Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học số thập phân ở lớp 5

113 1.2K 5
Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học số thập phân ở lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH o0o LÊ THỊ MỘNG TRINH MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH o0o LÊ THỊ MỘNG TRINH MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC Mã số: 20601501613 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG Nghệ An – 2014 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Châu Giang – người đã hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ, giảng viên trường Đại học Vinh, trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành khoá học. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và có những trao đổi, chia sẻ quý báu, chân tình với chúng tôi về chuyên môn nghề nghiệp, về cuộc sống. Đó là những hành trang vô giá giúp chúng tôi vững vàng hơn trong sự nghiệp trồng người. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo là cán bộ quản lí và giáo viên cùng học sinh các trường tiểu học quận Tân Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2014 Tác giả Lê Thị Mộng Trinh 4 MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các sơ đồ, các bảng MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.2. Các khái niệm cơ bản 11 1.3. Một số vấn đề về dạy học phân hoá ở tiểu học 16 1.4. Đặc điểm học sinh lớp 5 21 1.5. Một số vấn đề về dạy học phân hóa trong day học số thập phân ở lớp 5.28 Kết luận chương 1 35 5 Chương 2. THỰC TRANG DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 37 2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 37 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học phân hóa trong dạy học số thập phân ở lớp 5 40 2.3.Nguyên nhân của thực trạng 52 Kết luận chương 2 55 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 56 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 44 3.2. Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 557 3.3.Thực nghiệm sư phạm 88 Kết luận chương 3 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 106 6 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Tên loại Số Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Cách tổ chức những pha phân hoá trên lớp Bảng 1.1 Nhận thức của GV về sự cần thiết thực hiện DHPH theo năng lực HS trong môn Toán ở tiểu học Bảng 1.2 Cách thức GV dạy học phân hóa trong dạy học số thập phân Bảng 1.3 Những khó khăn của GV khi dạy học phân hóa trong dạy học số thập phân theo hướng DHPH Bảng 1.4 Mức độ, hiệu quả GV thực hiện DHPH theo năng lực HS khi dạy chủ đề số thập phân Bảng 1.5 Hứng thú của HS khi học chủ đề số thập phân Bảng 1.6 Đánh giá của HS về các bài học thuộc chủ đề số thập phân Bảng 1.7 Đánh giá của HS về số lượng BT về nhà liên quan đến số thập phân Bảng 1.8 Khó khăn HS gặp phải khi học các bài về số thập phân Bảng 1.9 Mong muốn của HS khi làm BT liên quan số thập phân Bảng 3.1 Kết quả xếp loại học lực đầu vào của HS Bảng 3.2 Kết quả xếp loại học lực bài thực nghiệm 1 của HS Bảng 3.3 Kết quả xếp loại học lực bài thực nghiệm 2 của HS Bảng 3.4 Kết quả xếp loại học lực bài thực nghiệm 3 của HS Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn kết quả xếp loại học lực đầu vào của HS Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn kết quả xếp loại học lực bài thực nghiệm 1 của HS Biểu đồ 3.3 Biểu đồ biểu diễn kết quả xếp loại học lực bài thực nghiệm 2 của HS Biểu đồ 3.4 Biểu đồ biểu diễn kết quả xếp loại học lực bài thực nghiệm 3 của HS 7 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” - điều này đã được khẳng định trong cương lĩnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991), và một lần nữa nó được đề cập tới tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001): “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Qua đây, ta thấy được sứ mệnh cao cả của sự nghiệp giáo dục trong việc phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công; góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Tuy nhiên, tạo hóa đã sinh ra mỗi con người là một cá thể có một không hai – không lặp lại, để làm nên sự khác biệt, phong phú, đa dạng của cuộc sống loài người. Câu hỏi đặt ra là làm sao để giáo dục có thể tôn trọng sự khác biệt, “làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có” (Hồ Chí Minh, 1945) của mỗi em, giúp các em “trở thành chính nó” (Hồ Ngọc Đại, 1978) để tự do, tự tin, tự chủ sáng tạo ra những giá trị khác biệt cho xã hội, 8 cho nhân loại? Làm sao để kết hợp hài hòa giữa giáo dục “ đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa phổ cập với nâng cao trong dạy học? – những triết lý giáo dục rất cơ bản - thực sự tôn trọng, phát huy giá trị mỗi con người. Triết lý này đã được thể chế hóa trong điều 2.5, Luật giáo dục (6 – 2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Điều 28.2 còn ghi: “Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nhưng thực tế cho thấy, giáo dục nhằm đến “sự bình quân về nhân cách”; tất cả theo một khuôn mẫu, nếu có trường hợp vượt ra, lại dùng “biện pháp nghiệp vụ” để đưa vào khuôn phép. Điều này có nguyên nhân từ lịch sử phát triển giáo dục: “Trong nhà trường, một thầy dạy một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh, từ đó hình thành kiểu dạy “thông báo – đồng loạt”. Giáo viên quan tâm trước hết tới việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng. Cách dạy này phát sinh lối học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Từ thực trạng trên ta thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là cấp bách và vô cùng cần thiết. Vậy đổi mới thế nào? Đó là sự nâng cao, cải tiến, bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp, là sự khai thác những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống; sử dụng chúng một cách hợp lí, có hiệu quả trong sự 9 kết hợp hài hòa với các phương pháp dạy học hiện đại để từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy – học. Đây cũng chính là tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng: “Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các biện pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, sinh viên”. Để phát triển nền giáo dục “khai phóng và nhân bản” bên cạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục còn phải thay đổi hẳn quan niệm về mỗi cá nhân con người, thay đổi hẳn cách nhìn nhận, đánh giá về mỗi học sinh - tuân theo quy luật phát triển tự nhiên, bền vững (phát sinh cá thể, phát sinh loài và quy luật về sự khác biệt cá thể giữa các học sinh). Tuy nhiên trong phạm vi luận văn, xin chỉ đề cập tới vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả các mục đích dạy học, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá nhân trên cơ sở kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa phổ cập với nâng cao trong dạy học, phương pháp dạy học phân hóa xuất hiện. Dạy học phân hoá khuyến khích giáo viên chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp đồng thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo cũng như sự tiến bộ của từng học sinh. Kết quả của cách dạy học đó không chỉ góp phần hình thành cho học sinh các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, mà còn xây dựng cho học sinh lòng nhiệt tình say mê trong học tập và có một phương pháp học tập đúng đắn từ đó tạo ra động cơ trong học tập – thực hiện triệt để tinh thần: “Học trò không phải là chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên”. 10 Dạy học phân hoá được coi là một xu hướng dạy học không truyền thống đó là một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu, mỗi phương pháp đều có những giá trị riêng. Tính hiệu quả hay không hiệu quả của mỗi phương pháp phụ thuộc vào người sử dụng biết phát triển và thích nghi nó đến mức độ nào. Nếu các phương pháp được kết hợp và bổ sung cho nhau thì cách dạy học ấy sẽ phù hợp được với đối tượng học đa dạng, tránh được sự nhàm chán và tạo ra sự năng động trong cách nghĩ cách làm của học sinh. Dạy học phân hoá, có thể sử dụng kết hợp được với nhiều phương pháp dạy học khác như: Dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học trực quan, Sự vận dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp sẽ đem lại thành công trong bài giảng của thầy và đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập của trò. Trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường, môn Toán có vị trí vô cùng quan trọng; vai trò của nó còn được khẳng định rõ ràng trong đời sống và cả các ngành khoa học khác – tất cả các môn khoa học đều nghiên cứu dựa trên nền tảng của toán học, "một khoa học chỉ thực sự phát triển nếu nó có thể sử dụng được phương pháp của toán học" (C.Mác). Do đó, chúng tôi luôn trăn trở: làm sao giúp học sinh nắm được một cách chính xác, vững chắc, có hệ thống những kiến thức và kỹ năng toán học phổ thông cơ bản hiện đại, sát với thực tiễn; sao cho các em có thể phát huy tối đa năng lực học tập, tính tích cực của bản thân. Đây cũng chính là những lí do chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU [...]... dạy học phân hoá nội dung Số thập phân ở lớp 5 có cơ sở khoa học, hợp lý và khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở lớp 5 nói riêng và dạy học toán ở tiểu học nói chung 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5. 1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 5.2 Nghiên cứu thực trạng dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 5.3 Đề xuất một số biện pháp dạy. .. xuất một số biện pháp dạy học phân hóa nội dung Số thập phân ở lớp 5 góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở trường tiểu học 3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 3.2 Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác định được một số biện pháp dạy. .. về dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 1 .5. 1 Khái quát về dạy học số thập phân ở lớp 5: •  Mục tiêu dạy học số thập phân ở lớp 5: Đối với trình độ căn bản: Nắm được yêu cầu cơ bản về Số thập phân và các phép tính với Số thập phân + Khái niệm ban đầu về số thập phân, cấu tạo, đọc và viết các số thập phân; nhận biết được tên hàng của các số thập phân + Chuyển số thập phân thành hỗn số. .. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân  Chia một số thập phân cho một số thập phân  Ứng dụng số thập phân: Viết và chuyển số đo đại lượng dưới dạng số thập phân bao gồm:  Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân  Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân  Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân Giải toán về số thập phân 1 .5. 2 Quá trình dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân. .. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên  Nhân một số với 10, 100, 1000,…  Nhân một số thập phân với một số thập phân Phép chia các số thập phân, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân, gồm:  Chia một số thập phân cho một số tự nhiên 36  Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,…  Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân. .. phân trong thực hành tính + Biết thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân các số thập phân + Nhân số thập phân với một tổng hai số thập phân + Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên + Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000… + Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một phân số + Chia một số tự nhiên cho một số thập phân + Chia một số thập phân cho một số thập phân. .. thập phân + Biết trừ hai số thập phân + Cộng trừ các số thập phân + Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân + Nhân một số thập phân với một số tự nhiên + Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100,1000… + Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân + Nhân một số thập phân với một số thập phân + Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân số thập phân. .. sung phân số Bao gồm các nội dung sau:  Khái niệm số thập phân: Khái niệm ban đầu về số thập phân: đọc, viết các số thập phân, cấu tạo hàng của các số thập phân  So sánh số thập phân:  Các phép tính về số thập phân: Phép cộng và phép trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá ba lần Phép nhân các số thập phân có tích là số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân, ... trạng dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp 5  CHƯƠNG 3: Một số biện pháp dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Phân hoá trong giáo dục là một đòi hỏi mang tính khách quan dựa trên nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực và đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em gắn với từng lứa tuổi trong quá trình trưởng... học Số thập phân ở lớp 5 Mục đích dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân lớp 5: Dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân được coi là một hướng • đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh được hiểu là quá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh bao gồm: - Huy động mọi khả năng của từng học sinh để tự học sinh tìm tòi, . học sinh lớp 5 21 1 .5. Một số vấn đề về dạy học phân hóa trong day học số thập phân ở lớp 5. 28 Kết luận chương 1 35 5 Chương 2. THỰC TRANG DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5. trạng dạy học phân hóa trong dạy học số thập phân ở lớp 5 40 2.3.Nguyên nhân của thực trạng 52 Kết luận chương 2 55 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5. cứu Quá trình dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp 5. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp 5. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 2. THỰC TRANG DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 37

  • 2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 37

  • 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học phân hóa trong dạy học số thập phân ở lớp 5 40

  • 2.3.Nguyên nhân của thực trạng 52

  • Kết luận chương 2 55

  • Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 56

  • 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 44

  • 3.2. Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 57

  • 3.3.Thực nghiệm sư phạm 88

  • Kết luận chương 3 99

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

  • 1.3.1. Cơ sở tâm lý học và giáo dục học của dạy học phân hóa

  • - Thiếu thời gian dạy học trên lớp;

  • - Giáo viên không hoàn toàn chủ động trước mọi tình huống mà học sinh nêu ra;

  • - Giáo viên phải biết tổ chức lớp khoa học để kiểm soát được việc làm của các nhóm và của từng thành viên;

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan