Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành

32 667 3
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU Trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước, công tác kế hoạch cũng từng bước được hoàn thiện, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong các chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra. Ngày nay, trước xu thế hội nhập và sự biến động của cơ chế thị trường thì vai trò Nhà nước càng thể hiện quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô và định hướng phát triển cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì việc đổi mới, hoàn thiện các cơ chế, chính sách là một điều tất yếu. Trong đó, kế hoạch kinh tế - xã hội là một trong những công cụ quản lý, điều hành của Nhà nước nên việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Đối với các địa phương, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách hành chính. Bởi lẽ, nó sẽ giúp địa phương có công cụ điều hành, quản lý đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn một cách hiệu quả. Bên cạch đó, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề để huy động một cách có hiệu quả nguồn lực của toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Qua thời gian công tác tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Châu Thành và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Bộ phận Tổng hợp, hàng năm bản thân đều tham mưu giúp Thường trực Ủy ban nhân huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm tiếp theo. Trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng đã phát sinh một số vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. 1 Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành ” làm tiểu luận cuối khóa của mình. Trong chuyên đề này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện trong thời gian qua (năm 2011, năm 2012, năm 2013) và đề xuất một số giải pháp cơ bản có thể nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành đến năm 2015, với hy vọng công tác lập kế hoạch của huyện sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, bản kế hoạch được xây dựng với chất lượng tốt hơn và thực sự là công cụ hỗ trợ cho quá trình quản lý, điều hành của chính quyền địa phương. Châu Thành là một trong những huyện của tỉnh triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch năm 2012 theo phương pháp mới (phương pháp lập kế hoạch có tính chiến lược, dựa trên kết quả, gắn với nguồn lực và có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan) có kèm theo Khung logic, Khung theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2013. Hoạt động tham vấn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của huyện được triển khai trong khuôn khổ dự án “Bạn hữu trẻ em” do UNICEF tài trợ trên toàn địa bàn tỉnh. Trong đó dự án đã tổ chức các lớp tập huấn hỗ trợ cán bộ trong Tổ lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đây là những tiền đề quan trọng để huyện có thể tiếp tục triển khai công tác này sâu rộng hơn, nhằm tạo ra một sự chuyển biến trong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới. 2 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Định nghĩa lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội: - Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là quá trình xây dựng một kế hoạch tổng thể, nó bao trùm và kết hợp tất cả các mặt hoạt động của một địa phương. Đó là quá trình xác định các mục tiêu toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phương thức thích hợp để đạt các mục tiêu toàn diện đó. - Khác với lập kế hoạch cho một đối tượng cụ thể, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có phạm vi rộng, mục tiêu mang tính toàn diện, thời gian dài, nó mang tính định hướng nhiều hơn là tính cụ thể. 1.2. Nội dung quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: * Đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm hiện tại: - Để xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội cho năm tiếp theo, trước hết những người lập kế hoạch phải đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của năm trước đó. Bởi vì tình hình thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch kinh tế - xã hội năm trước cho các nhà lập kế hoạch biết khả năng thực hiện thực tế của địa phương và phản ánh mức độ xác thực của việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Trong trường hợp, năm trước địa phương thực hiện vượt mức kế hoạch có thể phản ánh một dấu hiệu tốt cho năm kế hoạch tiếp theo. - Bên cạnh việc đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, cần đi sâu đánh giá cơ chế và công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện. Bởi vì thực tiễn đã chứng minh, cơ chế quản lý không chỉ hỗ trợ mà có thể cản trở việc thực hiện thành công kế hoạch. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch không đúng thì các kế hoạch đề ra cho dù có tốt như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng bị thất bại. Đặc biệt trong trường hợp có nhiều sự thay đổi của môi trường, cơ chế quản lý không linh hoạt và công tác chỉ đạo điều hành không sáng tạo. 3 - Mặc khác, cần đánh giá việc sử dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu đã đề ra nhằm xác định mối quan hệ giữa kết quả và nguồn lực, đánh giá chất lượng của việc sử dụng nguồn lực. Kết quả đánh giá này sẽ làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu và cân đối nguồn lực ở phần sau. - Khi tổng kết, đánh giá tình hình phải đảm bảo yêu cầu khách quan, trung thực, đánh giá đúng thực tế. Tập trung phân tích, đánh giá sâu về chất lượng tăng trưởng của từng mặt; việc khai thác sử dụng nguồn lực; chất lượng nguồn lao động và sử dụng lao động; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật; ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ; việc huy động và sử dụng các nguồn vốn, bao gồm: nguồn ngân sách, nguồn tín dụng đầu tư của nhà nước và tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn vốn từ khu vực dân cư, nguồn tài chính doanh nghiệp… - Khi phân tích các vấn đề trên, cần làm rõ những kết quả đạt được trong năm kế hoạch, đi sâu vào những tồn tại, yếu kém, khó khăn; xác định nguyên nhân chủ quan và khách quan đối với cả những mặt đã làm được và chưa làm được; chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể để từ đó rút ra những bài học cho việc xác định mục tiêu và biện pháp cụ thể của kỳ kế hoạch tới. Trong phần này chúng ta nên sử dụng công cụ phân tích rõ các nguyên nhân để làm sáng tỏ những nguyên nhân của những mặt được và mặt chưa được. * Xây dựng kế hoạch: - Việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong năm trước cho chúng ta những nhận thức, bài học quý giá – làm tiền đề để xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, các kết quả đánh giá đó chưa thể nói lên tất cả, nếu bối cảnh trong năm kế hoạch tới có sự thay đổi lớn so với bối cảnh của năm kế hoạch trước. Do vậy, trong bước này những người lập kế hoạch cần tiến hành dự báo bối cảnh trong năm kế hoạch tới. - Khi phân tích môi trường bên ngoài tức là những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến các yếu tố bên trong hoặc mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong như: 4 môi trường sinh thái, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học - công nghệ. Khi tiến hành phân tích môi trường bên ngoài, cần kết hợp với những mặt mạnh, mặt yếu để xác định những ảnh hưởng thuận lợi và những ảnh hưởng bất lợi đối với địa phương trong năm kế hoạch tới. - Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu năm kế hoạch trước và kết quả dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khó khăn trong năm kế hoạch tới đã đạt được ở trên; tiếp theo, những người lập kế hoạch xác định các mục tiêu kế hoạch cho năm kế hoạch tới. - Việc xác định các mục tiêu của kế hoạch kinh tế - xã hội là một nôi dung quan trọng của lập kế hoạch. Khi xác định mục tiêu kế hoạch, cần xác định tất cả các mục tiêu cho tất cả các mặt, lĩnh vực được đề cập trong kế hoạch. Những mặt, lĩnh vực nào có thể định lượng được thì chúng ta xác định thành các chỉ tiêu kế hoạch, còn những mục tiêu nào không thể định lượng được thì chúng ta mô tả chúng theo những thuật ngữ định tính nhưng dễ hiểu, tránh hiểu nhầm. - Khi lập kế hoạch, cần xác định các phương án tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu kế hoạch. Thường xây dựng từ 2 đến 3 phương án, gồm: phương án cơ bản, phương án cao, phương án thấp. Có phương án phát triển dựa vào khả năng vượt những khó khăn, tồn tại và duy trì, phát triển những yếu tố thuận lợi. Đồng thời cũng xây dựng những phương án với những dự báo có nhiều khó khăn, để chủ động trong việc điều hành kế hoạch trong suốt thời gian thực hiện. Tiếp theo lựa chọn phương án phát triển, phân tích từng phương án dựa trên các dự báo các tình huống phát triển. - Khi xác định từng mục tiêu cho từng mặt, từng lĩnh vực hoạt động cần đảm bỏa các tiêu chí như: tính cụ thể, tính có thể đo lường được, có thể đạt được, hiện thực và trong một khuôn khổ thời gian nhất định. - Một điểm nửa cần lưu ý là, khi xác định mục tiêu cần đặt nó trong mối quan hệ với nguồn lực và chất lượng sử dụng các nguồn lực mà chúng ta đã xác định ở phần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm trước. 5 * Xác định các nhiệm vụ và các giải pháp nguồn lực để thực hiện kế hoạch: - Sau khi đã xác định mục tiêu cho từng mặt, lĩnh vực, trong bước này nhà lập kế hoạch xác định các hoạy động cần tiến hành để đạt các mục tiêu đó – tức là xác định các nhiệm vụ chủ yếu. Nhiệm vụ là một tập hợp các hoạt động cần được tiến hành để đạt được mục tiêu đề ra. - Đối với mỗi mục tiêu, cần xác định một hoặc nhiều nhiệm vụ để hoàn thành nó. Các nhiệm vụ này cần được phân thành các nhóm hoạt động tương đồng hay hoạt động chức năng để phân công cho các cá nhân, bộ phận có khả năng đảm nhận. Nếu phân công đúng thì năng suất thực hiện đạt được sẽ cao và ngược lại. - Tiếp theo cần xác định các giải pháp về cơ chế, xác định các giải pháp về nguồn lực. - Để thực hiện các nhiệm vụ được giao, các cá nhân, bộ phận cần được cung cấp các nguồn lực cần thiết. Vì vậy, trong bước này cần xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, gồm: nguồn lực vật chất, nguồn lực nhân lực, tài chính, đất đai. - Khi xác định các giải pháp cần có các giải pháp lâu dài nhằm vào mục tiêu tổng quát, các giải pháp tình thế để tháo gở khó khăn trước mắt nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể. * Tóm lại, lập kế hoạch là phải trả lời 4 câu hỏi: Phân tích hiện tại chúng ta đang ở đâu? Chúng ta sẽ tiến đến đâu? Làm cách nào và bằng cách nào để đạt mục tiêu? Làm thế nào để biết chúng ta đi đúng hướng? 1.3.Chính sách của Nhà nước về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội: * Về chỉ thị của chính Phủ: - Chỉ thị 854/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011. 6 - Chỉ thị 922/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. - Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách Nhà nước 03 năm 2013-2015. - Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. * Về công văn hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về: - Công văn số 427/BKH-TH ngày 23/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. - Công văn số 4106/BKH-TH ngày 24/6/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. - Công văn số 4723/BKHĐT-TH ngày 29/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách Nhà nước 03 năm 2013-2015. - Công văn số 4480/BKHĐT-TH ngày 28/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. * Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số: 13/CT-TTg, ngày 25 tháng 06 năm 2013 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; trong đó đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo như sau: 1. Tổ chức đánh giá nghiêm túc tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 trên cơ sở đánh giá đầy đủ tình hình thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; trong đó đặc biệt chú trọng đánh giá tình hình triển khai và thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 01 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, 7 điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. 2. Đánh giá khách quan, trung thực các kết quả đạt được trong năm 2013 so với mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; đồng thời, so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ mà các cấp, các ngành đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020. 3. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 căn cứ vào các mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 đã được nêu tại văn kiện của Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI và trên cơ sở đánh giá tình hình trong nước và quốc tế trong thời gian qua và triển vọng phát triển sắp tới. 4. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 phải gắn kết với khả năng cân đối nguồn lực và khả năng thực hiện của các cấp, các ngành để bảo đảm tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nâng cao khả năng xã hội hóa các nguồn lực trong đầu tư phát triển. 5. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và giai đoạn 2011 - 2015, gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 6. Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 phải bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và các ngành, các cấp. - Công văn số 1134/UBND-TH ngày 28/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách Nhà nước 03 năm 2013-2015. 8 * Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm, theo công văn số: 727/UBND-TH ngày 02/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014. Trong đó có chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch năm 2014 theo phương pháp mới (phương pháp lập kế hoạch có tính chiến lược, dựa trên kết quả, gắn với nguồn lực và có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan) có kèm theo Khung logic, Khung theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2014. 9 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM 2013. 2.1 Đặc điểm, tình hình của huyện Châu Thành: - Châu Thành là huyện tiếp giáp với Thành phố Long Xuyên, trung tâm của tỉnh An Giang, nằm về phía Tây sông Hậu, có diện tích đất tự nhiên là 35.511 ha với dân số 170.588 người; có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn. + Phía Bắc giáp Huyện Châu Phú (29.176 km). + Phía Đông Đông Bắc giáp Huyện Chợ Mới (8.338 km). + Phía Đông Đông Nam giáp Thành Phố Long Xuyên (12.446 km). + Phía Nam giáp Huyện Thoại Sơn (30.490 km). + Phía Tây giáp Huyện Tri Tôn (7.027 km). + Phía Tây Bắc giáp Huyện Tịnh Biên (0,158 km). - Châu Thành có vị trí tiếp cận Thành phố Long Xuyên, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học của tỉnh An Giang và vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu long, tốc độ đô thị hóa của Huyện chịu sự tác động lan toả và dự kiến sẽ diễn tiến khá nhanh trong thời gian tới. - Khu công nghiệp Bình Hoà nằm gần vị trí trung tâm của huyện với diện tích 150 ha và xây dựng đường nối đến bờ sông Hậu sẽ thu hút đầu từ vào thương mại dịch vụ và thu hút lao động và tạo ra nguồn thu của Huyện. - Huyện Châu thành có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản; ngoài ra còn có diện tích đất phù sa cồn có tiềm năng sản xuất rau màu, vận tải đường thủy thuận lợi để tiếp cận với thị trường tiềm năng về rau màu chất lượng của tỉnh và ở địa phương lân cận. 10 [...]... được kết quả trong công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Châu Thành năm 2013 a.Những kết quả đạt được: - Huyện đã hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm: hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang Nhìn chung, thời gian lập và nộp các bản kế hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo theo quy định - Các... việc triển khai công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo phương pháp mới, làm nền tản để tiếp tục đổi mới việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tiếp theo - Huyện đã hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang 17 Nhìn chung, thời gian lập và nộp các bản kế hoạch về Sở Kế hoạch. .. chức thực hiện kế hoạch; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, có giới hạn về thời gian để dễ kiểm tra, theo dõi 3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm ở huyện Châu Thành 3.2.1.Về công tác tuyên truyền: Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa trong cán bộ, nhân dân, doanh nghiệp về công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. .. quan tâm, tư vấn và hỗ trợ về tài chính của nhiều tổ chức dưới dạng các chương trình, dự án Với những điều kiện thuận lợi này, chúng ta hy vọng việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện hàng năm sẽ còn đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện hàng năm sẽ được tiến... cấp - Phải xây dựng khung hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chi tiết, cụ thể, thể hiện rõ định hướng, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của huyện - Luôn luôn theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiên kế hoạch để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp 3.2.3.Sử dụng quy trình mới trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của huyện: Việc xây dựng và triển khai thực hiện. .. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM Ở HUYỆN CHÂU THÀNH ĐẾN NĂM 2015 3.1 Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành đến năm 2015 phải mang tính khoa học cao, xác định tính logic từng vấn đề cụ thể để giải quyết; có tính đến sự tham gia của các bên liên quan, nhằm cùng nhau xác định mục tiêu, mục đích, các kết quả dự kiến đạt được và. .. của công tác lập kế hoạch, vừa thấy được các giải pháp và chính sách nhắm giải quyết vấn đề gi, và hướng đến mục tiêu nào? 3.2.4 Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của huyện: Tại huyện Châu Thành, quá trình tham vấn đã bước đầu tạo ra những chuyển biến trong nhận thức về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. .. hiện kế hoạch tại xã, huyện tránh tình trạng mang nặng “ hình thức” trong những buổi hội thảo định kỳ - Các cấp chính quyền thường xuyên những thông báo đánh giá định kỳ về tình hình hoàn thiện công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạchtại địa phương thông qua hệ thống truyền thanh, báo cáo… 3.2.2.Về quy trình xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm: - Kế hoạch. .. ra sẽ tạo sự thống nhất trong kế hoạch là căn cứ để giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Từ những yêu cầu đặt ra cho nền kinh tế thị trường, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện hàng năm đang là 31 một vấn đề cấp thiết Hiện nay, công tác đổi mới trong lập kế hoạch đã và đang được triển khai rộng khắp từ cấp Trung ương... hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm của huyện Trong thời gian qua, phương pháp xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch có sự tham vấn của các bên liên quan tại huyện Châu Thành đã có những kết quả thành công nhất định Tuy nhiên, do còn nhiều bất cập trong quá trình tham vấn nên hiệu quả của công tác tham vấn vào các bản kế hoạch chưa cao Trong thời gian tới để đẩy mạnh hơn nữa hoàn thiện công tác xây . trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: * Đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm hiện tại: - Để xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội cho năm tiếp. 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM 2013. 2.1 Đặc điểm, tình hình của huyện Châu Thành: - Châu Thành là huyện. điều hành, quản lý đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn một cách hiệu quả. Bên cạch đó, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan