Tiểu luận Pháp luật tài nguyên nước

17 762 1
Tiểu luận Pháp luật tài nguyên nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 3: Lê Nguyễn Thiên Kim 90901320 Phạm Công Hoài Vũ 90903361 Võ Lý Huy 90904253 Hoàng An Nghiệp 90904410 Nguyễn Thị Ngọc Linh 90904336 Nguyễn Ngọc Bình 90904045 LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI NGUYỆN NƯỚC 1. Tầm quan trọng của tài nguyên nước “Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Viện sĩ Xiđorenko khẳng định “nước là khoáng sản quý hơn các loại khoáng sản”. Vai trò quan trọng của nước thể hiện rõ nét trong tất cả mọi mặt của đời sống con người: nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người, ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng, chất mang vật liệu và là tác nhân quan trọng điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói, sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước. Hiện nay, sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng, trong đó có nguồn tài nguyên nước. Với những ý nghiã to lớn như vậy, nguồn tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễn ra trên trái đất, nhưng có một thực tế, đây cũng chính là nguồn tài nguyên bị con người lạm dụng nhiều nhất, và luôn ảo tường về tính vô tận của nó.trên trái đất, 97% lượng nước là nước mặn, 2% nước ngọt tập trung ở 2 cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ. Trong những năm gần đây do sự bùng nổ về dân số. Tài nguyên thiên nhiên như rừng bị khai thác cạn kiệt, điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùng nước ngày càng tăng, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, sự tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh, cộng với thiên nhiên ngày càng biến đổi khắc nghiệt dẫn đến tình trạng nguồn nước ngày càng khan hiếm, cạn kiệt. Nếu trong thời gian này chúng ta không nhìn nhận nước là tài nguyên quý giá, phải có biện pháp bảo vệ sẽ dẫn đến tình trạng chiến tranh để giành nguồn nước phục vụ cuộc sống. 2. 4 nguyên tắc Dulin Các nguyên tắc về nước và phát triển bền vững của Hội nghị quốc tế Dublin năm 1992 như sau: - Nước được coi là một loại hàng hóa, các quyết định đầu tư then chốt về một loại dự án phải được xây dựng dựa trên những yêu cầu chung của người dùng. - Quản lý nước phải được chú trọng tại cấp thấp nhất thích hợp. - Phải áp dụng một tiếp cận tổng thể trong sử dụng nước. - Vai trò của phụ nữ trong quản lý nước là rất quan trọng. 3. Hiện trạng tài nguyên nước Việt Nam Nước ta có khoảng 830 tỷ m 3 nước mặt trong đó chỉ có 310 tỷ m 3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước dưới đất chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m 3 /năm. Trữ lượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m 3 /năm (khoảng 13% tổng trữ lượng). Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4400 m 3 /người, năm (Thế giới 7400m 3 /người, năm). Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới 4000m 3 /người, năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần (Thực tế nếu kể cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào thì Việt Nam trung bình đạt khoảng 10.600m 3 /người, năm). Lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm xấp xỉ 2/3 tổng lượng nước có được, rất khó chủ động, thậm chí không sử dụng được. Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất rất không đều. Theo không gian, nơi có lượng mưa nhất là Bạch Mã 8000mm/năm, Bắc Quang, Bà Nà đạt khoảng 5000mm/năm, trong khi Cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400mm/năm. Theo thời gian, mùa lũ chỉ kéo dài từ 3- 5 tháng nhưng chiếm tới 70- 85% lượng nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa một ngày lớn nhất đạt trên 1500mm/ngày song mùa cạn tồn tại hàng nhiều tháng không có giọt mưa nào. Mưa, lũ đạt kỷ lục trong vùng Đông Nam Á là ven biển Miền Trung. Hạn hán xảy ra nghiêm trọng. Điều đó cần phải tích nước trong mùa lũ để điều tiết bổ sung mùa cạn là giải pháp tích cực nhất, quan trọng nhất.Nước ta có khoảng 2360 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km. Trong số 13 lưu vực sông chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000 km 2 thì có đến 10/13 sông có quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có 3/13 sông thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn chảy sang nước láng giềng, 7 sông thường nguồn ở nước láng giềng, hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này Việt Nam không những bị ràng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba… chia sẻ, đồng thuận. Tổng lượng nước năm ứng với p = 75% khoảng 720 tỷ m 3 , tổng lượng nước mùa cạn có khoảng 170 tỷ m 3 (kể cả 30 tỷ m 3 điều tiết từ các hồ chứa tính đến năm 2010). Tổng nhu cầu nước năm 2010 là 110 tỷ m 3 , trong mùa cạn khoảng 85 tỷ m 3 (chưa kể đến lưu lượng nước đảm bảo môi trường sinh thái hạ lưu). Nếu quản lý không tốt thì đến năm 2010 khả năng thiếu nước đã rõ ràng vào từng nơi, từng thời kỳ, đặc biệt là các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, Daklak, Daknông, ĐBSCL, Trung du S. Thái Bình và sông Hồng và dải ven biển. Không những nguồn nước mặt mà nguồn nước ngầm cũng đang ở trong tình trạng bị suy thoái nghiêm trọng. Đặc biệt là hàm lượng asen trong các mẫu nước ngầm điển hình như khu vực đồng bằng Bắc bộ nói chung đều cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó việc khai thác nước ngầm cũng chưa có quy hoạch hoàn chỉnh, tình trạng người dân tự khoan giếng diễn ra khắp nơi nên tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Dân số tăng, chỉ số lượng nước trên đầu người giảm. Năm 1943 là 16.641 m 3 /người, nếu dân số nước ta tăng lên 150 triệu người thì chỉ còn đạt 2467 m 3 /người, năm xấp xỉ với những quốc gia hiếm nước. Theo Cục Bảo vệ môi trường, chất lượng nước 3 LVS Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai - Sài Gòn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí có những đoạn sông thuộc 3 LVS trên đã "chết" hoàn toàn, nhất là ở các vùng hạ lưu. Trên LVS Nhuệ - Đáy, các sông ở nội thành Hà Nội, sông Nhuệ từ thị xã Hà Đông đến thị xã Phủ Lý bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Trên LVS Đồng Nai - Sài Gòn, đoạn hạ lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải tồn tại nhiều đoạn sông "chết". Các LVS bị ô nhiễm nặng chủ yếu là do nước thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, các làng nghề, bệnh viện, sản xuất nông nghiệp và thủy sản, chất thải rắn, khai thác khoáng sản…Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), TNN trên LVS Hồng cũng đang suy giảm về số lượng, bởi vì mực nước sông Hồng đang ngày càng hạ thấp hơn vào mùa kiệt. Mùa khô 2004 - 2005 mực nước sông Hồng xuống tới mức 1,36m - thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Mùa khô 2006 - 2007, mực nước sông Hồng xuống tới 1,12m - mức thấp nhất kể từ khi có trạm quan trắc trên sông Hồng. 4. Một số văn bản pháp luật về Tài nguyên nước 179/1999/NĐ-CP Nghị định Thi hành Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 26/02/2008. 117/2007/NĐ-CP Nghị định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch ban hành ngày 11/07/2007. 120/2008/NĐ-CP Nghị định của chính phủ về quản lí lưu vực sông ngày 01/12/2008. 34/2005/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. 149/2004/NĐ-CP Nghị định về Cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước ban hành ngày 27/07/2004. 162/2003/NĐ-CP Nghị định về Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước ban hành ngày 19/12/2003. 25/2009/NĐ-CP Nghị định Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo. 179/2002/NĐ-CP Nghị định Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 30/12/1999 67/2003/NĐ-CP Nghị định Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngày 13/06/2003 112/2008/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi ngày 20/10/2008. 567/QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc cử Uỷ viên thường trực hội đồng quốc gia về tài nguyên nước ban hành ngày 30/10/2007. 42/QĐ-TNN Quyết định về việc thành lập Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả tại Cục quản lý tài nguyên nước. 59/2006/QĐ-BTC Quyết định Về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất. 17/2006/QĐ-BTNMT Quyết định Ban hành Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành ngày 12/10/2006. 1115/QĐ-BTNMT Quyết định về việc phê duyệt Đề án: “Gỉam thiểu tác hải của Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam”. 969/QĐ-BTNMT Quyết định 969/QĐ- BTNMT về việc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất. 81/2006/QĐ-TTg Quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 ban hành ngày 14/04/2006. 23/2012/QĐ-UBND Quyết định ban hành Quy định về quản lý tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ban hành ngày 17/9/2012 37/2012/QĐ-UBND Quyết định Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 32/2011/TT-BTNMT Thông tư Quy định quy trình quan trắc chất lượng nước mưa ban hành ngày 01/08/2011. 30/2011/TT-BTNMT Thông tư Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất ban hành ngày 01/08/2011. 26/2009/TT-BTNMT Thông tư Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước ban hành ngày 30/11/2009. 05/2005/TT-BTNMT Thông tư Hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước ban hành ngày 22/07/2005. 02/2005/TT-BTNMT Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước ban hành ngày 24/06/2005. 18/2004/TT-BTNMT Thông tư Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ- CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước ban hành ngày 25/08/2004. 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP Thông tư liên tịch Về việc hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn ban hành ngày 16/06/1999. 5. Luật Tài nguyên nước năm 1998 Luật Tài nguyên Nước được ban hành vào ngày 20 tháng 5 năm 1998. Sau 12 năm thi hành luật, nhiều quy định của Luật đã được triển khai trên thực tế và đạt nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là đã khai thác sử dụng tốt hơn nguồn nước để đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước đã có nhiều tiến bộ và từng bước đi vào nề nếp từ sau khi thành lập Bộ Tài nguyên Môi trường, hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung hoàn thiện, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường. Sau mười hai năm thi hành Luật, nhiều quy định của Luật đã được triển khai trên thực tế và đạt nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là đã khai thác, sử dụng tốt hơn các nguồn nước để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước có nhiều tiến bộ và từng bước đi vào nề nếp, nhất là từ sau khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và đòi hỏi từ thực tiễn; công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước được tăng cường hơn trước; công tác cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất cũng được triển khai đồng bộ ở cả trung ương và địa phương, v.v Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật tài nguyên nước năm 1998 trong thời gian qua cho thấy còn một số tồn tại, bất cập, cụ thể là: - Các quy định về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra liên quan trực tiếp đến quy định của nhiều văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác như: Đầu tư, Bảo vệ môi trường, Đất đai, Khoáng sản, Thuế tài nguyên, v.v Trong khi các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực này đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới thì các quy định có liên quan của pháp luật về tài nguyên nước vẫn chưa được điều chỉnh, bổ sung để đồng bộ; - Nhiều quy định của Luật tài nguyên nước năm 1998 đã không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện; một số quan hệ mới trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung vào nội dung của Luật; nhiều quy định đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn thi hành, nhưng mới chỉ được thể hiện trong các văn bản dưới luật nên tính pháp lý còn thấp; - Các quy định về cấp phép tài nguyên nước (về điều kiện cấp giấy phép, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép về tài nguyên nước) chưa chặt chẽ; - Luật chưa quy định đầy đủ, toàn diện một số nội dung rất quan trọng của quản lý tài nguyên nước, như: quy hoạch tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông; điều hoà, phân bổ nguồn nước một cách hợp lý, cân bằng lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng giới hạn khai thác nước dưới đất. Luật cũng chưa điều chỉnh đầy đủ hoặc rõ các vật thể chứa nước, các công trình điều tiết nước và nguyên tắc vận hành các công trình đó; - Tài nguyên nước là tài sản quốc gia, là tài nguyên đặc biệt quan trọng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệ môi trường nhưng chưa có biện pháp, cơ chế quản lý phù hợp, chưa thực sự coi tài nguyên nước là một loại tài sản; thiếu các quy định, công cụ, biện pháp kinh tế, tài chính để tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước nên tình trạng khai thác, sử dụng còn lãng phí, thiếu hiệu quả và không bền vững còn phổ biến; - Trong những năm gần đây, nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững có sự chuyển biến rõ rệt so với trước. Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước bước đầu đã theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác. Phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một số nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả, được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng. Ở nước ta, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 cũng đã đề cập đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tuy nhiên, Luật tài nguyên nước hiện hành chưa thể hiện đầy đủ và đúng mức phương thức quản lý này. Thực hiện Nghị quyết số 48/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ngày 21 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật tài nguyên nước. Luật đã tập trung xử lý các tồn tại nêu trên, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước có liên quan đến tài nguyên nước và thể hiện quan điểm hiện đại của thế giới về quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Trong bối cảnh 2/3 lượng nước của nước ta là từ nước ngoài chảy vào, các quốc gia thượng nguồn đang tăng cường hoạt động khai thác, sử dụng nước, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cùng với việc sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, công tác bảo vệ các nguồn nước chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến tình trạng khan hiếm nước, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng, đồng thời là nguy cơ lớn trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, thì việc sửa đổi, bổ sung toàn diện và ban hành Luật tài nguyên nước để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo vệ vững bền nguồn nước quốc gia, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và phòng, chống tác hại do nước gây ra được tốt hơn có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. 6. Luật Tài Nguyên nước 2012 Luật tài nguyên nước gồm 10 chương với 79 điều, quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật không điều chỉnh đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và nước biển thuộc vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, những vấn đề về lũ, lụt và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được điều chỉnh bằng pháp luật khác. Cụ thể các chương của Luật như sau: Chương I. Những quy định chung Chương II. Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước Chương III. Bảo vệ tài nguyên nước Chương IV. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước Chương V. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra Chương VI. Tài chính về tài nguyên nước Chương VII. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước Chương VIII. Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước Chương IX. Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước Chương X. Điều khoản thi hành Nội dung chính của Luật Tài nguyên nước 2012 - Chương I. Những quy định chung: gồm 9 điều (từ Điều 1 đến Điều 9) Nội dung chương này quy định về: phạm vi điều chỉnh của Luật; giải thích từ ngữ; nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước; phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước; lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước;lưu trữ, sử dụng thông tin về tài nguyên nước và các hành vi bị nghiêm cấm. - Chương II. Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước: gồm 2 mục, 15 điều (từ Điều 10 đến Điều 24) Mục 1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước, gồm 4 điều quy định về: trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản tài nguyên nước; quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước. Mục 2. Chiến lược, quy hoạch tài ngưyên nước, gồm 11 điều quy định về: chiến lược tài nguyên nước; các loại quy hoạch tài nguyên nước; nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tài nguyên nước; nội dung của quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước; lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước; công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước và quy định điều kiện của đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước. - Chương III. Bảo vệ tài nguyên nước: gồm 14 điều (từ Điều 25 đến Điều 38) Nội dung của Chương này quy định về: trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; quan trắc, giám sát tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt; bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác; phòng, chống ô nhiễm nước biển; bảo vệ nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; xả nước thải vào nguồn nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. - Chương IV. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước: gồm 3 mục, 19 điều (từ Điều 39 đến Điều 57) Mục 1. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả: gồm 4 điều quy định về các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; hạn chế thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước; ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phát triển khoa học, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Mục 2. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước: gồm 11 điều quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước; đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt và khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp, thủy điện, sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản, giao thông thủy và các mục đích khác; thăm dò, khai thác nước dưới đất và quy định về hồ chứa, khai thác, sử dụng nước hồ chứa. Mục 3. Điều hoà, phân phối tài nguyên nước: gồm 4 điều quy định về điều hòa, phân phối tài nguyên nước; chuyển nước lưu vực sông; bổ sung nhân tạo nước dưới đất và gây mưa nhân tạo. - Chương V. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra: gồm 6 điều (từ Điều 58 đến Điều 63) Nội dung Chương này quy định về: trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do thiên tai gây ra; phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo; phòng, chống xâm nhập mặn; phòng, chống sụt, lún đất; phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông. - Chương VI. Tài chính về tài nguyên nước: gồm 2 điều (Điều 64 và Điều 65) Chương này quy định về: nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhằm tạo nguồn thu từ tài nguyên nước, bảo đảm công bằng trong khai thác, sử dụng và nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân. - Chương VII. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước: gồm 4 điều (Điều 66 đến Điều 69) Chương này quy định các nội dung về: nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước; trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia; hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia. - Chương VIII. Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước: gồm 5 điều (từ Điều 70 đến Điều 74) Nội dung tại Chương này bao gồm: trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ; trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân các cấp; điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông; thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước. - Chương IX. Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước: gồm 2 điều (Điều 75 và Điều 76) Chương này quy định về: thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước. - Chương X. Điều khoản thi hành: gồm 3 điều (từ Điều 77 đến Điều 79) [...]... định của Luật tài nguyên nước và pháp luật về thanh tra; bổ sung cụ thể hơn về giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước Luật còn quy định tổ chức, cá nhân đang thực hiện khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tàin guyên nước theo quy định của Luật đối với phần còn lại của thời hạn ghi trong giấy phép Kể từ ngày 01/1/2013, các tổ chức, cá nhân có giấy phép về tài nguyên nước phải... tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông nhằm đảm bảo tính hệ thống, thống nhất của tài nguyên nước trên lưu vực sông và đề cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về tài nguyên nước trong khuôn khổ lưu vực sông - Bổ sung quy định thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước trực thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. .. phủ về quản lý tài nguyên nước (theo luật Tài nguyên nước) còn có Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ TT&MT Cấp Bộ Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ các bộ có liên quan đến tài nguyên nước bao gồm: + Bộ Tài nguyên và Môi trường + Bộ Khoa học và Công nghệ + Bộ NN&PTNT + Bộ Xây Dựng + Bộ Kế hoạch và Đầu tư + Bộ Giao thông vận tải + Bộ Công Thương + Bộ Tài Chính Cấp... Nhà nước Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước nhằm thúc đẩy hợp tác, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước liên quốc gia - Cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp, thẩm quyền cấp phép về tài nguyên nước; bổ sung về điều phối, giám sát, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài. .. nước thải vào nguồn nước, khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất không xin phép còn diễn ra khá phổ biến, việc chấp hành các quy định về bảo vệ tài nguyên nước còn chưa nghiêm túc Chưa phát huy được tác dụng của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân - Công tác triển khai thi hành pháp luật về tài nguyên nước ở các địa phương...Chương này quy định về chuyển tiếp đối với giấy phép tài nguyên nước đã được cấp và việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; hiệu lực thi hành của Luật từ 1/1/2013 và việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật 7 Điểm khác biệt giữa Luật năm 1998 và 2012 Giải thích từ ngữ để làm rõ tài nguyên nước không chỉ có nước mà bao gồm cả sông, suối, hồ chứa để tránh bỏ sót đối tượng... biện pháp phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; quy định giám sát tài nguyên nước, các hoạt động khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; quy định hành lang bảo vệ nguồn nước, các biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy - Bổ sung các quy định về sử dụng nước. .. pháp luật về tài nguyên nước chưa thường xuyên, chưa đáp ứng yêu cầu Mặc dù trong thời gian gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường một bước so với trước đây nhưng do chưa có tổ chức thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước, lực lượng thanh tra, kiểm tra còn mỏng, nên hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước. .. sử dụng nước hồ chứa, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất nhằm bảo đảm sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu Điều chỉnh một số quy định về chuyển nước lưu vực sông, thăm dò, khai thác nước dưới đất, các quy định về khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt, thủy điện và các mục đích khác - Điều chỉnh việc phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do hoạt... số văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật chậm được ban hành Quản lý lưu vực sông là nội dung cốt lõi của quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước nhưng do sự phân công quản lý lưu vực sông có sự chồng chéo nên mãi đến tháng 12 năm 2008, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông Các văn bản về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải . lược tài nguyên nước; các loại quy hoạch tài nguyên nước; nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tài nguyên nước; nội dung của quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước, quy hoạch tài nguyên nước. nguyên nước Chương III. Bảo vệ tài nguyên nước Chương IV. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước Chương V. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra Chương VI. Tài chính về tài nguyên nước Chương. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước Chương VIII. Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước Chương IX. Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước Chương X. Điều

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan