Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác kiểm soát hải quan

7 667 6
Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác kiểm soát hải quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác kiểm soát hải quan Trịnh Thị Nguyệt Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Lưu trữ học; Mã số: 60 32 24 Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Thị Phụng Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Lưu trữ học; Tổng cục Hải quan; Kho lưu trữ Content 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế đối ngoại càng phát triển thì vai trò, trách nhiệm của lực lượng Hải quan càng to lớn, nặng nề hơn. Với vai trò “Người gác cửa nền kinh tế đất nước”, Hải quan Việt Nam hoạt động tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan đến công tác Hải quan. Theo đó, một mặt Hải quan phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và các mối quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển. Mặt khác, lực lượng Hải quan phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn hiện tượng gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, bảo vệ lợi ích và quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo vệ lợi ích và chủ quyền an ninh quốc gia. Những năm gần đây, tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp, mang tính thời sự, gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước tình trạng này, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa “hiểm họa” này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc tiếp tay, bao che cho buôn lậu". Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 16/10/1997 đánh giá: "Buôn lậu đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trở quá trình phát triển lành mạnh của kinh tế đất nước". Để giải quyết “quốc nạn” này, Đảng và Nhà nước xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu dài. Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm chính trong công tác phòng, chống buôn lậu. Vì vậy, Tổng cục Hải quan đang từng bước hoàn thiện thể chế, đưa ra các chủ trương, chính sách tích cực để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, Kiểm soát Hải quan nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng trên, trong đó có việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ. Bởi vì, các hồ sơ, tài liệu lưu trữ là những bằng chứng chân thực, chứa dựng toàn bộ những thông tin về hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu, xuất – nhập cảnh của các cá nhân, tổ chức. Mặt khác, thông qua việc khai thác, sử dụng các tài liệu lưu trữ sẽ giúp cho các cán bộ thực hiện công tác Kiểm soát Hải quan vạch trần các thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm đẩy lùi, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm này. Trong thời gian qua, với các chủ trương, chính sách phù hợp, công tác Kiểm soát Hải quan mặc dù đã thu được một số kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Công tác tham mưu, chỉ đạo chưa đảm bảo tính tập trung, thống nhất. Các đơn vị Kiểm soát Hải quan các cấp chưa thực hiện hết quyền hạn, thẩm quyền pháp luật quy định (như việc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, hoạt động trinh sát…). Việc xử lý một số vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại còn chưa nghiêm. Một số đơn vị Hải quan chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật (công tác giám sát Hải quan đối với phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu…). Việc trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết và bàn giao vụ việc giữa các đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu…Là một cán bộ hiện đang công tác tại Phòng Hành chính - Văn phòng Tổng cục Hải quan, tôi nhận thấy trong thời gian qua, việc khai thác, sử dụng các hồ sơ, tài liệu lưu trữ phục vụ cho hoạt động Kiểm soát Hải quan đã được tiến hành song hiệu quả mang lại chưa cao. Xuất phát từ những lý do trên, với trách nhiệm của một cán bộ công chức trong ngành Hải quan luôn mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển của Ngành nói chung và công tác lưu trữ nói riêng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lưu trữ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn của chúng tôi hướng tới các mục tiêu chủ yếu sau đây: - Phân tích các giá trị của khối tài liệu đang bảo quản tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan đối với công tác Hải quan nói chung và với công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng; - Khảo sát công tác khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan nói chung và hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu để phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng; - Đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế của công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nói chung và để phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Thành phần, nội dung và giá trị của tài liệu đang được bảo quản tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan. - Tình hình tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan. - Hiệu quả của việc tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan. b. Phạm vi nghiên cứu Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả không có điều kiện để tiến hành khảo sát toàn bộ khối tài liệu lưu trữ của ngành Hải quan mà nội dung đề tài chỉ đề cập đến vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề sau: - Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. - Các loại hồ sơ, tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan và các giá trị của chúng. - Công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan và hiệu quả khai thác, sử dụng các hồ sơ, tài liệu lưu trữ phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Tổng cục Hải quan nói chung và phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ là mục tiêu cao nhất và cũng là mục đích cuối cùng của công tác lưu trữ. Do vậy, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức và người nghiên cứu trong và ngoài nước. Chúng ta có thể thấy vấn đề liên quan đến tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ đã được các nhà nghiên cứu nói chung và các nhà lưu trữ học nói riêng trên thế giới nghiên cứu, đúc kết trong các sách như “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ Liên Xô” của các nhà lưu trữ học Xô Viết hay “Lưu trữ Pháp” của Cục Lưu trữ Cộng hòa Pháp… Riêng ở Việt Nam, vấn đề tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cũng được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như: Giáo trình “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc – Nguyễn Văn Hàm – Vương Đình Quyền – Nguyễn Văn Thâm…; Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí như: “Một số suy nghĩ về vấn đề tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở nước ta” của tác giả Vũ Thị Phụng hay “Tài liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia III với tiềm năng phục vụ các nhu cầu xã hội” của tác giả Hà Quảng… Ngoài ra, vấn đề này cũng đã dành được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tiêu biểu như: “ Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III phục vụ biên soạn lịch sử các cơ quan cấp Bộ” – Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Phương Hoa; “Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số tòa soạn báo ở Hà Nội ” – Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hà Thị Tú Anh; “Sử dụng nguồn tư liệu lịch sử quan sự về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Viện Lịch sử quân sự Việt Nam” - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Chu Văn Tùng; “Tổ chức và sử dụng tài liệu trong kho Lưu trữ Trung ương Đảng phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng giai đoạn 1930-1945” – Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bạch Yến… Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến lý luận và thực tế công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ ở Việt Nam nói chung và ở một số cơ quan cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát và tìm kiếm tư liệu, chúng tôi nhận thấy công tác lưu trữ nói chung và vấn đề tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nói riêng tại Tổng cục Hải quan chưa có một công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài nghiên cứu của tôi có kế thừa nhưng không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. 6. Nguồn tư liệu tham khảo Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo chính sau: - Các giáo trình mang tính lý luận chung về công tác lưu trữ. Tiêu biểu là cuốn Giáo trình “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc – Nguyễn Văn Hàm – Vương Đình Quyền – Nguyễn Văn Thâm. - Một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ của học viên cao học liên quan đến công tác tổ chức khai thác, sử dụng; - Báo cáo kết quả hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại của Tổng cục Hải quan các năm (từ năm 1996 đến 2012); - Báo Hải quan các số năm 2000, 2001; - Luật Hải quan năm 2001 số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Nghị định 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Các website của Tổng cục Hải quan, Bộ tài chính 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích hệ thống và thống kê để có được các con số cụ thể về số lượng hồ sơ, tài liệu lưu trữ; số lượng người đến khai thác, sử dụng. - Phương pháp khảo sát thực tế, kết hợp phỏng vấn những cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan để có được các thông tin thực tế cần thiết, chính xác. - Phương pháp phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những ưu điểm để kế thừa, phát triển, đồng thời phát hiện các hạn chế từ đó có biện pháp khắc phục. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như mô tả, so sánh… 8. Đóng góp của đề tài Nếu đề tài được nghiên cứu thành công, đề tài có những đóng góp sau: - Về mặt lý luận: Góp phần bổ sung các vấn đề về lý luận công tác lưu trữ nói chung và công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu nói riêng. - Về mặt thực tiễn: Đề tài được thực hiện tốt sẽ có nhiều ý nghĩa thực tế đối với công tác lưu trữ Tổng cục Hải quan, đó là: + Góp phần tuyên truyền ý nghĩa, tác dụng của khối tài liệu lưu trữ tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan tới các cán bộ, công chức hiện đang công tác trong cơ quan nói riêng cũng như các tổ chức, cá nhân có mối quan tâm tới khối tài liệu lưu trữ này nói chung; đồng thời, kết quả của luận văn cũng góp phần khẳng định vai trò của lực lượng Hải quan trong công tác Kiểm soát Hải quan. + Đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với công việc hiện nay của tác giả, với trách nhiệm của một cán bộ công chức công tác tại Phòng Hành chính – Văn phòng Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện đề tài cũng như trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác văn thư – lưu trữ, tác giả sẽ phát hiện ra những hạn chế, vướng mắc và bất cập, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp khắc phục kịp thời. + Những giải pháp và kiến nghị sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan nói chung và hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng. 9. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 chương chính, bao gồm: Chương 1: THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN Trong chương này, sau khi tác giả đi vào tìm hiểu một cách khái quát quá trình hình thành, phát triển của Hải quan Việt Nam từ năm 1945 đến nay cũng như về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích thành phần, nội dung và các giá trị của tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan. Chương 2: TỔ CHỨC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HẢI QUAN Nội dung của chương này sẽ đề cập đến công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan. Đặc biệt, trong chương này tác giả sẽ đi sâu phân tích, đánh giá ý nghĩa, hiệu quả của việc khai thác, sử dụng tài liệu phục công tác Kiểm soát của lực lượng Hải quan Việt Nam. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN Trên cơ sở khái quát về công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan cũng như hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan, tác giả tiến hành đánh giá các kết quả đạt được cũng như chỉ ra những mặt tồn tại, từ đó đề xuất tổng thể các giải pháp chung. Đặc biệt, trong chương này, tác giả sẽ đi sâu phân tích một giải pháp cụ thể mà theo bản thân tác giả nhận thấy nó rất cần thiết và thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này. References 1. Hà Thị Tú Anh: “Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số tòa soạn báo ở Hà Nội ” – Luận văn Thạc sĩ – Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. 2. Bộ Tài chính: Dự thảo đề án tăng cường năng lực phòng chống ma túy của lực lượng Hải quan, 2008. 3. Công văn số 2072/TCHQ-ĐTCBL ngày 12/5/2006 của Tổng cục Hải quan v/v hướng dẫn các Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan. 4. Công văn số 194/ĐTCBL-P2 ngày 06/5/2009 của Cục Điều tra chống buôn lậu về cảnh báo các thủ đoạn buôn lậu ma túy. 5. Công văn số 93/ĐTCBL-P5 ngày 05/3/2010 của Cục Điều tra chống buôn lậu gửi Cục HQ các tỉnh, thành phố v/v cảnh báo thủ đoạn cất giấy ma túy và tiền chất. 6. Công văn số 169/HD-VTLTNN ngày 10/3/2010 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ. 7. Công văn số 443/ĐTCBL-P1 ngày 04/8/2010 của Cục Điều tra chống buôn lậu gửi Cục HQ các tỉnh, thành phố về báo cáo kết quả và yêu cầu thực hiện biện pháp sưu tra và cơ sở bí mật. 8. Đào Xuân Chúc – Nguyễn Văn Hàm – Vương Đình Quyền – Nguyễn Văn Thâm: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” – NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, năm 1990. 9. Lưu Văn Cường: “Nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng Kiểm soát Hải quan tại các khu kinh tế cửa khẩu” – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2009 (Mã số 07 – N2009) – Tư liệu tại Viện Nghiên cứu Hải quan. 10. Hải quan Việt Nam – những sự kiện (9/2005 – 8/2010). 11. Hải quan Việt Nam những sự kiện (1945 – 2005). 12. Hà Minh Hồng: “ Giá trị của tài liệu lưu trữ đối với một công trình khoa học” – Tạp chí văn thư lưu trữ số 4, năm 2006. 13. Nguyễn Phi Hùng: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên tuyến hàng không” – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2010 ( Mã số 12 – N 2010) – Tư liệu tại Viên Nghiên cứu Hải quan. 14. Nguyễn Phi Hùng: “ Tội phạm liên quan đến thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong Bộ Luật hình sự năm 1999”, Tạp chí phòng chống ma túy, UBQG về phòng chống, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, 2004 – Tư liệu tại Viện Nghiên cứu Hải quan. 15. Hà Văn Huề: “Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” – Luận văn Thạc sĩ – Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. 16. Trần Hoàng: “ Nhận thức mới về việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ” – Tạp chí văn thư lưu trữ số 9, năm 2007. 17. Trần Phương Hoa: “Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III phục vụ biên soạn lịch sử các cơ quan cấp Bộ” – Luận văn Thạc sĩ – Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. 18. Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001. 19. Luật lưu trữ 2011. 20. Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005. 21. Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia. 22. Hồng Nhung: “Công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới” – Tạp chí Nghiên cứu Hải quan số 69, năm 2013. 23. Pháp lệnh lưu trữ quốc gia ngày 04/4/2001. 24. Vũ Thị Phụng: “Một số suy nghĩa về vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ ở nước ta” – Tạp chí văn thư lưu trữ số 2, năm 1990. 25. Quyết định số 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy định về các biện pháp nghiệp vụ Kiểm soát Hải quan. 26. Quyết định số 845/QĐ-TCHQ ngày 09/5/2006 của Tổng cục Hải quan về thành lập và ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo triển khai công tác thu nhập, xử lý và quản lý khai thác sử dụng thông tin nghiệp vụ hải quan. 27. Quyết định số 1928/QĐ-TCHQ ngày 23/10/2006 của Tổng cục Hải quan quy định trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp khám xét theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan. 28. Quyết định 1312/QĐ-TCHQ ngày 09/6/2008 ngày Tổng cục Hải quan về Đề án nâng cao năng lực công tác Kiểm soát Hải quan giai đoạn 2008 – 2010. 29. Quyết định số 1948/QĐ-TCHQ ngày 30/9/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan v/v ban hành Quy định về hoạt động nghiệp vụ Kiểm soát hải quan. 30. Quyết định số 224/QĐ-TCHQ ngày 06/02/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế công tác lưu trữ ngành Hải quan. 31. Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính. 32. Quyết định số 45/QĐ-TCHQ ngày 30/7/2010 của Tổng cục Hải quan quy định về quy trình tuần tra kiểm soát của lực lượng Kiểm soát Hải quan. 33. Quyết định số 77/QĐ-TCHQ ngày 16/11/2010 của Tổng cục Hải quan quy định về quy trình tuần tra kiểm soát trên biển của lực lượng Kiểm soát Hải quan. 34. Quyết định số 37/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2011 của Tổng cục Hải quan về ban hành quy định trình tự thực hiện biện pháp điều tra nghiên cứu nắm tình hình của lực lượng Hải quan. 35. Sáu mươi năm Hải quan Việt Nam (1945 – 2005) – Nhà xuất bản Công an Nhân dân – Lưu hành nội bộ năm 2005. 36. Tài liệu đào tạo: “Hiện đại hóa Hải quan, công nghệ thông tin và thống kê Hải quan” – Nhà xuất bản Tài chính – Lưu hành nội bộ năm 2012. 37. Tài liệu đào tạo: “Kiểm soát Hải quan” – Nhà xuất bản Tài chính – Lưu hành nội bộ năm 2012. 38. Tài liệu đào tạo: “Thủ tục Hải quan” - Nhà xuất bản Tài chính – Lưu hành nội bộ năm 2012. 39. Tài liệu đào tạo: “Xây dựng lực lượng và hợp tác quốc tế” – Nhà xuất bản Tài chính – Lưu hành nội bộ năm 2012. 40. Chu Văn Tùng: “Sử dụng nguồn tư liệu lịch sử quan sự về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Viện Lịch sử quân sự Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ – Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. 41. Nguyễn Văn Tường: “Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm buôn báo vận chuyển trái phép các chất ma túy của Hải quan Việt Nam” – Đề tài nghien cứu khoa học cấp ngành năm 2009 (Mã số 08 – 2009) – Tư liệu tại Viện Nghiên cứu Hải quan. 42. Văn Trường: “Chống buôn lậu – “cuộc chiến” chưa có hồi kết” – Báo Hải quan số 22, năm 2014. 43. Nguyễn Thị Hồng Vân: “ Nỗ lực trên mặt trận phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan” – Tạp chí Nghiên cứu Hải quan số 54, năm 2013. 44. “Xây dựng Hải quan thành lực lượng biên phòng trên mặt trận kinh tế đáng tin cậy và tinh nhuệ” – Nhà xuất bản Tài chính – Lưu hành nội bộ tháng 8/2005. 45. Hoàng Thị Bạch Yến: “Tổ chức và sử dụng tài liệu trong kho Lưu trữ Trung ương Đảng phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng giai đoạn 1930-1945” – Luận văn Thạc sĩ – Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. 46. Các trang website: + http://www.customs.gov.vn + http://www.chinhphu.vn + http://www.tapchitaichinh.vn + http://www.archives.gov.vn . lưu trữ Tổng cục Hải quan. - Tình hình tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan. - Hiệu quả của việc tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục. quan và các giá trị của chúng. - Công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan và hiệu quả khai thác, sử dụng các hồ sơ, tài liệu lưu trữ phục vụ công tác Kiểm. khái quát về công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan cũng như hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan, tác giả tiến hành

Ngày đăng: 17/07/2015, 10:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan