Tiểu luận Chiến lược tăng trưởng xanh

27 1.5K 8
Tiểu luận Chiến lược tăng trưởng xanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG Luật và chính sách môi trường Chủ đề: Chiến lược tăng trưởng xanh Thành viên: MSSV Phạm Bảo Trân 90904698 Bùi Thị Hiền Trang 90904682 Đỗ Vi Khanh 90904468 Lê Minh Hoàng 90904130 Vũ Thị Thanh Hoa 90904220 Nguyễn Đình Dũng 90904119 Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 2 MỤC LỤC Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của tăng trưởng xanh 1.1.1 Bối cảnh thế giới Đến nay, thực tế cho thấy tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Trong đó, đáng chú ý nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản ở châu Á, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan ở Châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh. Còn tại các nước trong khu vực, ví dụ như Lào cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Trung quốc cũng đã có kế hoạch phát triển quốc gia nhấn mạnh vào nền kinh tế tuần hoàn trong khi Thái Lan nhấn mạnh vào nền kinh tế đầy đủ với những đặc điểm chính của nền kinh tế xanh… Và kết quả đã thấy được là thành quả ở một số nước phát triển như Từ năm 2008, Hàn Quốc đã dành 80% trong gói kích cầu kinh tế khoảng 38,1 tỷ USD dùng cho sự chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh. Hàn Quốc còn đầu tư gần 40 tỉ USD trong 4 năm nhằm phát triển lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật xanh cùng công nghiệp mũi nhọn tổng hợp. Kết quả năm 2009, Hàn Quốc đã có tốc độ tăng trưởng dương (0,2%); năm 2010, tăng trưởng đạt 6,1%, cao nhất trong vòng 8 năm và năm 2011 dự kiến tăng trưởng đạt khoảng 3,8%.Trung Quốc chỉ riêng trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo, mỗi năm, Trung Quốc đã kiếm được 17 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho 10 triệu người. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy hiện có một số cách tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng xanh, đó là cách tiếp theo từng khu vực của nền kinh tế, hoặc đó là cách tiếp cận liên ngành xuyên suốt các lĩnh vực như sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng bền vững 1.1.2 Bối cảnh tại Việt Nam Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế-xã hội trong vòng 25 năm qua. Đi lên từ một nước nghèo và chịu hậu quả từ chiến tranh để lại, Việt Nam đã trở thành một Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 4 nước thu nhập trung bình thấp. Đến cuối năm 2010, thu nhập trên đầu người của Việt Nam đã đạt 1.130 USD/người/năm. Hầu hết các chỉ số phúc lợi, hạ tầng cơ sở đã được cải thiện rõ rệt, sự bình đẳng giới cũng được đánh giá cao trong quá trình phát triển. Song sự phát triển chưa thực sự bền vững:  Chất lượng tăng trưởng, hiệu suất, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.  Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên với cường độ cao, hiệu quả thấp.  Tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng. Các ngành kinh tế thân thiện với môi trường chưa được phát triển.  Phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong nước do công nghệ chậm được đổi mới với mức độ tiêu tốn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên cao.  Nỗ lực toàn cầu ứng phó với biển đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh theo Chiến lược tăng trưởng xanh. Có thể nói, việc lựa chọn chiến lược tăng trưởng xanh là rất thích hợp, phản ảnh xu hướng thời đại. Việt Nam đang tiến hành chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu nội dung Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.  Đánh giá dựa trên các tiêu chí đã chọn 1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Nội dung nghiên cứu  Trình bày nội dung lý thuyết liên quan đến chiến lược  Giới thiệu chiến lược được đánh giá  Đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả chính sách 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế - xã hội trong lãnh thổ Việt nam Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 5  Thời gian: Chiến lược được phê duyệt ngày 25 tháng 09 năm 2012. 1.4 Phương pháp nghiên cứu và đề xuất tiêu chí đánh giá 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập tài liệu  Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu thu thập được  Phương pháp đánh giá dựa trên các tiêu chí được lựa chọn  Phương pháp phân tích SWOT  Phương pháp phân tích nhóm liên đới trialnetwork 1.4.2. Đề xuất tiêu chí đánh giá:  Tính thích hợp.  Tính khả thi.  Khả năng dự báo. Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 6 CHƯƠNG 2CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN  Phát triển bền vững  Cải thiện môi trường sống  Đảm bảo sức khỏe cộng đồng  Hiện đại hóa sinh thái Theo tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội. Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD): Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới. Trong dự thảo Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm chiến lược ‘‘Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững’’. Các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau nhưng chúng đều quy tụ ở 3 điểm chính: Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 7 i. Kinh tế xanh là nên kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kình để giảm thiểu biến đổi khí hậu. ii. Kinh tế xanh là nên kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành sinh thái, đổi mới công nghệ. iii. Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng Kinh tế xanh (Green Economy) được Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) định nghĩa “là một nền kinh tế hướng tới mục tiêu cải thiện đời sống của con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên”. Nói một cách đơn giản, kinh tế xanh là nền kinh tế ít phát thải các-bon, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra công bằng xã hội. Phát triển kinh tế xanh hay còn gọi là phát triển bền vững đang được coi là xu hướng lựa chọn cho một tương lai không thảm họa, thân thiện với môi trường. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tư của nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Kinh tế nâu (Brown Economy), tức là nền kinh tế dựa trên các nguồn năng lượng hóa thạch, đã bộc lộ phát thải khí nhà kính, khủng hoảng biến đổi khí hậu, không bảo đảm an ninh năng lượng dẫn đến chiến tranh và xung đột, không bảo đảm an ninh lương thực… CON ĐƯỜNG TĂNG TRƯỞNG XANH Tiêu thụ và sản xuất bền vững (SCP) tạo ra cơ hội cho các nước để nâng cao hiệu quả sinh thái của việc tăng trưởng kinh tế. Các hệ sinh thái của trái đất có khả năng giới hạn trong việc hấp thụ ô nhiễm và cung cấp tài nguyên thiên nhiên, cách duy nhất để duy trì phát triển kinh tế trong thời gian dài mà không tiếp cận các giới hạn này là tách tăng trưởng kinh tế với việc gây suy thoái môi trường. Trên thực tế điều này có nghĩa là nhận được nhiều hơn từ ít hơn, bao gồm cả sản xuất hiệu quả và có lợi nhuận hơn, sử dụng ít vật liệu thô; mang lại lợi thế cạnh tranh cao hơn, giá trị hơn vào một sản phẩm, ít gây ô nhiễm môi trường và lãng phí trong quá trình sản xuất; và đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng, với ít năng lượng, nước và chất thải. • Xanh hóa doanh nghiệp và thị trường Các doanh nghiệp xanh được định nghĩa là các doanh nghiệp xem xét bảo vệ môi trường như một thành phần thiết yếu của mục tiêu kinh doanh dài hạn của họ, bằng cả cách thúc Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 8 đẩy hoạt động sản xuất đạt hiệu quả sinh thái với tiếp thị các sản phẩm và các dịch vụ bền vững. Bằng cách giới thiệu chính sách, pháp luật, các ưu đãi và khuyến khích các công ty để theo đuổi chính sách xanh trong hoạt động kinh doanh của họ, chính phủ có thể đóng góp đáng kể vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) đặc biệt liên quan đến xóa đói giảm nghèo (mục tiêu 1) và bền vững môi trường (mục tiêu 7) trong khi thích ứng được với các tác động của biến đổi khí hậu. • Cơ sở hạ tầng bền vững Một hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững là một hệ thống cung cấp dịch vụ nhà ở, giao thông, năng lượng, nước, chất thải và vệ sinh môi trường chất lượng cao, ít sử dụng các nguồn lực tài nguyên, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội một, đạt hiệu quả sinh thái. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, các dịch vụ chất lượng cao có thể được cung cấp với việc sử dụng ít tài nguyên và gây ra ít tác động môi trường tiêu cực hơn, cũng như khó bị tổn thương dưới tác động của biến đổi khí hậu. • Thuế xanh và cải cách ngân sách (GTBR) Thuế xanh và cải cách ngân sách (GTBR) là một công cụ chính sách tài chính cơ bản cho: xóa đói giảm nghèo, nâng cao doanh thu tài chính và nâng cao hiệu quả sinh thái, sức khỏe cộng đồng, và chất lượng môi trường. Nó là nguồn động lực chính cho cơ sở hạ tầng bền vững, thị trường xanh, tiêu dùng và sản xuất bền vững. GTBR đòi hỏi thực hiện phối hợp hai chính sách chính để đạt hiệu quả cao nhất: Đánh thuế xanh và cải cách trợ cấp xanh. Sự kết hợp của các hành động như vậy sẽ gửi một tín hiệu chính xác hơn cho người tiêu dùng phản ánh chi phí sản xuất thực tế, hoặc trong thuật ngữ kinh tế, tránh nội hóa ngoại tác tiêu cực (internalizes negative externalities). • Các chỉ số hiệu quả sinh thái Để cho phép các nước trong khu vực nâng cao hiệu quả sinh thái của quốc gia, hệ thống quy hoạch phát triển kinh tế, UNESCAP đã xác định sự cần thiết phải phát triển một tập hợp các chỉ số sinh thái hiệu quả (EEI). Mục đích của EEI là để đo lường và so sánh hiệu quả sinh thái của tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khác nhau và xác định các biện pháp chính sách để cải thiện điều này • Đầu tư vào vốn tự nhiên Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 9 Vốn tự nhiên trong các hình thức 'xanh' là cơ sở nền tảng cho sức khỏe con người và phát triển kinh tế-xã hội. Nó là "cổ phiếu của hệ sinh thái tự nhiên mang đến một nguồn hàng hóa giá trị hoặc các loại dịch vụ trong tương lai" (Costanza 2008). Vốn tự nhiên, như rừng ngập mặn, làm bể chứa cacbon và một vùng đệm chống lại các tác động của biến đổi khí hậu, cung cấp một dịch vụ tối quan trọng đối với nhân loại. Dịch vụ hệ sinh thái do đó đại diện cho một phần quan trọng của nguồn vốn tự nhiên, và có thể được định nghĩa là những lợi ích mà con người nhận được từ các hệ sinh thái. Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 10 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHÍNH SÁCH ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ 3.1 Quan điểm của chiến lược Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư và bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội. 3.2 Mục tiêu chiến lược Tăng trưởng xanh tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên có giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên phát triển hạ tầng xanh. 3.3 Nội dung chiến lược Nhóm thực hiện [...]... quả thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2012 – 2030 và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và bối cảnh quốc tế để xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể 3.5.2 Thành lập bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện chiến lược Thành lập Ban điều phối triển khai Chiến lược Tăng trưởng xanh trực thuộc Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu để chỉ đạo thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh:  Ban do... thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh 3.5.3 Phân công thực hiện chiến lược  Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về tăng trưởng xanh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược và báo... hành Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 26 động cụ thể 5.2 Kiến nghị Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, những vấn đề sau đây cần được quan tâm: Giai đoạn đầu thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh nên tập trung chủ yếu vào việc giáo dục, nâng cao ý thức người dân, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu nhằm tạo ra sự đồng thuận trong việc thực thi các kế hoạch tăng trưởng xanh của Việt Nam trong... lối sống xanh Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 13  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực  Hợp tác quốc tế 3.5 Tổ chức thực hiện 3.5.1 Phân kỳ thực hiện chiến lược Giai đoạn 2011 – 2020  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực  Xây dựng cơ chế chính sách, bộ máy quản lý thực hiện chiến lược  Xây... chiến lược tăng trưởng xanh đồng thời cụ thể hóa nhiệm vụ, lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, cơ quan mình  Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và chỉ đạo thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; cụ thể Nhóm thực hiện Chiến lược. .. sát, đánh giá tình hình thực hiện chiến lược • Thúc đẩy hợp tác quốc tế Cần phổ biến chiến lược 1 cách rộng rãi trong nhân dân vì chiến lược phải do dân và vì dân Nhà nước cần hỗ trợ vốn, khoa học công nghệ, thêm ưu đãi cho doanh nghiệp khi áp dụng Tăng trưởng xanh: cho vay với lãi suất thấp hoặc cho miễn thuế 1 số năm nhất định Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO... xuất) Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 18 Tại các nước trong khu vực, ví dụ như Lào cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia Để tăng trưởng xanh, Trung Quốc cũng tiến hành những cuộc cách mạng sạch, cách mạng xanh, cách mạng công nghệ cao... định hướng tăng trưởng xanh đối với Việt Nam được thực hiện càng sớm càng tốt Bởi vì nó không chỉ liên quan đến vấn đề xanh hóa sản xuất mà còn tác động đến ý thức của người dân, xanh hóa lối sống và tiêu dùng Tuy nhiên, việc thực hiện tăng trưởng xanh phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Do thúc đẩy tăng trưởng xanh đòi hỏi chi phí lớn và có sự đánh đổi mục tiêu với tăng trưởng nâu... chí tài chính online (2011) Tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc Bùi Quang Tuấn (2011),Khai thác và sử dụng năng lượng xanh ở Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam” Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Hà Nội Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng xanh http://www.slideshare.net/datnamikaze/nhng-vn-c-bn-v-tng-trng -xanh- odt Nhóm thực hiện ... về tăng trưởng xanh  Xác định các dự án trọng điểm về tăng trưởng xanh, các – bon thấp, xanh hóa các ngành sản xuất, một số dự án thí điểm về quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội “định hướng tăng trưởng xanh cấp tỉnh, thành phố (kèm theo phụ lục 1: danh mục chương trình, dự án ưu tiên giai đoạn 2011 – 2015) Giai đoạn 2021 – 2030  Tiếp tục hoàn thiện thể chế và chính sách tăng trưởng . Thanh Hoa 90904220 Nguyễn Đình Dũng 90904119 Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 2 MỤC LỤC Nhóm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Trang 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của tăng trưởng xanh 1.1.1 Bối cảnh thế. chỉnh theo Chiến lược tăng trưởng xanh. Có thể nói, việc lựa chọn chiến lược tăng trưởng xanh là rất thích hợp, phản ảnh xu hướng thời đại. Việt Nam đang tiến hành chuyển đổi mô hình tăng trưởng. hành thực hiện chiến lược Thành lập Ban điều phối triển khai Chiến lược Tăng trưởng xanh trực thuộc Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu để chỉ đạo thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh:  Ban do

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

    • 1.1 Tính cấp thiết của tăng trưởng xanh

      • 1.1.1 Bối cảnh thế giới

      • 1.1.2 Bối cảnh tại Việt Nam

      • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

      • 1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu

        • 1.3.1 Nội dung nghiên cứu

        • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

        • 1.4 Phương pháp nghiên cứu và đề xuất tiêu chí đánh giá

          • 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu

          • CHƯƠNG 2 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

          • CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHÍNH SÁCH ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ

            • 3.1 Quan điểm của chiến lược

            • 3.2 Mục tiêu chiến lược

            • 3.3 Nội dung chiến lược

            • 3.4 Giải pháp thực hiện

            • 3.5 Tổ chức thực hiện

              • 3.5.1 Phân kỳ thực hiện chiến lược

              • 3.5.2 Thành lập bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện chiến lược

              • 3.5.3 Phân công thực hiện chiến lược

              • 3.6 Kết quả thực hiện

              • CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH

                • 4.1 Công cụ quản lý

                  • 4.1.1 Công cụ luật pháp và chính sách

                  • 4.1.2 Công cụ kinh tế

                  • 4.1.3 Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường

                  • 4.2 Đánh giá chính sách dựa trên các tiêu chí đã lựa chọn

                    • 4.2.1 Tính thích hợp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan