Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở các huyện miền tây tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

108 500 1
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở các huyện miền tây tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THU ANH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 60310201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH THẾ ĐỊNH Nghệ An, tháng 10 năm 2014 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thế Định Trường Đại học Vinh người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, khoa Giáo dục chính trị trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này. Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Trần Thị Thu Anh 2 MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT KÍ HIỆU TỪ VIẾT TẮT CCHC Cải cách hành chính CSXH Chính sách xã hội CB, CC Cán bộ, công chức 3 DCND Dân chủ nhân dân DTTS Dân tộc thiểu số HTCT Hệ thống chính trị XHCN Xã hội chủ nghĩa UBND Uỷ ban nhân dân A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách hành chính được xem là khâu đột phá để xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thống nhất, thông suốt, nhằm tạo điều kiện tốt cho người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động kinh tế, là nhiệm vụ mang tầm chiến lược chống nạn tham nhũng, những cản trở trong quá trình thực thi công vụ. Miền Tây Nghệ An, cùng với việc thực hiện 4 Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Chính phủ và triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 31/12/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Thủ tục hành chính từng bước được cải thiện, cắt giảm được trên 20% thủ tục không cần thiết, các thủ tục trở nên gọn nhẹ, công khai, minh bạch rõ ràng hơn; Cơ chế "một cửa" triển khai và đi vào hoạt động có hiệu quả; Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước cấp huyện xã được sắp xếp lại gọn nhẹ hơn; Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, đặc biệt là trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng hành chính, khả năng xử lý giải quyết công việc tốt hơn; Cải thiện được mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong đó năng lực xử lý công việc của một số cán bộ yếu, chưa khai thác hết các tính năng cơ bản của các thiết bị, máy móc được trang bị, trong thi hành công vụ có thái độ hách dịch, sách nhiễu gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp xúc và giải quyết công việc. Thực hiện cơ chế "một cửa", “một cửa liên thông” ở một số cơ quan cấp xã, huyện trên địa bàn còn mang tính hình thức, chưa hợp lý, làm hạn chế không nhỏ đến cải cách hành chính trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn đông về số lượng nhưng thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo chính quy, bài bản, chuyên sâu việc đánh giá cán bộ chưa đúng, chưa trúng dẫn đến đề bạt cân nhắc thiếu kịp thời, ít có bước đột phá về công tác cán bộ…nhìn chung trên địa bàn miền Tây cũng chưa có một đội ngũ đủ tầm để nâng cao chất lượng trong cải cách hành chính. 5 Thực hiện các chủ trương chính sách của tỉnh Nghệ An về công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh nói chung, miền Tây nói riêng là việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; trong đó chú trọng là công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, huyện. Điều đó một lần nữa khẳng định đội ngũ cán bộ, công chức xã, huyện có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở cơ sở của vùng miền Tây Nghệ An. Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở trong cải cách hành chính là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của vùng. Từ những lí do trên cần có một sự nghiên cứu toàn diện về chất lượng đội ngũ cán bộ các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An để có giải pháp nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền. Từ những lý do nêu trên tác giả lựa chọn đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học thạc sỹ, chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính từ trước tới nay đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu có các công trình, đề tài:“Cải cách hành chính”, tác giả Nguyễn Ngọc Hiển đã làm rõ những lý luận chung về hành chính công. Chức năng hành chính nhà nước. Thể chế, tổ chức hành chính nhà nước. Kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính…. Các tác giả Ngô Trương Hoàng Thy, John McKenzie, Trần Phương Trình với cuốn “Tìm hiểu về đào tạo nguồn nhân lực, lợi ích và những hình thức thay thế cho đào tạo” đã đi sâu làm rõ nhu cầu đào tạo, những phương 6 pháp sử dụng trong đánh giá nhu cầu. Lên kế hoạch chuẩn bị, xác định mục tiêu và hình thức đào tạo. Trong cuốn “ Giáo trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công”, tác giả Trần Thị Thu đã giới thiệu tổng quan về quản lí nguồn nhân lực trong tổ chức công. Phân tích công việc, kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá nguồn nhân lực, thù lao lao động và chính sách quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công. Cuốn“Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội”, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, đã tổng kết những thành tựu chủ yếu trong công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta 55 năm qua. Vai trò phương pháp luận của triết học, ảnh hưởng cuả triết học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, phát triển con người và công cuộc đổi mới đất. “Cán bộ, công chức với cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Thị Tâm. Đã tập trung trình bày những yêu cầu và thực trạng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với cải cách hành chính; quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Đề cập đến vai trò, hạn chế trong thủ tục hành chính“Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính” tác giả Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn đi sâu làm rõ sự tác động của thủ tục hành chính đối với hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước. Những hạn chế trong quản lý nhà nước do thiếu những thủ tục hành chính hữu hiệu. Quan điểm, nguyên tắc và giải pháp cải cách thủ tục hành chính. “Xã hội học hành chính: Nghiên cứu giao tiếp và dư luận xã hội trong cải cách hành chính nhà nước”, tác giả Nguyễn Đình Tấn, Lê Ngọc Hùng đi sâu trình bày sự ra đời và phát triển xã hội học hành chính. Xã hội học về hành vi và tổ chức hành chính. Giao tiếp trong quản lí hành chính nhà nước - 7 tiếp cận từ góc độ lí luận và từ góc độ kết quả điều tra xã hội học, sự biến đổi giao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước và dư luận xã hội với công cuộc cải cách hành chính hiện nay. “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta”, tác giả Bùi Tiến Quý, Dương Danh Mủ, đã khái quát về hệ thống chính quyền địa phương. Giải pháp thực tế về cải cách hành chính ở địa phương. Bàn về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính hiện một số bài báo nghiên cứu đã đề cập đến“Đổi mới cơ chế, chính sách ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Nguyễn Đăng Thành, đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước, 2009. - Tháng 11. - Số 166. - tr. 4-9; “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Trịnh Quang Từ đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục 2009. - Số 51. - tr. 40-44; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển đất nước của tác giả Hồng Hà, đăng trên tạp chí Tư tưởng văn hóa, 2005, Số 3. - tr.63-64; Đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lương Đình Hải, đăng trên báo Triết học, 2009. - Số 6 (217). - tr. 3-9; “Một số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam” tác giả Vũ Thành Hưng đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển, 2004. Số 90, tr 20-2, 28; “Đào tạo nguồn nhân lực qua kinh nghiệm phát triển giáo dục ở một số nước” của Trương Giang Long đăng trên Tạp chí Cộng sản, 2004, số 13, tr. 70-74. Các bài viết đã đề cập đến thực trạng, yêu cầu, định hướng, phương pháp, cách thức nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong công cuộc phát triển đất nước nói chung và trong lĩnh vực cải hành chính hiện nay. Trong những năm gần đây đã có nhiều luận án tiến sĩ quan tâm đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực, điển hình: Luận án tiến sĩ Luật học “Cải cách bộ máy hành chính 8 nhà nước cấp huyện ở nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào" của nghiên cứu sinh Phoxay Xaynhasone. Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước Lào; Luận án: “Nhận thức của công chức hành chính về việc sắp xếp lại bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh thành phố” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Vân Hương. Thực trạng nhận thức của công chức hành chính về việc sắp xếp lại bộ máy cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của công chức, góp phần nâng cao hiệu quả của việc cải cách hành chính nhà nước ở các địa phương. Tài liệu “Bồi dưỡng kỹ năng tiếp nhận hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền uỷ ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn: Dùng cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ hành chính của UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Của tác giả Bùi Đức Thắng (chủ biên), Lê Gia Ánh. Tài liệu đề cập đến thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) theo quy chế "một cửa" và kỹ năng tiếp nhận hồ sơ hành chính. Các kỹ năng tiếp nhận, giải quyết, hướng dẫn thủ tục hành chính của cán bộ UBND quận, huyện Trên địa bàn Nghệ An trong những năm qua đã có nhiều chương trình, nghiên cứu trực tiếp đề cập đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh nói chung miền Tây Nghệ An nói riêng. Công trình “Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An”, Nguyễn Đình Lộc, đã cho chúng ta cái nhìn khá tổng thể về các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, công trình đi sâu vào đặc điểm địa lý tự nhiên và dân cư của từng dân tộc, khảo tả một số đặc điểm chung và một số đặc trưng văn hóa trong sản xuất, phong tục tập quán Đề tài “Một số vấn đề xã hội và nhân văn của đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào các tôn giáo ở Nghệ An”; PGS. Hoàng Văn Lân và KS. Hồ Phi 9 Phục. Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp và xây dựng mô hình vượt đói nghèo cho đồng bào Khơ Mú – Nghệ An”, TS. Hoàng Xuân Lương. Đề tài cấp bộ “Phát huy nguồn lực lao động ở tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Hà Tĩnh hiện nay” của TS Đinh Thế Định, Đại học Vinh, đi sâu đánh giá thực trạng nguồn lao động ở Hà Tĩnh hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực lao động phục vụ cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Liên quan đến vấn đề cải cách hành chính trên địa bàn miền Tây Nghệ An đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Cải cách hành chính nhà nước ở huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An” TS. Đinh Thế Định, đã đi sâu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đánh giá thực trạng nền hành chính Nhà nước ở huyện Quế Phong. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Quế Phong. Báo cáo “Điều tra dư luận xã hội về công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An” năm 2011, do Trung Tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An thực hiện. Qua khảo sát điều tra xã hội học, trên cơ sở trưng cầu ý kiến của nhân dân tại các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh, báo cáo đã cung cấp những thông số quan trọng về thực trạng công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về giải pháp và những yêu cầu cần làm để nâng cao chất lượng cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Các nghiên cứu đi trước đã tập trung khai thác vào những khía cạnh liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính trong quá trình hội nhập và phát triển, trên các phương diện chuyên ngành Chính trị học, Nhân học, Văn hóa học khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính dưới góc độ chuyên ngành Chính trị học, đặc biệt ở một địa bàn như miền Tây Nghệ An đang là một vấn 10 [...]... nghèo 3.2 Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công tác cải cách hành chính Nhà nước - Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính ở miền Tây Nghệ An hiện nay - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hành chính các huyện miền tây Tỉnh Nghệ An 4 Đối tượng và phạm vi nghiên... trong cải cách hành chính hiện nay Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những cơ sở góp phần giúp các nhà quản lí đánh giá thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính trên địa bàn miền Tây Nghệ An hiện nay Từ đó có những định hướng, chính sách phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cải cách hành chính ở miền Tây nói riêng và toàn tỉnh. .. phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương 14 B NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1 Mục đích, nội dung cải cách hành chính Nhà nước 1.1.1 Mục đích, cải cách hành chính Nhà nước Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu Cả các nước đang phát triển và các nước. .. là lực lượng vận hành cỗ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương Nguồn nhân lực có chất lượng trong cải cách hành chính hiện nay đóng vai trò quan trọng trên các lĩnh vực: trong hoạch định chính sách; trong tổ chức thực hiện chính sách; vai trò là cầu nối giữa cơ quan hành chính với nhân dân + Trong hoạch định chính sách: Uỷ ban nhân dân cấp huyện xã, thị trấn là các cơ quan hành chính nhà. .. quan tâm đi sâu nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề Đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính trên địa bàn miền Tây Nghệ An góp phần bổ sung khoảng trống đó 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, từ đó góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phâng đưa các huyện miền Tây Nghệ An. .. động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước 1.3.2 Sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính nhà nước Trong cải cách hành chính nguồn nhân lực là lực lượng cơ bản nòng cốt đưa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân. .. ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh 1.2.3 Các tiêu chí, yếu tố cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực trong cải cách hành chính nhà nước quyết định chất lượng cải cách hành chính hiện nay Trọng tâm của công tác xây dựng nguồn nhân lực trong cải cách hành chính hiện nay là hình thành một đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức, có năng lực quản lí, điều hành và thực thi công vụ... Chính trị học, trong nghiên cứu để làm rõ lý luận, thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính hiện nay, từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp khoa học nhằm định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cải cách hành chính tại các địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An 13 6 Đóng góp đề tài Về mặt khoa học: Đề tài cung cấp những luận cứ khoa học về đào tạo nguồn nhân lực, trực tiếp... làm căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống nhà nước xem xét, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, là căn cứ để mỗi cá nhân nổ lực phấn đấu, là căn cứ để người dân tín nhiệm bầu vào các cương vị lãnh đạo trong bộ máy nhà nước 1.3 Tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính nhà nước 1.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực có chất lượng trong cải cách hành chính nhà nước Những mục... của nền hành chính nhà nước chức bộ máy hành chính nhà Đào tạo nguồn lực công bảo đảm cho nền hành chính phát triển nước Như vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính đóng vai trò quan trọng cho hoạt động hành chính được hiệu quả, phát triển hệ thống và đảm bảo sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng Trong quá trình đó, các chủ thể hành chính cần quan tâm đào tạo đội . VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THU ANH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: CHÍNH. về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không qian: Đề tài. cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công tác cải cách hành chính Nhà nước. - Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan