Sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT LỚP 12.

57 889 0
Sáng kiến kinh nghiệm  RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT  LỚP 12.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Lê 2. Ngày tháng năm sinh: 04101980 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: Phước Thái Long Thành Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613551883 ; ĐTDĐ:0962566919 6. Email: ngle1712gmail.com 7. Chức vụ: Tổ trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ : Cử nhân Năm nhận bằng: 2003 Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn Số năm có kinh nghiệm: 11 Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT LỚP 12. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tác phẩm văn học nghệ thuật là một “chiếc gương soi” của cuộc sống, là một kho kinh nghiệm sống, một kho tư liệu dồi dào về cuộc sống, là ý thức, băn khoăn, rung động của con người trước cuộc sống. Cho nên để hiểu cuộc sống một cách cụ thể, để có thể hình dung một cách cụ thể thời đại đã qua, không gì có thể thay thế bằng tác phẩm văn chương. (Lí luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, NXB GD,1998) Từ việc tiếp nhận những giá trị tư tưởng, thẩm mĩ qua tác phẩm văn học trong Nhà trường cũng như những tác phẩm ngoài chương trình và những vấn đề trong đời sống, mỗi học sinh tự bày tỏ sự nhận thức, tình cảm, thái độ … của bản thân thông qua bài làm văn. Đó là kết qủa của quá trình lĩnh hội tri thức, là thành quả học tập của các em.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI   Mã số:   !"#$%$&#' ( )*+, Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục : 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 1 - Lĩnh vực khác: 1 Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học: 2014-2015. BM01-Bìa SKKN /012')3* . 4 &56 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Lê 2. Ngày tháng năm sinh: 04/10/1980 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: Phước Thái- Long Thành- Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613551883 ; ĐTDĐ:0962566919 6. E-mail: ngle1712@gmail.com 7. Chức vụ: Tổ trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu . 78$)9) - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ : Cử nhân - Năm nhận bằng: 2003 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn .)3* - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm: 11  Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 2 BM02-LLKHSKKN Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT- LỚP 12. .2:)*5$ Tác phẩm văn học nghệ thuật là một “chiếc gương soi” của cuộc sống, là một kho kinh nghiệm sống, một kho tư liệu dồi dào về cuộc sống, là ý thức, băn khoăn, rung động của con người trước cuộc sống. Cho nên để hiểu cuộc sống một cách cụ thể, để có thể hình dung một cách cụ thể thời đại đã qua, không gì có thể thay thế bằng tác phẩm văn chương. (Lí luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, NXB GD,1998) Từ việc tiếp nhận những giá trị tư tưởng, thẩm mĩ qua tác phẩm văn học trong Nhà trường cũng như những tác phẩm ngoài chương trình và những vấn đề trong đời sống, mỗi học sinh tự bày tỏ sự nhận thức, tình cảm, thái độ … của bản thân thông qua bài làm văn. Đó là kết qủa của quá trình lĩnh hội tri thức, là thành quả học tập của các em. Là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn mong muốn học trò của mình làm được những bài văn hay, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, qua các kì thi. Tuy nhiên, đó không phải là một việc đơn giản. Bài văn hay trước hết phải là bài văn viết đúng (đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu cầu của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách … Xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh thể hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay xa đề. Xác định đúng yêu cầu của đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh được sự dài dòng, lan man “Dây cà ra dây muống”, “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tạo được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết, tránh tình trạng “Đầu voi đuôi chuột”. Mặt khác, việc viết đúng kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng, kiến thức cơ bản là “bột”, mà “Có bột mới gột nên hồ”. Hình thức trình bày là sự thể hiện bố cục của bài văn trên trang giấy. Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy phần bài làm của học sinh chưa cần đọc, chúng ta đã thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Muốn thế, người viết không chỉ phải chú ý đến nội dung mà hình thức cũng phải rõ ràng. Trong thực tế dạy – học tôi thấy bài văn của học sinh mình chưa đáp ứng được những yêu cầu của một văn bản trong nhà trường. Bài văn của các em vẫn còn hiện tượng lạc đề, xa đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề; đoạn văn trong bài thường sai quy cách (các em thường viết đoạn không có câu chủ đề hoặc có nhiều câu chủ đề trong một đoạn,…). Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các đoạn văn chưa lôg•c (triển khai ý nọ sọ ý kia, không nhất quán, trùng lặp,…). Thậm ch•, có rất nhiều em đã học đến lớp 12 nhưng hoàn toàn không biết làm một bài văn nghị luận đúng yêu cầu (một số em để giấy trắng, một số khác thì viết linh tinh để đối phó trong bài kiểm tra). Trong khi đó phần Làm văn nghị luận chiếm tỉ lệ 50% đến 70% điểm số bài thi, cho nên tình trạng học sinh điểm dưới trung bình là rất cao. Đó cũng là lý do khiến các em lo sợ, không hào hứng khi học môn Ngữ văn, nhất là phân môn Tập làm văn. Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 3 Từ những lý do đó, tôi đã tiến hành tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy “Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh THPT- Lớp 12”. Trong đề tài này, tôi chia sẻ chủ yếu cách làm hai dạng đề thiết thực nhất là: kỹ năng làm bài nghị luận văn học và kỹ năng làm bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015 sắp tới. ./;2 (&$<= ,. >?>@A@BC Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”. Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng t•ch cực, phát huy năng lực chủ động, sáng tạo ở cả người dạy lẫn người học, chú trọng khái quát nội dung kiến thức tạo thuận lợi để học sinh lĩnh hội và phát triển các thao tác tư duy khoa học. Tăng cường và sử dụng hợp lý các phương tiện trong dạy học,“nâng cao chất lượng thực hành hướng tới đảm bảo sự phát triển năng lực cho mỗi cá nhân”(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 9- Vụ giáo dục trung học trang 6,7). Lớp 9 cũng như lớp 12 là những lớp cuối cấp nên có một vị tr• hết sức quan trọng: vừa phải tổng kết được những kiến thức, kĩ năng được học tập, rèn luyện trong quá trình học, vừa phải chuẩn bị cho các kỳ thi, tạo tâm thế, tiềm lực cho các em lên bậc Đại học hoặc đi vào cuộc sống thực tế. Nghị luận nói chung, nghị luận về một tác phẩm Văn học nói riêng có vị tr• rất quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 12. @BDEF là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học, trào lưu, các giá trị về nội dung, nghệ thuật, hình tượng, của một tác phẩm cụ thể. @BDEFGHIJKL@BMNO là hình thức tổng hợp hai dạng kiến thức: từ tác phẩm văn học và từ thực tiễn đời sống. Xuất phát từ đặc trưng của văn học: có t•nh hình tượng, hàm súc, đa nghĩa, hệ thống; là nghệ thuật ngôn từ; là phương tiện chuyển tải những tư tưởng, tình cảm của nhà văn để từ đó mang đến nội dung giáo dục sâu sắc về tình cảm, thẩm mĩ cho người đọc. Do vậy, khi làm bài nghị luận văn học, người viết phải phát hiện được các giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thẩm mĩ, nền cảm xúc, của tác phẩm, tác giả đồng thời thể hiện được năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học của cá nhân.Bài nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải đáp ứng các yêu cầu về cảm thụ tác phẩm như đã nêu ở trên đồng thời cần thể hiện những nhận thức, đánh giá, suy nghĩ của bản thân về các vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống; các hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống. Mặt khác, cũng cần hiểu rằng một tác phẩm văn học ra đời là đứa con tinh thần của nhà văn; chịu sự chi phối của tư tưởng, quan niệm và tài năng của tác giả. Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 4 Đồng thời, nó cũng phản ánh một thời đại lịch sử (bối cảnh tác phẩm) trong một hoàn cảnh xã hội nhất định (hoàn cảnh ra đời). Do đó, khi làm bài nghị luận văn học cần huy động tri thức về thời đại của tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về văn học và về tiếng Việt Khi nghị luận về tác phẩm văn học phải đặt tác phẩm vào thời đại mà tác phẩm phản ánh cũng như hoàn cảnh tác phẩm ra đời để thấy rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Theo cách thức nghị luận và phương pháp lập luận có thể chia thành các kiểu bài nghị luận văn học: phân t•ch, bình luận, chứng minh. Người ra đề cũng có thể kết hợp nhiều yêu cầu trong một đề văn. Đó là l• do học sinh thường gặp kiểu bài hỗn hợp. Như vậy, để làm tốt bài nghị luận văn học, cần cho học sinh hiểu rõ t•nh chất tổng hợp của kiểu bài này. Giáo sư Lê Tr• Viễn đã có lời nhắn nhủ: “Dạy văn lấy cảm làm đầu”. Người giáo viên dạy học sinh làm bài văn nghị luận văn học, bài nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội không thể nghèo nàn cảm xúc, cũng không thể kém hiểu biết thực tế cuộc sống. Cho nên hướng gợi ý học sinh trình bày những cảm nhận, đánh giá tác phẩm, hiện tượng đời sống hay tư tưởng, đạo l• phải xuất phát từ những rung cảm thẩm mĩ chân thật; phải biết kết hợp linh hoạt nhiều thao tác lập luận; phát huy t•nh t•ch cực, sáng tạo của cá nhân, không gò ép theo khuôn mẫu. Năm 2008, Bộ Giáo dục tiếp tục triển khai cho giáo viên trên toàn quốc một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, trong đó phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn được chú trọng nhiều nhất cũng đã mở ra nhiều hướng suy nghĩ mới, giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn nếu biết tự nghiên cứu và vận dụng sáng tạo hơn. ?>IPFIC Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT gồm có ba phân môn: Đọc văn, tiếng Việt và Tập làm văn.Trong thực tế, phân môn Tập làm văn luôn được coi là phân môn khó. Hơn thế, cách ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 của Bộ GD& ĐT theo hình thức mới lại càng khó hơn không chỉ đối học sinh mà còn đối với cả giáo viên. Bởi để làm được bài văn hay đòi hỏi tư duy, kỹ năng và một phần năng khiếu của người viết. Về ph•a giáo viên: Trong chương trình nghị luận văn học lớp 12, nghị luận về một tác phẩm, một đoạn tr•ch văn xuôi; nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học đã được tách ra thành từng phần, từng bài để hướng dẫn cho học sinh nắm được đặc trưng cơ bản của từng dạng bài. Từ đó, giúp học sinh có cách làm từng loại bài văn cụ thể theo yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, do thời gian theo PPCT dành cho tiết học Tập làm văn này •t. Hơn nữa, bản thân tôi cũng như một số giáo viên trong tổ khi dạy những tiết Tập làm văn chưa chú trọng, chưa đầu tư nghiên cứu kỹ nội dung, kiểu bài, để có phương pháp dạy phù hợp. Thông thường đến những tiết Tập làm văn, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh nắm được nội dung của bài làm văn đó. Chẳng hạn, cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý chi Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 5 tiết, viết mở bài, thân bài, kết bài cho những đề văn mà sách giáo khoa đưa ra. Nhưng một thực tế, nhiều đề trong số những đề đó nó không hoàn toàn thiết thực với chương trình, mục đ•ch mà học sinh lớp 12 đang học. Trong khi đó, một số giáo viên lại không linh động khi soạn giáo án để thay thế đề bài khác phù hợp với chương trình học sinh lớp 12 đang tiếp cận mà vẫn đảm bảo yêu cầu về kiểu bài. Việc ra đề kiểm tra của giáo viên hiện nay cũng còn nhiều điều cần bàn. Một số giáo viên chưa quen với cách ra đề theo hình thức mới nên ra đề chỉ mang t•nh chất đối phó. Về ph•a học sinh: Theo kết quả điều tra của bản thân tôi vào đầu năm học bằng phiếu lấy ý kiến: Học phân môn Tập làm văn em thích hay không thích? Thích ¨ Không thích ¨ Năng lực học Tập làm văn của em ở mức nào? Giỏi ¨ Khá ¨ TB ¨ Yếu ¨ Làm bài Tập làm văn khó hay dễ? Khó ¨ Dễ ¨ Theo bản thân em, thể loại văn bản nào sau đây đối với em là khó làm bài nhất? Thuyết minh ¨ Nghị luận ¨ Làm bài Tập làm văn kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội khó hay dễ? Khó ¨ Dễ ¨ Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 68 phiếu điều tra học sinh khối 12, trong đó có đến hơn 2/3 ý kiến không th•ch học phân môn Tập làm văn, các em cho đây là phân môn khó và học rất yếu, đặc biệt là ở thể loại văn nghị luận. Cụ thể: Chưa coi trong bộ môn so với các môn khoa học tự nhiên nên chưa đầu tư, chưa có thái độ học tập đúng đắn; chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Học sinh học Tập làm văn một cách máy móc. Trước một đề bài các em •t nghiên cứu, chỉ đọc loáng thoáng rồi viết theo kiểu đối phó. Nhiều bài văn chưa đạt yêu cầu do chưa biết cách viện dẫn, dẫn chứng nghèo nàn, thiếu ch•nh xác và không lôg•c. Học văn nghị luận mà chưa biết cách phân biệt thể loại, kiểu bài. Thiếu năng lực phân t•ch cần thiết, chưa thấy được cái hay cái đẹp trong văn chương. Nhiều học sinh chỉ làm được phần nghị luận văn học hoặc tách ra thành hai đoạn riêng biệt. Nhiều học sinh khi viết bài mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, lập luận, viết đoạn, hành văn và nhiều lỗi khác. Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 6 Trước thực trạng trên, bản thân tôi là người phụ trách bộ môn của trường, đồng thời là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 12, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giúp học sinh nắm và làm tốt bài Tập làm văn. Với mục đ•ch là rèn luyện cho học sinh lớp 12 thành thạo những kỹ năng cơ bản nhất, thiết thực nhất, thậm ch• là cụ thể hóa khi làm bài nghị luận. Và mục tiêu chung là giúp hơn 65% học sinh yếu của trường cũng có thể đậu trong kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đạt được mục đ•ch và mục tiêu trên, thực tế những năm qua chúng tôi đã vận dụng trong việc dạy học làm văn nghị luận văn học; dạy nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội ngay từ kỳ ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2013-2014, năm học 2014-2015 ở lớp 12 và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận: trên 85% học sinh khối 12 không còn “choáng ngợp” với văn nghị luận, không rơi vào tâm l• sợ làm nghị luận; học sinh chủ động, t•ch cực và th•ch học và làm nghị luận hơn. Điều đó thể hiện rất rõ qua kết quả các bài kiểm tra, bài thi.Tỉ lệ đậu tốt nghiệp được nâng lên đáng kể qua từng năm.(Năm 2014 tỉ lệ đậu tốt nghiệp môn Văn trường THPT Nguyễn Đình Chiểu là 82%). Những giải pháp tôi đưa ra đây chắc chắn không hoàn toàn là những giải pháp mới lạ. Nhưng đây là những giải pháp thiết thực, cụ thể hóa để phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu . .QR<S Để có một bài văn hoàn chỉnh người viết phải trải qua các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết bài văn; đọc và sửa bài. Tuy nhiên ở phạm vi bài viết này tôi chỉ tập trung một số vấn đề có t•nh thiết thực nhất đối với học sinh lớp 12 như sau: ,.TUV Để tìm hiểu để tốt, người viết cần đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ then chốt để xác định đúng yêu cầu về nội dung, hình thức và tư liệu sử dụng. a) Xác định kiểu bài: Đề bài yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; nghị luận về một đoạn tr•ch, một tác phẩm văn xuôi hay nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, hay kết hợp nghị luận về một vấn đề văn học với một vấn đề xã hội? Lời yêu cầu về kiểu bài theo lối trực tiếp hay gián tiếp? Thông thường học sinh khi nhận được đề bài thường bỏ qua khâu này, nhưng các em lại không biết rằng đây là việc quan trọng giúp các em nhận thức tốt các khâu còn lại trong bước tìm hiểu đề. Vì vậy, khi dạy tôi luôn yêu cầu học sinh thực hiện khâu này trước tiên mà không bao giờ được bỏ qua. Chẳng hạn: Đề 1: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 7 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành ” ( Trích Tây Tiến - Quang Dũng) Đề 2: Vẻ đẹp của một nhân vật nam trong chương Ngữ văn 12 mà em yêu th•ch. Đề 3: Phân tích bài thơ sau của Hồ Ch• Minh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, Ngườii chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Đề 4: Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Đề 5: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong đoạn trích Vợ chồng Aphủ của nhà văn Tô Hoài. Đề 6 : Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến trên. Đề 7: Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt anh/chị hãy bàn về tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời hiện đại. Đề 8:Cảm nhân của anh/chị về nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.Từ đó làm sáng rõ tình yêu thương con người trong xã hội hiện nay (đúng với tinh thần “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” mà ông cha ta đã dạy). Với các đề bài trên, giáo viên hướng dẫn học sinh làm thế nào để xác định đúng nhất, nhanh nhất các dạng đề. Muốn vậy, giáo viên phải hướng học sinh dựa vào từ ngữ có t•nh chất định hướng, gợi yêu cầu của đề. Đồng thời, phải giúp học sinh thấy được sự khác nhau của các từ ngữ trong đề nổi để từ đó có cơ sở xác định đúng các thao tác trọng tâm. Những đề bài cho ở trên, lưu ý những từ, cụm từ in nghiêng, gạch chân giúp học sinh nhận diện yêu cầu của đề bài. Căn cứ vào đó ta nhận diện được: Đề 1 là nghị luận về một đoạn thơ; đề 1 lời yêu cầu về kiểu bài trực tiếp- đề đóng (đề nổi), đề 2 lời yêu cầu về kiểu bài gián tiếp- đề mở . Đề 3 nghị luận về một bài thơ (đề đóng), Đề 4 nghị luận về một tác phẩm văn xuôi (đề đóng), Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 8 Đề 5 nghị luận về một đoạn tr•ch văn xuôi (đề đóng), Đề 6 nghị luận về một ý kiến bàn về văn học- đề mở ( đề chìm), Đề 7,8 nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội, Đề 1, 3, 4, 5 thao tác nghị luận ch•nh là phân t•ch; đề 2 và đề 7 thao tác ch•nh là bình luận, phân t•ch; đề 6 thao tác ch•nh là chứng minh, phân t•ch. Đề 1,2,3,4,5,6 là dạng đề nghị luận văn học; đề 7,8 là đề kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội. b) Xác định nội dung trọng tâm yêu cầu của đề: Có thể căn cứ vào đề bài để xác định nội dung trọng tâm. Có bài viết chỉ cần dựa vào đề bài là có thể nhận thấy nội dung trọng tâm. Nhưng phần lớn các bài viết đều đòi hỏi người viết phải suy luận thêm: qua nội dung trước mắt (được thể hiện rất rõ ở đề bài) đề bài yêu cầu người viết phải nhận thức thêm về vấn để gì ? Đó là những vấn đề tư tưởng chủ đề sâu sắc của tác phẩm mà mọi chi tiết, hình ảnh, câu chữ, của tác phẩm đều hướng đến thể hiện. Chẳng hạn với đề bài Theo anh (chị), t•nh dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” được hiểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ. Nội dung trọng tâm của bài viết là: Phân t•ch t•nh dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”của Tố Hữu. (Tr 5-Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và đại học môn Văn-NXB ĐHQG Hà Nội) Kỹ năng tìm hiểu đề là kỹ năng định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một bài Tập làm văn. Tuy vậy, đa số học sinh thường không chú ý đến bước này. Vì vậy, trong quá trình làm bài các em thường lạc đề hoặc xa đề nên bài văn thường không có điểm cao. Cũng ch•nh vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước này sẽ giúp học sinh tránh được việc lạc đề, xa đề. Từ đó bài văn sẽ tốt hơn. Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề trong bài học. Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kỹ năng cần thiết trước khi viết bài. Để học sinh xem tìm hiểu đề là một bước không thể thiếu khi làm bài thì giáo viên phải giúp các em thành thạo bước này trong quá trình dạy học. Người giáo viên nên tận dụng thời gian để cho các em luyện tập. Chẳng hạn, ra đề và yêu cầu HS về nhà thực hiện, trước các bài viết số 1, số 2, số 3, dựa trên nội dung ôn tập đã thống nhất. Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinh đọc nhiều lần (thậm ch• yêu cầu học sinh đọc thuộc đề); lấy bút chì gạch chân những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề; xác định ba yêu cầu của đề. V• dụ: Phân t•ch hình tượng người l•nh Tây Tiến trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 9 Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành ( Trích Tây Tiến - Quang Dũng) C) Xác định các thao tác lập luận Có nhiều thao tác lập luận: giải th•ch, chứng minh, phân t•ch, so sánh, bác bỏ, bình luận (trong đó, thao tác giải th•ch và chứng minh tạm được coi là những thao tác bộ phận của thao tác phân t•ch). Mỗi thao tác lại có những ưu thế riêng, trong bài văn nghị luận nên vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận một cách phù họp để bài viết đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, đòi hỏi người viết phải nắm chắc được đặc điểm chung của một số thao tác lập luận cơ bản. Trên thực tế, những thao tác này học đã được học từ các lớp dưới, tuy nhiên không phải học sinh nào cũng nhớ và thành thạo khi làm bài. Vì vậy, ngay từ bài hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (lớp 12), tôi yêu cầu các em phải ôn lại những thao tác lập luận đã học và bắt buộc các phải em ghi nhớ. Cứ thế, trong suốt quá trình luyện tập- trái buổi ở những đề cụ thể của bất kì kiểu bài nào. Dưới đây là đặc điểm chung của một số thao tác lập luận cơ bản. Phân tích: chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của hiện tượng và sự vật đó. Khi phân t•ch cần chú ý gắn cái riêng với cái chung, không nên tách rời sự vật đối tượng khỏi cái chung khiến chúng trở nên lẻ tẻ, vụn vặt. V• dụ: Con sông Đà“tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình ” câu văn dài chất chứa niềm yêu say mê của Nguyễn Tuân với sông Đà. Biện pháp so sánh không chỉ gợi chiều dài của dòng sông mà còn cảm nhận về dáng hình, dòng chảy của nó. Sông Đà trong một sự vận động, chảy trôi miên man, vô tận. Sông Đà hung dữ đã thay bằng hình ảnh một con sông mềm mại, uốn lượn, được hình dung như mái tóc của người thiếu nữ. Hình ảnh gợi cảm, duyên dáng, tình tứ, có khá năng tạo ra những trường liên tưởng rộng lớn qua trí tưởng tượng sinh động của nhà văn. (Đề bài : Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Trong đoạn văn trên, người viết đã phân tích câu văn (Con sông Đà) “tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình ” trên cả hai phương diện: nội dung (chiều dài cùa dòng sông; dáng hình, dòng chảy của nó; hình ảnh một con sông mềm mại, uốn lượn, ) và nghệ thuật (Biện pháp so sánh; Hình ảnh gợi cảm; trường liên tưởng rộng lớn, ) để làm rõ ý văn của tác giả. Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 10 [...]... Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu 26 A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Nắm được cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1 Kiến thức: -Yêu của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - cách thức triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 2 Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn -Huy động kiến thức những cảm xúc, trải nghiệm của... THỨC, KĨ NĂNG 1 Kiến thức: - Yêu của bài văn nghị luận về một bài đoạn thơ Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu 30 - Cách thức triển khai bài nghị luận về một đoạn thơ 2 Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ - Huy động kiến thức những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ C NỘI DUNG LÊN LỚP 1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:... 95% học sinh lớp 12ª5, 80 % học sinh lớp 12ª4 đã biết viết mở bài đúng yêu cầu đề bài; số còn lại cũng đạt được khoảng 60% đến 80% yêu cầu viết mở bài, không có trường hợp để giấy trắng b) Thân bài Trong một bài văn nghị luận, phần thân bài có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu 17 mà mở bài đã nêu Nếu xem phần mở bài chỉ có nhiệm vụ đặt vấn đề thì phần thân bài. .. nhau; các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, để tạo nên giọng điệu cho câu văn (Tr19 -Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và đại học môn Văn- NXB ĐHQG Hà Nội) Giải pháp 4 và giải pháp 5, đòi hỏi học sinh khi viết bài phải tích hợp phân môn tiếng Việt với tần số cao, đó chính là cách dùng từ đặt câu trong bài văn nghị luận Bài văn nghị luận sẽ khô khan, đơn điệu nếu người viết không biết kết hợp nhiều... lúc anh cảm thấy ngượng ngùng, lúng túng (Tr 11,12 -Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và đại học môn Văn- NXB ĐHQG Hà Nội) Trong một bài làm văn, nên dùng đồng thời ba cách, không nên thiên quá về một cách nào.(với những học sinh khá) Đối với học sinh trường tôi, thường khi nghị luận về tác phẩm thơ, tôi hướng dẫn học sinh theo cách 1, tác phẩm văn xuôi theo cách 2 (Bởi các em rất yếu trong cách... quyết vấn đề đó Ở phần thân bài, người viết cụ thể hoá vấn đề cần nghị luận - được gọi là luận đề bằng một hệ thống luận điểm Mỗi luận đề được phát triển bằng nhiều luận cứ Thân bài gồm nhiều đoạn văn Giữa các đoạn có câu văn hoặc từ chuyển tiếp nối kết các luận điểm với nhau làm cho bài văn liền mạch Về lí thuyết, mỗi đoạn thân bài tập trung làm nổi bật một luận điểm Luận điểm đó thường được thể... thân bài trong bài văn nghị luận là: Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu 18 - Luận điểm 1: + Luận cứ 1: + Luận cứ 2: - Luận điểm 2: + Luận cứ; Phần thân bài là phần giải quyết vấn đề, nên khi lập dàn ý đến khâu này đòi hỏi học sinh phải xác định được cụ thể các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng Đồng thời, phải biết sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo trình tự lôgíc Nên đánh số thứ tự cho. .. giả (Bài viết: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: Văn chương [ ] có loại đáng thờ Có loại không đáng thờ Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người” Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên) (Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và đại học môn Văn- NXB ĐHQG Hà Nội) Như vậy, có rất nhiều cách để mở bài và kết bài. .. dạng đề nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội, khi chuyển ý giáo viên nên hướng dẫn học sinh bám sát vào yều cầu của đề bài để nêu ý chuyển đúng trọng tâm và đáp ứng được cầu của đề (Ví dụ minh họa cụ thể trình bày trong giáo án- xem Tr 48) 5 Hành văn trong văn nghị luận a) Khái niệm: Hành văn là cách diễn đạt ý (ý lớn, ý nhỏ), những cảm xúc, suy nghĩ thành lời văn của người viết b) Cách hành văn. .. hiểu đề, dù là những học sinh kém về môn Văn nhưng ít nhiều các em vẫn nhận thức được đúng yêu cầu của đề bài Trong những lớp tôi phụ trách, trường hợp học sinh hiểu sai đề chỉ là 1 hoặc 2 em ở bài viết số 1 và kết quả được nâng ở những bài viết tiếp theo 2 Lập dàn ý Đối tượng của bài nghị luận văn học là đa dạng, tuy nhiên xuất phát từ nhu cầu thiết thực, phù hợp đối tượng học sinh Nên ở giải pháp . thuật ngắt dòng, lặp từ rất khéo léo, thành công khiến bài thơ như một điệp khúc tình yêu ngân vang, tha thiết […] Như vậy, ý kiến, quan niệm của Nguyễn Văn Siêu [ ] thiếu cái nhìn toàn diện,. tắn dưới ánh sáng mặt trời, hình ảnh vầng trăng mùa thu hòa bình mát rượi và tiếng hát ân tình vang ngân của con người đã làm sáng lên bức tranh mùa thu. Bức tranh ấy lắng lại trong nét đẹp quyến

Ngày đăng: 18/07/2015, 12:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

  • III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

  • I. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

  • II. NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • III. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

  • IV. NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • V. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

  • VI. NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

  • V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

  • VIII. PHỤ LỤC

  • Đính kèm phiếu khảo sát học sinh lớp 12.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan