Sáng kiến kinh nghiệm CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 20142015

31 2.1K 2
Sáng kiến kinh nghiệm  CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 20142015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THÚY 2. Ngày tháng năm sinh: 24021974 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường THPT Xuân Lộc 5. Điện thoại: 0937 92 92 85 6. Email: C3.Xl.ntthuydongnai.edu.vn 7. Chức vụ: 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Lộc Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Năm nhận bằng: 2000 Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Số năm có kinh nghiệm: 14 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Năm 20102011: Đề tài:“ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH ƯNG XỬ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ HỌC SINHHỌC SINH, HỌC SINH THẦY CÔ GIÁO” Năm 20112012: Đề tài: “TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH HỌC TẬP TỐT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 10 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI” Năm 20122013: Đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN KĨ BÀI TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP” Năm 29132014” Đề tài: “MỘT HƯỚNG TÌM HIỂU YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG”.

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 2014-2015 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 BM 01-Bia SKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THÚY 2. Ngày tháng năm sinh: 24/02/1974 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường THPT Xuân Lộc 5. Điện thoại: 0937 92 92 85 6. E-mail: C3.Xl.ntthuy@dongnai.edu.vn 7. Chức vụ: 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Lộc Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2000 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm: 14 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Năm 2010-2011: Đề tài:“ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH ƯNG XỬ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ HỌC SINH-HỌC SINH, HỌC SINH- THẦY CÔ GIÁO” Năm 2011-2012: Đề tài: “TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH HỌC TẬP TỐT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 10 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI” Năm 2012-2013: Đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN KĨ BÀI TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP” Năm 2913-2014” Đề tài: “MỘT HƯỚNG TÌM HIỂU YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG”. 2 BM02-LLKHSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Xuân Lộc ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Xuân Lộc, ngày 06 tháng 03 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 2014-2015 Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ THÚY Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ 3 BM04-NXĐGSKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) họ tên và đóng dấu) Tên SKKN CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 2014-2015 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm nghiên cứu, hành động vì cộng đồng (REACOM), hiện Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, với khoảng 400.000 ca phá thai/năm, trong đó phụ nữ trẻ chưa có gia đình chiếm 20-30% tổng số ca phá thai, vị thành niên phá thai muộn và không an toàn có 53% Những số liệu trên cho thấy ở tuổi vị thành niên của Việt Nam thiếu kiến thức về giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS). Sự thiếu hiểu biết đó, nhiều trẻ vị thành niên đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ việc quan hệ tình dục trước hôn nhân và nạo phá thai không an toàn. Theo các bác sĩ, sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên lúc này đứng trước nhiều mối đe dọa. Nếu không được quan tâm, hướng dẫn, chăm sóc một cách đúng đắn, hai nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến SKSS của vị thành niên là tình trạng có thai sớm và tình trạng nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) do các hành vi quan hệ tình dục không được hướng dẫn hay kiểm soát. Hiện nay, ở nhà trường, nhiều thầy cô giáo vẫn giữ quan niệm, giáo dục SKSS, dạy cho trẻ hiểu về tình dục là “vẽ đường cho hươu chạy”. Và việc dạy SKSS, giáo dục giới tính cho học sinh, chưa được chú trọng đúng mức, chỉ lồng ghép vào các môn học (Giáo dục công dân, Sinh học). Kết quả là nhiều trẻ vị thành niên vẫn không thực sự hiểu về nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục, biến chứng sau nạo phá thai, cách phòng tránh thai hoặc thế nào là quan hệ tình dục an toàn… Còn tại gia đình, nhiều bậc cha mẹ cũng chưa quan tâm, trò chuyện với con về những biến đổi tâm- sinh lý tuổi dậy thì, về kiến thức SKSS, tình dục an toàn. Hơn nữa, đối với hầu hết các bậc cha mẹ, việc giáo dục giới tính cho con cái không phải là việc dễ làm, nhất là những gia đình ở nông thôn. Bên cạnh đó, chính các em - những người ở lứa tuổi vị thành niên – cũng ít khi tìm đến cha mẹ, thầy cô hay mạng lưới các trung tâm chăm sóc SKSS của ngành y tế để tìm hiểu thông tin, cho nên tỷ lệ trẻ vị thành niên có những kiến thức chính xác về SKSS chưa cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai và cuộc sống của các em sau này. Từ những thực tế nêu trên và từ nhận thức cũng như khả năng của bản thân, trong năm học 2014-2015, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Công tác tư vấn sức khỏe sinh sản cho học sinh nữ ở Trường THPT Xuân Lộc năm học 2014- 4 BM03-TMSKKN 2015” nhằm giáo dục các em ý thức được tầm quan trọng của kiến thức về giới tính và SKSS, để các em biết tự bảo vệ mình và tránh được những hậu quả đáng tiếc. Từ đó sẽ hướng các em đến những suy nghĩ, đánh giá, lựa chọn đúng đắn trong tình bạn, tình yêu để tiến đến hôn nhân khi trưởng thành. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HÌNH THỨC TƯ VẤN 1.Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập những thông tin về thực trạng thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe của học sinh nữ củaTrường THPT Xuân Lộc và vai trò của người tư vấn SKSS tuổi Vị thành niên trên các Tạp chí, Tập san giáo dục, Y tế, Sức khỏe, các bài tham luận về công tác tư vấn SKSS trên Internet, bản thân rút ra được những điểm sau: 1.1: Thực trạng học sinh nữ ở Trường THPT Xuân Lộc hiểu biết về kiến thức SKSS: Đa số học sinh nữ của trường đều ở nông thôn, cha mẹ là nông dân nên việc giáo dục SKSS cho con em mình còn hạn chế, hơn nữa họ cho đây là vấn đề tế nhị, khó nói nên khi con mình có hỏi thì cũng tìm cách lảng tránh. Cho nên các em rất mù mờ về kiến thức này. Hơn nữa, hiện nay ngành công nghệ giải trí phát triển mạnh, các em xem phim tình cảm nhiều, bắt chước theo phim nên đã có nhiều em đã có hành vi quan hệ tình dục ở tuổi 13,14. Đa số họ tỏ ra là mình đã lớn với người khác phái, đặc biệt với đối tượng họ muốn hò hẹn. Họ cũng có những ham muốn tình dục. Trong khi thay đổi sinh lý sáp nhập hành vi tình dục vào hành vi giới tính thì tình dục trở thành một phần của giới tính. Tuy nhiên, dậy thì cũng góp phần rất quan trọng bởi vì nó là một dấu hiệu thông báo với những người khác – cha mẹ, bạn đồng trang lứa, giáo viên - rằng trẻ bắt đầu bước vào thế giới người lớn. Các em bắt đầu hành xử theo cách giống như khuôn mẫu của người lớn. Xu hướng phát triển giới tính của trẻ chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, bạn đồng trang lứa, của giáo viên, của truyền thông đại chúng và nhận thức của các em. Vì vậy trong những năm gần đây ở Trường THPT Xuân Lộc đã thường xuyên tổ chức tư vấn cho học sinh nữ lớp 11 về kiến thức giới tính và chăm sóc SKSS để giúp các em có những nhận thức đúng đắn về bản thân và có cách ứng xử tốt trong cuộc sống. 1.2: Những điểm người tư vấn cần lưu ý khi tư vấn SKSS cho tuổi Vị thành niên: - Cần hiểu những đặc điểm phát triển tâm - sinh lí của lứa tuổi này để đảm bảo tính riêng tư, tế nhị và đồng cảm. Do đó, việc bảo mật và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân rất quan trọng. - Cần sử dụng nhiều loại tài liệu truyền thông quảng bá, cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác và phù hợp. Dành nhiều thời gian giải thích cặn kẽ vì các em ít hiểu biết về sự thay đổi của cơ thể, SKSS và sức khỏe tình dục… - Cần chú ý hỗ trợ một số kĩ năng sống cần thiết để các em có thái độ, hành vi đúng mực và thực hành an toàn. 5 1.3: Các bước tư vấn cơ bản: Có 6 bước: Gặp gỡ, gợi hỏi, giới thiệu, giúp đỡ, giải thích. 1.4: Những kĩ năng tư vấn cơ bản: Gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khuyến khích, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề để giúp các em xác định vấn đề và tìm cách giải quyết. 1.5: Những nội dung cần tư vấn: - Hướng dẫn các em biết cách nhận biết tình cảm của bản thân và học cách tự kiểm soát và cách xử lí trong những tình huống cụ thể. - Giúp các em nhận biết những trải nghiệm trong quá khứ, những tác động đến hành vi ở hiện tại. cách phòng tránh và xử lí trong tương lai. - Chuẩn bị cho các em hướng đến những thay đổi và ra quyết định tích cực trong tương lai. Giúp đỡ các em lập kế hoạch cho những thay đổi và thảo luận với các em về kế hoạch đó. - Giúp đỡ các em thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi và tự giải quyết vấn đề của mình. - Hướng dẫn cho các em kỹ năng sống quan trọng trong cuộc sống: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng từ chối, kỹ năng thương thuyết… 1.6: Những chủ đề cần tư vấn: - Đặc điểm phát triển cơ thể, tâm sinh – lí tuổi Vị thành niên. - Tình bạn, tình yêu và tình dục. - Kinh nguyệt bình thường và bất thường ở tuổi Vị thành niên. - Các bệnh lây qua đường tình dục và cách phòng tránh. - Tự bảo vệ bản thân trước những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. - Hướng dẫn tự chăm sóc bản thân. 2. Hình thức tư vấn: Có 2 hình thức: 2.1: Tư vấn qua thư và Email: - Qua thư của học sinh từ Hòm thư xanh trước cửa văn phòng Đoàn thanh niên nhà trường. - Qua địa chỉ E-mail: Tuvanhocduongxl@yahoo.com.vn. - Thời gian thực hiện: Chiều thứ tư hàng tuần, người phụ trách sẽ trả lời thư của các em. 2.2: Tư vấn trực tiếp: - Đối tượng: là học sinh nữ khối 11 của nhà trường năm học 2014-2015 - Thời gian thực hiện: Tổ chức trong 2 ngày: 24-25 tháng 10 năm 2014 6 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công tác tổ chức: - Ban giám hiệu nhà trường thành lập Tổ tư vấn học đường (gồm 5 giáo viên phụ trách) từ năm học 2011-2012. - Ban chấp hành Đoàn trường và cán bộ phòng Y tế cùng phối hợp thực hiện. - Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tư vấn. - Trước thời gian diễn ra tư vấn một tuần, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em nếu có câu hỏi cần tư vấn thì ghi ra giấy nộp cho người phụ trách trước buổi tư vấn để được giải đáp. 2. Tiến trình thực hiện: 2.1: Hoạt động 1: Để tạo cho các em một tâm thế thoải mái, cởi mở khi tham gia buổi tư vấn, chúng tôi cho các em xem một đoạn phim về giáo dục SKSS và yêu cầu các em tìm nội dung đoạn phim thể hiện (DVD kèm theo). 2.2: Hoạt động 2: Thực hiện các chủ đề tư vấn Chủ đề 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CƠ THỂ, TÂM SINH-LÍ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Ở chủ đề này các em đã được học ở môn Sinh học nên người tư vấn đưa ra một số câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Em có biết độ tuổi Vị thành niên là bắt đầu từ tuổi nào, kết thúc ở tuổi nào? Câu hỏi 2: Em cảm thấy bản thân mình có gì thay đổi ( về thể chất, tâm lí, tình cảm…) so với 3 năm trước? Câu hỏi 3: Trong cuộc sống, em có gặp tình huống nào khó xử không? Trên 320 em tham gia: ở câu hỏi 1 có khoảng 50 em đưa tay xin trả lời nhưng chỉ có 12 em trả lời đúng; ở câu hỏi 2 có khoảng 30 em xin trả lời nhưng đa số trả lời chưa nhận thức rõ về những thay đổi của bản thân; ở câu hỏi 3 các em ngại nên không ai đưa tay lên. Sau khi học sinh trả lời người tư vấn cung cấp những vấn đề cần thiết sau: Ở nhóm tuổi vị thành niên sớm (10-13 tuổi): Về mặt tâm lý và tình cảm, các em bắt đầu có tư duy trừu tượng; các em ý thức được mình không còn là trẻ con nữa, và hành động, muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ. Các em thường quan tâm, đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái; dễ băn khoăn; lo lắng, buồn rầu về những nhược 7 điểm ở cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa. Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm và vẫn phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình. Ở nhóm tuổi vị thành niên giữa (14-16 tuổi): Các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng (tốt cũng như xấu) của nhóm bạn đó; đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Các em tiếp tục phát triển mạnh về tư duy trừu tượng, tuy vậy các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn kiểu “sớm nắng, chiều mưa”. Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thoả mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự phê phán. Cũng ở nhóm tuổi này các em thường muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình dục của mình. Ở nhóm tuổi vị thành niên muộn (17-19 tuổi): Cơ thể và chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể các em đã gần như hoàn chỉnh. Về mặt tâm lý, tình cảm đã có cách suy nghĩ, ứng xử khá chín chắn giống như người trưởng thành. Có suy nghĩ kế hoạch cho tương lai, về sự lựa chọn nghề nghiệp một cách thực tế hơn. Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm bớt, thường kén chọn bạn thích hợp với mình (bạn tâm giao). Tình yêu ở nhóm tuổi này thực tế hơn, đã phân biệt tình bạn và tình yêu chứ không còn mơ hồ như những năm trước đó. Chủ đề 2: TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ TÌNH DỤC Ở chủ đề này, người tư vấn phát 100 phiếu khảo sát nhanh về kiến thức tình bạn, tình yêu, tình dục và thu được kết quả: - Về tình bạn: 65% HS trả lời: Tình bạn không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh xuất thân, mà chỉ cần có cùng sở thích, biết quan tâm, chia sẻ và biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Nhất là phải biết tôn trọng và giữ những bí mật của nhau. - Về tình yêu: 30% HS trả lời: Tình yêu là tình cảm giữa người nam và người nữ. Xuất phát từ những rung động của tình cảm. 55% HS trả lời: Khi yêu nhau thì phải tặng quà, phải đưa đi chơi và phải có sự tiếp xúc về mặt cơ thể. - Về tình dục: 75% HS trả lời: Tình dục để thỏa mãn ham muốn về thể xác của con người. Nhưng các em không hiểu được tác hại của việc quan hệ tình dục sớm và hậu quả của nó. Vấn đề các em băn khoăn là mình đã từng có khao khát được quan hệ tình dục, các em muốn biết điều đó có hại gì không, có bình thường không? Và khi bạn trai muốn quan hệ tình dục thì phải làm thế nào? Qua kết quả khảo sát này người tư vấn đã đưa ra một số vấn đề sau: 8 Tuổi Vị thành niên là tuổi bắt đầu tò mò, suy nghĩ, khám phá và thử nghiệm tình dục. Ở lứa này, sự phát triển và mối quan tâm đến tình dục là điều bình thường, các em không cần phải lo lắng hay xấu hổ về những suy nghĩ của mình. Ở độ tuổi này, trẻ VTN thường lúng túng khi thể hiện vấn đề tình dục. Nữ thường liên hệ tình dục với tình yêu. Họ lý luận hành vi tình dục của mình là bị cuốn theo giây phút đam mê và việc bạn tình ngỏ lời yêu, đó là lý do chính khiến họ quan hệ tình dục. Một lý do khác không liên quan đến tình yêu là họ bị khuất phục bởi áp lực của nam giới, đánh cược rằng tình dục là cách để có bạn trai, để thỏa chí tò mò. Phần lớn mối quan hệ tình dục trong tuổi VTN là nam bày tỏ trước, nữ đặt giới hạn cho quan hệ lần đầu tiên của nam. Nam giới ham muốn và đòi hỏi nữ quan hệ tình dục nhưng họ bảo rằng họ không hề ép buộc đối tác. Tuy nhiên, trẻ VTN là đối tượng ít biết áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhất, và nguy cơ thụ thai ngoài ý muốn và bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục nhất. Lưu ý các em phải có thái độ và hành vi tình dục lành mạnh, an toàn. Tránh xem quá nhiều phim tình cảm, tránh đến những nơi kín đáo, riêng tư và nhất là phải biết kiềm chế cảm xúc và khả năng trì hoãn hành vi tình dục. Nếu không kiềm chế được bản thân mà để hành vi tình dục xẩy ra thì phải sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây qua đường tình dục hoặc uống thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh đẻ lại hậu quả đáng tiếc. Em muốn biết hậu quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân? • Hậu quả về sức khỏe - Đẻ khó, tăng nguy cơ tử vong ở người mẹ - Thai kém phát triển, dễ bị chết lưu hoặc khi đẻ thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng. - Nạo phá thai không an toàn, gây vô sinh và tử vong cao cho người mẹ - Dễ mắc các bệnh lây qua đường tình dục. • Hậu quả về kinh tế, xã hội: - Có thai ở tuổi Vị thành niên dẫn đến trẻ phải bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai, nghề nghiệp. - Làm thiệt hại chi phí đào tạo và chi phí y tế của xã hội - Làm tăng dân số không có kế hoạch, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. - Gây tổn hại về kinh tế gia đình do phải gánh chịu và giải quyết hậu quả. 9 Làm mẹ khi còn quá trẻ Tương lai trẻ thơ không đảm bảo 10 [...]... đó, đề xuất: - Ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch tư vấn cho cả học sinh nam và nữ ở cả 3 khối 10,11,12.( Nam, nữ được tư vấn riêng) - Phòng Ytế, tư vấn sức khỏe cần bổ sung thêm một số tài liệu về chăm sóc sức khỏe, giới tính… - Giáo viên chủ nhiệm, Ban chấp hành đoàn trường và Thầy cô bộ môn Sinh học cùng phối hợp để giáo dục học sinh về kiến thức này và tạo cho các em sự tin cậy khi các em... em cần sự giúp đỡ - Cần có những Hội thảo chuyên đề, những lớp tập huấn kỹ năng riêng cho công tác chăm sóc sức khỏe giới tính và SKSS để nâng cao chất lượng công tác này trong nhà trường Trên đây là một vài ý kiến của cá nhân tôi trong quá trình giáo dục kiến thức giới tính và SSKS học sinh nữ trong vai trò người tư vấn, vì thế sẽ không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội... - 16 tuổi Những năm gần đây, xu hướng có kinh sớm hơn, có trẻ hành kinh lúc 11 - 12 tuổi Nếu có kinh trước 10 tuổi gọi là hành kinh sớm và thường là bệnh lý Nếu có kinh sau 16 tuổi là có kinh muộn Nếu sau 18 tuổi chưa có kinh thì được gọi là vô kinh nguyên phát Nếu hành kinh mà thời gian ra huyết kéo dài hơn 7 ngày gọi là rong kinh Rong kinh rất hay gặp trong năm đầu khi bắt đầu hành kinh, nguyên nhân... hỏi của học sinh và người tư vấn trả lời: Mỗi tháng khi đến kì hành kinh thì em cảm thấy rất mệt mỏi, đau bụng dữ dội và ra rất nhiều máu, em rất lo lắng về hiện tư ng này? Mệt mỏi và đau khi hành kinh: Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormon trong khi hành kinh và có... buổi tư vấn, em đã nói với người yêu em rằng: chúng ta còn trẻ, tư ng lai còn ở phía trước cho ta phải bảo vệ và là chỗ dựa của nhau trong học tập và trong cuộc sống và người yêu em đã hiểu Em rất vui.” 2.Về phía người tư vấn Chúng tôi đã tạo được sự gần gũi, thoải mái và các em đã tin tư ng, tìm đến chúng tôi để chia sẻ những thắc mắc của bản thân Chúng tôi cần phải tìm hiều 27 nhiều hơn nữa những kiến. .. thường là do vòng kinh không phóng noãn Một vòng kinh hay còn gọi là chu kỳ kinh từ 28 - 30 ngày Thời gian hành kinh 3 - 4 ngày Lượng huyết kinh thường nhiều vào ngày thứ nhất và thứ hai Tổng số huyết kinh khoảng 60 - 80ml Hành kinh muộn Những trường hợp trên 16 tuổi mới hành kinh lần đầu tiên gọi là hành kinh muộn Lượng huyết kinh có thể ít hơn so với những người khác Nguyên nhân hành kinh muộn là do... khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị Với vị thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ học Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh lí... KINH NGUYỆT BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT THƯỜNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Kinh nguyệt là hiện tư ng chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài do thay đổi hormone (còn gọi là nội tiết tố) sinh dục nữ của buồng trứng Kinh nguyệt là biểu hiện sự trưởng thành và bắt đầu hoạt động của buồng trứng và người phụ nữ bắt đầu có khả năng có thai, là một trong những dấu hiệu quan trọng biểu hiện dậy thì Chu kỳ kinh nguyệt Tuổi có kinh. .. kiến thức về sức khỏe, giới tính, sự phát triển về tâm – sinh lí lứa tuổi này để tự tin hơn khi gặp gỡ với các em 3 Một số hình ảnh của buổi tư vấn 28 29 V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Dựa trên các kết quả ở phần Tổ chức thực hiện các giải pháp và phần Hiệu quả của đề tài, chúng tôi xác định đề tài có phạm vi áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả tại Trường THPT Xuân Lộc Trên cơ sở đó, đề xuất:... làm phát sinh các mụn rộp Virus ở cơ thể bạn có thể lây sang người khác khi bạn đang có mụn và trong thời gian một, hai ngày trước và sau khi có mụn Ở nam giới, bệnh này chỉ khó chịu chứ không gây tác hại lớn Nhưng ở nữ giới, bệnh có thể truyền cho con khi bạn mang thai, sinh đẻ, có thể gây đẻ non Đứa trẻ sinh ra sẽ yếu hoặc nhiễm bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng, bị các dị tật thần kinh bẩm sinh 14

Ngày đăng: 18/07/2015, 12:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chúng em muốn biết hiện nay mọi người đánh giá, nhìn nhận như thế nào về quan hệ tình dục trước hôn nhân?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan