So sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H'Mông (Trên cứ liệu hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu

105 815 2
So sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H'Mông (Trên cứ liệu hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr-êng ®¹i häc s- ph¹m hµ néi 2 BÙI QUANG VINH SO SÁNH TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI VÀ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC H’MÔNG (TRÊN CỨ LIỆU HAI TÁC PHẨM TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU VÀ TIẾNG HÁT LÀM DÂU) Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THANH TÚ Hµ Néi, 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn Thạc sỹ tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, giảng viên viện Văn học, khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và định hướng trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú và gia đình đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Lào Cai; ban Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Biểu diễn đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo nhiều điều kiện cho tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Bùi Quang Vinh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học: Luận văn này là kết quả nghiên cứu trung thực của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú. Luận văn không sao chép kết quả của bất kỳ công trình khoa học nào dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi trích dẫn làm căn cứ khoa học đều đã được ghi chú đầy đủ, trung thực. Hà Nội, tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Bùi Quang Vinh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học: Luận văn này là kết quả nghiên cứu trung thực của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú. Luận văn không sao chép kết quả của bất kỳ công trình khoa học nào dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi trích dẫn làm căn cứ khoa học đều đã được ghi chú đầy đủ, trung thực. Hà Nội, tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Bùi Quang Vinh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 2.1. Về truyện thơ Thái 2 2.2. Về truyện thơ H’Mông 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 3.1. Mục đích nghiên cứu 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Dự kiến đóng góp 9 PHẦN NỘI DUNG 10 Chương 1: Môi trường văn hóa 10 1.1. Dân tộc Thái 10 1.1.1. Môi trường tự nhiên 10 1.1.2. Cơ sở xã hội 10 1.1.3. Về văn nghệ dân gian 15 1.2. Dân tộc H’Mông 18 1.2.1. Môi trường tự nhiên 18 1.2.2. Cơ sở xã hội 18 1.2.3. Về văn nghệ dân gian 24 Chương 2: Những điểm tương đồng giữa Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu 26 2.1. Về nội dung 26 2.1.1. Tình yêu dung dị thiết tha 26 2.1.2. Cuộc đấu tranh quyết liệt để bảo vệ tình yêu 28 2.1.3. Tình yêu thủy chung trong những hoàn cảnh mang tính bi kịch 33 2.2. Về nhân vật 37 2.2.1. Con người tình yêu 37 2.2.1.1. Con người tình yêu biểu hiện qua cốt truyện 37 2.2.1.2. Con người tình yêu biểu hiện qua nhân vật chính 39 2.2.2. Con người bi kịch 40 2.2.2.1. Bi kịch về cuộc đời cô gái 40 2.2.2.2. Bi kịch tình yêu tan vỡ 43 2.3. Về nghệ thuật 48 2.3.1. Không gian tình yêu 48 2.3.1.1. Không gian đẹp gắn với hạnh phúc lứa đôi 48 2.3.1.2. Không gian lưu lạc đọa đày 50 2.3.2. Lời thơ nghệ thuật 54 2.3.3. Một số biện pháp nghệ thuật 61 2.3.3.1. Một số biện pháp tu từ từ vựng 61 2.3.3.2. Một số biện pháp từ cú pháp 63 2.4. Nguyên nhân của sự tương đồng 66 2.4.1. Nguyên nhân về thể loại 66 2.4.2. Nguyên nhân lịch sử văn hóa 67 Chương 3: Những điểm khác biệt giữa Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu 69 3.1. Về nội dung 69 3.1.1. Cốt truyện 69 3.1.2. Mức độ trong đấu tranh để bảo vệ tình yêu 71 3.2. Về nhân vật 72 3.2.1. Mức độ hấp thu dân ca 72 3.2.2. Tính chất tự sự của nhân vật 74 3.2.3. Số phận nhân vật 78 3.3. Về nghệ thuật 80 3.3.1. Không gian mang tính biểu tượng (Tiễn dặn người yêu) 80 3.3.2. Miêu tả nhân vật 83 3.4. Nguyên nhân sự khác biệt 87 3.4.1. Nền tảng văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng 87 3.4.2. Nhóm ngôn ngữ khác nhau 87 PHẦN KẾT LUẬN 93 Danh mục tài liệu tham khảo 95 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, văn hoá Việt Nam cũng là nền văn hoá đa dân tộc. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của đường lối chiến lược văn hoá – văn nghệ hiện nay là: “Khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta, tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam” [5:111]. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đã xác định rõ định hướng xây dựng nền văn hoá Việt Nam như sau: “Mọi hoạt động văn hoá văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [5:110]. 1.2. Trong những sắc thái và giá trị văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta, trước hết phải kể đến vốn văn học dân gian mà truyện thơ là một thể loại độc đáo, tiêu biểu. Truyện thơ không những là một thể loại văn học mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hoá – văn nghệ vừa truyền thống vừa hiện đại, được nhân dân các dân tộc, cả xưa và nay đều yêu thích. Nghiên cứu thể loại truyện thơ nói chung và so sánh truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc H’Mông, theo chúng tôi là một việc làm cần thiết. Nó cho chúng ta nhận thức rõ hơn nhiều vấn đề xoay quanh những nét tương đồng - thống nhất của văn học đa dân tộc Việt Nam vừa cho ta thấy cụ thể hơn những gì là nét độc đáo của văn học dân tộc Thái và dân tộc H’Mông. Qua đó sẽ hiểu thấu đáo hơn thế nào là tính dân tộc của một nền văn hoá – văn học đa dân tộc - một khía cạnh hết sức lý thú của vấn đề mới chỉ được lưu ý đến gần đây. 1.3. Bản thân là người sinh ra và lớn lên, làm việc ở vùng đồng bào Thái và đồng bào H’Mông sinh sống nên công việc tìm hiểu về truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông đã giúp tôi hiểu thêm về văn hóa, văn học dân tộc Thái và dân tộc H’Mông nói chung và thể loại truyện thơ của hai dân tộc này nói riêng. Điều đó có ý nghĩa thiết thực cho công tác của tôi khi sinh sống và làm việc cùng 2 với đồng bào, và cũng hy vọng qua luận văn, chúng tôi làm sáng tỏ một vấn đề lý luận văn học hiện đại là lý thuyết văn học so sánh. Đồng thời cũng góp phần làm rõ hơn những bản sắc độc đáo của hai dân tộc Thái và H’Mông từ góc nhìn văn học. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu truyện thơ của dân tộc Thái và dân tộc H’Mông xưa nay đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học sưu tầm, tìm hiểu. Chúng tôi xin điểm lại một số công trình cơ bản sau đây: 2.1. Về truyện thơ Thái Năm 1957, nhà nghiên cứu văn học Điêu Chính Ngâu – Dịch và giới thiệu truyện thơ Tiễn dặn người yêu lần đầu tiên ra tiếng Việt từ nguyên bản chữ Thái. Trong lời giới thiệu, Điêu Chính Ngâu đã nhận định sơ lược về giá trị phản ánh xã hội của tác phẩm. Ông có đề cập tới giá trị nghệ thuật của tác phẩm nhưng không đi sâu mà chủ yếu bàn về ảnh hưởng của ca dao dân ca Thái trong tác phẩm. Năm 1958, Điêu Chính Ngâu, Hà Lem, Cầm Biêu - Dịch và giới thiệu truyện thơ Tiễn dặn người yêu lần thứ 2. Năm 1977, nhà nghiên cứu, nhà văn Mạc Phi đã chỉnh lí nội dung và dịch một cách đầy đủ tác phẩm Tiễn dặn người yêu sang tiếng Việt. Trong lời giới thiệu, Mạc Phi đã đề cập đến nội dung tác phẩm khá sâu sắc, thể hiện ở những mặt sau: Tác phẩm ngợi ca mối tình đầu trong trắng thủy chung; Tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc và có ranh giới “…ta cũng phải thừa nhận rằng lòng yêu thương của họ thực đã có ranh giới. Tuy không thể như tinh thần nhân đạo sáng suốt, trọn vẹn của chúng ta ngày nay nhưng tinh thần nhân đạo trong Tiễn dặn người yêu cũng đã khác lắm với cái “lòng nhân” mơ hồ, chung chung”. [31:30]; Tác phẩm là tiếng hát đấu tranh. Về phương diện giá trị hình thức, nhà nghiên cứu nêu ra “vài đặc điểm về nghệ thuật”: “Tiễn dặn người yêu là một truyện thơ nhưng đặc biệt chú ý đến sự miêu tả nội tâm nhân vật, có trạng thái tâm hồn phức tạp, có khi mâu thuẫn”[31:39]; “Về miêu tả, “Tiễn dặn người yêu”sở trường trong việc miêu tả tính cách nhân vật qua lời nói nhân vật”[31:39]; “Chúng ta gặp hầu hết các thể thơ thông dụng, từ thể khắp bắc câu dài 11, 12 chữ đến thể khống khái câu ngắn 5, 6 chữ. Những thể thơ 3 này được xen kẽ nhau một cách điêu luyện tài tình”[31:40]; “Ngôn ngữ Tiễn dặn người yêu là ngôn ngữ hằng ngày của nhân dân được nâng cao lên và chau chuốt thêm”[39:41]. Lời nhận định của nhà nghiên cứu nằm trong khuôn khổ lời giới thiệu cuốn sách nên chúng ta thấy không thể tránh khỏi sự sơ lược. Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tác giả Đỗ Bình Trị cũng chỉ rõ giá trị nội dung của Tiễn dặn người yêu “Tuy chỉ đề cập đến đề tài tình yêu nhưng tác phẩm hầu như đụng đến tất cả, dính dáng đến số phận tất cả mọi người trong xã hội cũ” [44:288]. Tác giả đã coi giá trị nội dung đó là tiếng hát “khi âm thầm câm lặng, khi vút lên như tiếng thét gào, khi chua chát, đắng cay, khi tủi hờn, uất ức…cứ thế quanh quẩn suốt 2000 câu thơ”[44:232]. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân vật đã có ý thức đấu tranh giành lại quyền sống, “chữa lại số phận”. Anh yêu đã sẵn sàng “làm giặc giữa phủ, làm loạn giữa mường” để lấy được Em yêu. Em yêu lại phản ứng theo kiểu phụ nữ “giã gạo quăng chày, phơi thóc chửi sàn”. Cả Anh yêu và Em yêu đều quyết liệt vì tình yêu”. Về giá trị hình thức, tác giả Đỗ Bình Trị rất chú trọng nghệ thuật tả tình “đạt đến mức điêu luyện” và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên vừa có tính ước lệ vừa có tính tả thực. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng “thưởng thức bất cứ đoạn thơ nào người ta cũng liên tưởng đến những điệu Xòe Thái quen thuộc”[44: 241]. Tác giả Vũ Anh Tuấn trong Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam [44: 59] tuy chỉ phân tích đoạn trích Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa được trích giảng trong chương trình lớp 10 cũng đã chỉ ra giá trị nội dung mang tính tiêu biểu cho cả tác phẩm là tình cảm phũ phàng và những tiếng yêu thương. Về phương diện giá trị hình thức, tác giả lại chú ý đến tính kịch trong kết cấu và thủ pháp miêu tả, trong tâm trạng nhân vật và trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ truyện thơ. Công phu và sâu sắc nhất phải kể đến luận án Phó tiến sỹ của tác giả Lê Trường Phát: Đặc điểm kết cấu truyện thơ các dân tộc ít người Việt Nam [29]. Công trình khoa học này đã bàn tới thi pháp của tác phẩm, nhưng do mục đích nghiên cứu nên chỉ đi sâu vào vấn đề kết cấu. Trang 95 của luận án, tác giả tóm tắt khái quát nội dung tác phẩm (11 dòng) và lập sơ đồ gồm 6 biến cố - sự kiện: Anh chị quen [...]... trường tự nhiên và cơ sở xã hội của dân tộc Thái và dân tộc H’Mông 8 - So sánh để chỉ ra sự tương đồng của truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc H’Mông trên cứ liệu hai tác phẩm tiêu biểu Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu Lý giải nguyên nhân - So sánh để chỉ ra sự khác biệt của truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc H’Mông trên cứ liệu hai tác phẩm tiêu biểu Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu Lý giải... và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông với hai tác phẩm tiêu biểu Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Kho tàng truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc H’Mông còn đang trên con đường khám phá, tìm hiểu, hiện nay việc sưu tầm và dịch thuật còn chưa khai thác hết, mặt khác truyện thơ Tiễn dặn người yêu và truyện thơ Tiếng. .. tôi nhận thấy việc so sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông một cách toàn diện là hết sức cần thiết Lần đầu tiên chúng tôi mạnh dạn vận dụng lý thuyết văn học so sánh vào nghiên cứu truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông trên cứ liệu hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Triển khai đề tài này, chúng... Tiếng hát làm dâu là những tác phẩm lớn và tiêu biểu cho truyện thơ hai dân tộc Do trình độ và khả năng bản thân có hạn, chúng tôi giới hạn khảo sát trên hai truyện thơ Tiễn dặn người yêu và truyện thơ Tiếng hát làm dâu là chính Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có so sánh với một số truyện thơ khác của hai dân tộc này hoặc dân tộc khác 5 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu... các hướng nghiên cứu: Thi pháp học, Ngôn ngữ học, Phong cách học, Xã hội học, dân tộc học 9 6 Dự kiến đóng góp: Chọn đề tài So sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông (trên cứ liệu hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu) , chúng tôi muốn góp một phần nhỏ trong việc: - Phát hiện và chỉ rõ những điểm tương đồng và khác biệt của cùng một thể loại văn học dân tộc khác nhau... văn học so sánh (trường phái Pháp) để chỉ ra được những điểm tương đồng và những điểm khác biệt giữa thể loại truyện thơ của hai dân tộc mà tiêu biểu là hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu Tìm ra nguyên nhân và lý giải vì sao có sự tương đồng, ảnh hưởng, đặc sắc riêng của truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đã... chia thành ba tiểu loại nhỏ: - Truyện cổ tích thần kỳ - Truyện cổ tích loài vật - Truyện cổ tích sinh hoạt Dân ca H’Mông cũng hết sức đa dạng và phong phú Nhà sưu tầm Doãn Thanh phân chia dân ca H’Mông thành 5 loại nhỏ: - Dân ca Tiếng hát tình yêu - Dân ca Tiếng hát làm dâu - Dân ca Tiếng hát cưới xin - Dân ca Tiếng hát cúng ma - Dân ca Tiếng hát mồ côi Dân ca Tiếng hát làm dâu còn gọi là Gầu ua nhéng... sưu tầm dân ca H’Mông, năm 1967 ra mắt bạn đọc cuốn Dân ca H’Mông”, đây là cuốn sách giới thiệu khá đầy đủ diện mạo dân ca H’Mông với năm loại chính: Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát cúng ma và Tiếng hát cưới xin” Cùng thời gian này hai tác giả Bùi Lạc và Mạc Phi cũng công bố truyện thơ Tiếng hát làm dâu Tây Bắc” (in trên tạp chí văn học 3/1964) và một số bài dân ca... giống và khác nhau ấy - Chỉ ra sự ảnh hưởng và tồn tại độc lập của truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông - Từ đó nhận biết một cách cụ thể hơn về tâm tư tình cảm của đồng bào dân tộc Thái và đồng bào dân tộc H’Mông, sự giao lưu của hai tộc người về mặt văn hóa, văn học 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA 1.1 Dân tộc Thái 1 1.1 Môi trường tự nhiên Người Thái ở Việt Nam là một dân. .. đề của cốt truyện mới”[29: 99] Tiếp đó, tác giả so sánh cốt truyện Tiễn dặn người yêu với cốt truyện và Tản chụ xống xương để thấy sự kế thừa và phát triển của Tiễn dặn người yêu Tác giả cũng tìm hiểu dấu vết của dân ca trong Tiễn dặn người yêu ở các phương diện: nhân vật không có tên, sự vay mượn chi tiết tiết từ dân ca Về ngôn ngữ thơ, Lê Trường Phát đã chỉ ra sự sai lệch của việc dịch thơ đồng thời . văn học so sánh vào nghiên cứu truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông trên cứ liệu hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 của dân tộc Thái và dân tộc H’Mông. 8 - So sánh để chỉ ra sự tương đồng của truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc H’Mông trên cứ liệu hai tác phẩm tiêu biểu Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm. tài So sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông (trên cứ liệu hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu) , chúng tôi muốn góp một phần nhỏ trong việc: - Phát hiện và

Ngày đăng: 17/07/2015, 17:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan