Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700)

109 629 2
Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ****************** Trần Thị Thắm TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN HUYỀN THOẠI SÔNG HÀN (1962-1980) VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Người hướng dẫn khoa học: Th.s Nguyễn Thị Nga HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bạn bè và người thân đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Th.s Nguyễn Thị Nga đã trực tiếp dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù em đã có nhiều cố gắng hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp bằng tất cả năng lực của mình nhưng do thời gian hạn chế, kiến thức chưa chuyên sâu nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để giúp đỡ em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong khóa luận chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 9 1.1. NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 9 1.2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 15 1.3. THÀNH TỰU 20 1.4. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 22 Tiểu kết chƣơng 1 28 Chƣơng 2. SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA KINH TẾ HÀN QUỐC (1962 - 1980) 30 2.1. NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN (1962 - 1980) 30 2.2. NHỮNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HÀN QUỐC 36 2.3. THÀNH TỰU KINH TẾ HÀN QUỐC 49 2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ HÀN QUỐC (1962 - 1980) 62 2.5. ĐẶC ĐIỂM VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ HÀN QUỐC 75 2.6. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ HÀN QUỐC 82 Tiểu kết chƣơng 2 82 Chƣơng 3. BÀI HỌC TỪ SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 84 3.1. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 84 3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 88 3.3. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN 92 KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau năm 1945, trước sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa đế quốc lại tiếp tục chính sách thù địch mới. Tháng 3/1947, tại Quốc hội Mỹ, Tổng thống Truman chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới và qua đó khuynh đảo, khống chế các nước đồng minh do Mỹ cầm đầu, từng bước thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu của Mỹ. Từ cuối năm 1949, Chiến tranh lạnh được mở rộng quy mô sau khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Quan hệ quốc tế thời kỳ này diễn ra căng thẳng, gay gắt và cực kỳ phức tạp. Bán đảo Triều Tiên - một địa bàn chiến lược quan trọng đối với các cường quốc Mỹ - Xô – Trung,… cũng không thể nằm ngoài vòng quay nghiệt ngã đó. Sau chiến tranh, Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội. Vào những năm 1950 người ta biết đến Hàn Quốc như là một nước nghèo nàn, vật lộn vất vả trong chiến tranh và ra khỏi cuộc chiến với đầy thương tích. Vậy mà kể từ đầu những năm 1960 đến nay, nền kinh tế Hàn Quốc đã có những bước phát triển rất ngoạn mục. Từ một nước nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, song chỉ sau hơn 3 thập niên tiến hành công cuộc công nghiệp hóa mà trọng tâm là chiến lược phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, Hàn Quốc đã trở thành một trong những con rồng của Đông Á với tốc độ tăng trưởng GNP cũng như mức độ cải thiện đời sống của dân chúng rất đáng khâm phục. Sau hơn ba mươi năm xây dựng và phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã đạt được điều mà các nhà nghiên cứu vẫn cho là “sự thần kỳ kinh tế trên sông Hàn” hay "kỳ tích sông Hàn". Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc 2 hậu trở thành một nước công nghiệp khiến nhiều nước đang phát triển phải “ao ước”. Kể từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đến nay, Hàn Quốc luôn là một trong những nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới. Từ chỗ là một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, hiện nay Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển trong hàng ngũ của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có nền kinh tế xếp thứ 11 trên thế giới, có mức thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 10.000 USD. Tổng sản lượng kinh tế quốc dân (GNP) của Hàn Quốc đã tăng 2,3 tỷ USD năm 1962 lên 468 tỷ USD năm 1996. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người đã tăng từ 80 USD năm 1960 lên hơn 10.000 USD vào năm 2003, điều đáng chú ý đây là quốc gia có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cao nhất trong giai đoạn 1970-1993 của khu vực và thế giới. Nếu tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1970-1980 của Hàn Quốc là 9,6%, giai đoạn 1980-1993 là 9,1% thì các con số của Nhật Bản trong các giai đoạn tương ứng nói trên là 4,3% và 4,0%. Những con số này vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới cùng kỳ nêu trên (3,3% và 2,9%) [14 ; 136]. Chìa khóa của thành công này là việc áp dụng chiến lược kinh tế hướng ra bên ngoài với xuất khẩu là động lực. Chiến lược này đã khắc phục được sự khan hiếm tài nguyên, thị trường trong nước hạn hẹp và phát huy được lợi thế về lao động dồi dào đã được đào tạo và lành nghề. Sự phát triển kỳ diệu của Hàn Quốc còn đáng chú ý hơn khi đặt trong bối cảnh tình hình đất nước vào đầu những năm 1960. Trong một giai đoạn lịch sử, nền kinh tế Hàn Quốc rất lạc hậu. Trước khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật kéo dài 35 năm (1910 - 1945), Hàn Quốc chỉ có một vài ngành công nghiệp chủ yếu. Các tài nguyên kinh tế của Hàn Quốc đã bị thực dân Nhật khai thác một cách tàn nhẫn. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) lại tàn phá thêm nền kinh tế Hàn Quốc. Sự thiệt hại này phải đến đầu 3 những năm 1960 mới phục hồi được. Vào cuối năm 1961, Hàn Quốc vẫn còn gặp phải những khó khăn tương tự như các nước kém phát triển khác. Đó là sự nghèo đói đến cùng cực, dân số tăng nhanh 3%/năm, thất nghiệp tràn lan, tiết kiệm là con số 0, xuất khẩu không đáng kể và phụ thuộc vào nhập khẩu để có nguyên liệu thô và các mặt hàng chế tạo chủ yếu. Sự phát triển nhanh chóng và ngoạn mục của Hàn Quốc đã biến nước này trở thành một trong những quốc gia đầy sức mạnh và đóng vai trò động lực trong khu vực, thu hút sự chú ý của các nước trong vùng và thế giới. Vậy Hàn Quốc đã làm gì để lập nên kỳ tích ngoạn mục này? Đó cũng chính là câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng thời, Việt Nam có thể học hỏi được những gì từ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc? Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong khóa luận, người viết đã tiếp cận các nguồn tài liệu sau: Tác phẩm “Hàn Quốc – Lịch sử và văn hóa ” do GS. Phan Huy Lê chủ biên, NXB Chính Trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1995. Trong đó, các tác giả đã trình bày một cách khái quát nhưng toàn diện về lịch sử và văn hóa của Hàn Quốc nhằm đem lại sự hiểu biết, cung cấp cái nhìn tổng quan cơ bản về văn hóa, con người và đất nước Hàn Quốc. Đây là một trong những nhân tố tạo ra sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc. Công trình nghiên cứu “Hàn Quốc trƣớc thềm thế kỷ XXI” do Dương Phú Hiệp và Ngô Xuân Bình chủ biên, NXB Thống kê Hà Nội xuất 4 bản năm 1999. Công trình đã tập trung phân tích một số vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, dự báo sự phát triển của Hàn Quốc trong thời gian tới. Trong đó, công trình nghiên cứu đã đi vào tỉ mỉ về chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong mỗi giai đoạn nhất định như: Chính sách sản phẩm và thị trường của Hàn Quốc trong quá trình công nghiệp hóa; Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hàn Quốc; Các kế hoạch trong nền kinh tế thị trường Hàn Quốc; Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc; Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và một số bài học kinh nghiệm…Qua đó, giúp người viết thấy được những nguyên nhân làm cho Hàn Quốc phát triển thần kỳ và trở thành một trong bốn con rồng của châu Á. Từ những thành công của Hàn Quốc, người viết có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn phát triển công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay. Tác phẩm “Hàn Quốc: Câu chuyện kinh tế về một con rồng” của Tiến sĩ Hoa Hữu Lân, NXB Chính Trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2002. Cuốn sách giới thiệu khái quát con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc từ năm 1950 đến nay, trong đó tập trung phân tích về cơ cấu kinh tế - xã hội, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm và nêu lên triển vọng kinh tế Hàn Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Cuốn sách còn có một chương đề cập quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc từ trước đến nay. Qua đó, cuốn sách cung cấp cho người viết sự hiểu biết một cách toàn diện bức tranh tổng thể của nền kinh tế Hàn Quốc thông qua các chặng đường phát triển, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm (kể cả thành công và thất bại), đặc biệt nhìn nhận lại một số nhận định về “quá trình tăng trưởng nóng” của Hàn Quốc. Khóa luận tốt nghiệp “Hàn Quốc và sự phát triển kinh tế của đất nƣớc này (1962 -1992)” của tác giả Nguyễn Xuân Hà bảo vệ năm 1995. Khóa luận đã đề cập đến tình hình chính trị, xã hội, kinh tế Hàn Quốc trong những thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX; Quá trình thực hiện chiến lược phát 5 triển kinh tế hướng ngoại trong giai đoạn 1962 - 1992 và thành tựu đạt được của kinh tế Hàn Quốc; Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã được tác giả phản ánh khá tập trung, giúp người viết trên cơ sở khai thác, sử dụng trong khóa luận của mình. Tạp chí “Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 - 1979)” của tác giả Hoàng Văn Hiển – Dương Quang Hiệp, Nghiên cứu Nhật Bản số 2(32) 4 – 2001. Tạp chí đề cập tới bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước đã tác động đến quan hệ kinh tế Hàn – Mỹ giai đoạn 1948 – 1979 cũng thay đổi theo từng thời kỳ quan hệ với những đặc trưng riêng. Nghiên cứu quan hệ kinh tế Hàn – Mỹ (1948 – 1979) không chỉ góp phần lý giải về vai trò của nhân tố Mỹ trong sự cất cánh kinh tế lần thứ nhất của quốc gia này, mà quan trọng hơn, còn rút ra được những kinh nghiệm lịch sử rất đáng tham khảo của người Hàn Quốc trong quan hệ với đối tác chiến lược số một, nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, để hoàn thành khóa luận người viết cũng tham khảo nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành và những Website tin cậy. Các tài liệu trên giúp người viết có được những hiểu biết khá sâu sắc về sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc và bài học từ sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc đối với các nước, trong đó có Việt Nam. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn 1962 – 1980 và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Để làm rõ được đề tài này thì cần thấy được những tiền đề phát triển kinh tế, chính sách, thành tựu, nguyên nhân, đặc điểm mô hình kinh tế Hàn [...]...Quốc và tác động của sự phát triển kinh tế thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 3.2 Nhiệm vụ của đề tài - Làm rõ thực trạng của kinh tế Hàn Quốc trước năm 1962 về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, các chính sách phát triển kinh tế và nguyên nhân dẫn tới sự phát triển kinh tế Hàn Quốc trong thời kỳ này - Làm rõ sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc... thần kỳ kinh tế Hàn Quốc từ năm 1962 đến năm 1980 và những bài học từ sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc đối với Việt Nam, đặc biệt là làm rõ các vấn đề như: Kinh tế Hàn Quốc trước năm 1962 - Sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc (1962 - 1980) về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghệp; những chính sách, nguyên nhân, đặc điểm, mô hình và tác động của sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc... tình hình kinh tế Hàn Quốc trước năm 1962 Khóa luận chọn mốc bắt đầu từ khi Tổng thống Pắc Chung Hy lên nắm chính quyền và lập ra các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm cho đến khi Pắc Chung Hy bị ám sát ngày 26/10/1979 để thấy được sự phát triển 6 mạnh mẽ của nền kinh tế Hàn Quốc và trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới Từ sự thành công đó, đã để lại bài học cho các... Chƣơng 1: Tình hình kinh tế Hàn Quốc trước năm 1962 Chƣơng 2: Sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc (1962 - 1980) Chƣơng 3: Bài học từ sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc đối với Việt Nam 8 Chƣơng 1: SỰ PHÁT TRIẾN KINH TẾ HÀN QUỐC TRƢỚC NĂM 1962 1.1 NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC 1.1.1 Chính trị Ngày 1/12/1943, các nước Đồng minh đã gặp nhau tại Cairo và đưa ra một bản tuyên bố... khoa học đó người viết rút ra những kinh nghiệm, bài học cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam - Khóa luận là nguồn tham khảo bổ ích cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về phần lịch sử thế giới thời hiện đại đặc biệt là lịch sử kinh tế của các quốc gia Đông Bắc Á 6 Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Tình hình kinh. .. thế nhập khẩu Số học sinh vào trường quốc lập trong năm 1965 là 99,5% nhưng số sinh viên học ở các trường đại học và tổng hợp quốc lập vào năm này chỉ có 27,4% [9; 250] 16 Nhìn chung Nhà nước chưa gắn phát triển giáo dục với kinh tế nhưng những thành tựu trong giáo dục của Hàn Quốc bước đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc 1.2.2 Chiến lƣợc phát triển thay thế nhập khẩu Hàn Quốc cũng giống... công nghiệp và thương nghiệp, các chính sách phát triển phát triển và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ này Từ đó, để so sánh với giai đoạn trước - Từ sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc để rút ra bài học kinh nghiệp cho Việt Nam 3.3 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh trên các lĩnh vực kinh tế... chất ở Nam Triều Tiên được ước tính khoảng 3 tỷ USD trong khi tổng GNP của nền kinh tế chỉ khoảng 1,7 tỷ USD vào năm 1953” [21; 92] Sau chiến tranh, Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn Quốc với lạm phát cao, kinh tế gián đoạn và phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài Hàn Quốc phải trải qua thời kì rất khó khăn, gian khổ để phát triển kinh tế, xã hội Đó là chưa kể đến những. .. hành động của Hàn Quốc vào thời kỳ này 1.4.2 Vai trò của chính phủ Những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho phát triển vào giai đoạn này không phù hợp với bối cảnh quốc tế và hoàn cảnh trong nước Hàn Quốc phát triển nền kinh tế tư bản kiểu cơ cấu cổ điển, tự lực, không tính đến xu hướng liên kết và phân công lao động của nền kinh tế tư bản hiện đại đã khởi đầu 24 Mặc dù đã đi vào xây dựng kinh tế xã hội... đó đã đẩy Hàn Quốc đến chỗ ngày càng phụ thuộc hơn vào Mỹ Hàn Quốc đã nhận được sự viện trợ khá lớn trong khoảng 1945 đến 1953, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Hàn Quốc tổng cộng gần 1,2 tỷ đôla Mỹ hoàn toàn là các mặt hàng tiêu dùng trực tiếp, đó là lương thực, thực phẩm, 27 quần áo, vải vóc, thuốc men và các mặt hàng tương tự khác [8; 16] Sau chiến tranh, Hàn Quốc vẫn phải dựa vào Mỹ cả về kinh tế lẫn . TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ****************** Trần Thị Thắm TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN HUYỀN THOẠI SÔNG HÀN (1962-1980) VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM . trong và ngoài nước. Đồng thời, Việt Nam có thể học hỏi được những gì từ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc? Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài Huyền thoại sông Hàn (1962-1980). của kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn 1962 – 1980 và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Để làm rõ được đề tài này thì cần thấy được những tiền đề phát triển kinh tế, chính sách, thành

Ngày đăng: 17/07/2015, 08:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan