Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

140 797 4
Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN KỲ QUYẾT CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN KỲ QUYẾT CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH NGA NGHỆ AN - 2014 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 14 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15 5. Phương pháp nghiên cứu 15 Chương 1 CHẤT THƠ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG LÀM NÊN SỨC HẤP DẪN TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG 16 1.1. Một số giới thuyết về chất thơ và hướng tiếp cận chất thơ 16 1.1.1. Giới thuyết về chất thơ 16 1.1.2. Chất thơ như một nhu cầu thiết yếu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại20 1.1.3. Những kiểu thể hiện chất thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 22 1.2. Ma Văn Kháng, tác giả có vị trí xứng đáng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 28 1.2.1. Vài nét về Ma Văn Kháng 28 1.2.2. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 34 1.2.3. Nhìn chung về chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 41 Chương 2 CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 44 2.1. Những đề tài, cảm hứng cơ bản làm nên chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 44 2.1.1. Đề tài “biên ải” 44 2.1.2. Sự trở về quá khứ 53 2.1.3. Tìm đến các vấn đề da diết về thân phận con người 61 2.2. Chất thơ biểu hiện trong khát vọng đi tìm cái đẹp 69 2.2.1. Đi tìm cái đẹp trong dòng đời sinh hóa hồn nhiên 69 2.2.2. Đi tìm cái đẹp trong những gập ghềnh, trắc trở của tình người 73 2.2.3. Đi tìm vẻ đẹp trong những khát vọng hiện sinh thầm kín mà thuần khiết, cường tráng và phồn thực 79 2.3. Chất thơ thể hiện trong cái nhìn mang tính bi kịch về kiếp người và thế giới 82 2.3.1. Bi kịch của con người lần tìm về quá khứ 82 2.3.2. Bi kịch của con người trong cái hỗn độn, hỗn mang của hiện tại 85 2.3.3. Bi kịch của con người đối diện với chính mình 91 Chương 3 CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 96 3.1. Chất thơ thể hiện trong “cấu tứ” tiểu thuyết 96 3.1.1. Giới thuyết về “tứ” và “tứ” trong tiểu thuyết 96 3.1.2. Kiểu “cấu tứ” theo sự dẫn dắt của các trạng thái tâm lí 98 2.1.3. Kiểu “cấu tứ” theo sự dẫn dắt của dòng chảy đời sống sinh sôi, hồn nhiên 103 3.2. Chất thơ biểu hiện trong ngôn ngữ 105 3.2.1. Ngôn ngữ mang phong vị xa xôi 105 3.2.2. Ngôn ngữ mang chiều sâu của suy tư và sắc màu văn hóa 108 3.2.3. Ngôn ngữ chiều sâu nội tâm 114 3.3. Chất thơ biểu hiện trong giọng điệu 118 3.3.1. Giọng triết lí, thâm trầm 118 3.3.2. Giọng trữ tình sâu lắng 121 3.3.3. Giọng đằm thắm, xót xa 126 KẾT LUẬN 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 134 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ma Văn Kháng là một nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại. Bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay gia tài tác phẩm của Ma Văn Kháng khiến người đọc phải kính nể: 25 tập truyện với hơn 200 truyện ngắn, ngót 20 tiểu thuyết, 1 tiểu luận, 1 hồi ký - tự truyện. Nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng là góp phần nhận diện giá trị sáng tác của tác giả này. 1.2. Có thể thấy trong sáng tác nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng của Ma Văn Kháng, bút pháp trữ tình giàu chất thơ xen lẫn với bút pháp thế sự đậm chất hiện thực sâu sắc. Trong đó, bút pháp trữ tình giàu chất thơ nổi lên như một điểm nhấn quan trọng làm nên phong cách vừa thâm sâu mà tài hoa của nhà văn. Nghiên cứu chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là góp phần khẳng định giá trị tiểu thuyết của ông. 1.3. Không chỉ có ý nghĩa đối với riêng tiểu thuyết hay các sáng tác của Ma Văn Kháng, mà chất thơ đã trở thành một biểu hiện phổ biến góp phần làm nên diện mạo của đối với văn xuôi và tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Nghiên cứu chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sẽ góp phần hiểu thêm về văn xuôi, về tiểu thuyết giai đoạn này. 1.4. Các nghiên cứu về các tác phẩm của Ma Văn Kháng có số lượng khá nhiều trên nhiều phương diện từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, nội dung vấn đề chất thơ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng hiện nay vẫn còn đang bỏ ngỏ. Đây chính là lý do khiến chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Ma Văn Kháng có số lượng tác phẩm khá lớn, nguồn cảm hứng sáng tác đa dạng. Hình thức thể hiện trong các tác phẩm của ông chưa phải là hiện tượng đổi mới văn học một cách toàn diện, sâu sắc nhưng không phải vì thế 7 mà các vấn đề đặt ra trong các sáng tác của nhà văn không gây sự chú ý, tranh luận của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Lâu nay, đã có nhiều công trình, nhiều luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ, nhiều chuyên luận, nhiều bài báo nghiên cứu công phu và có những nhận định khá sâu sắc về các tác phẩm của nhà văn. Các công trình đó tập trung nhiều vào các phương diện như: kiểu nhân vật, sự làm mới nghệ thuật tiểu thuyết, giọng điệu trong truyện ngắn,… Có thể kể ra đây một số nghiên cứu tiểu biểu như: Thành công đầu tiên của Ma Văn Kháng về tiểu thuyết là Đồng bạc trắng hoa xòe. Khi đánh giá về tác phẩm này Trần Đăng Suyền cho rằng: “Ma Văn Kháng, bằng hình tượng nghệ thuật, đã chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít người, dù bị chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm sống, khả năng cách mạng” [100; 13]. Tác giả này cũng đã chỉ ra một số điểm thiếu sót của tiểu thuyết: “Nhiều nhân vật trong Đồng bạc trắng hoa xòe có hiện tượng hành động lấn át tâm lý. Cái mà ai gọi khám phá con người trong con người, là phép biện chứng tâm hồn, anh chưa làm được bao nhiêu” [100; 14,15]. Đánh giá thành công của tiểu thuyết này, tác giả Nghiêm Đa Văn nhận xét: “Ma Văn Kháng đã dựng lại Đồng bạc trắng hoa xòe bức tranh toàn cảnh xã hội và phong tục đặc biệt bằng hình tượng sinh động cụ thể. Điều này hiếm thấy trong các tác phẩm viết về vùng cao Đồng bạc trắng hoa xòe là cái mốc bên đường đánh dấu sự vươn lên của ông từ thể loại nhỏ đến quy mô có tầm sử thi” [92]. Đồng bạc trắng hoa xòe có nguồn tư liệu khá phong phú và dồi dào, lượng nhân vật phân chia làm hai chiến tuyến rõ ràng, khi nói về vấn đề này Lã Nguyên nhận định: “Nhân vật Ma Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc ta có thể nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng hay đê tiện, độc ác, nhân từ, ích kỷ hay hảo tâm” [30; 5] Dù chưa được đánh giá cao về nghệ thuật nhưng ở mức độ nào đó, về mặt bút pháp tác phẩm cũng đã tạo nên một sức hấp dẫn đối với người đọc, nhà nghiên cứu Hoàng Tiến đánh giá: “Bút pháp trong Đồng bạc 8 trắng hoa xòe thường dùng theo lối vẽ long trong mây. Con rồng đẹp cứ giấu mình trong mây chỉ hiện ra những khúc lượn vàng son có hạn, nhưng cho người xem vẫn nhận được đủ cái vóc dáng mạnh mẽ, thanh thoát của toàn bộ con rồng, lối “uống rượu sớm mai”. Độ rượu đủ để ngay ngất, quá nửa là say, dưới một chút coi như chưa uống. Biết dừng lại để gây ngây ngất mới là người biết uống rượu” [92]. Tiểu thuyết Vùng biên ải sự nối tiếp của Đồng bạc trắng hoa xòe đã có ý nghĩa khẳng định thêm tài năng tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, tác giả Đỗ Ngọc Thạch nhận định Vùng biên ải đã xây dựng: “Số lượng khá lớn tuyến nhân vật chính diện và nhân vật quần chúng trường hấp dẫn của tác phẩm không phải ở sự kiện mà ở chiều sâu tâm lý nhân vật [77]. Cùng viết về đề tài miền núi nhưng Gặp gỡ ở La Pan Tẩn ra đời muộn hơn so với các cuốn trên kia. Tuy nhiên, xét về bình diện hình thức thì cuốn này xuất sắc hơn. Nhà phê bình văn học Trần Tế có nhận xét: “Toàn bộ những vấn đề phức tạp ở vùng cao, không riêng gì giáo dục đã được ngòi bút Ma Văn Kháng mô tả tỉ mỉ, sinh động Yếu tố ảo bay bổng, lãng mạn đan xen trong hiện thực xô bồ phức nhiễu đã làm cho mạch truyện thêm uyển chuyển, hấp dẫn” [91; 69]. Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn. Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện khi nghiên cứu đã nhận định bộ ba tiểu thuyết này là: “Bức tranh đời sống hiện thực mang tính chất sử thi về con đường của các dân tộc miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời, đi theo cách mạng và phát huy được phẩm cách của mình”. Và bộ ba tiểu thuyết về miền núi này đã: “Tạo thành một chùm tiểu thuyết độc đáo làm sáng lên bức tranh lịch sử xã hội hào hùng, bi tráng của một vùng núi phía Bắc nước ta trọn một thế kỷ” [88]. Mưa mùa hạ là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Ma Văn Kháng về đề tài thành thị, khi đánh giá về tác phẩm này, Vân Thanh cho rằng Ma Văn Kháng: “Đã thể hiện cách nhìn, thái độ của các nhân vật trước những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Lương tâm, lẽ sống của mỗi người đều bị thử thách trước lưới 9 bủa vây của tệ nạn tiêu cực, trong vòng bức bách của vấn đề cơm áo hàng ngày có khi những quan niệm đạo lý thông thường bị xáo trộn, gây nên sự hoài nghi, phân vân ở mỗi người” [82; 87]. Trần Đăng Suyền nhận định: “Nhiều trang viết của tác giả đã gieo vào lòng người đọc lòng thương cảm đối với những người chân chính và thái độ căm phẫn đối với những kẻ bất lương. Không khí tác phẩm có lúc ngột ngạt như trước cơn mưa mùa hạ. Cái không khí ấy gây nên những suy nghĩ trong tâm trí người đọc” [99; 68]. Mùa lá rụng trong vườn đánh đấu bước chuyển biến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết và cảm hứng sáng tác của Ma Văn Kháng. Nhiều vấn đề xã hội, con người, nhất là các vấn đề của đời sống thành thị được đặt ra nóng bỏng với câu chuyện về mối quan hệ giữa con người với môi trường sống, giữa lý tưởng cao cả với đời sống thực dụng tầm thường của một bộ phận người trong xã hội, sự thách thức bản lĩnh và nhân cách của con người khi đối diện với chính mình và xã hội: “Có thể xem Mùa lá rụng trong vườn là một tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay. Một tiếng nói quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc sống và cuộc sống dành cho mỗi người tác phẩm đã khơi được vào dòng chảy của cuộc sống chúng ta hôm nay, đã lẩy ra được một mảng tươi nguyên của cuộc sống đó, gợi cho ta biết bao suy nghĩ về nó, lo lắng, băn khoăn về nó, và cũng hy vọng, tin yêu ở nó. Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ sống, một trách nhiệm sống” [83]. Nhà văn Bùi Hiển, đã chỉ rõ: “Ma Văn Kháng thẳng thắn, mạnh bạo đề cập đến một số vấn đề xã hội đang đặt ra trong một gia đình” [15]. Và Bùi Hiển cũng đã đánh giá thái độ của Ma Văn Kháng trước các hiện tượng xã hội đặt ra trong tiểu thuyết: “Ngòi bút của tác giả phanh phui một cách vừa tỉnh táo vừa da diết quá trình sa đọa tư tưởng, nhân cách và lối sống của một vài trường hợp điển hình, đồng thời bày tỏ niềm tin tưởng, ưu ái đối với những con người trung thực, thẳng thắn và giữ được lý tưởng cao đẹp xã hội, truyền thống dân tộc thuần hậu, vững bền” [15]. Mùa lá rụng trong vườn không những thể hiện được những mặt trái của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng mạnh tới tư tưởng, tình cảm và nhân cách của 10 [...]... sánh 6 Cấu trúc của luận văn Tương ứng với mục đích, nhiệm vụ đã đề ra, ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 Chất thơ - một yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Chương 2 Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn từ phương diện nội dung Chương 3 Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn từ phương... khác nhau; Lê Thị Thao với Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm tiểu thuyết Ma Văn Kháng, nghiên cứu tổng quan tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cả hai mảng đề tài với những đặc điểm khá quan trọng làm nên diện mạo và đóng góp của nhà văn cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại; Luận văn Thạc sĩ Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của Bùi Thanh Hương, chỉ ra bi kịch của con người thời kỳ sau giải... rụng trong vườn (1985) - Đám cưới không có giấy giá thú (1989) - Côi cút giữa cảnh đời (1989) - Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001) - Một mình một ngựa (2009) Ngoài ra chúng tôi khảo sát thêm các tiểu thuyết khác của nhà văn 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Lí giải khái niệm chất thơ, vai trò của chất thơ trong tiểu thuyết và một tổng quan về chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 4.2 Tìm hiểu chất thơ. .. nghệ thuật gắn với nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài dân tộc - miền núi của Ma Văn Kháng của Dương Thị Thanh Hương, đã chỉ rõ những thành công của Ma Văn Kháng về đề tài miền núi; Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Mai Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nghiên cứu sự vận động và chuyển đổi cảm hứng và hình thức trong sáng tác của Ma Văn Kháng ở hai giai đoạn khác... 1 CHẤT THƠ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG LÀM NÊN SỨC HẤP DẪN TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG 1.1 Một số giới thuyết về chất thơ và hướng tiếp cận chất thơ 1.1.1 Giới thuyết về chất thơ Tiểu thuyết ra đời sớm ở Châu Âu Qua các thời kỳ, thể loại này ngày càng có bước phát triển mạnh Tiểu thuyết được xem là: Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu. .. tàn nhẫn nhưng bên trong là thế giới của tình người giàu chất nhân văn: “Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương dù róng riết, cay nghiệt đến đâu vẫn có sự trầm lắng, suy tư trong tác phẩm chất thơ và chất văn xuôi luôn hòa quyện trong ngôn ngữ tác phẩm Và ông đã diễn tả rất thành công ngôn ngữ của giấc mơ, vô thức làm nên chất thơ trong tiểu thuyết của mình” [3] Tiếp cận tiểu thuyết của Thuận, người... mênh mang của tình người Có thể nhận thấy rằng, dù mức độ đậm nhạt ở mỗi tác phẩm khác nhau, trong cùng một tác phẩm trên các bình diện khác nhau nhưng chất thơ đã làm nên diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam, góp phần khẳng định bản sắc riêng của thể loại này trong văn học dân tộc và thế giới 28 1.2 Ma Văn Kháng, tác giả có vị trí xứng đáng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.2.1 Vài nét về Ma Văn Kháng. .. có trong các thể loại trong quá khứ, các tác phẩm bám sát diễn biến thực tại, tập trung khám phá chiều sâu của sự sống trong lăng kính đa chiều, chất văn xuôi là một thành tố quan trọng làm nên diện mạo của tiểu thuyết hiện đại Nói như thế không có nghĩa là những cái gì có trong cuộc sống được đưa vào tiểu thuyết đều có chất văn xuôi” Tiểu thuyết, xét dưới tính đặc trưng của thể loại thì chất văn. .. đó đã mang đến cho tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này phẩm chất lý tưởng, chất thơ hòa quyện trong chất tiểu thuyết, chất sử thi Sau 1975, với việc trở lại với con 22 người cá nhân và nhịp điệu của đời sống thường nhật, việc “cởi trói”, cho phép nhà văn được tự do hơn trong những tìm tòi, sáng tạo và thăm dò trữ năng của mình, chất thơ ngày càng trở thành một phẩm chất thẩm mỹ quan trọng của văn xuôi... Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau năm 1980 của Đỗ Phương Thảo, chú ý vào việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn; tác giả Dương Thị Hồng Liên với Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới tìm hiểu những nét mới trên phương diện nghệ thuật cũng 14 như cái nhìn toàn vẹn về quá trình vận động trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng; Luận văn Thạc sĩ Cảm hứng . đáng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 28 1.2.1. Vài nét về Ma Văn Kháng 28 1.2.2. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 34 1.2.3. Nhìn chung về chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 41 Chương 2 CHẤT. QUYẾT CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN KỲ QUYẾT CHẤT THƠ TRONG. 3. Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn từ phương diện hình thức 15 Chương 1 CHẤT THƠ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG LÀM NÊN SỨC HẤP DẪN TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG 1.1. Một số giới thuyết

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan