từ cho học sinh, giúp các em nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt. 8 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề chữa lỗi từ ngữ cho học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh để triển khai đề tài nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 2. Lịch sử vấn đề Trong một bài nói chuyện với các giáo viên dạy Văn trước đây, ông Phạm Văn Đồng đã từng phát biểu: “Bất cứ người làm văn nào cuối cùng cũng thấy việc hiểu từ và dùng từ đúng chỗ là điều quan trọng và cũng là điều khó khăn nhất”. Không chỉ trong dạy học mà cả trong hoạt động giao tiếp, ta có thể dễ dàng hiểu được vai trò của việc sử dụng từ ngữ. Thế nên, từ trước đến nay, vấn đề sử dụng từ ngữ được các nhà ngôn ngữ học rất quan tâm. Tiêu biểu có: “Dạy từ Hán Việt cho học sinh Trung học phổ thông” của Hoàng Trọng Canh [9], “Về việc dạy từ ở trường phổ thông” của Hồ Lê [23], “Để dạy học tốt phần Tiếng Việt trong sách Ngữ văn 10 Trung học phổ thông (bộ mới)” của Đặng Lưu [24]; “Giảng dạy từ ngữ trong nhà trường” của Phan Thiều [40], “Dạy và học từ Hán Việt theo quan điểm tích hợp ở Trung học cơ sở” của Dương Đình Thọ [43], “Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh” của Lê Hữu Tỉnh - Hồng Hạnh [50],… Bên cạnh đó, có một số bài viết, công trình bàn sâu về kĩ năng dùng từ ngữ, trong đó có phần chữa lỗi từ ngữ cho học sinh. Chương 2 cuốn Tiếng Việt thực hành, tác giả Nguyễn Thị Ảnh đã đề cập nhiều đến rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ. Thứ nhất, dùng từ ngữ đúng: dùng từ ngữ đúng vỏ ngữ âm, dùng từ ngữ đúng nghĩa, dùng từ ngữ đúng sắc thái phong cách và phạm vi sử dụng, sử dụng từ ngữ Hán Việt. Thứ hai, chữa lỗi thông thường về dùng từ ngữ: dùng từ ngữ sai vỏ ngữ âm, dùng từ ngữ sai do không hiểu nghĩa, và các loại lỗi khác như dùng từ ngữ sáo rỗng, dùng từ ngữ quá đáng, dùng từ ngữ sai phong cách, dùng từ ngữ lặp, từ ngữ thừa. Trong mỗi mục đều có nhiều ví dụ minh họa rất cụ thể: nêu ví dụ, xác định từ sai, phân tích và đưa ra 9 cách chữa. Đặc biệt, phần chữa lỗi thông thường về dùng từ, tác giả còn nêu lí thuyết về nguyên nhân và cách chữa cho từng loại lỗi một cách cụ thể. Ở cuối chương 2 là phần bài tập với các dạng: phân tích các từ gạch chân (dùng sai) và chữa lại, chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống, chọn cách giải nghĩa đúng cho các từ, gọi tên loại lỗi những từ ngữ có gạch chân trong các câu [4]. Tất cả được trình bày rất rõ ràng, cụ thể, cung cấp cho người đọc, nhất là giáo viên nhiều kiến thức cần thiết về kỹ năng sử dụng từ ngữ và đặc biệt cách chữa lỗi cho các đối tượng học sinh khác nhau. Cũng trong giáo trình mang tên Tiếng Việt thực hành, nhóm tác giả Bùi Minh Toán (chủ biên) - Lê A - Đỗ Việt Hùng đã dành chương 6 trình bày về dùng từ trong văn bản. Theo các tác giả, dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo, dùng từ phải đúng về nghĩa, dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp, dùng từ phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản, dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản, dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo rỗng, công thức. Về cách dùng từ trong các loại văn bản khoa học, nghị luận và hành chính: gồm lựa chọn và thay thế từ, các tác giả đã nhấn mạnh: “Sự lựa chọn có thể diễn ra giữa những từ tuy không gần nghĩa, đồng nghĩa, nhưng lại có thể thay thế cho nhau được trong câu văn, trong văn bản. Ở đây cần chọn từ vừa phù hợp trong quan hệ kết hợp với những từ xung quanh, vừa diễn tả chính xác nội dung, vừa mang sắc thái tinh tế và đáp ứng các yêu cầu khác của việc dùng từ” [52, tr.205]. Giáo trình cũng nêu cách chữa các lỗi về từ trong văn bản: Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ, lỗi về nghĩa của từ, lỗi về kết hợp từ, lỗi về phong cách và tương ứng với điều đó là các cách chữa lỗi. Các tác giả nêu một số luận điểm: a) Muốn phát hiện và sửa chính xác các lỗi về từ, trước hết cần nắm bắt và lĩnh hội thật sát nội dung định diễn đạt của người viết. Để đạt được điều đó cần căn cứ vào cả câu, cả đoạn văn, thậm chí cả văn bản mà trong đó từ được 10 [...]... nghiên cứu - Yêu cầu về cách dùng từ ngữ của học sinh Trung học phổ thông trong các loại văn bản - Khái quát các loại lỗi về từ ngữ mà học sinh Trung học phổ thông thường mắc phải - Một số biện pháp chữa lỗi về từ ngữ 4 Mục đích nghiên cứu Đề xuất và thể nghiệm một số biện pháp chữa lỗi về từ ngữ cho học sinh Trung học phổ thông, nhằm khắc phục, hạn chế việc dùng sai từ ngữ trong khi viết và nói, để đạt... hiện của những từ ngữ thừa làm câu văn nặng nề, gây cảm giác khó chịu ở người đọc 1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1 Thực trạng sử dụng từ ngữ của học sinh trung học phổ thông (qua khảo sát ở Trảng Bàng - Tây Ninh) 1.2.1.1 Giới thiệu sơ lược về các trường trung học phổ thông ở huyện Trảng Bàng - Tây Ninh Trảng Bàng là một huyện đang trên đà phát triển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Tây Ninh, giáp với... lỗi sau: 22 - Dùng từ sai nghĩa - Dùng từ sai kết hợp - Dùng từ sai phong cách - Lỗi lặp từ, thừa từ - Một số lỗi khác: sai quy chiếu, tự tạo từ mới, dùng từ địa phương, sai trật tự từ, … Nhìn chung, khi đề cập đến lỗi về từ ngữ, người ta thường nói đến những lỗi sau: Thứ nhất, dùng từ ngữ sai ngữ âm Dùng sai ngữ âm của từ ngữ sẽ làm cho người đọc, người nghe không hiểu hoặc hiểu sai từ ngữ đó Chẳng... là lỗi từ ngữ Theo Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp, trong các văn bản thường mắc các loại lỗi sau: - Lỗi lặp từ, thừa từ - Lỗi thiếu từ - Lỗi dùng từ sai nghĩa - Lỗi sai về phong cách [49] Tác giả Hoàng Anh lại chia lỗi thành bốn loại: - Lỗi về phong cách - Lỗi về nghĩa của từ - Lỗi về kết hợp từ - Lỗi về lặp từ Trong một công trình nghiên cứu, Phạm Thị Hồng Vân đã khảo sát được các loại lỗi. .. dùng từ ngữ thừa, lặp,… Trong đó, dùng từ sai ngữ nghĩa phổ biến nhất, tiếp đến là dùng từ sai phong cách, sai ngữ âm Mục đích việc khảo sát lỗi dùng từ ngay trong bài viết của HS giúp chúng tôi nắm bắt tình hình thực tế một cách cụ thể và chính xác nhất, để có biện pháp sửa chữa thích hợp 1.2.2 Thực trạng chữa lỗi từ ngữ cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh. .. tra, khảo sát Chúng tôi khảo sát lỗi dùng từ trong 400 bài làm của học sinh 4 trường trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh: THPT Nguyễn Trãi, THPT 25 Trảng Bàng, THPT Lộc Hưng và THPT Bình Thạnh Chúng tôi đã phân loại các kiểu lỗi, kết quả như sau: a Lỗi dùng từ ngữ không dúng ngữ âm Bảng 1.1 Thống kê lỗi dùng từ ngữ không đúng ngữ âm TT 1 CÂU CÓ LỖI DÙNG TỪ TỪ BỊ LỖI Hè này, lớp 10 C3 đi thăm... vào học sinh không chỉ về mặt sử dụng ngôn ngữ, mà quan trọng hơn là khả năng tư duy Đây cũng là những điều thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài đã chọn 13 3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các kiểu lỗi về từ ngữ của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh, nguyên nhân và đề xuất các phương pháp dạy học đối với việc chữa lỗi 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu -. .. thực trạng chữa lỗi từ ngữ cho học sinh ở trung học phổ thông, chúng tôi đã đi sâu khảo sát, điều tra tình hình giáo viên một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Chúng tôi đã đưa ra 4 phiếu điều tra, mỗi phiếu là một câu hỏi có tình chất trắc nghiệm, với những phương án trả lời khác nhau Kết quả cụ thể như sau: 36 Phiếu thứ nhất Xin thầy cô vui lòng cho biết, hiện... nguyên tắc và biện pháp chữa lỗi về từ ngữ cho học sinh Trung học phổ thông ở Trảng Bàng - Tây Ninh Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.1.1 Vai trò của từ ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dạng nói Nói và viết là hai phương tiện giao tiếp của ngôn ngữ Hàng ngày, với tư cách là người sử dụng ngôn ngữ, chúng ta thường... NĂNG NGỮ PHÁP 8 41 11 10 12 4 5 3 8,5% 43,6% 11,7% 10,6% 12,8% 4,2% 5,3% 3,2% 1.2.1.3 Nhận xét Qua kết quả khảo sát ở các bảng trên, chúng tôi nhận thấy học sinh THPT ở huyện Trảng Bàng còn mắc lỗi dùng từ khá nhiều Khảo sát 400 kiểm tra viết của HS chúng tôi phát hiện có các lỗi dùng từ sau: dùng từ ngữ sai ngữ âm, dùng từ ngữ sai ngữ nghĩa, dùng từ ngữ sai phong cách, dùng từ ngữ sai kết hợp, dùng từ . chữa lỗi từ ngữ cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh 35 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI TỪ NGỮ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI THỊ THIỆT CHỮA LỖI TỪ NGỮ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TRẢNG BÀNG - TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC. dùng từ ngữ của học sinh Trung học phổ thông trong các loại văn bản. - Khái quát các loại lỗi về từ ngữ mà học sinh Trung học phổ thông thường mắc phải. - Một số biện pháp chữa lỗi về từ ngữ. 4.

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan