Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in

133 833 2
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGÔ THỊ HÀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ HÀ NỘI TRÊN BÁO IN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGÔ THỊ HÀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ HÀ NỘI TRÊN BÁO IN Chuyên ngành: Báo chí Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Quyên Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết, đây là luận văn do tôi tự nghiên cứu, chưa được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào. Mọi luận cứ trong luận văn là xác thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Thị Hà LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn T.S Đỗ Thị Quyên – Người hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này! Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các ngành và các đơn vị có liên quan; sự giúp đỡ của các nhà báo, biên tập viên, phóng viên, bạn bè đồng nghiệp, công chúng báo chí đã dành thời gian tham gia trả lời câu hỏi điều tra; các thầy cô ở Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Thị Hà MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 11 1.1. Tổng quan về báo in 11 1.1.1. Khái niệm và lịch sử báo in 11 1.1.2. Đặc thù của báo in 13 1.1.3.Vị trí, vai trò của báo in trong hoạt động truyền thông 19 1.2. Cơ sở lý luận về di sản văn hóa 23 1.2.1. Khái niệm Văn hoá 23 1.2.2. Khái niệm về “Di sản văn hoá” 26 1.2.3. Phân loại di sản văn hoá 28 1.2.3.1. Di sản văn hoá vật thể 28 1.2.3.2. Di sản văn hoá phi vật thể 29 1.3. Báo chí với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể 31 1.4. Tổng quan về hệ thống di sản văn hoá vật thể Hà Nội 33 Tiểu kết chương 1 35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ HÀ NỘI 36 2.1. Khái quát về 3 tờ báo: Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hoá 36 2.1.1. Báo Nhân Dân 36 2.1.2. Báo Hà Nội Mới 37 2.1.3. Báo Văn Hoá 38 2.2. Tiêu chí chọn tin, bài 38 2.2.1. Tiêu chí về nội dung 38 2.2.2. Tiêu chí về hình thức 39 2.3. Khảo sát nội dung, hình thức phản ánh việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội trên báo: Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hoá 40 2.3.1. Tổng hợp số liệu khảo sát từ năm 2012-2013 40 2.3.1.1. Về nội dung phản ánh 40 2.3.1.2. Về Thể loại báo chí sử dụng 44 2.3.2. Nhận diện việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hóa 46 2.3.2.1. Báo Nhân dân, Hà Nội Mới, Văn Hoá tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể 46 2.3.2.2. Báo Nhân Dân, Văn Hoá, Hà Nội Mới giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hoá vật thể ở Hà Nội. 49 2.3.2.3. Báo Nhân dân, Văn Hóa, Hà Nội Mới nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội. 52 2.3.2.4. Báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hóa nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội. 60 2.3.3. Đánh giá hiệu quả báo chí qua phản hồi của công chúng 64 2.4. Đánh giá chung về nội dung, hình thức phản ánh việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo: Nhân dân, Hà Nội mới, Văn hoá 69 2.4.1. Về ưu điểm 69 2.4.2. Nhược điểm, hạn chế: 80 Tiểu kết chương 2 81 CHƢƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO IN VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ HÀ NỘI 82 3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội trên báo in 82 3.1.1. Về nội dung chuyển tải: 82 3.1.2. Về hình thức thể hiện: 83 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng báo in về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội 86 3.2.1. Đối với các nhà quản lý, hoạch định báo chí 86 3.2.2. Đối với các cơ quan báo chí 90 3.2.2.1. Đối với Ban biên tập 95 3.2.2.2. Đối với Nhà báo 95 Tiểu kết chương 3 101 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHẦN PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Một số thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát 64 Biểu đồ 2.1: Số lượng tác phẩm báo chí phản ánh nội dung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội 40 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tác phẩm phản ánh nội dung bảo tồn và phát huy DSVHVT Hà Nội 41 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu chi tiết tác phẩm phản ánh bảo tồn và phát huy DSVHVT Hà Nội 41 Biểu đồ 2.4 Thể loại báo chí chuyển tải nội dung bảo tồn và phát huy DSVHVT Hà Nội 46 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Văn hoá nói chung, di sản văn hoá nói riêng, luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống con người cũng như trong bản sắc của mỗi dân tộc. Văn hoá không chỉ làm nên sự khác biệt, tính đặc thù của mỗi dân tộc mà qua đó làm cho đời sống nói chung thêm phong phú, đa dạng, giúp cho con người vun đắp lòng tự hào đối với bản sắc của dân tộc mình. Những di sản văn hóa tồn tại đến hôm nay luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của một quốc gia, dân tộc, vùng miền. Đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất hay con người địa phương, mà còn là tài sản của quốc gia; phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất truyền thống văn hóa dân tộc. Cùng với thời gian, các giá trị kết tinh trong di sản văn hóa như một dòng chảy âm thầm, lặng lẽ nhưng có khả năng to lớn, là cội nguồn, nền tảng tạo nên hệ giá trị của văn hóa dân tộc hôm nay và mai sau. Hiện nay, xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới là bằng mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập quốc tế và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điều đó, nhiều nước đã tìm về di sản văn hoá (DSVH), bởi DSVH chính là một trong những cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại. Văn hoá là tiềm lực tinh thần to lớn của mỗi dân tộc, thể hiện ở những giá trị hàm chứa trong vốn DSVH dân tộc được tích luỹ theo thời gian lịch sử. DSVH dân tộc giống như một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và nguồn lực phi vật thể (vô hình), trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. UNESCO cho rằng: “Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự phồn thịnh và phát triển lâu dài của một quốc gia không đơn thuần chỉ là vấn đề nhân công, nguồn vốn, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên, mà còn là tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong văn hoá và truyền thống của dân tộc, nghĩa là trong kho tàng trí thức, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng”. Vì lẽ đó, việc bảo tồn và phát 2 huy những giá trị của nền văn hoá truyền thống là một vấn đề thiết thân và cấp bách, đặt ra đối với hầu hết các quốc gia. Đối với Việt Nam, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc là một nhiệm vụ của Nhà nước, của xã hội và của mỗi người dân Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9, ngày 26/10/2001 đã thông qua “Luật di sản văn hoá”. Điều 10 của Luật di sản văn hoá đã chỉ rõ: “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy di sản văn hoá”. Trong chiến lược phát triển của đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, vai trò của văn hoá được Đảng và Nhà nước ta xem trọng. Nghị quyết Hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII viết: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn phát huy DSVH dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã hội: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hoá nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch”. Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa ngàn năm của văn hóa Việt Nam. Nghiên cứu di sản văn hóa Hà Nội cũng là nghiên cứu tinh hoa trong di sản văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa của các di sản văn hoá Việt Nam, trong đó có di sản văn hoá vật thể Hà Nội là một bộ phận hợp thành quan trọng, vì thế có ý nghĩa lớn về nhiều mặt. Điều 10 của pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đã nêu: “Nhà nước có chính sách bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu phố cổ tiêu biểu ở Thủ đô…”. Hà Nội được xem là một trong những thành phố cổ kính của thế giới. Di sản văn hóa vật thể nói riêng và di sản văn hóa nói chung là một thành tố có vai trò [...]... - Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên các tác phẩm báo chí thuộc loại hình báo in - Các di sản văn hoá vật thể thuộc Hà Nội mới (Di sản văn hoá vật thể được Unesco công nhận và Di sản văn hoá vật thể cấp Quốc gia) Đối tượng khảo sát là tất cả các tin, bài phản ánh việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội trên 3 tờ báo chính thống, tiêu biểu, đó là: - Báo Nhân... về loại hình báo in và di sản văn hóa Chương 2: Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo: Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hóa Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng báo in về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về báo in 1.1.1 Khái niệm và lịch sử báo in Báo in là một trong... bản để nâng cao chất lượng báo in về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội 3.2 Nội dung nghiên cứu: - Khảo sát tình hình bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội qua các tin, bài trên báo in - Phân tích, đánh giá về nội dung và cách thức truyền thông của báo: Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hoá trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên... hóa vật thể Hà Nội - Luận văn có thể sử dụng cho đội ngũ những người làm báo và quản lý báo chí (trong đó có báo in) làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong thực tiễn quản lý, tác nghiệp báo chí về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa vật thể Hà Nội - Thông qua luận văn, trên cơ sở mối quan hệ giữa báo chí in và vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội, các nhà quản lý về di sản văn hóa Hà Nội. .. bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in 3 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu: - Xây dựng nhận thức về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể của thủ đô Hà Nội được truyền thông trên loại hình báo in - Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội trên loại hình báo in - Xây dựng những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng báo. .. trị văn hoá vật thể và phi vật thể * Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể của Hà Nội Đã có nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể Hà Nội Đề tài bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Có thể kể ra các công trình như: “Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc 5 Sơn” (tác giả Nguyễn Vinh Phúc,... thể Hà Nội Bên cạnh đó cũng góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận truyền thông về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể trên báo in (cụ thể đó là những hình thức truyền thông về bảo tồn, phát huy di sản văn hoá vật thể trên báo in) - Về mặt thực tiễn: + Là tài liệu tham khảo bổ ích cho đội ngũ quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể nói chung, đặc biệt là di sản văn hóa. .. và bảo tồn, phát huy di sản văn hoá trong đó có di sản văn hóa vật thể; đặc biệt là xác lập hệ thống cơ sở lý luận và hiệu quả báo in trong hoạt động truyền thông về bảo tồn, phát huy di sản văn hoá vật thể Từ sự hệ thống này, có thể góp tiếng nói giúp cho những người quan tâm trong lĩnh vực cùng tìm hiểu học thuật, tạo di n đàn trao đổi trong hướng nghiên cứu bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể. .. ánh vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hà Nội (cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) trên báo chí nhưng chưa đưa ra được những vấn đề về lý luận báo chí do vậy cả hai công trình mới dừng lại ở việc đưa ra giải pháp để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dưới góc độ văn hóa học chứ chưa đưa ra được giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên báo chí nhất là báo in Bên cạnh... huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội; Báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, và báo Văn Hóa đã có cách thức truyền thông như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội trên tờ báo của mình từ việc tổ chức về nội dung và hình thức phản ánh 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: Đưa ra những khái niệm học thuật có tính hệ thống về mối quan hệ giữa báo in, truyền thông và . LƢỢNG BÁO IN VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ HÀ NỘI 82 3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội trên báo in 82. bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội; Báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, và báo Văn Hóa đã có cách thức truyền thông như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà. nghiệp báo chí về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa vật thể Hà Nội. - Thông qua luận văn, trên cơ sở mối quan hệ giữa báo chí in và vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội, các nhà

Ngày đăng: 18/07/2015, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan