Đời sống thị dân trong tiểu thuyết hồ anh thái

131 701 1
Đời sống thị dân trong tiểu thuyết hồ anh thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THƯƠNG ĐỜI SỐNG THỊ DÂN ĐỜI SỐNG THỊ DÂN TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THƯƠNG ĐỜI SỐNG THỊ DÂN ĐỜI SỐNG THỊ DÂN TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn – Đại học Vinh đã cho tôi nhiều chỉ dẫn khoa học quý báu, cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ. Đặc biệt, nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên, T.S. Lê Thị Hồ Quang – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình cho tôi trong suốt dài thời gian nghiên cứu. Trước một vấn khá hóc búa, mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm tòi nhưng người thực hiện vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều hơn nữa những sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn để công trình được hoàn thiện hơn nữa. Nghệ An, tháng 9 năm 2014 Tác giả NHÀ VĂN HỒ ANH THÁI QUY ƯỚC VIẾT TẮT Nxb: Nhà xuất bản TP: Thành phố Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang đứng sau. Ví dụ: [51, 391]nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham khảo là 51, nhận định trích dẫn nằm ở trang 391 của tài liệu này. MỤC LỤC 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp của luận văn 6 7. Cấu trúc luận văn 6 Chương1 8 NHÌN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ĐỜI SỐNG THỊ DÂN 8 TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 8 1.1. Khái niệm thị dân và đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết 8 Việt Nam sau 1975 8 1.1.1. Khái niệm thị dân 8 1.2.1. Cuộc đời, con người 14 1.2.2. Hành trình sáng tạo 17 2.1. Nét đặc thù trong cái nhìn về đời sống thị dân của Hồ Anh Thái. .32 2.2.2. “Nguyên lý xác thịt” và “nguyên lý đồng tiền” - cơ sở của mọi mối quan hệ trong đời sống thị dân 42 Chương 3 72 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỜI SỐNG THỊ DÂN 72 TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 72 72 3.1. Cách tổ chức văn bản tiểu thuyết 72 3.2. Cách sử dụng “ngôn ngữ thị dân” 84 3.4.2. Các hình thức giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 111 3.4.3. Hiệu quả của bút pháp giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 117 KẾT LUẬN 119 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Quan điểm mỹ học mới về con người, đời sống và sự sáng tạo đã khiến tiểu thuyết Việt Nam sau Đổi mới (1986) đến nay thực sự khởi sắc. Nhiều đề tài, chủ đề vốn trước đây chưa được khai thác và nhìn nhận xứng đáng nay được đào sâu và khơi mở ở nhiều chiều kích khác nhau. Đặc biệt, đời sống thị dân là đề tài thu hút được nhiều cây bút quan tâm thể hiện. Khi viết về đề tài này, mỗi nhà văn đều cố gắng tìm tòi một hướng đi riêng để khẳng định dấu ấn cá nhân của mình. Tiêu biểu là các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ… 1.2. Hồ Anh Thái là một gương mặt xuất sắc của văn xuôi Việt Nam đương đại. Với bút lực dồi dào và cách nhận thức, thể hiện vấn đề độc đáo, ông sớm ghi dấu ấn cá nhân với thể loại truyện ngắn và có thành tựu đáng kể ở cả mảng tiểu luận, chân dung văn học. Song thành công nổi bật của ông nằm ở tiểu thuyết, đặc biệt mảng tiểu thuyết viết về đề tài đời sống thị dân. Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, đời sống thị dân đã thực sự trở thành một đề tài trọng điểm để ngòi bút ông hướng tới khai thác, lý giải. Nhạy bén và tinh tường, nhà văn đã phản ánh hiện thực đô thị vào trong tác phẩm của mình một cách sinh động, hấp dẫn và mới lạ. Điều đó được minh chứng qua nhiều tác phẩm, chẳng hạn: Người và xe chạy dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột 1.3. Mặc dù đời sống thị dân là một đề tài quan trọng, xuyên suốt trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, song nó vẫn chưa được tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống, kĩ lưỡng. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn “Đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Cho đến thời điểm hiện tại, Hồ Anh Thái luôn khẳng định mình là nhà văn chuyên nghiệp, có bút lực sung sức và thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc. Ông có nhiều đóng góp trong tiến trình cách tân bộ mặt văn chương đương đại. Chính vì vậy, đã có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về sáng tác của Hồ Anh Thái. Các bài viết và công trình này đều chú ý nhấn mạnh đặc trưng bút pháp, giọng điệu, ngôn ngữ, cách tân nghệ thuật… của tác giả qua mỗi tác phẩm. 2.2. Trước luận văn này, vấn đề đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã được một số tác giả đề cập đến song chủ yếu mới chỉ dừng lại ở những tiểu thuyết riêng lẻ. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể điểm qua một số các ý kiến sau đây: Người và xe chạy dưới ánh trăng đánh dấu thành công bước đầu ở thể loại tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng như vấn đề đời sống thanh niên thành thị ông đặt ra trong đó. Tác phẩm đã nhận được giải thưởng văn xuôi 1986 -1990 của Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Về tác phẩm này, tác giả Vũ Bão trong bài Bức tranh thu nhỏ thời hậu chiến đăng trên báo Sức khoẻ và Đời sống năm 2003, nhận định:" Thành công của cuốn tiểu thuyết đầu tay đã cổ vũ Hồ Anh Thái dấn thân vào công cuộc khám phá mảnh đất đầy gai góc thời hậu chiến. Anh đã bắt trúng mạch nỗi đau truyền kiếp của con người". Tác giả Xuân Cang nhận ra: “Người và xe chạy dưới ánh trăng miêu tả những con người, những quan hệ người trong một khu tập thể, nhưng phẩm chất người hình thành từ cuộc đời xô bồ, loang loáng như cái cảnh nhọc nhằn người và chiếc xích lô chạy dưới ánh trăng trong một đêm sau chiến tranh ở Hà Nội” [51, 391]. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế tập trung hướng về đời sống thị dân. Tác giả Trần Thị Hải Vân trong công trình: Cõi người trong thế giới nghệ thuật của Hồ Anh Thái có cái nhìn khái quát về đối tượng thị dân trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái: “Tầng lớp thị dân trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái gần như là cả một xã hội đông đảo nhưng có phần nhốn nháo, ở đó những con người lương thiện tốt đẹp dường như quá hiếm hoi, ít ỏi (…) Hồ Anh Thái lôi tất cả họ lên sân khấu trò đời, không chừa một ai, để phân tích, soi ngắm, bình phẩm, chế giễu và cả lên án…” [53, 63]. Tác giả Phạm Chí Dũng trong bài Ám ảnh và dự cảm khẳng định vị trí của cuốn tiểu thuyết này trong việc phản ánh đời sống thị dân hiện đại: “Trên văn đàn Việt Nam trong khoảng mười mấy năm nay, chúng ta cũng đã đụng chạm với nhiều sự thật về mặt trái của một xã hội đang bị tha hóa với tốc độ nhanh về đạo đức được phơi bày ra trong không ít tác phẩm. Nhưng Cõi người rung chuông tận thế có lẽ là một trong số ít những sự phơi bày được văn học hóa thành công…” [53, 301]. Tác giả Phạm Anh Minh trong bài viết Cõi người rung chuông tận thế từ góc nhìn Phật giáo, nhận xét về mặt trái của đời sống thị dân thể hiện trong tác phẩm: “Với dung lượng ít (241 trang), lối viết hàm súc, nén chặt, Hồ Anh Thái đã vạch ra mặt trái của cõi người hiện đại: Sự xuống cấp về mặt nhân cách, đạo đức của nhiều lớp người; lối sống buông thả của những kẻ có tiền, có quyền; sự thiếu trách nhiệm của con người, sự dung túng của xã hội; những bất công trong cuộc sống…” [53, 330]. Sau Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái cho ra đời tiểu thuyết Mười lẻ một đêm. Đây là tác phẩm khẳng định sở trường của Hồ Anh Thái với đề tài đời sống thị dân. Tác giả Trần Quỳnh Trang trong công trình Phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã nhận xét về thế giới nhân vật thị dân trong tiểu thuyết này như sau: “Mười lẻ một đêm là tiểu thuyết trào lộng châm biếm sắc sảo nhiều thói tật đáng cười của con người trong xã hội đương đại. Tác phẩm như một “tấn [...]... đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung chính gồm ba chương: Chương 1: Nhìn chung về đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Chương 2: Đặc điểm đời sống và con người thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Chương 3: Nghệ thuật thể hiện đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Chương1... Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phong Điệp, Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh để so sánh, đối chiếu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhận diện vị trí của đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái - Chỉ ra những đặc điểm chính của đời sống thị dân và con người thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - Chỉ ra những nét chính về nghệ thuật thể hiện đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 5 Phương... VỀ ĐỀ TÀI ĐỜI SỐNG THỊ DÂN TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 1.1 Khái niệm thị dân và đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 1.1.1 Khái niệm thị dân Trong quan niệm truyền thống, khái niệm thị dân được hiểu tương đối hẹp, chỉ những đối tượng là thợ thủ công, những thương gia, những người buôn bán sống ở những khu dân cư sầm uất Trong quan niệm hiện đại, nội hàm khái niệm thị dân được... [57, 367] Tiếp nối thành công khi viết về đề tài đời sống thị dân, năm 2012, Hồ Anh Thái tiếp tục cho ra đời tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột Tác giả Thi Thi trong bài Chuyện đời sinh động đăng trên trang http://hoanhthai.vn có nhận xét về hiện thực đô thị được thể hiện trong tiểu thuyết này: “Đó là một tiểu thuyết miêu tả hiện thực với ngồn ngộn chuyện đời, ở các lĩnh vực Từ chuyện buôn đất, làm sân... được cả dư luận trong và ngoài nước quan tâm, đánh giá cao 1.3 Đời sống thị dân – một đề tài nổi bật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 1.3.1 Khái quát về đề tài thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định: “Các nhà văn dù lớn đến đâu cũng chỉ có một vùng đề tài yêu thích nhất và ông ta chỉ có thể viết hay về những đề tài ấy mà thôi” [34, 12] Vì vậy mà trong nền văn... cuối đời Dù là nhà văn trẻ, nhưng Hồ Anh Thái đã mạnh dạn đặt ra vấn đề tình dục, về bản năng con người và nhu cầu làm tròn thiên chức người phụ nữ Trong tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã xây dựng được một cốt truyện lạ: Trong cơn hôn mê cận kề cái chết do điện giật, nhân vật chính của tiểu thuyết đã từ năm 1987 ngược thời gian trở lại năm 1967, khi anh ta còn chưa ra đời Ở đó anh. .. chương Đề tài đời sống thị dân và đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại đã được nhiều nhà văn khai phá Tiêu biểu là sáng tác của những tác giả: Ma Văn Kháng, Chu Lai, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Phong Điệp, Đỗ Phấn… Nó cũng là sự lựa chọn hàng đầu của nhà văn Hồ Anh Thái Hiện thực trong những sáng tác của Hồ Anh Thái rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề trong cuộc sống và con người Hồ Anh Thái rất thoải... tài đời sống thị dân, Hồ Anh Thái không chỉ gặp thuận lợi mà còn gặp không ít khó khăn, thách thức Nhưng chính điều đó cũng sẽ là động lực thôi thúc ngòi bút nhà văn phải liên tục sáng tạo, đổi mới trên từng trang viết để có những tác phẩm viết về đô thị độc đáo mang thương hiệu “made in Hồ Anh Thái Khi được hỏi vì sao đề tài đời sống thị dân lại luôn trở đi trở lại trong các sáng tác của mình, Hồ Anh. .. Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là Đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 3.2 Phạm vi văn bản khảo sát Để thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tìm hiểu, khảo sát tất cả các sáng tác của Hồ Anh Thái, kể các các tác phẩm thuộc các thể loại khác như truyện ngắn, tiểu luận văn học… Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu và giới hạn của đề tài, chúng tôi sẽ tập trung vào các tiểu thuyết sau đây: - Người... thoải mái khi lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tác Nhưng trong tiểu thuyết, đề tài đời sống thị dân được ông đặc biệt “ưu ái” và tập trung bút lực để khai thác và chiếm lĩnh Nó thực sự đã trở thành một “tâm điểm” trong các sáng tác của ông Ngay từ những sáng tác đầu tiên, đời sống thị dân đã xuất hiện như một đề tài đáng chú ý trong văn Hồ Anh Thái Càng về sau, vấn đề này càng được nhà văn nhận thức, . tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Chương 2: Đặc điểm đời sống và con người thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Chương 3: Nghệ thuật thể hiện đời sống thị dân trong tiểu thuyết. đặc điểm chính của đời sống thị dân và con người thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. - Chỉ ra những nét chính về nghệ thuật thể hiện đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. 5. Phương. ĐỀ TÀI ĐỜI SỐNG THỊ DÂN 8 TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 8 1.1. Khái niệm thị dân và đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết 8 Việt Nam sau 1975 8 1.1.1. Khái niệm thị dân 8 1.2.1. Cuộc đời, con

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Đóng góp của luận văn

  • 7. Cấu trúc luận văn

  • Chương1

  • NHÌN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ĐỜI SỐNG THỊ DÂN

  • TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI

    • 1.1. Khái niệm thị dân và đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết

    • Việt Nam sau 1975

      • 1.1.1. Khái niệm thị dân

      • 1.2.1. Cuộc đời, con người

      • 1.2.2. Hành trình sáng tạo

      • 2.1. Nét đặc thù trong cái nhìn về đời sống thị dân của Hồ Anh Thái

        • 2.2.2. “Nguyên lý xác thịt” và “nguyên lý đồng tiền” - cơ sở của mọi mối quan hệ trong đời sống thị dân

        • Chương 3

        • NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỜI SỐNG THỊ DÂN

        • TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI

          • 3.1. Cách tổ chức văn bản tiểu thuyết

          • 3.2. Cách sử dụng “ngôn ngữ thị dân”

            • 3.4.2. Các hình thức giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

            • 3.4.3. Hiệu quả của bút pháp giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

            • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan