NỀN GIÁO DỤC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 1527)

25 1.1K 10
NỀN GIÁO DỤC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428  1527)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 4 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) (Bài tiểu luận kết thúc học phần) Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC NỀN GIÁO DỤC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) (Bài tiểu luận kết thúc học phần) Học phần: Giáo dục học đại cương Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Vân Mã phách:………………………… Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 A.ĐÔI NÉT VỀ THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) 4 B.GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) 5 I.Hệ thống giáo dục 5 1. Mục đích giáo dục 5 2. Hệ thống trường lớp 5 2.1. Trường công: 5 2.2. Trường tư 6 3. Phân loại học sinh 7 4. Quy định về thời gian và các kì nghỉ 7 5. Nội dung giáo dục 8 5.1. Hệ tư tưởng chi phối 8 5.2. Nội dung giảng dạy: 8 5.3. Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử: 9 6. Phương pháp đào tạo 11 II.Chế độ khoa cử 13 1. Quan niệm về thi cử 13 2. Các loại hình thi cử 13 2.1. Thi hương: 13 2.2. Thi hội: 13 2.3. Thi đình: 14 3. Quy định thi cử 14 3.1. Hạnh kiểm người đi thi: 14 3.2. Quy trường: 15 3.3. Hội đồng thi: 15 4. Ân điển 16 III.Thành tựu và hạn chế của Giáo dục Việt Nam thời Lê sơ 17 1. Thành tựu 17 2. Hạn chế 18 3. Rút ra bài học kinh nghiệm 19 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 3 LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khoá mở cửa vào tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chung của đất nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung là tư tưởng tiến bộ và hiện thực luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài. Trong lịch sử Việt Nam, triều Lê sơ có đóng góp đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo thời phong kiến, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông là đỉnh cao nhất của chế độ giáo dục, thi cử trong toàn bộ thời kỳ phong kiến Việt Nam. Chính vì có chính sách đào tạo, kén chọn người tài và đối đãi với người tài rất trọng hậu mà thời Lê Sơ đã sản sinh ra rất nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Đội ngũ trí thức Nho học - sản phẩm giáo dục khoa cử thời Lê sơ như Bùi Xương Trạch, Đào Công Soạn, Bùi Cầm Hồ, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Như Đổ, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh…trở thành những trụ cột góp phần đưa quốc gia phong kiến Đại Việt phát triển cường thịnh trên nhiều mặt. Với cách làm và sự thành công của nhà Lê sơ nói chung và Lê Thánh Tông nói riêng về đào tạo quan lại, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của dân tộc ta thế kỷ XV, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm cho các thế hệ sau học tập, vận dụng. Đó là những giá trị tinh thần quý báu mà chúng ta cần phát huy, khai thác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ càng trở nên quan trọng, là “khâu then chốt” của công tác xây dựng Đảng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu những kinh nghiệm của ông cha ta trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại phục vụ cho việc xây dựng và vận hành của nền chính trị truyền thống Việt Nam là việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó để học tập và vận dụng vào việc xây dựng Đảng và nhà nước. Chính vì vậy em chọn đề tài “Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)”. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 4 A. ĐÔI NÉT VỀ THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh (Trung Quốc), do Lê Lợi lãnh đạo. Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, được sử gọi là Lê sơ. Bộ máy chính quyền dưới thời Lê sơ được hoàn thiện dần qua các đời vua và đến thời vua Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua, giúp việc cho vua có các quan đại thần. Nhà nước được tổ chức thành sáu bộ: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công. Lê Thánh Tông quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển khá mạnh. Giáo dục được chú trọng và mở rộng hơn. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên. Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng. Âm nhạc cung đình được hình thành từ thời Lê Thái Tông. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê Sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Về việc tổ chức quân đội, Vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn. Nhìn chung ở thời nhà Lê, Việt Nam đã được đưa tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Chẳng những có thành tựu về chính trị, kinh tế mà cả về giáo dục lẫn quân sự, làm cho nước Đại Việt được mở rộng. Dù trong cung đình nhà Lê luôn có biến, nhiều việc khuynh loát, tranh quyền xảy ra nhưng đời sống nhân dân vẫn được đảm bảo nên nước Đại Việt vẫn phát triển vững mạnh. Dù sao, nhà Lê sơ cũng có công rất lớn đối với dân tộc và là một triều đại có thể nói là " được lòng dân " nhất trong số các triều đại phong kiến Việt Nam. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 5 B. GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) I. Hệ thống giáo dục 1. Mục đích giáo dục Khẳng định, bảo vệ, củng cố, ca ngợi và duy trì chủ nghĩa tôn quân phong kiến, chứng minh cho sự trường tồn của chế độ phong kiến là hợp quy luật. Nhằm xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh. Đào tạo được một đội ngũ quan lại đông đảo từ trung ương đến địa phương. Đào tạo quan lại để giúp việc cho nhà vua, quản lý xã hội. Nếu như các triều đại trước đây, việc tuyển chọn người ra làm quan có thể do tiến cử, nhiệm cử thì đến Lê Sơ phương thức chủ yếu là khoa cử. Truyền bá ý thức hệ phong kiến vào trong nhân dân. Giai cấp phong kiến Lê Sơ muốn tất cả các nho sĩ đã được theo học chữ thánh hiền không những chỉ suy nghĩ và làm theo mà còn là những người truyền bá đạo Nho cho nhân dân, là những tấm gương để mọi người bắt chước, noi theo. Nho giáo bắt rễ sâu vào tâm hồn mỗi con người, bám trụ vào mỗi tế bào xã hội gia đình, đó chính là mục đích tối cao của giai cấp phong kiến thống trị. Thông qua giáo dục, con người biết được thế nào là cương thường đạo lý, biết cách làm người. 2. Hệ thống trường lớp: Trường học thời Lê sơ bao gồm hệ thống trường công và trường tư. Trường công gồm có Quốc Tử Giám ở kinh đô và các trường công được mở ở các lộ, phủ. Trường tư gồm các trường lớp tư thục và dân lập. 2.1. Trường công: Năm 1492, Quốc Tử Giám được cho sang sửa và tu bổ. Năm 1483, Lê Thánh Tông mở rộng Quốc Tử Giám, phía sau Văn Miếu là nhà Thái học, xây dựng thành một trường rộng lớn bao gồm giảng đường lớn là Minh Luân đường, hai giảng đường Đông, Tây và bí thư khố dùng để trữ sách. Ngòai ra còn có các nhà ở nội trú cho 300 xá sinh ăn học trong trường. Phía ngoài cùng có hai dãy nhà bia để ghi tên các nhà tân khoa tiến sĩ. Hình 1.1. Hai dãy bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 6 Chức quan trông coi Quốc Tử Giám: Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng Đại học) phụ trách chung và khiêm chủ tế, Tư nghiệp (tương đương với Hiệu phó) đặc trách việc giảng dạy và học tập. Thầy dạy trong Quốc tử giám gồm các giáo thụ, giúp việc có các trực giảng và trợ giáo. Ngòai ra còn có bác sĩ, đi sâu vào việc sưu tầm, nghiên cứu giải thích các kinh sách, tư liệu. Các học quan này được tuyển chọn không qua bằng cấp mà dựa vào năng lực, tuổi phải từu 35 trở lên. Học sinh Quốc Tử Giám: – Các hoàng tử con vua – Con quan lại đã thi đỗ Hương Cống – Con em nhân dân đã thi đỗ Hương Cống – Quân dân đã thi đỗ Hương Cống Ngoài Quốc Tử Giám, ở mỗi lộ và phủ đều có một trường công do một học quan huấn đạo, trông nom việc giảng dạy, khảo hạch để tuyển chọn học sinh vào danh sách thi Hương. Việc lựa chọn những người đảm nhiệm việc giảng dạy học trò ở các trường địa phương cũng được chú ý, đặt tiêu chuẩn và tổ chức thi để lựa chọn. Những học sinh ở các trường địa phương đa phần đã từng thi sát hạch cấp nhà nước nhưng không đủ điều kiện vào học ở Quốc Tử Giám. 2.2. Trường tư Trường tư là những ngôi trường nhỏ, đông học sinh, với cơ sở tốt, đầy đủ tài liệu sách vở, do người có danh tiếng mở ra.Thầy dạy ở trường tư rất đa dạng: – Người có tài học, đã đỗ đạt nhưng không ra làm quan – Người chưa đỗ tiến sĩ, vừa mở trường dạy học, vừa tranh thủ học để đi thi tiếp – Người đã đỗ đạt làm quan nhưng bị cách chức nên về làng mở trường dạy học – Đỗ đạt làm quan nhưng chán chốn quan trường nên bỏ về quê dạy học Hình 1.2. Lớp học tư ở một làng quê Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 7 Ngoài ra còn có các lớp tư gia, là các lớp nhỏ, do cá nhân tự mở, mời thầy về dạy. Những thầy dạy ở đây thường là các nho sĩ không có điều kiện học cao lên nữa, không đỗ làm quan. Học trò học ở trường tư thường là những con em ở xa xôi và con nhà nghèo không có điều kiện lên phủ huyện ăn học hoặc ra kinh đô học tập văn bài có những nhà Nho nổi tiếng trông nom giảng dạy. Tuy là mang danh trường tư nhưng học sinh cũng được học hành dạy dỗ đầy đủ các chương trình từ thấp lên cao để có đủ trình độ và điều kiện để đi thi. Có rất nhiều người đỗ đại khoa (đỗ tiến sĩ) chỉ học ở các trường làng. Giữa hai hệ thống trường công và trường tư không có gì khác nhau ngoài việc các thầy giáo trường tư thì sống bằng tiền đóng góp của học trò còn các thầy giáo trường công thì hưởng lương bổng của triều đình. Chương trình học cùng cách thức học tập cũng giống nhau. Đến ngày đi thi các thí sinh không có sự phân biệt giữa trường công, trường tư, tất cả đều phải thi chung một trường với cùng một đề thi như nhau. 3. Phân loại học sinh: Những người nhập học Quốc Tử Giám được chia thành hai loại là: một loại gọi là giám sinh gồm có con các quan viên và đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương; một loại gọi là học sinh gồm quân và dân đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương. Ở Quốc Tử Giám: Trừ hoàng tử có chế độ học tập riêng, còn các giám sinh hay còn gọi là Xá sinh, phải qua thi cử, sát hạch, mới được tuyển chọn vào học, dựa vào kết quả các kì thi mà phân chia thành 3 loại xá sinh: – Thượng xá sinh : đỗ tam trường, được cấp 10 quan tiền một tháng – Trung xá sinh : đỗ nhị trường, được cấp 9 quan tiền một tháng – Hạ xá sinh : đỗ một trường, được cấp 8 quan tiền 1 tháng Con em quân, dân học giỏi được tuyển vào học ở Quốc Tử giám không học chung ở Minh Luân đường mà nghe giảng riêng ở Tăng Quảng đường. Các Tăng Quảng sinh không được cấp học bổng và phải ở ngoại trú. Ngoài ra còn có ưu đãi cho các con quan lại hỏng thi, không có khả năng học ở Thái học Viện là được đến đọc sách ở các quán, cục như Sùng lâm quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục. Ai không thích học văn, có thể học võ nghệ ở Vệ Kim Ngô. Trường công ở địa phương và trường tư tuy chương trình học cũng như ở Quốc Tử Giám nhưng lại không phân loại học sinh. 4. Quy định về thời gian và các kì nghỉ Thời gian học tập ở Quốc Tử Giám và các trường công ở địa phương nói chung là 3 năm. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 8 Hàng ngày, vào lúc sáng sớm, học sinh phải đến nhà thầy giáo nộp bài, sau đó mới về ăn cơm sáng. Thời gian học ở trường là 6 tiếng mỗi ngày. Học sinh phải học liên tục cả 7 ngày trong tuần. Hàng năm có 3 kì nghỉ dài ngày là Tết Đoan Ngọ (nghỉ hơn 1 tháng), Tết Cơm Mới ( tháng 10, nghỉ 1 tháng ), Tết Nguyên Đán (nghỉ 2 tháng). Vào đầu năm học thường có “Lễ nhập môn”. Ngoài tiền ra lễ, cha mẹ học sinh còn trả tiền học phí cho Thầy 2 lần, tổng cộng khoảng 4 quan tiền. 5. Nội dung giáo dục 5.1. Hệ tư tưởng chi phối: Dưới thời Lê sơ, các vua quan tâm và phát triển bộ máy nhà nước theo kiểu quân chủ tập trung (quyền hạn tập trung vào tay vua) mang tính quan liêu chuyên chế. Nho giáo chính là hệ tư tưởng phù hợp nhất với kiểu nhà nước này, vì thế mà dưới thời Lê sơ nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn và được chọn làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. Năm 1435, Lê Thái Tông cho làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. Khoa thi tiến sĩ năm Nhâm tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam. Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Trong giáo dục và thi cử, Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu. Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học. Năm 1467, ông đặt ra chức Ngũ Kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi giao cho nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Ngũ Kinh để giảng cho học trò, truyền bá Nho giáo trong xã hội. 5.2. Nội dung giảng dạy: Nội dung khái quát chung: – Những kiến thức cơ bản về cuộc sống, xã hội – Những kiến thức về lịch sử, văn hóa, thơ ca – Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức Nho giáo – Cách sống, đạo trị nước, an dân. Việc học chữ Nho chia thành hai bậc: – Bậc tiểu học : Trẻ em bắt đầu học các sách do ta soạn như: Nhất Thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, rồi đến Sơ học vấn tân , Ấu học ngũ ngôn thi. Sau đó học các sách do người trung Quốc soạn như Tam tự kinh, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn… [...]... nền giáo dục bình đẳng Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục Đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục 20 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) KẾT LUẬN Thời đại Lê sơ được xem là đỉnh cao của sự phát triển trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Là thời đại. .. năm, 9 năm, nếu ai đỗ 3 đợi khảo xét thì được thăng chức 16 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) III Thành tựu và hạn chế của Giáo dục Việt Nam thời Lê sơ 1 Thành tựu: Thời Lê sơ được xem là giai đoạn mà nền giáo dục khoa cử đã hòan thiện về nội dung lẫn hình thức Là đánh dấu sự kết thúc của quá trình tiếp thu các khuynh hướng giáo dục bên ngoài sau khi đã vượt ra khỏi cái bóng của Nho, Phật,... trọng hiền tài thời Lê Sơ cũng vẫn là những viên ngọc sáng, chắc hẳn sẽ tồn tại mãi với thời gian và góp phần tích cực vào trong quá trình xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo của nước nhà trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, tiến đến thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu 21 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập... 2004), tập 2, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 6 Nguyễn Văn Thịnh (2010), Khoa cử và văn chương khoa cử Việt Nam thời trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 7 Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7, Nxb Giáo Dục 8 Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 306, tháng 12, 2009 22 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) Điểm kết luận của bài thi Bằng số Bằng chữ Chữ kí xác nhận của CB chấm thi CB chấm 1 CB chấm 2 Chữ... bắt và thực hiện Khi nghiên cứu và đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với tình hình thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật 19 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) Có những chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích học tập... Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội 2 Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB Văn hóa Thông tin 3 Nguyễn Đăng Tiến (Chủ biên), Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945, NXB Giáo dục, 1996 4 Nguyễn Tiến Cường, Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, NXB Giáo dục, 1998 5 Đại Việt sử kí tòan thư ( 2004), tập 2, Nxb Văn hóa – Thông tin,... chú trọng đến khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nội dung giáo dục chưa gắn liền với sự phát triển của xã hội 6 Phương pháp đào tạo Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng 11 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) (Nghĩa là lặp lại những gì thầy đọc, học và đọc... con nhà khá giả là chủ yếu Nền giáo dục thời Lê sơ luôn có sự phân biệt đẳng cấp, dễ tạo nên sự bất mãn Vì quan điểm cực đoan, thiếu tinh thần khoan dung trong việc lựa chọn người học, người thi mà đã làm mất đi một lực lượng nhân tài đáng kể 3 Rút ra bài học kinh nghiệm : Luôn để cao vai trò của giáo dục trong nhận thức và hành động Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức Luôn thay đổi và... ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh 10 Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 5.3.3 Một số tài liệu khác: Ngoài Tứ Thư và... hóa Việt Nam Chính họ là những người trao truyền, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa tinh thần của cha ông để lại và biến chúng trở thành bất tử Những tiến sĩ ấy là sản phẩm của một thời thịnh trị và phát triển đến đỉnh cao của nền văn hóa, giáo dục dân tộc Mục tiêu giáo dục đã đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh 17 Nền giáo dục Đại Việt

Ngày đăng: 18/07/2015, 19:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan