Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo áp dụng tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

31 333 0
Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo áp dụng tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một nước. Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đã dần tiếp cận và phát triển có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dân cư, vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đặc biệt là những nông dân nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa Chính vì vậy, trong xã hội, sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng. Đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp để đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Bởi, một nền sản xuất hàng hóa không thể phát triển hoàn chỉnh nếu còn đại đa số dân chúng ở nông thôn còn sống nghèo khổ. Điều này không những ảnh hưởng về mặt chính trị - xã hội mà về kinh tế nó cũng ảnh hưởng hết sức to lớn vì nông thôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn (chiếm gần 80% dân số cả nước), mặt khác nếu không bảo đảm an toàn lương thực thì môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhằm thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, xây dựng một xã hội công bằng văn minh, Chính phủ đã đề ra những chính sách giúp đỡ người nghèo khắc phục khó khăn để vươn lên làm ăn có hiệu quả, góp phần thu hẹp diện nghèo và chênh lệch thu nhập trong xã hội. Trong các chính sách ưu đãi đối với hộ gia đình nghèo nói chung thì chính sách về tín dụng ngân hàng nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù hiện nay các tổ chức tín dụng trong nước, các chương trình trợ giúp phát triển nông nghiệp nông thôn của các tổ chức quốc tế, các quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo đã và đang hoạt động, song phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động đã nảy sinh nhiều bất cập cần giải quyết. 1 Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH Thực tiễn đó đòi hỏi các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), các nhà quản lý cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo. Yêu cầu đó cũng được đặt ra một cách cấp thiết trong công tác nghiệp vụ ngay tại Phòng giao dịch (PGD) Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Là một cán bộ công tác tại PGD, được trực tiếp làm và tham gia xử lý các tình huống nghiệp vụ thực tế; cùng với kiến thức nghiệp vụ, lý luận trau dồi được trong thời gian học tại Học viện Ngân hàng, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất “Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo áp dụng tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”; đồng thời lựa chọn đề tài đó làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được kết cấu theo 3 chương: Chương I: Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài còn rất nhiều vấn đề cần đặt ra, nhưng vì thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn. Vì vậy, chuyên đề này không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong các thầy, cô góp ý và chỉnh sửa để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! 2 Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN VĂN GIANG I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA PGD NGÂN HµNG CSXH HUYỆN VĂN GIANG. 1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Văn Giang. 1.1 Vị trí địa lý và tiềm năng phát triển: Văn Giang là một huyện năm phía bắc tỉnh Hưng Yên, phía Bắc và Tây Bắc giáp Văn Lâm, phía Nam giáp huyện Khoái Châu và huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Tây. Tổng diện tích tự nhiên là 71.792 km 2 , gồm 10 xã, 01 Thị trấn, với 23.377 hộ dân và 96.219 người. Tuy không có nhiều lợi thế về các khu công nghiệp, đường xá giao thông lớn, xong bù lại Văn Giang được đánh giá là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, du lịch sinh thái, kết hợp với phát triển khu đô thị, hình thành khu công nghiệp tập trung và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như gốm sứ, mây tre đan xuất khẩu… Với hơn 11 km đê Sông Hồng đi qua địa bàn Huyện đã hình thành lên vùng đồng bằng châu thổ có diện tích canh tác gần 5.000 ha (cả trong và ngoài đê), đất đai phì nhiêu, màu mỡ, rất thuận lợi cho các loại cây trồng, vật nuôi phát triển. Những năm trước đây sản xuất nông nghiệp ở Văn Giang thường là tự phát, manh mún, không theo quy hoạch. Do vậy hàng nông sản thu hoạch có năng xuất, giá trị thấp. Từ thực tế khách quan Êy, trong những năm qua cùng với sự đổi mới nền kinh tế của đất nước, Văn giang đã xây dùng các chương trình kinh tế phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá theo hướng công - nông nghiệp phát 3 Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH triển toàn diện. Lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; quy hoạch các vùng cây con, làng nghề nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, gắn nuôi trồng với chế biến tiêu thụ sản phẩm khép kín. Qua thực tế Văn Giang đã thực sự chuyển mình. Có được thành quả Êy là công sức của toàn Đảng, toàn dân huyện Văn Giang, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng CSXH nói chung và PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang nói riêng. Với tôn chỉ mục đích thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo càng làm tăng tính nhân văn và nhân đạo của ngành nói riêng và tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc ta. Điều đó khẳng định rằng hệ thống Ngân hàng CSXH được hình thành là cần thiết, là yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và lành mạnh hoá hoạt động Ngân hàng, để huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội hướng về người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, nền kinh tế huyện Văn Giang có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2007 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến khá tích cực và toàn diện: Sản lượng lương thực đạt 12.614 tấn; trong chăn nuôi: tổng đàn lợn tăng 8,65%, đàn bò tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2006. Nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh, toàn huyện có 620ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, tăng 21ha so với cùng kỳ năm 2006; sản lượng cá thu hoạch 6 tháng đầu năm 2007 là 1.950 tấn, đạt 54,2% kế hoạch năm, tăng 150 tấn so với cùng kỳ năm 2006. Tài nguyên - môi trường, giao thông - công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ… đều có bước tăng trưởng khá so với năm 2006. Thu ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm đạt 34,55 triệu đồng đạt 56,1% so với kế hoạch năm 2007. Song song với sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội thì đầu tư cơ sở hạ tầng 4 Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH và y tế, giáo dục cũng có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, huyện đã huy động mọi nguồn lực, mọi tổ chức xã hội tham gia vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh… cho người dân, nhằm thu nhỏ diện nghèo đói. Tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng Văn Giang vẫn còn là một huyện sản xuất hàng hoá chậm phát triển, kinh tế chủ yếu thuần nông; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch tuy có nhưng đang là tiềm năng chưa được khai thác, thu nhập bình quân đầu người thấp, vẫn là huyện nghèo, lao động dồi dào nhưng chưa qua đào tạo, thiếu công nghệ, thiếu kinh nghiệm sản xuất hàng hoá. 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang. * Thuận lợi: Văn Giang những năm gần đây ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, mở rộng và phát triển các ngành nghề khác. Đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng CSXH mở rộng hướng cho vay hộ nghèo nhằm tạo thu nhập cho hộ, cải thiện đời sống. Kinh tế của Văn Giang đang có xu hướng tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp dịch vụ có xu hướng tăng, trong nông nghiệp ngành chăn nuôi tăng nhanh, tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân. Đảng bé huyện có Nghị quyết chỉ đạo cụ thể các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng CSXH hoạt động, đồng thời giao cho các ban, ngành, các cấp trong huyện, hỗ trợ Ngân hàng CSXH trong việc cho vay và kiểm tra sử dụng tiền vay của hộ nghèo được Ngân hàng CSXH cho vay. Thực hiện tốt một số chương trình lồng ghép của Ngân hàng CSXH, từng bước nâng cao nhận thức cho nông dân, tạo điều kiện phát huy tiềm năng của 5 Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH huyện và tạo điều kiện đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả vốn vay. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng CSXH huyện Văn giang là những hộ gia đình nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, họ là những người có nếp sống sinh hoạt lành mạnh, đoàn kết và sòng phẳng trong quan hệ vay trả. Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo đang được hoàn thiện phù hợp với điều kiện thực tế địa bàn nông thôn, làm cho hoạt động của Ngân hàng CSXH được thuận lợi mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. * Khó khăn: Điều kiện thời tiết, khí hậu những năm gần đây có nhiều thay đổi so với những năm trước, hiện tượng mưa đá đã xảy ra làm cho hàng loạt các hộ dân bị lâm vào tình trạng nghèo đói do bị mất thu hoạch từ phát triển trồng trọt, dịch bệnh phát sinh ở nhiều nơi như: bệnh lở mồm long móng làm trâu bò chết hàng loạt dịch cúm gia cầm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm. Do ảnh hưởng nh vậy nên dẫn tới thu nhập của một số hộ dân bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH. Nhận thức một số hộ nghèo chưa cao, tư tưởng bao cấp, ỷ lại còn ăn sâu vào tiềm thức; một số người còn tự ty mặc cảm không chịu khó vươn lên theo kịp cộng đồng; năng lực sản xuất, trình độ quản lý đa số còn yếu, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Điều này làm trở ngại lớn trong việc cấp tín dụng cho hộ nghèo đói và nó cũng làm hạn chế hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho hộ nghèo. Các dự án khả thi thu hót lao động tạo việc làm, tăng thu nhập trên địa bàn còn hết sức hạn chế. Các chương trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi; khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tập huấn đối với người nghèo 6 Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH chưa thường xuyên, hạn chế việc sử dụng hiệu quả vốn vay. Giá trị món vay của hộ nghèo nhỏ, số lượng món vay lớn, địa bàn hoạt động rộng nên chi phí cho một món vay còn cao. Mặt khác lãi suất cho vay hộ nghèo lại thấp hơn lãi suất trên thị trường, do đó khả năng cân bằng tài chính của Ngân hàng CSXH còn khó khăn. Một sè tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng CSXH hoạt động còn yếu, chỉ quan tâm để làm thủ tục vay được tiền, sau đó không đôn đốc thu nợ gốc, lãi cho Ngân hàng. 2. Khái quát về PDG Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang. PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang được thành lập theo Quyết định số 387/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH. PDG Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2003, có mạng lưới hoạt động là 10 xã, 1 thị trấn. Mặc dù mới thành lập, hoạt động còn gặp nhiều khó khăn song tập thể cán bộ công nhân viên PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã đoàn kết, đồng tâm, đồng sức khắc phục khó khăn, lao động cần cù, hăng say, sáng tạo đạt được một số kết quả đáng kể: Tổng nguồn vốn đến 31/06/2007: 51.246 triệu đồng, tăng 10.395 triệu đồng so với 31/12/2006. Tổng dư nợ đạt 45.849 triệu đồng, tăng 8.746 triệu đồng so với 31/12/2006. * Chức năng nhiệm vụ của PDG Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang: - Ký hợp đồng cụ thể về uỷ thác cho vay, hợp đồng nhận uỷ thác vốn trên địa bàn huyện. - Tổ chức nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm dân cư. - Tổ chức thu chi nghiệp vụ. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán. 7 Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH - Phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức nhận uỷ thác, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng, giám sát các hoạt động của “Tổ tiết kiệm và vay vốn”. - Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo Quy định của Ngân hàng CSXH. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị cho phép. * Mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể xã hội: Quan hệ với Hội liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân; Hội cựu chiến binh và các đoàn thể xã hội khác. Các Hội và các đoàn thể động viên hội viên, đoàn viên của mình thực hiện chủ trương của Nhà nước cho hé gia đình nghèo vay vốn phát triển sản xuất góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Các hội và các đoàn thể này có trách nhiệm: - Phối hợp chỉ đạo thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn trong cộng đồng người nghèo. - Tham gia xây dựng chính sách, kiểm tra, giám sát hoạt động của PGD Ngân hàng CSXH. - Kêu gọi vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ và đồng tài trợ cho chương trình Xoá đói giảm nghèo. PGD Ngân hàng CSXH tôn trọng và không can thiệp vào các hoạt động riêng của các hội, các đoàn thể. 3. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang: PGD Ngân hàng CSXH huyện đi vào hoạt động được 4 năm, với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là cho vay hộ nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm. Ngân hàng CSXH 8 Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH đang mở rộng diện tiếp cận hộ nghèo, từng bước thực hiện nhiệm vụ của mình. Kết quả hoạt động của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang trong những năm gần đây nh sau: Bảng kết quả hoạt động từ 2004-2006 Tiêu chí ĐVT Thực hiện năm 2004 Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 A. Nguồn vốn tỷ đồng 25.638 30.508 37.102 1. Nguồn vốn TW tỷ đồng 23.331 25.467 33.523 2. Nguồn vốn huy động tỷ đồng 2.307 5.041 3.579 B. Sử dụng vốn tỷ đồng 1. Doanh sè cho vay tỷ đồng 999 895 22.279 2. Doanh sè thu nợ tỷ đồng 26 395 17.583 3. Dư nợ cuối kỳ Tr.đó: Tỷ lệ nợ QH tỷ đồng % 24.297 0,03 30.508 0,007 37.100 0 4. Số lượt hộ vay hé 6.891 2.532 5.284 5.Tổng sè hộ đói nghèo hé 1.840 1.820 1.680 6.Tổng sè hộ còn dư nợ hé 7.769 6.466 6.661 7. Dư nợ bình quân hộ ngàn đồng 3.127 4.145 4.729 8. Số tổ vay vốn tổ 341 345 350 9. Số hộ thoát nghèo hé 54 20 140 Để đánh giá một cách toàn diện về công tác cho vay hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, dưới đây chúng ta xem xét cả thực trạng về nguồn vốn cho vay hộ nghèo và công tác cho vay hộ nghèo. 9 Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3. HVNH 3.1 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo: Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Văn giang đến 30/06/2007 đạt 47.498 triệu đồng, bao gồm: * Vốn Trung ương: 44.878 triệu đồng. * Vốn huy động tại địa phương: 2.620 triệu đồng trong đó huy động của các tổ chức tài chính 435 triệu đồng, tiền huy động tiết kiệm dân cư đạt 2.185 triệu đồng, tỷ lệ so tổng nguồn vốn thấp. Nhưng đây là một cố gắng rất lớn đối với tập thể đơn vị, bước đầu khẳng định được lòng tin đối với nhân dân. PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn giang thực hiện chủ trương của Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Mặc dù vậy, bên cạnh nguồn vốn của trung ương giao, Ngân hàng CSXH huyện Văn giang đã luôn luôn chủ động huy động các nguồn vốn tại địa phương, tuy nhiên kết quả không cao. Cơ cấu nguồn vốn và sự tăng trưởng nguồn vốn được thể hiện trong bảng sau: Nguồn vốn của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn giang (2005-2006) Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) Tổng vốn 25.638 100,00 30.508 100,00 119,00 37.102 100,00 121,60 1. Nguồn TW 23.331 91,00 25.107 82,30 107,60 33.502 90,30 133,40 2. Nguồn huy động 2.307 9,00 5.401 17,70 11,40 3.600 9,70 -11,80 Qua bảng số liệu trên đây cho thấy: Tổng nguồn vốn của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn giang tăng trưởng nhanh, năm 2004 tổng nguồn vốn đạt 25.638 triệu đồng, 2005 đạt 30.508 triệu đồng tăng 4.870 triệu đồng, đến năm 10 [...]... là điều kiện tốt để mở rộng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo 2.3 Các giải pháp khác: Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang phải có được nguồn vốn đủ lớn, tù lập và chủ động nguồn vốn, vì đây là điều kiện không thể thiếu để thực hiện công tác cho vay hộ nghèo Bên cạnh đó, PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang phải có màng lưới... giảm nghèo Cho vay hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang cho thấy mô hình này mới đi vào hoạt động còn trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng bước đầu khẳng định vai trò trách nhiệm cộng đồng giữa người nghèo rất thiết thực Qua nghiên cứu thực trạng cho vay hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, chuyên đề đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho... xã hội Việt Nam 2 Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay (NXB Chính trị quốc gia) 3 Hệ thống các văn bản pháp quy, văn bản nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng CSXH 4 Giáo trình tín dụng ngân hàng của Học viện Ngân hàng 5 Các báo cáo kết quả hoạt động của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên từ năm 2003 đến 2007 6 Báo cáo tình hình phát triển KT-XH của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng. .. 9A3 CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PGD NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN VĂN GIANG 1 Một số định hướng chung về hoạt động tín dụng trong thời gian tới: Với một nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập của đại đa số nhân dân thấp, đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói cao, công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn còn gặp khó khăn Để đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã đề ra... nhưng không có khả năng sử dụng vốn tín dụng hoặc những hộ già cả neo đơn không có sức lao động… vào danh sách hộ nghèo được vay vốn Điều này đã dẫn đến quan niệm sai lầm coi tín dụng đối với hộ nghèo là hình thức cấp phát, mang tính trợ cấp xã hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH, thì Ngân hàng CSXH cấp tín dụng trên nguyên tắc “cho vay hộ. .. tiêu chính là xoá đói giảm nghèo Trong cho vay hộ nghèo còn mang những đặc điểm riêng biệt, do đó chất lượng tín dụng được xem nh khả năng cam kết về pháp lý và độ tín nhiệm của hộ nghèo đối với Ngân hàng Với quan điểm cho vay hộ nghèo như trên, vấn đề chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo ở Ngân hàng CSXH không thể hiểu theo nghĩa chất lượng tín dụng thông thường như ở các Ngân hàng thương mại khác (tức... bộ phải có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, thật sự thông 21 Chuyên đề tốt nghiệp HVNH Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3 cảm với người nghèo, với người có hoàn cảnh khó khăn, chịu khó, tận tụy trung thành với nghề nghiệp 2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang 2.1 Quan điểm cho vay hộ nghèo: Ngân hàng CSXH hoạt động không vì... với sản xuất hàng hoá, làm quen với hạch toán kinh tế và tạo được một nguồn thu nhập vững chắc đảm bảo khả năng trả nợ và tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập Trên cơ sở những định hướng hoạt động và quán triệt quan điểm trên, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang cần tập trung vào những giải pháp sau: 2.2 Một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng... lượng tín dụng đối với hộ nghèo được định lượng thông qua khả năng Ngân hàng CSXH trong việc áp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo (khả năng tiếp cận hộ nghèo) Trong những năm qua, PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã phục vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo áp ứng nguồn vốn kịp thời phục vụ hộ nghèo phát triển sản xuất và chăn nuôi… Ngân hàng. .. đầu tư tín dụng, với kinh nghiệm và thành tích đã đạt được trong những năm qua PGD Ngân hàng CSXH huyện xác định: Mở rộng diện tiếp cận hộ nghèo gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở ưu tiên vốn cho những hộ chưa được vay, gắn tín dụng hộ nghèo với các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, từng bước nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh, cụ thể: Cấp tín dụng Ngân hàng phải kết hợp với các . của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trong. học tại Học viện Ngân hàng, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo áp dụng tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng. chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) , các nhà quản lý cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo. Yêu cầu đó cũng được đặt ra một

Ngày đăng: 17/07/2015, 20:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một nước. Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đã dần tiếp cận và phát triển có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dân cư, vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đặc biệt là những nông dân nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa... Chính vì vậy, trong xã hội, sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng. Đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp để đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Bởi, một nền sản xuất hàng hóa không thể phát triển hoàn chỉnh nếu còn đại đa số dân chúng ở nông thôn còn sống nghèo khổ. Điều này không những ảnh hưởng về mặt chính trị - xã hội mà về kinh tế nó cũng ảnh hưởng hết sức to lớn vì nông thôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn (chiếm gần 80% dân số cả nước), mặt khác nếu không bảo đảm an toàn lương thực thì môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan