Hoạt động cách mạng của tôn trung sơn ở nhật bản

104 1K 1
Hoạt động cách mạng của tôn trung sơn ở nhật bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG THỊ NGUYÊN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở NHẬT BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG THỊ NGUYÊN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở NHẬT BẢN Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 60.22.03.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGHỆ AN - 2014 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tôi cả về mọi mặt trong quá trình học tập và làm luận văn. Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh đã cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Cảm ơn các cán bộ nhân viên Thư viện Thông tin khoa học xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận văn của của mình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Hương, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành bản luận văn của mình. Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 8 Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các cuộc đấu tranh, các cuộc thử nghiệm nhằm giữ vững độc lập dân tộc của Trung Quốc đã lâm vào bế tắc, đất nước Trung Hoa bị các nước đế quốc tranh nhau xâu xé. Bài toán cứu nước vẫn được đặt ra, chính trong hoàn cảnh đó trên vũ đài chính trị của Trung Quốc xuất hiện một nhà cách mạng dân tộc dân chủ lớn đó là Tôn Trung Sơn. Bằng trí tuệ, tài năng, những kinh nghiệm cách mạng quý báu đúc rút trong cuộc đời hoạt động của mình cùng với hoài bão cứu nước Tôn Trung Sơn đã xây dựng học thuyết cách mạng: Chủ nghĩa tam dân. Trong đó ông đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, bởi vì theo ông chỉ khi "dân tộc độc lập" mới có "dân quyền tự do" và "dân sinh hạnh phúc". Tư tưởng ấy trở thành đường lối lý luận cơ bản, làm nền tảng định hướng cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 5. Nguồn tài liệu 16 6. Đóng góp luận văn 16 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 16 8. Bố cục luận văn 17 Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC KHI TÔN TRUNG SƠN ĐẾN NHẬT BẢN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG 18 1.1. Vài nét về cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn 18 1.2. Tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn 24 1.2.1. Tiền đề lịch sử dẫn đến việc hình thành tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn 24 1.2.2. Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn 26 1.3. Những điều kiện thuận lợi để Tôn Trung Sơn sang hoạt động ở Nhật Bản 31 1.3.1. Vị trí địa lý, văn hóa và chủng tộc 31 1.3.2. Ảnh hưởng Minh Trị Duy Tân đối với Trung Quốc 33 1.3.3. Tình hình Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản 34 Tiểu kết chương 1 38 Chương 2 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở NHẬT BẢN 40 2.1. Khái quát những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở hải ngoại 40 2.2. Hoạt động tuyên truyền cách mạng của Tôn Trung Sơn trong cộng đồng Hoa kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản 44 2.3. Tôn Trung Sơn xây dựng các tổ chức cách mạng ở Nhật Bản 50 2.3.1. Thành lập phân hội Hưng Trung Hội 50 2.3.2. Thành lập tổ chức Trung Quốc cách mạng Đồng Minh Hội 52 2.3.3. Cải tổ Quốc Dân Đảng thành Đảng Cách mạng Trung Hoa 59 2.4. Tôn Trung Sơn hội kiến với các nhà cách mạng ở Nhật Bản 62 2.4.1. Hội kiến với Phan Bội Châu 62 2.4.2. Hai lần mật đàm với Katsura Taro 66 2.4.3. Đàm phán với Lương Khải Siêu để liên hợp phái cải lương và phái cách mạng 67 Tiểu kết chương 2 69 Chương 3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở NHẬT BẢN 71 3.1. Tác động đến tư tưởng cách mạng của lực lượng Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản 71 3.2. Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản trở về nước tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng do Tôn Trung Sơn phát động 75 3.3. Sự giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản đối với Tôn Trung Sơn 80 3.4. Một số nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn 84 Tiểu kết chương 3 90 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 101 MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các cuộc đấu tranh, các cuộc thử nghiệm nhằm giữ vững độc lập dân tộc của Trung Quốc đã lâm vào bế tắc, đất nước Trung Hoa bị các nước đế quốc tranh nhau xâu xé. Bài toán cứu nước vẫn được đặt ra, chính trong hoàn cảnh đó trên vũ đài chính trị của Trung Quốc xuất hiện một nhà cách mạng dân tộc dân chủ lớn đó là Tôn Trung Sơn. Bằng trí tuệ, tài năng, những kinh nghiệm cách mạng quý báu đúc rút trong cuộc đời hoạt động của mình cùng với hoài bão cứu nước Tôn Trung Sơn đã xây dựng học thuyết cách mạng: Chủ nghĩa tam dân. Trong đó ông đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, bởi vì theo ông chỉ khi "dân tộc độc lập" mới có "dân quyền tự do" và "dân sinh hạnh phúc". Tư tưởng ấy trở thành đường lối lý luận cơ bản, làm nền tảng định hướng cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). Trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thành lập nền cộng hòa ở Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, Nhật Bản có một vị trí hết sức quan trọng. 1.1. Nhật Bản sau cuộc cải cách Minh Trị (1868 - 1912) đã làm say mê các nước xung quanh, trong đó có Trung Quốc. Đồng thời, Nhật Bản - Trung Quốc là hai nước gần nhau về mặt địa lý, xét trên bình diện văn hóa thì Trung Quốc và Nhật Bản có những phong tục tập quán gần giống nhau, có nhiều điểm tương đồng đặc biệt là vấn đề Nho giáo. Cho nên, người Trung Quốc đã hướng sang Nhật để học tập. Vì vậy, ở Nhật Bản có số lượng lưu học sinh Trung Quốc khá đông. Đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn. Đó là lý do giải thích vì sao trong hoạt động cách mạng Tôn Trung Sơn có tới mười một lần đến Nhật Bản với thời gian lưu lại là 7 năm 10 tháng [14; tr.106]. Ông đã sớm tiếp xúc với Hoa kiều ở đây và thành lập phân hội Hưng Trung Hội vào năm 1895. Tháng 8/1905 tại đây tổ chức Đồng Minh Hội - chính Đảng của giai cấp tư sản 8 Trung Quốc được thành lập, đánh dấu sự thống nhất các đoàn thể cách mạng trong ngoài nước, và cũng tại nơi đây trên cơ sơ tổ chức Quốc Dân Đảng cải tổ thành Đảng cách mạng Trung Hoa. Vì vậy, nếu như nói Đàn Hương Sơn là nơi Tôn Trung Sơn phát động và tổ chức công tác cách mạng ở hải ngoại thì Nhật Bản là đại bản doanh của Đảng cách mạng do Tôn Trung Sơn thành lập. Từ đó, có thể thấy những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản là điều kiện không thể thiếu cho những thành công sau này. Thế nhưng cho đến nay, với những tài liệu chúng tôi tiếp cận được, ở nước ta mới chỉ tập trung nghiên cứu về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, về thành quả Cách mạng Tân Hợi và ảnh hưởng của nó đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. Gần đây, đã có những công trình chuyên khảo nghiên cứu về những hoạt động của Tôn Trung Sơn ở Việt Nam. Vì vậy, việc bước đầu nghiên cứu về những hoạt động của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản và kết quả của những hoạt động ấy trên cơ sở kế thừa những tư liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước thiết nghĩ là một việc làm có ý nghĩa khoa học. 1.2. Trong suốt quá trình hoạt động tuyền truyền cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản luôn nhận được sự giúp đỡ của bộ phận Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản. Đặc biệt, sau khi được giác ngộ về tư tưởng cách mạng, đại bộ phận Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản đã tiên phong về nước, tiếp tục tích cực ủng hộ và tham gia vào các phong trào đấu tranh do Tôn Trung Sơn phát động. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này bước đầu cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản. Đồng thời, cho chúng ta thấy được qua quá trình hoạt động tuyên truyền cách mạng của Tôn Trung Sơn đã 9 tác động đến tư tưởng và hành động cách mạng của cộng đồng Hoa kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản. 1.3. Với một thời gian dài Tôn Trung Sơn hoạt động cách mạng ở Nhật Bản, luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản đối với chủ trương và hoạt động cách mạng của ông. Cho nên đi sâu tìm hiểu vấn đề này một mặt nhìn nhận rõ sự ủng hộ giúp đỡ phong trào cách mạng Trung Quốc của người dân Nhật Bản trong thời kỳ Tôn Trung Sơn hoạt động ở đây. Mặt khác, thấy được mối quan hệ giữa hai nước Trung - Nhật trong thời cận đại. 1.4. Bên cạnh đó, với với tấm lòng kính trọng và khâm phục tài năng đối với một nhà yêu nước dân chủ vĩ đại, một nhân vật hàng đầu trong lịch sử cận hiện đại Trung Quốc, nên từ lâu tôi đã tìm hiểu các tài liệu viết về ông. Mặt khác là một học viên chuyên nghành Lịch sử Thế giới, tìm hiểu về vấn đề này sẽ phục vụ tốt hơn cho việc học tập hiện tại cũng như trang bị cho tôi những tư liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy ở trường phổ thông sau này. Vì những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên chúng tôi chọn đề tài: ''Hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản" để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tôn Trung Sơn là người quyết chí lật đổ triều đình Mãn Thanh, sáng lập ra Cộng Hòa Trung Hoa để nhằm làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên Thế giới. Để thực hiện ý nguyện đó, ông đã giương cao ngọn cờ cứu nước, tích cực tuyên truyền tư tưởng dân tộc kêu gọi người Trung Hoa trong và ngoài nước đoàn kết, tổ chức ra các đoàn thể cách mạng. Thực tiễn đã chứng minh, Tôn Trung Sơn không chỉ là một nhà tư tưởng, mà là một nhà cách mạng lớn của lịch sử Trung Quốc. Là người sáng lập ra nền cộng hòa sau khi lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, lật 10 [...]... Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Bối cảnh lịch sử trước khi Tôn Trung Sơn đến Nhật Bản hoạt động cách mạng Chương 2: Những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản Chương 3: Kết quả hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản 18 Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC KHI TÔN TRUNG SƠN ĐẾN NHẬT BẢN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG 1.1 Vài... nguyên nhân Tôn Trung Sơn sang Nhật Bản Từ đó tập trung đi sâu phân tích hoạt động cách mạng của ông ở Nhật Bản và kết quả của quá trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản * Về phạm vi không gian: Đề tài đề tập trung nghiên cứu những sự kiện xảy ra ở Trung Quốc và những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản * Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung trong khoảng thời gian từ năm... sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn cũng như những điều kiện thuận lợi để Tôn Trung Sơn sang Nhật Bản và tình hình Hoa kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản 15 - Khái quát những về những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn trong cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở thế giới Qua đó đi sâu vào những hoạt động cụ thể của ông trong... nét về cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn Tôn Trung Sơn (1866 - 1925), quê ở thôn Thúy Hạnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông Lúc còn nhỏ gọi là Đế Tượng, tự là Đức Minh, khi lớn lên tên hiệu là Nhật Tân sau đổi thành Dật Tiên Năm 1897 khi hoạt động cách mạng ở Nhật Bản lấy tên là Trung Sơn Tiều còn gọi là Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên) Ngay từ thủa nhỏ, Tôn Trung Sơn đã lao động gần gũi với... bổ của họ khắp năm châu Đồng thời, đề cập đến những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn và sự ủng hộ của lực lượng Hoa kiều đối với Tôn Trung Sơn ở hải ngoại Cuốn "Nghiên cứu quan hệ Tôn Trung Sơn với Nhật Bản" của Du Tân Hợp, Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh năm 1996 Trong đó, nó đề cập đến những phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn mà còn đề cập đến thái độ của lưu học sinh Trung. .. nghiệp của Nguyễn Thị Ánh Linh (2005) "Vai trò của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Trung Quốc trong những năm 1894 - 1925"… Nội dung của các luận văn nghiên cứu về các khía cạnh có liên quan như: tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn, hoạt động tuyên truyền cách mạng, nhận thức về vai trò người Hoa và Hoa kiều ở hải ngoại, xây dựng các tổ chức cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Việt Nam… Ở những... thống lại nguồn tài liệu nghiên cứu về quá trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản Cũng như khái quát vai trò của bộ phận Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản đối với hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn Đồng thời cũng góp phần làm phong phú thêm những công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc của ngành Trung Quốc học ở Việt Nam - Luận văn có thể sử dụng như một tài... những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản và kết quả của những hoạt động ấy 4.2 Phạm vi nghiên cứu * Về phạm vi nội dung: Về phạm vi nội dung của đề tài, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận văn này chúng tôi nghiên cứu những điều kiện trước khi Tôn Trung Sơn sang Nhật Bản như về quê hương, gia đình, tư tưởng cách mạng dân tộc và nguyên nhân Tôn Trung Sơn sang Nhật. .. như quá trình và kết quả hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu những điều kiện lịch sử dẫn đến việc Tôn Trung Sơn sang Nhật Bản hoạt động Để từ đó tìm hiểu những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản và kết quả của những hoạt động ấy Qua đó góp thêm một mảng chứng cứ, tư... Quốc ở Nhật Bản đối với việc thành lập tổ chức Đồng Minh Hội và tham gia các phong trào cách mạng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo Đồng thời nói về chính sách của Nhật Bản đối với Tôn Trung Sơn và các cuộc cách mạng Trung Quốc Cuốn "Tôn Trung Sơn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng ’ của Tôn Huệ Phương được Nguyễn Khắc Khoái biên dịch và Nhà xuất bản Công an Nhân dân ấn hành năm 2003 Trong đó, nó đã đề cập hoạt động . động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản. Chương 3: Kết quả hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản. 17 Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC KHI TÔN TRUNG SƠN ĐẾN NHẬT BẢN HOẠT ĐỘNG CÁCH. trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản. Cũng như khái quát vai trò của bộ phận Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản đối với hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn. Đồng. LỊCH SỬ TRƯỚC KHI TÔN TRUNG SƠN ĐẾN NHẬT BẢN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG 18 1.1. Vài nét về cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn 18 1.2. Tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn 24 1.2.1. Tiền

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các cuộc đấu tranh, các cuộc thử nghiệm nhằm giữ vững độc lập dân tộc của Trung Quốc đã lâm vào bế tắc, đất nước Trung Hoa bị các nước đế quốc tranh nhau xâu xé. Bài toán cứu nước vẫn được đặt ra, chính trong hoàn cảnh đó trên vũ đài chính trị của Trung Quốc xuất hiện một nhà cách mạng dân tộc dân chủ lớn đó là Tôn Trung Sơn. Bằng trí tuệ, tài năng, những kinh nghiệm cách mạng quý báu đúc rút trong cuộc đời hoạt động của mình cùng với hoài bão cứu nước Tôn Trung Sơn đã xây dựng học thuyết cách mạng: Chủ nghĩa tam dân. Trong đó ông đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, bởi vì theo ông chỉ khi "dân tộc độc lập" mới có "dân quyền tự do" và "dân sinh hạnh phúc". Tư tưởng ấy trở thành đường lối lý luận cơ bản, làm nền tảng định hướng cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911).

  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Nguồn tài liệu

  • Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nguồn tài liệu tiếng Việt tương đối đa dạng như: các ấn phẩm chuyên sâu, các bài viết trên tạp chí nghiên cứu khoa học. Internet, các tập kỷ yếu hội thảo và một số luận văn nghiên cứu khoa học, các tài liệu tiếng Trung …

  • 6. Đóng góp luận văn

  • 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

  • 8. Bố cục luận văn

  • Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC KHI TÔN TRUNG SƠN ĐẾN NHẬT BẢN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG

  • 1.1. Vài nét về cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn

  • 1.2. Tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn

  • 1.2.1. Tiền đề lịch sử dẫn đến việc hình thành tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn

  • 1.2.2. Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn

  • 1.3. Những điều kiện thuận lợi để Tôn Trung Sơn sang hoạt động ở Nhật Bản

  • 1.3.1. Vị trí địa lý, văn hóa và chủng tộc

  • 1.3.2. Ảnh hưởng Minh Trị Duy Tân đối với Trung Quốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan