MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ Ả RẬP

24 2K 10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ Ả RẬP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP. HCM KHOA VĂN HÓA HỌC o0o VĂN HÓA SO SÁNH ĐỀ TÀI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ Ả RẬP GIẢNG VIÊN: PGS. TS. PHAN THỊ THU HIỀN HỌC VIÊN: LÊ THI DUYÊN HÀ LỚP VĂN HÓA HỌC K13B MSHV: 0305161234 TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DẪN NHẬP 2 1.Lý do chọn đề tài 2 2.Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học 2 3.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 3 NỘI DUNG 4 1.Hoàn cảnh tiếp nhận 4 2.Quá trình phát triển và phân li 7 3.Cách thức hoạt động và giáo lý 10 4.Thân phận phụ nữ 14 5.Cơ sở thờ tự 18 6.Nghi lễ tôn giáo 19 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Hồi giáo là một tôn giáo lớn, ước tính có từ 1,2 đến 1,57 tỷ người Hồi giáo trên thế giới. Những cộng đồng cải đạo và nhập cư Hồi giáo có mặt ở hầu như mọi nơi trên thế giới. Qua quá trình hình thành tôn giáo, do ảnh hưởng của những biến cố lịch sử, con người, và văn hóa bản địa, Hồi giáo đã thay đổi và phân nhánh so với ban đầu. Do đó, dù chịu ảnh hưởng của nơi phát nguồn, nhưng Hồi giáo Việt Nam ngoài những tương đồng cũng có những nét đặc trưng riêng biệt. 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học Qua đề tài, em muốn thực hành những kiến thức đã học trong môn Văn hóa so sánh để áp dụng vào trong những nghiên cứu của mình. Qua bài luận, em tập dợt tìm hiểu thông tin một cách hệ thống, để người đọc dễ hình dung những nội dung chủ yếu của Hồi giáo. Với vai trò là một cán bộ hoạt động trong ngành Du lịch, em muốn tìm hiều về một tôn giáo đã đồng hành trong suốt thời kỳ lịch sử của mình, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn. 2 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Dùng phương pháp tổng hợp hệ thống, phân tích những thông tin đã thu thập được. Sau đó, em sẽ đối chiếu với các thông tin với nhau để rút ra những vấn đề căn bản mà đề tài cần. 3 NỘI DUNG 1. Hoàn cảnh tiếp nhận Tại Ả rập, Hồi giáo bắt đầu phát triển trong các dân tộc sống ở sa mạc Ả Rập, vào thế kỷ thứ 7. Hồi giáo không nảy sinh ở một nơi không hề có tôn giáo. Cư dân ở vùng này đã phát triển những hình thức tôn giáo của riêng họ, và đã tiếp cận những tôn giáo khác nhau qua nhiều thế kỷ. Dù không mạnh, Kito giáo Byzantine đã là một nhân tố trong đời sống của cư dân này. Xứ Judea, quê hương của Kito giáo, không xa các quốc gia Ả Rập. Các quốc vương Kito giáo trị vì đã viết và dạy đạo tại những thành phố lân cận Mecca và Medina (Yathrid). Tại Việt Nam, theo một số tài liệu thì Othman Bin Affan, vị Khalip thứ ba của của Hồi giáo, đã cử tín đồ đạo Hồi đại diện đầu tiên đến Trung Hoa và một số quốc gia ở Đông Nam Á vào thời kỳ nhà Đường ở Trung Quốc vào khoảng năm 650. Có lẽ trong những năm đầu tiên sau khi đạo Hồi khai sáng, thương nhân Ả Rập đi đường biển đã dừng chân tại vương quốc Champa trên đường đến Trung Quốc. Tuy nhiên chứng cớ trong văn tịch chỉ có từ thời nhà Tống. Điều này cho biết người Chăm bắt đầu tiếp nhận đạo Hồi từ cuối thế kỷ 10 sang đầu thế kỷ 11. Lúc này người Chăm có tôn giáo chính là Ấn Độ giáo và một thiểu số theo đạo Phật, là hai tôn giáo lớn lúc bấy giờ. Qua đây cho thấy Hồi giáo hình thành và tiếp nhận tại những quốc gia đã có sẵn tín ngưỡng địa phương và tôn giáo khác rất lớn mạnh. Thế nhưng, Hồi giáo vẫn bám rễ được vào cộng đồng dân cư, vượt qua những ảnh hưởng của thói quen tôn giáo cũ, chấp nhận cái mới và thuận thành với nó. Vấn đề này liên quan đến quy luật tư tưởng, khi không còn phù hợp, tức nhiên hình thành và chấp nhận cái mới. Thế nhưng, để Hồi giáo được tiếp nhận như một thay thế, ta tìm kiếm những yếu tố suy giảm ảnh hưởng cùa tôn giáo cũ. Tại Ả Rập, thần học Kito giáo trong thế giới Byzantine tự chia thành nhiều phái liên quan đến bản chất chúa Kito. Những cuộc chiến cả thần học lẫn quân sự diễn ra về mối quan hệ chính xác giữa Thượng Đế và Chúa Giesu. Có lẽ những cuộc chiến này đã tạo ra khát vọng có một tiên tri rao giảng “Chỉ có một Thượng Đế duy nhất là Allah”. Ngoài ra, các nhà cai trị Byzantine trong nhiều trường hợp đã đối xử với người Kito giáo Ả Rập với sự thù hận và tàn ác. Người Ả Rập cũng quen với Do Thái giáo. Một số những bộ tộc vùng sa mạc là người Do Thái giáo. Khi Muhammad, nhà tiên tri của Hồi giáo, vào thành Medina, năm 622 nhiều cư dân của 4 thành phố là người Do Thái giáo. Một tôn giáo khác có thể đã ảnh hưởng đến sự hình thành Hồi giáo là Bái Hỏa giáo. Dù ảnh hưởng của nó trên Hồi giáo không mạnh như Do Thái giáo và Kito giáo, có lẽ Muhammad và những môn đệ có tiếp xúc với những người Ba Tư theo Bái Hỏa giáo. Có lẽ đó là sức mạnh tôn giáo chủ yếu phát sinh Hồi giáo và chống lại là tôn giáo bản địa của người Ả Rập. Theo kinh Koran, trước đó đã thờ rất nhiều thần khác nhau, họ quan tâm nhất là những vị thần địa phương và của bộ tộc. Hình ảnh các vị thần này đã được đẽo tạc và quý trọng, và huyết tế được dâng lên các thần ấy. Ngoài các chủ thần cấp cao của Trời Đất, còn có những tạo vật kém linh thiêng hơn, Có những thiên thần và tiên, là những thiện linh hay phù hộ và có những ác quỷ hay tìm cách hại người. Do đó, tính chất rõ ràng nhất của tôn giáo trước Hồi giáo là tính chất vật linh giáo. Tương tự thế, trong thời điểm lúc bấy giờ vương quốc Chăm là một vương quốc mạnh trong khu vực. Người dân theo hai tôn giáo chử yếu là Balamon và Phật giáo truyền từ Ấn Độ sang. Đạo Bàlamôn du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm. Tôn giáo Bà la môn vốn là tín ngưỡng đa thần như thần mặt trời, thần gió, thần mưa, thần sấm sét, thần núi, thần sông, thần cây, thần rừng Tuy nhiên, hệ thống thần linh của người Chăm Bà la môn không theo một hệ thống rạch ròi như Bà la môn nguyên thủy mà đã được bồi đắp nhiều lớp đời này qua đời khác thông qua sự cúng tế, cầu nguyện. Đền tháp theo tôn giáo Ấn Độ là để thờ các đấng thần linh của đạo Bà la môn. Bà la môn của người Chăm không có hệ thống giáo lý, giáo luật rõ ràng. Giáo lý, giáo luật của người Chăm Bà la môn là các kinh luật Bà la môn được các tăng lữ Pà xế phiên dịch ra tiếng Chăm, ghi lại bằng chữ Chăm trong các thư tịch cổ, truyền lại từ đời này qua đời khác và được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn tín ngưỡng và đời sống xã hội Chăm như bộ kinh Upanishad (Áo nghĩa thư), Rigvêđa, Samavada (ca vịnh Vệ đà), Yajurvada (tế tự Vệ đà) và Athrvamda (gồm bùa chú và khấn trừ tà ma) Song song với nó là Phật giáo Đại thừa do những thương gia Ấn Độ du nhập vào Chăm pa từ những năm trước công nguyên, phát triển và hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ IX. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều tượng Phật trong các di chỉ vùng Indrapura (Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay), Vijaya (Nhơn Hậu, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay), Kauthara (khu vực đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp từ Phú Yên Cam Ranh ngày nay), và Panturanka (vùng Phan Rang, Phan Thiết ngày nay). Đặc biệt là các nữ thần phái Mật Tông mà phổ biến nhất là Bồ Tát Prana Paramita, Bồ Tát 5 Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) và Lokesvara (Nam Phật) những vị Bồ Tát này là Phật Amitahba hay A Di Đà hiện thân để cứu độ chúng sinh. Một số tượng Phật bằng đồng cũng được tìm thấy tại động Phong Nha. Vào năm 875 nhà vua Indravarman II cho xây dựng tại Indrapura (Quảng Nam) một tu viện Phật giáo lấy tên là Laskmida Lokeskvara. Đây chính là di tích Phật viện Đồng Dương ngày nay. Thế nhưng trong các thế kỷ XII-XVI, hoạt động hàng hải của người Chăm phát triển mạnh họ tiếp xúc mua bán với các nước Indonesia, Malaysia, Malacca (là những nước theo Hồi giáo) Hồi giáo bắt đầu vào Chăm Pa theo con đường này. Trong giai đoạn đầu sự truyền đạo mới chỉ xảy ra ở cấp thượng lưu xã hội (triều đình và các người quyền quý), sau năm 1471 (năm thủ đô Vijaya thất thủ, quân Chiêm bị bắt sống hơn 3 vạn người, bị giết 4 vạn người, vua Chiêm là Trà Toàn bị bắt đem về Đại Việt, kinh đô bị phá hủy hoàn toàn), niềm tin vào Bà la môn của người Chămpa giảm sút, một bộ phận người Chămpa chuyển sang Hồi giáo. Qua đó, cho thấy rằng giữa những cuộc chiến máu lửa và mâu thuẩn trở nên gay gắt trong xã hội. Con người dần đi đến tuyệt vọng thì Hồi giáo xuất hiện một cách ôn hòa, bình đẳng các thành phần trong xã hội. Từ đó Hồi giáo được tiếp nhận tại bản xứ Ả Rập và truyền bá về Châu Á – vương quốc Chăm pa (Việt Nam ngày nay). Ngoài ra, Mecca khi xưa nằm trên con đường thương buôn chính bắc nam, nổi tiếng nhờ vào thiên thạch rơi xuống đó từ bao thế kỷ nay. Thiên thạch đó trở thành vật thờ kính của cư dân theo tín ngưỡng vật hồn giáo. Đây là sự dung hợp cùng tín ngưỡng đa thần địa phương “vạn vật hữu linh”, người Hồi giáo Chăm Việt Nam vẫn chọn những tảng đá làm vật thiêng cho minh (trong nghĩa trang, Linga, Yoni). Hình 1: Nghĩa địa Người Chăm Bani 6 2. Quá trình phát triển và phân li Trong quá trình phát triển của Hồi giáo nói chung vẫn nhất trí cơ bản về kinh Koran và tôn kính nhà tiên tri Mohammad, người sáng lập ra đạo Hồi. Do đó, điều nổi bật ta cần xét là sự phân ly của Hồi giáo vì ở đây cho thấy cách ứng xử khác biệt của văn minh phương Tây và văn hóa phương Đông. Bắt đầu vào năm 632 sau Công nguyên, nghĩa là ngay sau khi sáng lập ra Hồi giáo và nhà tiên tri Mohammad trước khi qua đời đã không chỉ định người kế tục. Một vài môn đồ của ông tin rằng vai trò Caliph (Khalip) hay Phó Vương của Đức Chúa Trời cần được truyền theo con đường huyết thống của Mohammad, bắt đầu bằng người họ hàng và con rể của ông – Ali ibn Abi Talib, nhưng đại đa số tín đồ lại ủng hộ người bạn của nhà tiên tri là Abu Bakr mà theo họ là người có đủ tư cách để trở thành Caliph và cho rằng người kế vị cần được bầu chọn công bằng. Ali cuối cùng trở thành Caliph thứ tư trước khi ông bị giết hại vào năm 661 SCN bởi một người theo dị giáo gần Kufa thuộc Iraq. Việc kế vị một lần nữa lại được đem ra tranh luận và lần này đã dẫn đến một sự chia rẽ chính thức. Đại đa số tín đồ ủng hộ lời đề nghị của Mu’awiyah, người thống trị Sirya và con trai của ông Yazid. Những người ủng hộ Ali, những người cuối cùng được gọi chung là Shi’at Ali đã vận động để giành sự ủng hộ cho người con trai của ông ta là Hussein. Khi cả hai bên đụng độ ở mặt trận gần thành phố Karbala vào ngày 10/10/680 SCN, Hussein đã bị chém đầu. Thay vì bóp chết phong trào của người Shiite từ trong trứng nước, cái chết của ông đã làm cho phong trào này mang ý nghĩa “tử vì đạo”. Trong con mắt của người Shiite, Hussein là một nhân vật nhân đức và chính nghĩa, người đã đứng lên đấu tranh chống lại một kẻ áp bức hùng mạnh. Lễ tưởng niệm hàng năm ngày Hussein bị xử trảm được biết đến với cái tên Ashura là lễ thương tâm và thu hút sự chú ý nhất trong những nghi lễ của người Shiite. Những người trung thành với Mu’awiyah và những người kế tục ông với tư cách Caliph cuối cùng được biết đến là những người Sunni, có nghĩa là những môn đồ đi theo con đường (Sunnah) của nhà tiên tri. Vì Caliph thường là người đứng đầu về phương diện chính trị của đế chế Hồi giáo đồng thời là lãnh tụ tôn giáo của đế chế này, sự bảo trợ của đế chế đã giúp cho Hồi giáo dòng Sunni trở thành dòng thống trị. Hiện nay, có khoảng 90% người Hồi giáo trên thế giới theo dòng Sunni. Những người theo dòng Shiite luôn 7 cảm thấy bị người Sunni chèn ép, họ tiếp tục sùng kính các Imam hay những con cháu của nhà tiên tri cho đến vị Imam thứ 12 là Mohammad Al-Mahdi – người đã biến mất vào thế kỷ thứ IX tại nơi đặt đền thờ Samara ở Iraq. Những người Shiite theo trào lưu chính đều cho rằng Al-Mahdi đã biến mất một cách thần bí và sẽ xuất hiện vào một ngày nào đó để mở ra một triều đại của công lý. Những người Shiite đã nhanh chóng hình thành đa số ở những khu vực mà ở đó, sau này đã trở thành những nhà nước hiện đại như Iraq, Iran, Bahrain,…Cũng có những dân tộc thiểu số quan trọng người Shiite ở những nước Hồi giáo khác, trong đó có Ả-rập Xê- út, Li băng và Pakistan. Người Shiite đông hơn người Sunni ở những khu vực sản xuất dầu lửa chủ yếu ở Trung Đông, không chỉ ở Iran, Iraq mà còn ở cả đông Ả-rập Xê-út. Nhưng trừ Iran, người Sunni có lịch sử bám chặt quyền lực về chính trị, ngay cả ở nơi những người Shiite có lợi thế về dân số. (Ví dụ tại Syria, người Shiite nắm quyền nhưng dân số hầu hết là người Sunni). Giới cầm quyền thuộc người Sunni duy trì sự độc quyền về quyền lực của họ bằng cách không cho người Shiite tham gia quân đội và bộ máy hành chính. Trong lịch sử Hồi giáo, hầu như giới cầm quyền người Sunni đã đối xử với người Shiite như đối với tầng lớp dưới, giới hạn họ ở các công việc lao động chân tay và không chịu chia sẻ các nguồn tài nguyên quốc gia một cách công bằng. Những người thống trị đã dùng những luận điểm tôn giáo để biện minh cho sự áp bức. Họ nói rằng người Shiite không phải là những người Hồi giáo chân chính mà là những người theo dị giáo. Cách nhìn nhận này đã trở thành định kiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt chính trị. Người Sunni đã so sánh việc sùng kính dòng dõi huyết thống của nhà tiên tri và sự ưa thích của người Shiite đối với những chân dung của một vài vị Imam với tội sùng bái thần tượng. Những nghi lễ của người Shiite, nhất là việc tự đánh mình bằng roi trong lễ Ashura đã bị chế giễu như một nghi lễ ngoại giáo. Phải chăng nhìn dưới lăng kính ứng xử của một nền văn hóa trọng động – gốc du mục đã khiến cho cuộc phân ly trở nên đẫm máu và còn day dứt về sau giữa cầm quyền và bị cầm quyền. Có thể vì trong cuộc sống luôn tràn trong huyết quản là sức mạnh cá nhân, chinh phục thiên nhiên, háo thắng mà gây nên thù địch. Với Việt Nam, văn hóa là sự dung hợp và biến đổi, tận dụng những điều tốt lành sẳn có. Cách ứng xử dung hòa với môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội, mang tư duy tổng hợp điển hình cho nên văn hóa gốc nông nghiệp, luôn muốn hòa hợp, bình yên, chuộng hòa 8 bình, linh hoạt…từ đó tiếp nhận từ những cái mới của Hồi giáo (một tôn giáo đến từ phương Tây), biến đổi thành sản phẩm của mình mà thành phẩm là vẫn Hồi giáo, và vẫn là văn hóa Việt Nam. Trong đó Bani là Hồi giáo đã Chăm hóa với nhiều chất bản địa nổi bật. Balamon và Hồi giáo Bani ban đầu cũng có sự cạnh tranh của 2 tôn giáo. Do đó Vua Ppo Rome (1627-1651), một vị vua anh minh của Chăm pa, đã đưa quan niệm “nhất thể lưỡng hợp” để dung hòa hai cộng đồng tôn giáo này, cho rằng người Chăm theo tôn giáo Bà la môn (Bà chăm) được gọi là Ahier thuộc dương, người Chăm theo Hồi giáo (Bà ni) được gọi là Awal thuộc âm. Theo quan niệm này thì hai cộng đồng tôn giáo “tuy hai mà một”, sống gắn bó và kết hợp với nhau như nam và nữ, chồng và vợ. Đạo Bà la môn tiếp tục thờ đa thần nhưng phải thờ phượng thêm Đấng Allah (của Hồi giáo), và ngược lại đạo Bà ni vừa phụng thờ Allah (Ppo Uwlwah theo Chăm hóa) vừa phải tôn thờ tất cả thần của Bà la môn. Trong thực tế, người Chăm Bà la môn vẫn mời các tu sĩ Bà ni đến chủ lễ trong một số việc cúng kiếng. Trong tháng chay Ramưwan tín đồ Bà la môn cũng đến thánh đường Bà ni để cầu nguyện và cúng dường. Đối với các lễ thức được tiếp biến cho phù hợp chế độ gia đình mẫu hệ, đạo thờ cúng tổ tiên, các lễ thức liên quan đến chu kỳ đời sống con người và các lễ thức nông nghiệp. Cho nên Hồi giáo Bani của người Chăm Việt Nam được coi là một biến thái của Hồi giáo. 1 Đối với dòng Hồi giáo Islam thuộc dòng Sunni ở Việt Nam (được gọi là Chăm Islam, Hồi giáo mới) gần như giữ nguyên bản Hồi giáo từ Trung Đông. Tập trung ở Nam Bộ do một nhóm người lai giữa người Mã Lai, Khmer, người Chăm từ Campuchia sang vào thế kỷ 18 – 19. Tuy mang yếu tố tôn giáo gốc đậm hơn. Các giáo luật, lễ thức phong tục Hồi giáo và hành hương về Mecca được tôn trọng., Tuy nhiên, trong cộng đồng vẫn giữ lại không ít các yếu tố tập quán tín ngưỡng bản địa, cụ thể là chế độ mẫu hệ vẫn được duy trì, các lễ hội nông nghiệp vẫn được tổ chức. Ngày nay do những nguyên nhân lịch sử để lại, các tín đồ dễ quyện vấn đề tôn giáo vào vấn đề dân tộc, không chỉ trong giới trí thức, giới chức sắc, mà cả trong các tín đồ. Do dó, việc hợp tác trong sự bình đẳng góp phần phát triển lẫn nhau và phát triển cả nước được thực hiện. Sự khác biệt của hai dòng Hồi giáo này đã góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng trong bức tranh tôn giáo nước ta. 1 Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2005 9 3. Cách thức hoạt động và giáo lý Giáo nghĩa của đạo Hồi do 3 bộ phận cấu thành: tín ngưỡng tôn giáo (“Imami”), cụ thể chỉ tin Allah, tin sứ giả, tin thiên sứ, tin thiên kinh, tin hậu thế; nghĩa vụ tôn giáo (“Ipatato”), chỉ năm vấn đề của bài học tôn giáo mà Muslim cần phải thực hành; thiện hành (Ybad”) chỉ nhựng quy phạm đạo đức mà tín đồ buộc phải tôn trọng. Tín ngưỡng thuộc về phương diện lý luận thế giới quan và tư tưởng, nghĩa vụ tôn giáo và hành thiện thì thuộc về phương diện thực tiễn và hành vi. Hai phương diện hợp thành giáo lý cơ bản của Hồi giáo. Hồi giáo ở Ả Rập và Việt Nam đều chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Koran. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Koran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng. Tín điều cơ bản của Hồi giáo là “vạn vật không phải là Chúa, chỉ có Chân Chúa, Mohammad là sứ giả của Chúa”. Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Koran được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó. Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Koran đã phán: “Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật." (trích 6:101) Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah. Ngài là Đấng Duy Nhất, Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài và không một ai đồng đẳng với Ngài. Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Koran cũng liệt kê mười điều tương tự: 10 [...]... thành và truyền bá Hồi giáo từ Ả Rập đến các quốc gia khác trên thế giới Tuy những giáo lý được cho là tối thượng trong kinh Koran mà bất kỳ một tín đồ nào theo Hồi giáo đều phải tuân thủ Tuy nhiên, tại mỗi nơi Hồi giáo được truyền bá đều đã chịu ảnh hưởng của những tôn giáo và tín ngưỡng bản địa Do đó, để Hồi giáo bám rễ được vào cộng đồng dân cư bản địa, buộc nó phải thay đổi Vì thế, tại Việt Nam, Hồi. .. Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam đặc biệt là những người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ tuân thủ khá chặt chẽ những giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống Họ đã thay đức tin “Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo bằng đức tin “Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah, là người khai sáng Islam” Khác với người Chăm Islam ở Nam Bộ, người Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình... diệt và có sụ xét tội để được lên thiên đàng hay xuống địa ngục (bị phạt bằng những hình phạt thảm khốc) 2 Ngoài ra, một số học giả Hồi giáo chủ trương đưa them điều “tin tiền định” đem tất cả mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội của con người là do sự sắp đặt an bài từ thánh Allah, do ý chí Allah quyết định Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam, kể cả những tín đồ Chăm Hồi giáo nhiệt thành ở Nam Bộ, do ảnh hưởng... gia Hồi giáo khác (7) Các quy định của giáo lý Hồi giáo trong người Chăm ở Việt Nam đã bị bản địa hoá nhiều, có hướng mở cho phụ nữ Chăm trong quan hệ gia đình và xã hội 17 Trang phục của người Chăm ở Nam Bộ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố Phụ nữ chăm Islam khi tiếp xúc với khách hoặc khi ra đường đều đội khăn trên đầu để che kín tóc chứ không phải mang mạng như người Hồi giáo ở các nước Arập Ngoài... các tín ngưỡng bản địa được hình thành theo những ảnh hưởng của tự nhiên do đó, các tín ngưỡng này là phù hợp nên không thể áp vào một giáo lý mới đã phù hợp với một nền văn hóa khác vào nó mà không cần một sự biến đổi nào 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU SÁCH Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2005 Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), 10 tôn giáo lớn trên... ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài 2 Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối 3 Bố thí 4 Nhịn chay tháng Ramadan Trong tháng chay Ramadan, diễn ra vào tháng 9 lịch Hồi giáo, người Chăm Hồi giáo luôn phải giữ mình trong sạch, phải chịu thử thách Người Chăm phải nhịn mọi thứ vào ban ngày và chỉ được phép ăn uống vào ban đêm Vào mồng... đến chết.4 Một quy định khác của Hồi giáo thường được các tín đồ hết sức coi trọng và tuân thủ nghiêm ngặt là hôn nhân đồng đạo Không có hôn nhân ngoài Hồi giáo Nếu có xảy ra cuộc hôn nhân này thì người ngoại đạo phải cải theo đạo Hồi trước khi cử hành hôn lễ Vị thế thật sự của người phụ nữ trong các xã hội Hồi giáo có sự khác biệt đáng kể bởi vì vị thế này chủ yếu là sản phẩm của nên văn hóa và cũng... Nam, Hồi giáo chính thống từ Ả rập khi truyền đến phải thay đổi, có khi được xem là một loại biến thái của Hồi giáo Chính vì sự dung hợp và tiếp biến giữa hai nền văn hóa khác nhau đã tạo nên một nền văn hóa Chăm một sự đa dạng đầy màu sắc Góp phần đa dạng hóa nhưng vẫn giữ tính thống nhất chung của nền văn hóa Việt Nam Bất kỳ tôn giáo nào cũng muốn đưa con người tiến đến cuộc sống thanh sạch và tốt... sạch và tốt đẹp hơn Con người cần có tôn giáo làm chổ dựa vào những thời điểm thích hợp Và bất kỳ sự biến đổi nào cũng nhằm vào mục đích đó Đối với Hồi giáo, ngay trong thời điểm hình thành, và phát triển để trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới đã trải nhiều sự biến đổi, từ chính những giáo luật được xem là nghiêm khắc nhất Một bộ phận người Việt Nam cũng đã tiếp nhận cho mình những thiên... xuyên tưởng nhớ và tổ chức thăm viếng vào những ngày cuối tháng Ramadan • Thở cúng tổ tiên: người Chăm ở Việt Nam (đặc biệt là người Chăm Bàni ở miền Trung Việt Nam) vẫn còn lữu giữ và coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Họ quan niệm những người trong gia đình, khi mất đi vẫn có ảnh hưởng rất nhiều tới những người còn sống Trách nhiệm này người Chăm giao cho người đàn ông đã thành niên (đã trải qua . DUNG 1. Hoàn cảnh tiếp nhận Tại Ả rập, Hồi giáo bắt đầu phát triển trong các dân tộc sống ở sa mạc Ả Rập, vào thế kỷ thứ 7. Hồi giáo không nảy sinh ở một nơi không hề có tôn giáo. Cư dân ở vùng này. Thái giáo. Một tôn giáo khác có thể đã ảnh hưởng đến sự hình thành Hồi giáo là Bái Hỏa giáo. Dù ảnh hưởng của nó trên Hồi giáo không mạnh như Do Thái giáo và Kito giáo, có lẽ Muhammad và những. hợp thành giáo lý cơ bản của Hồi giáo. Hồi giáo ở Ả Rập và Việt Nam đều chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Koran. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Koran là một vật linh thiêng, vì

Ngày đăng: 18/07/2015, 09:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DẪN NHẬP

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học

    • 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

    • NỘI DUNG

      • 1. Hoàn cảnh tiếp nhận

      • 2. Quá trình phát triển và phân li

      • 3. Cách thức hoạt động và giáo lý

      • 4. Thân phận phụ nữ

      • 5. Cơ sở thờ tự

      • 6. Nghi lễ tôn giáo

      • KẾT LUẬN

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan