NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

38 358 0
NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thẩm định dự án đầu tư Đề tài 12 NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ A. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Khái niệm Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án 2. Mục đích và yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư 2.1. Mục đích Mục đích của thẩm định cho dự án đầu tư là nhằm lựa chọn được dự án có tính khả thi cao. Bởi vậy, mục đích cụ thể được đặt ra cho công tác thẩm định dự án đầu tư là : - Đánh giá tính hợp lý của dự án : tính hợp lý được thể hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án 1 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư - Đánh giá tính hiệu quả của dự án : hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện : hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án - Đánh giá khả năng thực hiện của dự án : Đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện. Tất nhiên hợp lý và quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có thể thực hiện được. Nhưng khả năng thực hiện của dự án còn phải xem xét đến các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án. 2.2. Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư Xuất phát từ vai trò và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển, công tác chuẩn bị đầu tư vì một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Thẩm định dự án là giai đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo dự án. Kết quả của thẩm định dự án là cơ sở để ra quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án. Chính vì vậy, yêu cầu chung đặt ra đối với công tác thẩm định dự án là : - Lựa chọn được các dự án đầu tư có tính khả thi cao ( có khả năng thực hiện, đem lại hiệu quả và hiệu quả chắc chắn ) - Loại bỏ được các dự án đầu tư không khả thi, nhưng không bỏ lỡ mất các cơ hội đầu tư có lợi. - Đảm bảo tính hợp pháp - Đảm bảo tính khách quan - Đảm bảo tính toàn diện - Đảm bảo tính chuẩn xác - Đảm bảo tính kịp thời Thẩm định được tiến hành với tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn, của mọi thành phần kinh tế : Vốn trong nước và vốn nước ngoài, 2 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư vốn ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn của các thành phần kinh tế khác Tuy nhiên, tuy theo tầm quan trọng, quy mô và nguồn vốn của từng dự án mà yêu cầu, nội dung và công tác tổ chức thẩm định các dự án này cũng khác nhau. Chúng được tuân thủ theo các quy định hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước. Để công tác thẩm định đạt chất lượng tốt, người làm công tác thẩm định cần phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương, và các qui chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước. - Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình sản xuất – kinh doanh , các số liệu tài chính của doanh nghiệp , các quan hệ tài chính – kinh tế tín dụng của doanh nghiệp (hoặc chủ đầu tư khác ), với ngân hàng và ngân sách nhà nước. - Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (hoặc chủ đầu tư ), các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của doanh nghiệp (hoặc chủ đầu tư ), từ đó có thêm căn cứ vững chắc để quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư. - Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng của dự án, đồng thời thường xuyên thu nhập, đúc kết, xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp trong và ngoài nước để phục vụ cho việc thẩm định. - Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung dự án, có sự phói hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan ở trong và ngoài nước. - Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận hồ sơ. - Thường xuyên hoàn thiện qui trình thẩm định, phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể. 3 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư B. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH THEO CÁC YẾU TỐ. I. Thẩm định khía cạnh căn cứ pháp lý Thẩm định kía cạnh pháp lý của dự án ta xem xét trên các nội dung: 1. Đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư - Xem xét tư cách pháp lý vá năng lực của chủ đầu tư được thể hiện qua các khía cạnh: - Quyết định thành lập đối với các Doanh Nghiệp Nhà Nước và Giấy phép hoạt động đối với các thành phần kinh tế khác - Người đại diện chính thức,địa chỉ lien lạc và giao dịch - Năng lực kinh doanh thể hiện ở sở trường và uy tin kinh doanh (chỉ tiêu phi tài chính):Năng lực của bộ máy lãnh đạo;Thị trường tiêu thụ sản phẩm;Thị phần của doanh nghiệp (Đây là nội dung quan trong nhất) - Năng lực tài chính:Thông qua các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp như:Tỷ số thanh khoản,quản lý tài sản (Vòng quay hang tồn kho và vòng quay tài sản),quản lý nợ(tỷ số nợ và khẳng trả nợ),… 2. Đánh giá hồ sơ, thủ tục pháp lý của dự án. - Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển KTXH,ngành nghề của địa phương,quy hoạch xây dựng 4 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư - Sự phù hợp các nội dung của dự án với quy hoạch hiện hành trong các văn bản pháp luận,chế độ,chính sách pháp áp dụng với các dự án.Như luật đất đai,luật xây dựng,tài nguyên,… 3. Những văn bản pháp luật hiện hành được sử dụng trong công tác thẩm định dự án đầu tư. - Luật doanh nghiệp năm 2005 - Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp - Luật đầu tư năm 2005 - Nghị định số 108/2006/ND-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết thi hành luật đầu tư 2005 - Nghị định số 78/2006/ND-CP ngày 09/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài - Luật thương mại năm 2005 - Luật bảo vệ môi trường công bố theo pháp lệnh số 29-L/CTN của chủ tịch nước - Nghị định 38/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị Định 181/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai - Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình - Nghị định số 83/2009/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ- CP về quản lý, đầu tư xây dựng công trình. II. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án. 5 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư Xem xét tính đầy đủ,tính chính xác trong từng nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án: - Kết luận khía quát về mức độ thỏa mãn cung càu thị trường tổng thể của dự án - Kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án - Thẩm định sản phẩm của dự án:Xem sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của thị trường,có phù hợp với khách hang mục tiêu hay không bằng cách so sánh với sản phẩm đang đáp ứng yêu cầu của khách hang mục tiêu trên thị trường - Đánh giá cơ sở dữ liệu,các phương pháp phân tích,dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm dự án - Đánh giá các Phuong pháp tiếp thị ,quảng bá sản phẩm của dự án,phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm (khả năng cạnh tranh,chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm dự án) - Khi đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án cần lưu ý: - Sản phẩm do dự án sản xuất có ưu thế nào về giá cả,chất lượng,quy cách,điều kiện lưu thong và tiêu thụ - Kinh nghiệm và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm Riêng đối với sản phẩm xuất khẩu cần phân tích thêm: - Sản phẩm có khả năng đạt yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu hay không - Phải đánh giá đúng tương quan giữa hàng xuất khẩu và hang ngoại về chất lượng bao bì,mẫu mã - Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không - Đánh giá tiểm năng xuât khẩu sản phẩm của dự án - Cần hết sức tránh so sánh đơn giản,thiếu cơ sở dẫn đến quá lạc quan về ưu thế của sản phẩm xuất khẩu 6 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư Đối với các sản phẩm thay thế xuất khẩu,ngoài việc so sánh giá(gía trong nước phải nhỏ hơn giá CIF của sản phẩm nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu) còn phải tính đến tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng. III. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật 1. Đánh giá công suất dự án. - Xem xét các yếu tố cơ bản để lựa chọn công suất thiết kế và mức sản xuất dự kiến hàng năm của dự án. Công suất khả thi của dự án xác đinh dựa trên:  Nhu cầu của thị trường  Kkhả năng chiếm lĩnh thị trường  Khả năng mua được các công nghệ có thiết bị có công suất phù hợp.  Khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào  Khả năng về tổ chức, điều hành sản xuất, khả năng về vốn đầu tư  Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng phương án công suất. - Đánh giá mức độ chính xác của công suất lựa chọn và mức sản xuất dự kiến hàng năm của dự án. Mức sản xuất dự kiến của dự án: dựa vào công suất thực tế trong từng năm để xác định. Công suất thực tế của dự án: là công suất mà dự án dự kiến đạt được trong từng năm hoạt động vận hành khai thác. Công suất thiết kế của dự án: CSTK( 1 năm của dự án)= CSTK( trong 1 giờ của máy móc, TB chủ yếu) x ( số giờ làm việc trong 1 ca) x ( số ca làm việc trong 1 ngày) x( số ngày làm việc trong 1 năm). 2. Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn. 7 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư - Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu ta phải làm rõ ưu nhược điểm và những hạn chế của công nghệ, thiết bị. - Xét nguồn gốc của công nghệ, mức độ hiện đại của công nghệ. Bằng phương pháp dự báo và so sánh kết luận xem nó có phù hợp với thị trường mục tiêu hay k, so sánh giữa sự đòi hỏi của sản phẩm với sự đáp ứng của công nghệ ra sao. - Phương thức chuyển giao công nghệ. - Kiểm tra tính đồng bộ của công nghệ - Kiểm tra tính hợp lý của giá cả, phương thức thanh toán, thời gian bảo hành, lắp đặt. - Uy tín nhà cung cấp. Khi lựa chọn công nghệ kĩ thuật cho dự án: Căn cứ vào: - các yêu cầu về chủng loại sản phẩm, Chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm. - công suất của dự án - thị trường công nghệ - khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào - trình độ hiện đại của công nghệ áp dụng - yêu cầu về bảo vệ môi trường - kết quả của tính toán, so sánh hiệu quả kinh tế. Yêu cầu khi lựa chọn công nghệ: - sản xuất sản phẩm có tính cạnh tranh cao - sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của Việt Nam - hạn chế tối thiểu việc sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng nhập khẩu - phù hợp với trình độ kĩ thuật của người sử dụng - phù hợp với chiến lược phát triển kt-xh của đất nước - xem xét xu hướng phát triển công nghệ 8 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư - đảm bảo quyền sở hữu công nghiệp( kiểu dáng, sáng chế, nhãn hiệu) 3. Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào. - Nguồn cung cấp NVL cho Dự ÁN:  Nguồn cung cấp NVL: xa hay gần nơi xây dựng, điều kiện giao thông có thuân lợi hay k…  Phương thức vận tải, khả năng tiếp nhận.  Khối lượng khai thác có thỏa mãn công suất dự án hay k. Lưu ý tính thời vụ của NVL và chính sách nhập khẩu NVL của Nhà Nước.  Giá cả, quy luật biến động của giá cả NVL  Khả năng đáp ứng về chất lượng NVL  Yêu cầu về dự trữ NVL. - Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu:  Xem xét nhu cầu sử dụng điện, nước, nhiên liệu của Dự ÁN dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, định mức tiêu hao nguồn năng lượng  Giải pháp về nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu để đảm bảo cho sự hoạt động của dự án với công suất đã xác định.  Chi phí sử dụng điện, nước, nhiên liệu: ktra dựa trên nhu cầu sử dụng, đơn giá, chi phí đầu tư ( lắp đặt đg ống, máy phát điện …) 4. Lựa chọn địa điểm - Đánh giá về sự phù hợp về quy hoạch của địa điểm: tuân thủ quy định về quy hoạch xd và ktruc của đ.phương và các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy, quản lý di tích lịch sử. - Tính kinh tế của địa điểm:  Có gần nguồn cung cấp NVL, tiêu thụ sp đầu ra hay không.  Tận dụng đc cơ sở hạ tầng vốn có trong vùng không.  Ảnh hưởng của địa điểm tới công suất và năng lực phục vụ của dự án  Các chi phí có liên quan đến giá thành xây dựng công trình 9 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư  Trong trg hợp Dự ÁN có nc thải thì địa điểm có gần tuyến nc thải hay k - Mặt bằng đc chọn phải đủ rộng để có thể phát triển trong tương lai phù hợp với tiềm năng ptrien DN. - Cần xem xét các số liệu về địa chất công trình để từ đó ước tính đc chi phí xây dựng và gia cố nền móng.  Trong phân tích chọn địa điểm dung phương pháp so sánh lựa chọn phương án tối ưu. - Phân tích các lợi ích và ảnh hưởng về mặt xã hội của địa điểm.  Lợi ích của việc thực hiện dự án tới đời sống của dân cư vùng dự án  Xem xét những ảnh hưởng của dự án tới đời sống dân cư vùng dự án  Ảnh hưởng của dự án tới an ninh quốc phòng, sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán  Ảnh hưởng tới việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên, cảnh quan, di tích lịch sử 5. Phân tích, đánh giá giải pháp xây dựng. Dùng phương pháp so sánh đối chiếu đánh giá các nội dung: Giải pháp mặt bằng, giải pháp kiến trúc, gphap kết cấu, gphap về công nghệ và tổ chức xây dựng. Căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xd của từng loại Dự án … để đánh giá các giải pháp xdựng. - Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng của công trình xây dựng Nguyên tắc:  Phù hợp một cách tốt nhất với dây chuyền công nghệ  Bố trí các công trình đáp ứng được yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường  Sử dụng dất đai hợp lý, tiết kiệm đất, bảo đảm yêu cầu phát triển tương lai  Tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu thi công xây dựng - Giải pháp về kiến trúc  Giải pháp kiến trúc của từng ngôi nhà  Giải pháp kiến trúc của toàn bộ tập thể hạng mục công trình 10 Nhóm 7 [...]... đồng - Thẩm định dự - Tổ chức hội đồng với tổ chức tư vấn án thẩm định hoặc hợp với tổ chức tư vấn đồng thẩm định 34 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư 4 Nội dung Xem xét tất cả các thẩm định nội dung Thẩm định - Thẩm định khía khách hàng cạnh pháp lý - Thẩm định dự - Thẩm định mục án đầu tư tiêu của dự án - Thẩm định tài - Thẩm định hiệu quả sản đảm bảo 5.Phương pháp thẩm định - tài chính Thẩm định theo... chủ đầu tư không muốn làm  nhà nước ưu đãi trợ cấp  TH4 : dự án không có lợi cho cả chủ đầu tư và nền kinh tế  loại bỏ ngay 33 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư + Nội dug thẩm định:  Xem xét tất cả các nội dung  Sự khác nhau và giống nhau khi thẩm định dự án giữa các chủ thể: Tiêu chí Nhà nước 1.Mục đích - Thẩm Ngân hàng định Chủ đầu tư ra - Thẩm định xem - Thẩm định để ra quyết định với dự án xét đánh... trong quyết định đầu tư Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình 12 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án, dựa trên cơ sở năng lực sản xuất theo thiết kế, khối lượng các công việc chủ yếu và giá chuẩn hay đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành Tính toán chính xác... của dự án Chỉ có vốn lưu động ban đầu mới được quyền tính vào vốn đầu tư, bao gồm: vốn sản xuất và vốn lưu thông + Vốn dự phòng Vốn dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án • Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án Tổng mức đầu tư của dự án được dự tính dựa trên nội. .. nội dung phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án Việc dự tính tổng mức đầu tư của dự án theo 13 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư thông tư số 04/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ xây dựng, được xác định theo các phương pháp sau: - Phương pháp 1, xác định theo thiết kế cơ sở của dự án:  Tổng mức đầu tư được tính toán trên cơ sở cộng các khoản mục chi phí  Trên cơ sở khối lượng công việc, đơn giá, các định. .. làm gián tiếp ) Các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét 28 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư Trình tự xác định số lao động ( trực tiếp và gián tiếp ) có việc làm do thực hiện dự án như sau : Bước 1 : xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt động bình thường của đời dụ án Bước 2 : xác định số lao động càn thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên... lưu Chi phí dự phòng động Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng ( mức tính sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: loại dự án, thời kỳ thực hiện dự 15 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư án ) Tổng mức vốn đầu tư - Tính tổng cộng các khoản chi phí nói trên - Tham khảo suất đầu tư xây dựng công trình năm 2008 của Bộ Xây dựng 2 Thẩm định nguồn... cấp vốn thì khá chậm chạp Để khẳng định được nguồn vốn này, cán bộ thẩm định phải dựa vào những văn bản cam kết việc cấp vốn của các cơ quan có thẩm quyền ( như các cơ quan tài chính 16 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư các cấp, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…) kèm theo hồ sơ dự án và đơn xin vay 3 Thẩm định dòng thu và chi của dự án Quá trình thực hiện một dự án đầu tư thường kéo dài trong nhiều năm,... được lựa chọn áp dụng cho nội tệ hay ngoại tệ 17 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư - Phương pháp tính khấu hao 4 Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án Trong bản dự án khi tính toán hiệu quả về mặt tài chính của dự án, tùy theo những điều kiện cụ thêr khác nhau mà hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính toán sẽ được vận dụng ở mức độ nhất định Tối ưu nhất là các dự án tính toán được một hệ thống đầy đủ... mức vốn đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tính khả thi của dự án Vì nếu vốn đầu tư dự trù quá thấp thì dự án có thể bị đổ vỡ vì công trình không đưa vào thực hiện được, ngược lại tính toán quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh lời của dự án và không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án Hiện nay, tổng mức vốn đầu tư cho một dự án được chia thành ba phần là: + Vốn cố định Vốn cố định là . Thẩm định dự án đầu tư Đề tài 12 NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ A. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Khái niệm Thẩm định dự án đầu. xác định tổng mức đầu tư của dự án Tổng mức đầu tư của dự án được dự tính dựa trên nội dung phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án. Việc dự tính tổng mức đầu tư của dự án theo 13 Nhóm 7 Thẩm định. công tác thẩm định dự án đầu tư là : - Đánh giá tính hợp lý của dự án : tính hợp lý được thể hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án 1 Nhóm 7 Thẩm định dự án đầu tư - Đánh giá tính

Ngày đăng: 17/07/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan