Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần hóa học đại cương của sinh viên trường cao đằng cộng đồng hậu giang

146 517 2
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần hóa học đại cương của sinh viên trường cao đằng cộng đồng hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THẾ VŨ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THẾ VŨ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN NĂM TP. HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến : - Thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Năm – Khoa Hóa học trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. - Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường và thầy giáo TS. Nguyễn Văn Bời đã dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn. - Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hóa học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học hóa học khoa Hóa học trường Đại học Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu Trường CĐCĐ Hậu Giang, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014 LÊ THẾ VŨ MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4.1. Khách thể nghiên cứu 3 4.2. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3 5.4. Phương pháp toán học thống kê 3 6. Giả thuyết khoa học 3 7. Đóng góp mới của đề tài 4 1.1. Giáo dục chuyên nghiệp và xu hướng phát triển[2,24] 4 1.2. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp – cơ sở của giáo dục chuyên nghiệp[2,24] 5 1.2.1. Vị trí, vai trò của nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp 5 1.2.2. Bản chất và nhiệm vụ cơ bản của giáo dục kỹ thuật tổng hợp 5 1.3.1.2. Đánh giá 7 1.4. Các phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập[6,21,34] 15 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CĐCĐ HẬU GIANG 31 2.1. Giới thiệu học phần Hóa học đại cương trường CĐCĐ Hậu Giang[8,38] 31 2.1.1. Vị trí và nhiệm vụ của học phần 31 2.1.2. Mục tiêu của học phần 32 2.2. Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Hóa học đại cương[8,9,14,18] 35 2.2.3. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử 49 2.2.4. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 3: Nhiệt động lực học của phản ứng hoá học 61 2.2.5. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Tốc độ phản ứng – cân bằng hoá học 74 2.2.6. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 5: Dung dịch 86 2.2.7. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 6: Phản ứng oxy hoá khử và điện hoá 103 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 115 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 123 PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 PHỤ LỤC 130 Phụ lục 1: PHIẾU THĂM DÒ GIẢNG VIÊN 130 Phụ lục 2: ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM 134 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV Giảng viên SV Sinh viên KT Kiểm tra KT-ĐG Kiểm tra - đánh giá CĐ Cao đẳng ĐH Đại học CĐCĐ Cao đẳng cộng đồng TNKQ Trắc nghiệm khách quan TNTL Trắc nghiệm tự luận TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện: từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chuyển từ chính sách ”đóng cửa” sang chính sách “mở cửa” làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, trong đó giáo dục đã có một cuộc cách mạng thực sự. Trong nhiều năm thực hiện đổi mới giáo dục, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định như: xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu ngày càng hợp lý. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định. Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp. Hiệu quả của đổi mới phương pháp giáo dục ở nhiều nơi còn quá chênh lệch và không cao mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và đổi mới phương pháp KT-ĐG còn lạc hậu, thiếu thực chất. KT-ĐG kết quả học tập của SV là khâu hết sức quan trọng trong quá trình dạy học ở trường CĐ, ĐH. Đây là khâu cuối cùng của quá trình dạy học nhưng nó có tác động chính, trực tiếp đến mục tiêu dạy học và là động lực của quá trình dạy học. Thông qua kết quả hoạt động của KT-ĐG, GV sẽ điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học và có hình thức tổ chức dạy học hợp lý hơn. Mặt khác qua 1 KT-ĐG, SV tự đánh giá bản thân, nhìn nhận thấy những khuyết điểm, thiếu sót của mình về môn học để điều chỉnh phương pháp học tập. Đồng thời KT-ĐG giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn khách quan về chương trình và tổ chức đào tạo. KT-ĐG giữ vai trò quan trọng như thế nên nó luôn được quan tâm từ phía người quản lý, người thầy, người học và dư luận xã hội. Tất cả đều đòi hỏi KT-ĐG phải thực sự khách quan, công bằng, phản ánh đúng thực chất chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan việc KT-ĐG hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại như các gian lận trong thi cử, các phương pháp dùng để KT-ĐG thiếu tính khách quan, tính giá trị. Đã có nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp KT-ĐG. Và mới đây việc đổi mới KT-ĐG càng được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, đổi mới trong phương pháp KT-ĐG là một trong 9 nhiệm vụ được đề ra và được lựa chọn là khâu đột phá trong việc thực hiện, triển khai “Đề án về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo phát biểu của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển trong buổi đối thoại trực tuyến sáng ngày 04/12/2013 tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Trong tình hình đó, việc đổi mới phương pháp KT-ĐG cũng là một yêu cầu hết sức cấp bách ở trường CĐCĐ Hậu Giang - một trường công lập đa cấp, đa ngành với mục tiêu là trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Hậu Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Và với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ nhoi vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập phần Hóa học đại cương của sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn phần Hóa học đại cương dùng trong KT-ĐG kết quả học tập của SV trường CĐCĐ Hậu Giang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về KT-ĐG và vận dụng để đánh giá kết quả học tập của SV. 2. Nghiên cứu mục tiêu dạy học nhằm soạn thảo hệ thống câu hỏi TNKQ để 2 KT-ĐG mức độ tiếp thu, vận dụng kiến thức của SV. 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chủ đề Hóa học đại cương theo các mức độ trí năng dùng trong KT-ĐG kết quả học tập của SV. 4. Thực nghiệm sư phạm nhằm KT-ĐG hiệu quả và tính khả thi của đề tài. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học ở trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn hóa học phần Hóa học đại cương của SV trường CĐCĐ Hậu Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đo lường đánh giá trong giáo dục. - Nghiên cứu những tài liệu về cơ sở lí luận của việc KT-ĐG kết quả học tập của người học. - Nghiên cứu mục đích, nội dung của học phần Hóa học đại cương và các tài liệu liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đánh giá thực trạng KT-ĐG kết quả học tập của SV trường CĐCĐ Hậu Giang hiện nay, từ đó đề xuất KT-ĐG kết quả học tập của SV học phần Hóa học đại cương bằng phương pháp TNKQ. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các nội dung đã đề xuất trong luận văn. 5.4. Phương pháp toán học thống kê Xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn môn Hóa học chủ đề ‘Hóa học đại cương’ và có sự sử dụng hợp lý thì sẽ trợ giúp đảm bảo 3 tính chính xác, trung thực, khách quan trong việc KT-ĐG và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường CĐCĐ Hậu Giang. 7. Đóng góp mới của đề tài 1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về KT-ĐG kết quả học tập của SV. 2. Xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn để đánh giá kết quả học tập môn Hóa học theo chủ đề ‘Hóa học đại cương’. Kết quả của đề tài là một tài liệu để các GV ở các bộ môn khác tham khảo trong quá trình biên soạn câu hỏi đánh giá kết quả học tập của SV trường CĐCĐ Hậu Giang. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Giáo dục chuyên nghiệp và xu hướng phát triển[2,24] Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề là: phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, khuyến khích phát triển các hình thức dạy 4 [...]... Chúng tôi rút ra kết luận: Kiểm tra kết quả học tập của SV là quá trình xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp, tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển Kiểm tra bao gồm xác định mục tiêu kiểm tra, công cụ kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra, tức là đánh giá 1.3.1.2 Đánh giá Đánh giá kết quả của một hoạt động... việc KT-ĐG kết quả học tập của sinh viên tại trường CĐCĐ Hậu Giang 1.6.2 Nội dung, đối tượng và phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát GV với 3 yếu tố chính là: - Nhận thức về việc KT-ĐG kết quả học tập - Phương pháp KT-ĐG kết quả học tập - Thiết kế bộ câu hỏi TNKQ 1.6.3 Tiến trình và kết quả điều tra Để tìm hiểu thực trạng việc KT-ĐG kết quả học tập của SV trường CĐCĐ Hậu Giang, chúng... phần mới - KT tổng kết: Hình thức KT này được thực hiện vào cuối mỗi giáo trình, cuối năm học nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố mở rộng chương trình môn học, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục học chương trình của năm học sau GV không nên chỉ căn cứ vào kết quả KT tổng kết hoặc KT định kỳ để đánh giá kết quả học tập của SV mà phải kết hợp với KT trường xuyên mới đánh giá đúng trình độ của SV Đây là một... chọn phương pháp dạy học GV giữ vai trò chủ đạo khuyến khích SV tham gia công tác đánh giá học tập như cho đáp án yêu cầu SV tự chấm điểm cuả mình và của bàn cùng học sau đó GV kiểm tra kết quả của SV đối chiếu với kết quả của mình - Mời một số đại biểu ban ngành tham gia đánh giá học tập khiến cho việc đánh giá học tập càng thiết thực với thực tế xã hội hơn Các yêu cầu về KT-ĐG học tập trên có mối quan... trình dạy học tốt hơn 1.3.1.3 Kết quả học tập Kết quả học tập có thể hiểu theo hai cách khác nhau tuỳ theo mục đích của việc KT: Kết quả học tập được coi là mức độ thành công trong học tập của SV, được xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác định, kiến thức, kỹ năng cần đạt được và công sức, thời gian bỏ ra Theo cách định nghĩa này thì kết quả học tập là mức độ thực hiện tiêu chí Kết quả học tập cũng... đánh giá nêu trên được thực hiện tương ứng với quá trình KT-ĐG kiến thức kỹ năng của người học theo những thời điểm khác nhau của quá trình dạy học một môn học hay một học phần đó là : - Kiểm tra khi bắt đầu một học phần để xác định kiến thức xuất phát của 10 người học - Kiểm tra trong quá trình dạy học một học phần - Kiểm tra sau khi kết thúc một học phần 1.3.5 Những yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm. .. kiểm tra – đánh giá kết quả học tập[ 13,20,32] 1.3.5.1 Tính nhất quán Tính nhất quán của đánh giá học tập thể hiện ở phương diện: - Phạm vi của đánh giá học tập phải nhất quán với mục tiêu đã dự định - Đánh giá học tập phải thể hiện sự khác biệt trọng số giữa các mục tiêu Thông thuờng GV khi xác lập các mục tiêu phải chỉ rõ tầm quan trọng khác nhau của các mục tiêu cần đạt được của người học 1.3.5.2... bài trắc nghiệm Khi đánh giá độ giá trị thì sự phân tích về nội dung thường quan trọng hơn là các con số thống kê Khi đánh giá độ tin cậy thì nên xem xét đến sai số chuẩn của 26 phép đo Cần phải tiến tới sự phù hợp về độ tin cậy và độ giá trị trong việc đánh giá và tuyển chọn các bài trắc nghiệm 1.6 Thực trạng việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trường CĐCĐ Hậu Giang 1.6.1 Mục đích... chí đánh giá thì kết quả thể hiện mới thực sự khách quan Để nâng cao tính khách quan trong đánh giá kết quả học tập của SV, GV phải tùy vào từng tình huống cụ thể mà lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp đảm bảo tính khách quan cao, xong phải đạt và đo được mục tiêu đã đề ra 1.3.5.5 Tính liên tục Trong toàn bộ quá trình thực hiện chương trình học của nhà trường, GV phải là người đánh giá học tập. .. không có GV nào cho rằng mình ra đề kém Tính hiệu quả của đề thi khi đánh giá kết quả học tập của sinh viên Mức độ hiệu quả Số lượng Phần trăm Rất chính xác 4 11,8 Khá chính xác 30 88,2 Chính xác một phần 0 0 Không chính xác 0 0 Rất không chính xác 0 0 Tổng số 34 100 - Kết quả điều tra cho thấy thực trạng hiện nay đa số GV ở trường Cao đẳng 28 Cộng đồng Hậu Giang sau khi ra đề, coi thi, chấm thi xong hầu . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THẾ VŨ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO. DỤC TP. HỒ CHÍ MINH - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THẾ VŨ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG Chuyên. THỐNG CÂU HỎI ĐỂ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CĐCĐ HẬU GIANG 31 2.1. Giới thiệu học phần Hóa học đại cương trường CĐCĐ Hậu Giang[ 8,38] 31 2.1.1.

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    • 4.1. Khách thể nghiên cứu

    • 4.2. Đối tượng nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    • 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    • 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

    • 5.4. Phương pháp toán học thống kê

    • 6. Giả thuyết khoa học

    • 7. Đóng góp mới của đề tài

    • 1.1. Giáo dục chuyên nghiệp và xu hướng phát triển[2,24]

    • 1.2. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp – cơ sở của giáo dục chuyên nghiệp[2,24]

    • 1.2.1. Vị trí, vai trò của nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp.

    • 1.2.2. Bản chất và nhiệm vụ cơ bản của giáo dục kỹ thuật tổng hợp.

    • 1.3.1.2. Đánh giá

    • 1.4. Các phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập[6,21,34]

  • CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CĐCĐ HẬU GIANG

    • 2.1. Giới thiệu học phần Hóa học đại cương trường CĐCĐ Hậu Giang[8,38]

    • 2.1.1. Vị trí và nhiệm vụ của học phần

    • 2.1.2. Mục tiêu của học phần

    • 2.2. Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Hóa học đại cương[8,9,14,18]

    • 2.2.3. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử

    • 2.2.4. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 3: Nhiệt động lực học của phản ứng hoá học

    • 2.2.5. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Tốc độ phản ứng – cân bằng hoá học

    • 2.2.6. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 5: Dung dịch

    • 2.2.7. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 6: Phản ứng oxy hoá khử và điện hoá

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

  • PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

    • Phụ lục 1: PHIẾU THĂM DÒ GIẢNG VIÊN

    • Phụ lục 2: ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan