Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái

132 378 2
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH YÊN BÁI ĐỖ THỊ BÍCH DIỆP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG KIM HUYỀN HA NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa cao học và trong thời gian nghiên cứu đề tài. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Kim Huyền, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sau đại học - Viện Đại học mở Hà Nội và các bạn học viên lớp cao học Quản trị kinh doanh K2.4 – Viện Đại học mở Hà Nội về những lời nhận xét quý báu, đóng góp đối với bản luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Cục Thống kê Yên Bái cùng gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm việc. Do hạn chế về thời gian và trình độ nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy cô, bạn bè và các cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ ĐỖ THỊ BÍCH DIỆP MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3 1.1. Một số khái niệm 3 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 3 1.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh. 5 1.1.4. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 7 1.1.5. Vai trò của DNVVN 11 1.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 11 1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. 11 1.2.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. 12 1.2.3. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael Porter. 12 1.2.4. Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô và tính phi kinh tế theo quy mô. 15 1.3 Các yếu tố cấu thành và nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của DN 18 1.3.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DNVVN. 18 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN 19 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 26 1.4.1. Chỉ tiêu định lượng. 26 1.4.2. Chỉ tiêu định tính 27 1.5. Kinh nghiệm về nâng cao NLCT của DNVVN tại một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho tỉnh Yên Bái trong nâng cao NLCT của DNVVN 28 Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH YÊN BÁI 36 2.1. Một số nét đặc thù về vị trí địa lý tự nhiên và KTXH tỉnh Yên Bái 36 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý 36 2.1.2. Khái quát về kinh tế, văn hoá - xã hội. 37 2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và KTXH đến năng lực cạnh tranh của DNVVN Tỉnh Yên Bái. 38 2.2. Tình hình phát triển và vai trò của các DNVVN tỉnh Yên Bái. 40 2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của các DNVVN tỉnh Yên Bái. 48 2.3.1. Phân tích các yếu tố cấu thành NLCT của DNVVN tỉnh Yên Bái 48 2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các DNVVN tỉnh Yên Bái 61 2.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Yên Bái giai đoạn (2008 – 2012) 69 2.4.1. Chỉ tiêu định lượng. 70 2.4.2. Chỉ tiêu định tính 74 2.4.3. Uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp. 75 2.5. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các DNVVN Tỉnh Yên Bái 76 2.5.1. Những ưu điểm trong việc nâng cao NLCT của DNVVN tỉnh Yên Bái 76 2.5.2. Những mặt tồn tại trong việc nâng cao NLCT của DNVVN và nguyên nhân 77 Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DNVVN TỈNH YÊN BÁI 80 3.1. Đánh giá môi trường bên ngoài để xác định các cơ hội và thách thức của DNVVN tỉnh Yên Bái (môi trường chung, các lực lượng cạnh tranh, ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, nhận biết cơ hội và thách thức) 80 3.2. Phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). 83 3.2.1. Tóm tắt ma trận SWOT 83 3.2.2. Phân tích ma trận SWOT: 84 3.3. Quan điểm và định hướng nâng cao NLCT của DNVVN tỉnh Yên Bái 88 3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DNVVN tỉnh Yên Bái. 89 3.4.1. Các giải pháp đối với Nhà nước nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNVVN nâng cao NLCT 89 3.4.2. Nhóm giải pháp về phía các DNVVN. 96 3.5. Một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành, tỉnh 103 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC 110 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp và DNVVN ( theo qui mô lao động) tỉnh Yên Bái ( 2008-2012) 41 Bảng 2.2. Lao động trong doanh nghiệp tỉnh Yên Bái ( 2008-2012). 42 Bảng 2.3. Nguồn vốn của các doanh nghiệp Tỉnh Yên Bái (2008-2012) 43 Bảng 2.4. Thu nhập của người lao động tỉnh Yên Bái giai đoạn ( 2008-2012) 44 Bảng 2.5. Doanh thu của DN tỉnh Yên Bái ( 2008 – 2012 ) 45 Bảng 2.6. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước ( 2008-2012) 45 Bảng 2.7. Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái theo quy mô vốn ( 2008 - 2012) 49 Bảng 2.8. Bình quân vốn, lao động trên DN theo loại hình DN và theo ngành kinh tế năm 2012 50 Bảng 2.9.Cơ cấu nguồn vốn của các DN năm 2012 51 Bảng 2.10. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của các DN năm 2012 57 Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu bình quân một lao động của năm 2012 60 Bảng 2.12. Chỉ số PCI của tỉnh Yên Bái qua các năm ( 2008-2012) 65 Bảng 2.13. So sánh các chỉ số thành phần PCI Yên Bái năm 2011 và 2012 66 Bảng 2.14. Doanh thu của DN tỉnh Yên Bái (2008 – 2012) 70 Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN tỉnh Yên Bái năm 2012 71 Bảng 2.16. Thống kê hàng tồn kho của một số sản phẩm chủ yếu năm 2012 72 Bảng 2.17. Dự kiến đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của các DN năm 2013 so với năm 2012 74 Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài DN 84 Bảng 3.2. Đánh giá tác động của cơ hội đối với DNVVN tỉnh Yên Bái 85 Bảng 3.3. Đánh giá tác động của thách thức đối với DNVVN tỉnh Yên Bái 85 Bảng 3.4. Tổng hợp môi trường nội bộ DNVVN tỉnh Yên Bái 86 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả hình thành ma trận SWOT 87 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.2. Đồ thị biểu diễn hàm sản xuất theo quy mô 16 Hình 1.3. Đồ thị biểu diễn hàm chi phí sản xuất theo quy mô. 16 Hình 1.4. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 22 Hình 2.1. Biểu đồ sự phát triển DNVVN Yên Bái theo ngành kinh tế qua các năm (2008- 2012) 41 Hình 2.2. Cơ cấu DNVVN năm 2012 phân theo loại hình DN 41 Hình 2.3. Cơ cấu DNVVN năm 2012 phân theo ngành kinh tế 41 Hình 2.4. Lao động của các DNVVN tỉnh Yên Bái qua các năm (2008-2012) 42 Hình 2.5. Biểu đồ “hình sao” so sánh chỉ số PCI Yên Bái qua 2 năm 2011, 2012 .66 Hình 2.6. Doanh thu thuần của DN giai đoạn 2008-2012 70 Hình 2.7. Lợi nhuận của DN qua các năm 2008-2012 73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB :Ngân hàng phát triển châu Á APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN :Các nước Đông Nam Á CP : Chính phủ DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ IFC :Công ty Tài Chính quốc tế IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế KTXH : Kinh tế xã hội NLCT : Năng lực cạnh tranh. NQ : Nghị quyết PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh SXKD : Sản xuất kinh doanh VCCI :Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam VNCI :Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam WTO :Tổ chức Thương mại thế giới WB : Ngân hàng thế giới PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ một vị trí vô cùng quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng cũng đem đến không ít thách thức làm tăng thêm hạn chế về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, thể hiện trên các phương diện: Sự yếu kém về năng lực quản lý; Năng suất lao động và Chất lượng sản phẩm thấp; Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao; Năng lực tài chính yếu kém; Hiểu biết về luật pháp còn nhiều hạn chế, Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ mới (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và sức mạnh thị trường), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế). Nói một cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức thực sự to lớn. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh bởi năng lực cạnh tranh chính là sức mạnh của doanh nghiệp trên thương trường. Để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xuất phát từ nhận thức này, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Yên Bái” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Yên Bái. Để đạt mục đích nêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ; 2 - Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Yên Bái; - Đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của DNVVN tỉnh Yên Bái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Yên Bái trên cơ sở có sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2008-2012. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp trong nghiên cứu kinh tế như phân tích, tổng hợp, so sánh và áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN tỉnh Yên Bái để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN trên địa bàn tỉnh. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của DNVVN. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN tỉnh Yên Bái. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tỉnh Yên Bái. 6. Nguồn số liệu của luận văn -Sử dụng số liệu thứ cấp từ Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Yên Bái các năm 2008->2012 của Cục Thống kê tỉnh Yên Bái. - Sử dụng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 do Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam. 3 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Một số khái niệm. 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh. Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi DN, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia…điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra trong phạm vi DN hay tầm quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một DN mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân Các học thuyết kinh tế thị trường dù trường phái nào đều thừa nhận rằng: Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung- cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường là đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường; cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường. Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh bị chi phối rất nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi trường hoạt động của DN ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) lại cho rằng cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition ). [...]... mô nhỏ, vừa, nếu biết tổ chức quản lý tốt, nhạy bén trong kinh doanh, chuyên môn hóa phân công lao động, đầu tư công nghệ hợp lý sức cạnh tranh của DN cao Trong trường hợp này quy mô nhỏ là tốt và hợp lý 1.3 Các yếu tố cấu thành và nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của DN 1.3.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DNVVN Năng lực cạnh tranh của DN là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh. .. tạo thế cạnh tranh với các DN khác trong khu vực và thế giới 18 (ii)- Chiến lược kinh doanh của DN: Năng lực cạnh tranh của DN bị chi phối bởi chiến lược kinh doanh đúng hay sai Nếu có chiến lược kinh doanh đúng thì năng lực cạnh tranh sẽ được nâng cao (iii)- Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: Do môi trường kinh doanh luôn ở trạng thái không ổn định, đòi hỏi các DN muốn tồn tại và phát triển... trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”2 Ngoài ra, còn rất nhiều học thuyết đã được xây dựng để phân tích về năng lực cạnh tranh của các DN Nổi bật nhất trong các học thuyết về NLCT gần đây là học thuyết của của Michael Porter Trong các tác phẩm của mình, ông đã có những nghiên cứu rất toàn diện về NLCT của các doanh nghiệp, và NLCT của ngành cũng như của quốc gia Theo ông, “Để có thể cạnh tranh. .. động của năm lực lượng cạnh tranh (xem hình 1.4) 21 CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc NHÀ CUNG ỨNG Quyền lực thương lượng Của nhà cung ứng CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Quyền lực thương lượng KHÁCH HÀNG của người mua Nguy cơ đe dọa từ Các sản phẩm và dịch vụ thay thế SẢN PHẨM THAY THẾ Hình 1.4 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của. .. nâng cao NLCT của DNVVN tại một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho tỉnh Yên Bái trong nâng cao NLCT của DNVVN Các DN của Việt Nam nói chung và của Yên Bái nói riêng hiện nay gặp khó khăn không chỉ trong quá trình vươn ra thị trường quốc tế mà còn bị cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa Việc nâng cao NLCT không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của DN mà còn là yêu cầu tất yếu đặt ra cho các. .. của DN Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, năng lực cạnh tranh của DN là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các DN phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Theo quan điểm của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương thì Năng lực cạnh tranh của DN được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của. .. hơn Cường độ cạnh tranh biểu thị về số lượng đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh giữa các DN trong ngành Ngành nào có môi trường cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ dẫn đến các DN trong nước có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn (iv)- Nhóm các yếu tố các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Một ngành công nghiệp thành công trên toàn thế giới có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngành hỗ... hàng 1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Khái niệm năng lực cạnh tranh của DN đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất Về khái niệm này, phần lớn các tác giả đều gắn năng lực cạnh tranh DN với ưu thế của sản phẩm mà DN đưa ra thị trường hoặc gắn NLCT với vị trí của DN trên thị trường theo thị phần mà nó chiếm giữ thông qua khả năng tổ 5 chức, quản trị kinh doanh hướng vào đổi mới công nghệ,... phần trăm giữa doanh số của doanh nghiệp so với doanh số của toàn ngành + Thị phần của DN so với phân khúc mà nó phục vụ: Đó là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của DN so với doanh số của toàn phân khúc + Thị phần tương đối: Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của DN so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, nó cho biết vị thế của DN cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu... đứng vững trong cạnh tranh (vi)- Chi phí sản xuất kinh doanh: Trong đó bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; các chi phí tiện ích (điện, nước ), chi phí nguyên liệu, chi phí vận tải, thuê mặt bằng kinh doanh là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN 1.3.2.1 Các nhân tố quốc tế (i)- Các nhân tố thuộc . về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ; 2 - Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Yên Bái; - Đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của DNVVN tỉnh. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN tỉnh Yên Bái. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tỉnh Yên Bái. 6. Nguồn số liệu của luận. sánh và áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN tỉnh Yên Bái để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN

Ngày đăng: 17/07/2015, 11:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan